Tính lưu lượng spinkler

Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Ôi cãi nhau kinh quá, các bác cứ mang mấy cái tiêu chuẩn nước ngoài ra rồi nói hay nói đẹp. Các bác đang ở VN nên tất cả mọi thứ đều phải theo TCVN hết, chỉ những chỗ nào TCVN ko nói đến mới được áp dụng các TC khác và phải được cơ quan có trách nhiệm đồng ý. Còn việc TC đúng hay sai thì đừng bàn đến vì nó chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ mất thời gian thôi.
 
Mình mới bước đầu tìm hiểu về vấn đề này, bác nào cao thủ trả lời dùm mình câu hỏi của bác này với, cột áp và lưu lượng bơm cấp cho hệ sprinkler nếu tòa nhà có 6 tầng thì tính tầng cao nhất, hay tính tổng các tầng cộng lại? Tiện thể cho mình hỏi vụ 5 mét ngang bằng 1 mét cao có đúng ko, nghe nói là kinh nghiệm của ai đó?
"diện tích bảo vệ của 1 sp là 12m2 và diện tích để tính lưu lượng là 120m2. như vậy lưu lượng nước tính toán cho tầng đó là 120/12=10l/s" 10l/s là sai theo như suy luận của bạn phuongnha, phải là 10 đầu phun. Tuy nhiên khi tính toán khoanh đủ 120m2 rồi đếm đầu phun, thường do cách bố trí số đầu phun sẽ nhiều hơn tính toán (bạn nào bố trí kiểu lưới 4mx4m thì dc ít đầu phun hơn< sai tiêu chuẩn 1 đầu lúc này là 16m2). Và đầu phun bất lợi nhất phải phun ra lượng nước là 0,08l/m2s. 1 tầng mà bạn chỉ bố trí hành lang tức là không đủ 120m2, bạn hãy cứ tính cột áp cho tầng này (tầng bất lợi nhất). Còn lưu lượng hãy lấy tầng nào lớn nhất.
Còn vấn đề 5 m ngang bằng 1 mét cao thì botay.com và mình xin khẳng định với bạn là không đúng, mình chứng minh được nó sai chứ không thể chứng minh được nó đúng với đa số thực tế (vẫn có những trường hợp đúng).
 
Bác rep quá nhanh quá nguy hiểm luôn, e tưởng topic chìm luôn rồi chứ ^^ nhân tiện bác ở đây e hỏi nhiều xíu, thật ra e ko chuyên tính về hệ sprinkler, e tính hệ này để cho ra đc thông số bơm cần thiết dùng để lắp cho hệ thống chữa cháy dùng sprinkler (cột áp, công suất, lưu lượng), nên e cũng mới tìm hiểu qua hệ thống lắp sprinkler thôi, e hỏi có gì sai bác chỉnh dùm.
1. Giả sử bây giờ e cần chọn bơm cho hệ sprinkler lắp trong tòa nhà 3 tầng mỗi tầng cao 4 mét có nguy cơ cháy thấp, mật độ phun 1 vòi là 0,08l/m2s, diện tích 1 tầng là 40m2, vậy e sẽ tính lưu lượng 1 tầng rồi x3 hay bắt buộc phải có mặt bằng rộng 120m2 (ko có tầng) mới đc áp dụng? Vấn đề cột áp thì e đọc ở đâu có nói lấy từ vị trí bơm đến vòi xa nhất cao nhất, e có đọc qua cách tính tổng cột áp của trang này: https://hvacr.vn/diendan/threads/cong-thuc-tinh-cot-ap-cho-bom-chua-chay-sprinkler.35073/
mà bác lại nói cái 5 mét ngang bằng 1 mét cao là sai, vậy chỗ H1 trong công thức đó phải tính như thế nào ah?
2. Nếu trường hợp khác e muốn lắp hệ sprinkler trong hầm để xe rộng 1000m2, thì mình lấy mặt bằng cần lắp là 1000m2 luôn hay phải theo tiêu chuẩn 240m2 của tcvn hả bác?
3. Nếu trong hệ sprinkler còn lắp thêm hệ chữa cháy tường ( có thể thêm màn ngăn) thì cột áp với lưu lượng cứ cộng thêm bình thường thôi phải ko ah? Vậy chọn bơm sẽ chọn 1 bơm truyền cho tất cả hệ này đúng ko ah? Hay cần tách riêng bơm để đảm bảo hoạt động tốt?
4. Câu cuối cùng là việc truyền tải nước đến khắp hệ thống ống dẫn (ống chính, ống dẫn sprinkler) là do bơm thực hiện, vậy bơm đó thường là loại cánh gì, e có nghe nói việc khi trong hệ thống ống dẫn bị sụt áp thì bơm sẽ hoạt động bơm cho đầy lại, đến 1 mức áp nào đó (e ko rõ, bác có thể nói mức cụ thể đc ko) thì dừng bơm, vậy cái này là do tính năng của bơm hay thuộc về bên điện-điện tử lắp đặt thêm cảm ứng role hay áp suất?
Mấy câu e hỏi hơi ngố nên bác đọc cũng đừng bực nha, tại e muốn tìm hiểu thêm, bác có thời gian thì trả lời e nha, tks bác nhiều ^^
Mạn phép trả lời câu hỏi của bạn như sau
1. Bạn xem lại giả thiết tòa nhà 3 tầng có thể ko cần thiết kế thệ thống chữa cháy tự động, bạn có thể xem trên 7336 phân chia công năng sử dụng để áp dụng hệ thống PCCC tự động.chỉ tính cho 1 đám cháy, 1 tầng
2. hầm 1000m2 thì số đám cháy tính là 1 đám cháy, diện tích 1 đám cháy phụ thuộc vào chức năng của hầm, nếu hầm để garara oto là đám cháy trung bình loại II diện tích là 240m2 chứ ko phải tính cả hầm
3. khi tính toán cột áp bơm, bạn phải chọn vòi sprinkler hoặc lăng phun cao xa nhất, cái nào tổn thất lớn hơn bạn tính cột áp cho cái đó, còn hệ thống màng ngăn cơ cấu hoạt động khác với sprinkler vì hệ thống kích hoạt màn ngăn là deluge valve.
4, Độ tụt áp bạn có thể dọc trong NFPA trong hạng mục bơm PCC, tụt áp do cảm biến áp suất lắp cho mỗi bơm ( thường lắp đặt trên bình tích áp) để diều khiển thứ tự bơm hoạt động.
 
