Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

lilama45_1

Thành Viên [LV 0]
Chào các bạn, tôi muốn hỏi có tiêu chuẩn hay tài liệu nào qui định thời gian hoạt động của máy phát điện (để tính dung tích bồn dầu ấy mà), VN hay nước ngoài cũng được, VN càng tốt, sao tui thấy lúc thì 4h, lúc 8h, lúc 12h.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

vấn đề hoạt động của máy phát điện tuỳ thuộc vào dòng máy của hãng nào.nhưng cái vấn đề quan tâm nhất là đó là máy điện chỉ là dùng dự phòng khi có sự cố mất điện xảy ra trong khoảng thời gian 2-3 tiếng.
còn vấn đề tiêu chuẩn sử dụng là ko yêu cầu còn nếu tính toán bồn dầu thì bác tính toán nếu như sự cố xảy ra nếu có là bao nhiêu tiếng sẽ khắc phục (4-6 tiếng)
lần trước mình cũng tính như vậy 200L/2500KVA.
vì chi phí sử dụng máy phát điện thay thế cho nguồn điện lưới là rất cao và thời gian của vận hành của máy phát điện chỉ được 1000 Hour/Year.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

vấn đề hoạt động của máy phát điện tuỳ thuộc vào dòng máy của hãng nào.nhưng cái vấn đề quan tâm nhất là đó là máy điện chỉ là dùng dự phòng khi có sự cố mất điện xảy ra trong khoảng thời gian 2-3 tiếng.
còn vấn đề tiêu chuẩn sử dụng là ko yêu cầu còn nếu tính toán bồn dầu thì bác tính toán nếu như sự cố xảy ra nếu có là bao nhiêu tiếng sẽ khắc phục (4-6 tiếng)
lần trước mình cũng tính như vậy 200L/2500KVA.
vì chi phí sử dụng máy phát điện thay thế cho nguồn điện lưới là rất cao và thời gian của vận hành của máy phát điện chỉ được 1000 Hour/Year.

