Công Nghiệp Tăng áp cầu thang hay còn gọi điều áp cầu thang

Mình không hiểu sao cái BS E 12101-6-2005 phát hành từ năm 2005 đã nói rõ là để thay thế cho cái BS EN 5588-4:1998 kia thì có nghĩa là cái 5588 đã bị hủy mà các bác vẫn được trích dẫn trong thiết kế. Mình đang đọc cái BS E 12101-6-2005 mà thấy ong cả sủ vì cái đoạn cửa mở với không mở nhiều hơn so với các bảng tính excel các bác đã làm. và vì vận tốc lớn tận 2m/s nên lưu lượng quạt lớn quá, quạt to khủng khiếp.
Bác xungfen làm theo class E mình cũng không hiểu nổi vì cái này chắc chỉ dùng cho các công trình do các kỹ sư nước ngoài thiết kế, tức là cực kỳ an toàn cho các khu vực tầng khác tầng cháy nên mới thoát nạn theo giai đoạn, chứ còn các công trình ở việt nam mà cháy thì có mà toán loạn hết cả lên, lao hết vào thang mà chạy luôn ấy chứ.
 
Khi nào hệ tăng áp đóng góp vào nhiệm vụ chữa cháy thì mới tính với vận tốc 2m/s thôi bạn. còn Luật 5687 và QC 06 chỉ qui định vận tốc với buồng đệm là 1,3m/s. còn với buồng thang thì chưa qui định. với BS là 0,75 m/s, CP là 1m/s. nên bạn dùng vận tốc nào thì mình thấy Sở PCCC chưa bắt buộc
 
Xin lỗi các bạn nếu mình hỏi ngu. Nhưng mình đang đọc đi đọc lại cái BS và các bài của các bạn để cố hiểu cặn kẽ vấn đề và cách tính hệ thống điều áp. Mình thấy các công thức tính air leakage đều có thêm hệ số 0.83 trong công thức, phụ mục A.3 và A.4 đều nhắc đến Qdo và chú thích là air leakage rate through open doors or large openings, nên mình nghĩ đã gọi chung là air leakage thì cũng sẽ dùng chung công thức như tính cho lưu lượng rò rỉ khi đóng cửa vậy, và khi xem các bảng tính excel của bạn xungfen mình thấy công thức tính Qdo = diện tích x vận tốc đối với cửa tại tầng cháy và Qdo = 0.83*diện tích*P^(1/2) và giá trị của 2 loại Qdo này rất khác nhau và không hợp lý ở chỗ Qdo tại tầng cháy chỉ có 1.7m3/s (là tầng mà nhiệt độ và áp suất rất cao, vận tốc dòng khí nóng có thể lên đến 5m/s) còn tại tầng trên và tầng trệt thì Qdo tới hơn 6m3/h. Ngoài ra còn một loại bảng tính nữa mà các bạn cũng úp lên ở các bài trước thì lại tính Qdo= tổng số cửa*diện tích cửa*vận tốc.
Vậy nên tính Qdo như thế nào cho đúng???
 
chào ACE ! mình xin giới thiệu ít thông tin về sản phẩm quạt tăng áp, mong cac ACE ung hộ
bác nào cần thông số cũng như giá cả về chủng loại quạt tăng áp cầu thang - hút khói tầng hầm 01 tốc độ và 02 tốc độ , Van điện chịu nhiệt, van xã áp .v.v vui lòng tham khảo tại Website : http://quatbuilding.com/
thanks mọi người
 
Các bác cho em hỏi ngu tí. Tính điều áp cho hố thang máy thì tính số cửa mở đồng thời bao nhiêu nhỉ. Có phải là 1 không các bác. Vì em thấy hệ thống điều khiển của thang máy chỉ cho phép 1 cửa mở. Nếu 2 cửa mở thì thang máy sẽ không chạy
 
Các bác cho em hỏi ngu tí. Tính điều áp cho hố thang máy thì tính số cửa mở đồng thời bao nhiêu nhỉ. Có phải là 1 không các bác. Vì em thấy hệ thống điều khiển của thang máy chỉ cho phép 1 cửa mở. Nếu 2 cửa mở thì thang máy sẽ không chạy
Trong QC 06 và TC 5687 có ghi rõ khi cso cháy di chuyển xuống tầng 1 và mở cửa. như vậy là sẽ tính cho 1 cửa mở. Tuy nhiên, hố thang có thể có nhiều thang máy chung một hố. khi đó số cửa mở đúng bằng số thang máy trogn hố thang. đối với thang chữa cháy được ngăn cách với thang khác trong cùng hố sẽ được tăng áp riêng.
 
Cũng cho mình hỏi ngu 1 tí ( vì là dân ngoại đạo): khi thang máy dừng ( ở tầng 1 hay đâu đó) và mở cửa thì là chỉ có mở cửa ca-bin cho người đi ra thôi chứ bản thân nguyên cả cái thùng thang to vật vã vẫn coi như là đang bít kín cái ô cửa trống thông giữa hố thang với hành lang bên ngoài thì không biết các bạn tính quạt tạo áp với tiêu chí có 1 cửa mở nghĩa là sao ạ? Các bác vui lòng chỉ giáo???...
 