Bác rep quá nhanh quá nguy hiểm luôn, e tưởng topic chìm luôn rồi chứ ^^ nhân tiện bác ở đây e hỏi nhiều xíu, thật ra e ko chuyên tính về hệ sprinkler, e tính hệ này để cho ra đc thông số bơm cần thiết dùng để lắp cho hệ thống chữa cháy dùng sprinkler (cột áp, công suất, lưu lượng), nên e cũng mới tìm hiểu qua hệ thống lắp sprinkler thôi, e hỏi có gì sai bác chỉnh dùm.
1. Giả sử bây giờ e cần chọn bơm cho hệ sprinkler lắp trong tòa nhà 3 tầng mỗi tầng cao 4 mét có nguy cơ cháy thấp, mật độ phun 1 vòi là 0,08l/m2s, diện tích 1 tầng là 40m2, vậy e sẽ tính lưu lượng 1 tầng rồi x3 hay bắt buộc phải có mặt bằng rộng 120m2 (ko có tầng) mới đc áp dụng? Vấn đề cột áp thì e đọc ở đâu có nói lấy từ vị trí bơm đến vòi xa nhất cao nhất, e có đọc qua cách tính tổng cột áp của trang này: https://hvacr.vn/diendan/threads/cong-thuc-tinh-cot-ap-cho-bom-chua-chay-sprinkler.35073/
mà bác lại nói cái 5 mét ngang bằng 1 mét cao là sai, vậy chỗ H1 trong công thức đó phải tính như thế nào ah?
2. Nếu trường hợp khác e muốn lắp hệ sprinkler trong hầm để xe rộng 1000m2, thì mình lấy mặt bằng cần lắp là 1000m2 luôn hay phải theo tiêu chuẩn 240m2 của tcvn hả bác?
3. Nếu trong hệ sprinkler còn lắp thêm hệ chữa cháy tường ( có thể thêm màn ngăn) thì cột áp với lưu lượng cứ cộng thêm bình thường thôi phải ko ah? Vậy chọn bơm sẽ chọn 1 bơm truyền cho tất cả hệ này đúng ko ah? Hay cần tách riêng bơm để đảm bảo hoạt động tốt?
4. Câu cuối cùng là việc truyền tải nước đến khắp hệ thống ống dẫn (ống chính, ống dẫn sprinkler) là do bơm thực hiện, vậy bơm đó thường là loại cánh gì, e có nghe nói việc khi trong hệ thống ống dẫn bị sụt áp thì bơm sẽ hoạt động bơm cho đầy lại, đến 1 mức áp nào đó (e ko rõ, bác có thể nói mức cụ thể đc ko) thì dừng bơm, vậy cái này là do tính năng của bơm hay thuộc về bên điện-điện tử lắp đặt thêm cảm ứng role hay áp suất?
Mấy câu e hỏi hơi ngố nên bác đọc cũng đừng bực nha, tại e muốn tìm hiểu thêm, bác có thời gian thì trả lời e nha, tks bác nhiều ^^
1. Nhà bác 40m2 1 sàn, giữa các sàn có coi như ngăn cháy được không? nếu được chỉ cần tính 40m2, nếu không thì bác tính thêm cả tầng dưới nữa cho đủ.
H1: tính đơn giản=chiều cao từ van chân đến đầu phun bất lợi đang tính toán.
2. Mặt bằng cần lắp là 1000m2, 240m2 là diện tích tính toán (hệ thống phải dc thiết kế đảm bảo khi đám cháy lan đến 240m2 thì vẫn hoạt động hiệu quả, nguy cơ cháy càng cao lưu lượng và diện tích này càng lớn)
3. Lưu lượng thì cộng dồn còn cột áp thì theo thằng cao nhất. (khi tính tổn thất phải tính đồng thời cả các hệ)
4. Bơm dừng, chạy là do lấy tín hiệu từ rơ le áp suất điều khiển.
Bác inbox mail mình gửi NFPA20 Bản Tiếng Việt cho tham khảo sẽ rõ vấn đề này ngay.
 
