Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Mình nghĩ rằng thông tin của bạn có nhiều điểm không hợp lý lắm. Máy phát bao gồm đầu đồng cơ và đầu phát điện. Đầu phát điện thường được tính ở cos fi = 0.8. Tuy nhiên để tính công suất của động cơ, người ta phải dùng công suất biểu kiến và có dự phòng thêm một chút. Đó mới chính là 70 - 80% như bạn nói. Bạn cũng cần chú ý là với công suất primer là 1000kVA, thì công suất ở chế độ standby là 1100kVA tức là chế độ standby luôn phát công suất cao hơn chế độ primer 10%. Tương tự thế bạn tính công suất với chế độ continuous sẽ thấp hơn primer 10% và thấp hơn chế độ standby 25%. Nếu chú ý các điều kiện này, bạn sẽ thấy không phải ngẫu nhiên mà cùng phát 1 công suất 1000kVA, nhưng máy continuous sẽ chạy khoảng 5 giờ fulload, máy primer chỉ chạy 3 giờ fulload và máy standby chỉ có 1 giờ fulload thôi. Còn tải điện thực tế thì nếu tính kỹ tải chỉ hoạt động khoảng 70% tính toán là tối đa. Do đó máy continuous sẽ chạy phát điện cả ngày cũng không sao!!!
Mấy ý kiến đóng góp cùng các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ tìm hiểu thêm về mày phát để topic này được tốt hơn!

Theo quy định tại ISO 8528-1 clause 13
có 4 loại công suật dùng trong ghi nhãn máy phá điện và phụ thuộc vào chế độ vân hành
COP - Continuous power
PRP - Prime power
LTP - Limited-time running Power
ESP - Emergency Standby Power

COP - công suất ổn định và cho máy chạy liên tục 24/24 h - thường được quy định bởi hãnh chế tạo. - công suất này thường dùn cho các thiết bị có tải ổn định.

PRP - là công suất mà cho phép máy chạy liên tục với tải không đều sao cho công suất trung bình của máy cho 24 h bằng 70% PRP, với Pmax = PRP cho từng thời điểm.

LTP - là công suất cho phép chạy 500 h trên năm, không liên tục - và có thể được quy định bởi từng hãng.

ESP - là công suất cho phép chạy máy 200 h trên năm và công suất trung bình trong 24 h không quá 70% ESP

Thời gian dừng máy trong PRP, ESP không được tính vào.

Công suất primer là PRP và là công suất thường được sử dụng trong thực tế còn Standby (tương đối giống như ESP) là công suất cho máy phát dự phòng hay chế độ dự phòng băng 110% PRP và thường được quy định cho phép chạy mỗi giờ cho 12 h hay 24 h tuỳ từng hãng.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Kiến thức nhnam uyên thâm thế này mà không chịu chia sẻ cho nhiều người! Chỉ đến khi đụng vấn đề là lôi sách vở ra! Thực tế thì còn nhiều cái cần giải quyết lắm bạn ạ! Cám ơn bạn rất nhiều về ISO 8528-1 clause 13 của bạn nhé!!!
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Kiến thức nhnam uyên thâm thế này mà không chịu chia sẻ cho nhiều người! Chỉ đến khi đụng vấn đề là lôi sách vở ra! Thực tế thì còn nhiều cái cần giải quyết lắm bạn ạ! Cám ơn bạn rất nhiều về ISO 8528-1 clause 13 của bạn nhé!!!

Không dám nhận đâu bác Dũng ơi, cũng vì làm đủ mọi thư nên cái gì cũng biết một ít, 4R cũng tham gia đủ mọi nơi nên thường không viếng 4R thường xuyên được.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Chào các bác,
em không làm về mấy phát nên không rành về một số thuật ngữ trong lĩnh vực này.
nhờ các bác giải thich giùm các thuật ngữ:
máy standby, máy primer, continuous như phần trên bác Dung có đề cập?
Bên em hay cho thuê máy phát điện, vậy mình nên khuyến cáo khách hàng như thế nào? như nên chạy bao nhiêu % tải? bao nhiêu giờ một ngày?
mong các bác giúp em nhé. ThankS!
 
Back
Bên trên