Theo minh thì việc tính 2m/s khi có thang máy dùng chữa cháy thì thật sự lúc ấy người ta không hẵn là dùng thang máy đến tầng cháy để mở ra rồi chữa cháy đâu. Khả năng mấy anh chữa cháy sẽ lên đầu thùng thang và điều chỉnh di chuyển bằng chế độ điều khiển tay để lên đến tầng cháy và mở cửa tầng ra tham gia chữa cháy. Do đó lúc ấy cửa mở ra là thông với hố thang.
TCVN có dịch y nguyên TC nước ngoài về thang máy chữa cháy bạn có thể tìm tham khảo. thang máy chữa cháy được dùng để tham gia đưa lực lượng chữa cháy lên dưới tầng có cháy. ví dụ cháy tầng 10 thang sẽ dưa lên tầng 9. sau đó lực lượng chữa cháy sẽ theo thang bộ và lên tầng 10. để cắm lăng phun vào họng khô. thường họng khô cấp cho lực lượng chữa cháy phải để gần buồng thang bộ thoát hiểm.
 
Cũng cho mình hỏi ngu 1 tí ( vì là dân ngoại đạo): khi thang máy dừng ( ở tầng 1 hay đâu đó) và mở cửa thì là chỉ có mở cửa ca-bin cho người đi ra thôi chứ bản thân nguyên cả cái thùng thang to vật vã vẫn coi như là đang bít kín cái ô cửa trống thông giữa hố thang với hành lang bên ngoài thì không biết các bạn tính quạt tạo áp với tiêu chí có 1 cửa mở nghĩa là sao ạ? Các bác vui lòng chỉ giáo???...
Nếu bạn để ý kỹ thì khi cửa tầng mở ra bạn sẽ thấy có khoảng không giữa thang máy và hố thang, không khí dò lọt ra, ngoài ra không khi có thể dò lọt rất nhiều qua hố thang như các lỗ cáp điều khiển, cáp kéo puli, lỗ 1000x800 khi cẩu puli, hoặc sửa chữa, ngoài ra lỗ nhỏ do biện pháp thi công vách bê tông thang máy.
 
Trong QC 06 và TC 5687 có ghi rõ khi cso cháy di chuyển xuống tầng 1 và mở cửa. như vậy là sẽ tính cho 1 cửa mở. Tuy nhiên, hố thang có thể có nhiều thang máy chung một hố. khi đó số cửa mở đúng bằng số thang máy trogn hố thang. đối với thang chữa cháy được ngăn cách với thang khác trong cùng hố sẽ được tăng áp riêng.

Bác blackeyedpeas am hiểu về hệ thống thông gió sự cố rất sâu. Cho em hỏi thêm về Van xả áp được tính thế nào cho phù hợp với lưu lượng quạt vậy bác
 
Bác blackeyedpeas am hiểu về hệ thống thông gió sự cố rất sâu. Cho em hỏi thêm về Van xả áp được tính thế nào cho phù hợp với lưu lượng quạt vậy bác
Trong BS EN 12101 ( TC tăng áp hút khói của châu âu ) phụ lục A có nói cách tính rò rỉ của hệ thống tăng áp, và tiết diện cửa xả áp bạn có thể tham khảo
 
Ở đây mình có 2 file Excel tính tạo áp Cầu thang
1/ https://drive.google.com/file/d/0B8mUUNUeCcrPTmRGSnkxa3lUNDA

2/ https://goo.gl/lTwk66
- File thứ 1 thì nguồn không xác định
- File thứ 2 là của bác #xungfen tại topic https://goo.gl/7QPKmI
Theo như nguyên văn bác #xungfen thì:
"file excel tăng áp thang, thang chửa cháy v.v. này dựa trên tài liệu bs5588, và cách tính trong tài liệu Smoke_Control_by_Pressurisation___WTP_41bs5588

riêng van xả áp ( tổng lưu lượng - tổng lưu lượng rò lọt = lưu lượng qua cửa mở) => khi tất cả cửa đống thì lưu lượng này cần xả đi)

dùng lưu lượng này đưa vào công thức kèm cột áp 50Pa duy trì áp suất này khi các cửa đống, ta tính đc diện tích xả áp (tham khảo sheet bs5588 rút gọn)

sheet bs5588 class A là cái mình mới tạo dựa trên tài liệu Smoke_Control_by_Pressurisation___WTP_41bs5588
phải tham khảo tài liệu mới hiểu file của mình.

ở đây mình chỉ tính theo:
- class A Căn hộ, nhà ở che chắn, tòa nhà thiết kế 3 cửa bảo vệ. vận tốc 0.75m/s cho 1 cửa

- class E Class này là hệ thống dành cho tòa nhà sơ tán từng giai đoạn, và tổng time sơ tán vượt quá 10'. Cho mục đích thiết kế, với tính huống số lần sơ tán hơn 3, với 2 cử mở đồng thời. vận tốc 2m/s 3 cửa. => sảnh thang máy chửa cháy v.v.

- class B Class này dùng cho hệ thống thang chữa cháy

mình chủ yếu sài class E và B"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
E thay cac bac viet rat hay, nhung e co y kien nho nhu sau e dot tieng anh, cac bac co the viet hoa dc kg e doc nhiu cho kg the luan dc cac bac dang viet gi, xjn chan thanh cam on, dt e kg viet co dau dc
 
Gửi đến các Bạn bộ điều khiển chuyên dụng có màn hình 3D Graphic như DCS

STAICASE-1.png
SUPERBRAIN AHU.jpg

KMC SENSOR-FX-ACI.jpg


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Thanks and best regards,

Nguyễn Mai (Ms. Mai)
Sales Department
------------------------------------------------------
CTY TNHH KT & TM Nang Luong Xanh
Green Energy Engineering Trading Company

GEE HVAC & Building Control Solutions
Mobile:090 6685 447
Email: i[email protected]
Website: www.gee.com.vn
 
Back
Bên trên