Dạ tks 2 bác nhiều, e hiểu thêm được mấy vấn đề cuối rồi, còn phần đầu e vẫn thắc mắc.
1. Vậy bây giờ e đổi sang khách sạn 12-15 tầng, thuộc đám cháy trung bình II, diện tích 1 tầng là 500m2, nếu như thế này e cần tính theo diện tích 1 tầng là 500m2 rồi nhân lên vs tổng số tầng hay e lấy 240m2 nhân tổng số tầng hay chỉ lấy mỗi 240m2 để tính toàn hệ sprinkler, sau cùng ra được thông số bơm cần thiết?
2. Ý các bác là giả sử lắp cho 1 tầng hầm để xe (chung cư, siêu thị) đám cháy trung bình loại II, rộng 1000m2 hay 2000m2 hay 5000m2 đi nữa thì chỉ cần tính toán theo diện tích dập cháy 240m2 tcvn ah?
3. Thật ra theo suy nghĩ của e khi chưa đọc qua các tài liệu thì muốn tính toán hệ thống chữa cháy sprinkler chỉ cần xác định số sprinkler ở 1 tầng (tùy theo đám cháy cấp nào), sau đó nhân lên cho số tầng muốn lắp đặt, từ đó tính tổng áp và lưu lượng, đường kính ống, ra đc thông số bơm cần thiết chứ ko nghĩ đc nó cả 1 vấn đề như thế này, bác nào có thuyết minh về 1 công trình lắp đặt pccc mẫu ko cần dùng đến cho e xin với, để e đọc và hiểu thêm chứ ko có làm gì.
Tks mấy bác nhiệt tình, e còn dở nên thật sự phải nói là cần tìm hiểu thêm nhiều ^^
1. Vẫn là 240m2 bạn nhé, lưu lượng 240m2X0.24l/s.m2=208m3/h.
2. Vẫn tính như 1.
3. Chỉ cần tính vùng ở đầu phun bất lợi nhất nhé bạn.
VD: Tòa nhà chung 6 tầng+tầng hầm để xe. Đầu phun bất lợi nhất ở tầng 6. Nhưng tầng này thuộc nguy cơ cháy thấp lưu lượng tính toán là 0,08l/s.m2 Nên khi tính xong cột áp bơm lấy theo tính kết quả tính toán cho tầng 6 còn lưu lượng thì lấy theo tầng hầm (nguy cơ trung bình nhóm 2) tính như 1.
 
Cách tính toán theo NFPA 13.
Hic, file hình mà diễn đàn không up lên được
@pccc.tranvan giúp em làm thanh công cụ cho cái lisp vẽ ống mềm đi anh, em làm mà không được.
Thanks anh!
Trong bảng tính chắc chắn có chút ma số, vì nếu tính lưu lượng sẽ cao hơn 107,8. Cái này qua mặt được tư vấn bình thường (công trình chỉ cần cơ quan thẩm quyền VN chứng nhận) còn dính thằng FM giám sát chẳng hạn vì liên quan đến bảo hiểm nên nó bắt tính cả lưu lượng hiệu chỉnh khi cân bằng node (lượng nước phun ra ở đầu phun sẽ khác nhau chứ không bằng nhau thằng nào đứng sau thằng bất lợi nhất sẽ phun ra nhiều nước hơn).
@vangtoilatoi để bữa nào rỗi làm cho nha bạn.
 
VD bảng tính bơm (tham khảo thôi lưu lượng là theo TC Nhật).
Trang 1: tính sprinkler.
Trang 2: tính tủ cc.
Thấy trang 1: lưu lượng là 1080l/min (1), h=56mH2O
Thấy trang 2: lưu lượng là 140l/min (2), h=66mH2O
====>bơm: (1)+(2) lưu lượng 1220l/min, h=hmax=66mH2O
 

Đính kèm

  • TT08-FF-ASM-V0527.pdf
    64.3 KB · Xem: 266
  • SP-PL-V0527.pdf
    241.5 KB · Xem: 273
L
Hệ sprinkler vs hệ vách tường thì lấy chung bơm đc ko mấy bác? nếu chung thì Q cộng tổng còn cột áp thì lấy cao nhất hay sao ah?
Lưu lượng bơm = lưu lượng sprinkler chữa cháy trong 1 giờ + lưu lượng 2 họng vách tường chữa cháy trong 3 giờ. ( với nguy cơ cháy thấp 2,5l/s, với nguy cơ cháy cao 5l/s) ( vì tất cả các điểm trong tòa nhà phải đảm bảo 2 họng vách tường tham gia chữa cháy )
 
Là bọn bán bảo hiểm nó thuê thằng FM giám sát, công trình phải thõa mãn chuẩn FM thì nó mới bán bh. Bên mình dính mấy công trình lúc phải thiết kế đã trình tụi nó approved nữa bạn.
bác cho e tên đầy đủ bọn đấy được ko. và một bảng tính nào đã được bọn nó chấp thuận và bác có tiểu chuẩn của bọn FM đó ko cho e tham khảo với
 
Cái câu để xác định cột áp của lăng "H lăng: Chiều cao cột nước khi ra khỏi đầu lăng, bằng chiều cao của phần cao nhất của công trình nhưng không nhỏ hơn 6 m" có ý nghĩa gì vậy mấy bác? khu cao tầng cao 60m thì xác định cột áp lăng này ntn ah?
6m Là chiều cao cột nước khi ra khỏi đầu lăng.
 
Lưu lượng bơm = lưu lượng sprinkler chữa cháy trong 1 giờ + lưu lượng 2 họng vách tường chữa cháy trong 3 giờ. ( với nguy cơ cháy thấp 2,5l/s, với nguy cơ cháy cao 5l/s) ( vì tất cả các điểm trong tòa nhà phải đảm bảo 2 họng vách tường tham gia chữa cháy )
Bác này nói đúng ko vậy bác pccc.tranvan? nếu lấy trong 3h thì có lớn quá ko? nếu đúng thì hệ thống của e còn có cả họng ngoài trời nữa, vậy tính thêm ntn nữa ah?
 
3h là tính bể nước thôi. tương đối nha.ex: +54m3 cho vách tường nhưng khi cháy thì sp cũng chạy nên lấy đâu ra cho vách tường chạy dc 3h!
 
Tổn thất cuộn vòi d50: 30m h=Kp*Q^2*l=0.012x2.5^2*30=2.25mH2O
Tổn thất cuộn vòi d60: 30m h=Kp*Q^2*l=0,00385*10^2*30=11.55mH2O
Vật tổn thất từ van góc ra đến hết lăng phun là 21+2.3~25mH2O (chưa tính tổn thất tại van góc nha) vs hệ này lưu lượng nhỏ nên tổn thất thường tầm 3-7mH2O, chiều cao nhà 60m=>bơm cho vách tường tiên lượng tầm 90mH2O.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chỉ tính cho 2 họng trong nhà thôi bạn. còn họng ngoài trời là tiếp nước của đơn vị PCCC ko tính. còn chữa cháy 3 giờ của họng nước trong nhà có qui định trong TCVN. thể tính bể nước = 1 giờ lưu lượng sprinkler + 3 giờ lưu lượng họng nước vách tường.
 
Back
Bên trên