Nếu máy phát điện chỉ dùng khi có sự cố mất điện khoảng 2-3 tiếng như bạn nói thì đối với mùa khô thiếu điện, cúp điện nguyên ngày thì sao? còn khi sự cố mất điện, ví dụ như sự cố trên lưới trung thế, thời gian khắc phục sự cố theo qui định của EVN thì lâu hơn đó bạn, nếu tôi nhớ không lầm thì có thể kéo dài đến 24 tiếng lận.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Nếu máy phát điện chỉ dùng khi có sự cố mất điện khoảng 2-3 tiếng như bạn nói thì đối với mùa khô thiếu điện, cúp điện nguyên ngày thì sao? còn khi sự cố mất điện, ví dụ như sự cố trên lưới trung thế, thời gian khắc phục sự cố theo qui định của EVN thì lâu hơn đó bạn, nếu tôi nhớ không lầm thì có thể kéo dài đến 24 tiếng lận.
Mình thấy bạn tự hào với lilama mà hỏi toàn những thứ chẳng có ra lilama thế nào cả! cần phải động não đi chứ! Tải điện dự phòng được tính là để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Do đó khi thiết kế, tùy đặc tính của tải mà quy định thời gian chạy. Ví dụ văn phòng làm việc, ngoài 8 giờ làm việc, còn có 1 giờ nghỉ chưa và 1 giờ làm ngoài giờ thường xuyên. Như thế bạn sẽ tính lượng dầu trữ là 10 giờ máy chạy. Tuy nhiên nếu làm thế thì máy chạy đúng 10 tiếng lại đi mua dầu để đổ cho chạy tiếp thì hơi kỳ trong kinh doanh. Do đó, thông thường phải trữ dầu cho 1,5 đến 2 ngày. Từ đó bạn phải tính 20 giờ máy chạy full-load cho bồn dầu. Những cái mà tôi nói ở đây chẳng có tiêu chuẩn nào quy định cả nhưng đó là những quy ước cơ bản về kinh doanh. Văn phòng của bạn tự hào là cao cấp, cấp điện 24/24 giờ thì rõ ràng việc tính lượng dầu trữ phải trên cơ sở lý luận cụ thể. Chẳng có tiêu chuẩn nào quy định cái này cả!
Về chung cư, nếu là chung cư loại đặc biệt, thì phải tính cấp điện 24/24 cho toàn bộ nhu cầu. Cái này có thể đọc trong thông tư mới về phân hạng chung cư. Với chung cư cấp 1 trở xuống thì phải đọc kỹ để giảm lại theo đúng quy ước. Tôi ví dụ là một công trình có máy phát 500kVA, nhu cầu cấp là 24/24 cho các tải thang máy, đèn chiếu sáng công công. Khi đó máy chạy ở chế độ full-load 24 giờ với lượng dầu tiêu thụ là 120l/giờ. Dầu cần trữ là: 120*24*1,5 = 4320l. Bạn sẽ làm bồn dầu trữ là 5 khối có đúng không?
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Mình thấy bạn tự hào với lilama mà hỏi toàn những thứ chẳng có ra lilama thế nào cả! cần phải động não đi chứ! Tải điện dự phòng được tính là để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Do đó khi thiết kế, tùy đặc tính của tải mà quy định thời gian chạy. Ví dụ văn phòng làm việc, ngoài 8 giờ làm việc, còn có 1 giờ nghỉ chưa và 1 giờ làm ngoài giờ thường xuyên. Như thế bạn sẽ tính lượng dầu trữ là 10 giờ máy chạy. Tuy nhiên nếu làm thế thì máy chạy đúng 10 tiếng lại đi mua dầu để đổ cho chạy tiếp thì hơi kỳ trong kinh doanh. Do đó, thông thường phải trữ dầu cho 1,5 đến 2 ngày. Từ đó bạn phải tính 20 giờ máy chạy full-load cho bồn dầu. Những cái mà tôi nói ở đây chẳng có tiêu chuẩn nào quy định cả nhưng đó là những quy ước cơ bản về kinh doanh. Văn phòng của bạn tự hào là cao cấp, cấp điện 24/24 giờ thì rõ ràng việc tính lượng dầu trữ phải trên cơ sở lý luận cụ thể. Chẳng có tiêu chuẩn nào quy định cái này cả!
Về chung cư, nếu là chung cư loại đặc biệt, thì phải tính cấp điện 24/24 cho toàn bộ nhu cầu. Cái này có thể đọc trong thông tư mới về phân hạng chung cư. Với chung cư cấp 1 trở xuống thì phải đọc kỹ để giảm lại theo đúng quy ước. Tôi ví dụ là một công trình có máy phát 500kVA, nhu cầu cấp là 24/24 cho các tải thang máy, đèn chiếu sáng công công. Khi đó máy chạy ở chế độ full-load 24 giờ với lượng dầu tiêu thụ là 120l/giờ. Dầu cần trữ là: 120*24*1,5 = 4320l. Bạn sẽ làm bồn dầu trữ là 5 khối có đúng không?

Hehehe chửi hay lắm, mới vô nghề nên có những thắc mắc ngô nghê như thế đó bạn.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Nếu máy phát điện chỉ dùng khi có sự cố mất điện khoảng 2-3 tiếng như bạn nói thì đối với mùa khô thiếu điện, cúp điện nguyên ngày thì sao? còn khi sự cố mất điện, ví dụ như sự cố trên lưới trung thế, thời gian khắc phục sự cố theo qui định của EVN thì lâu hơn đó bạn, nếu tôi nhớ không lầm thì có thể kéo dài đến 24 tiếng lận.

chắc có lẽ bác chưa có kinh nghiệm gì nhiều nên toàn đưa ra lý thuyết và ko áp dụng tính kinh tế vào đó.
nếu mà cứ tính số lít cho 1 lần chạy rồi sau đó đi mua đổ vào tiếp ( chẳng ai làm vậy)
nếu máy phát điện full-load chạy 8h/ngày (90L/ngày - 2500kVA)
với dung tích như thế này người ta dùng bồn 300L-400L
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

cái vụ tích dầu thì các bác nghĩ làm gì
như chỗ mình thấy, người ta thường tích vài tấn dầu chứ vài trăm lit bõ bèn gì. đã phải dùng máy phát lớn, là nhu cầu của nơi đó khá cao, và tiền thì họ cũng không khó khăn mà nghĩ nhiều vì mấy trăm lit, các bác thấy có đúng không.
chỉ có điều máy chạy liên tục thì tối đa bao nhiêu giờ, cái này chắc tuỳ loại máy thôi.
nếu máy phát nhật, chắc chạy được lâu hơn máy trung quốc, nhưng cũng có trường hợp máy nhật chóng chết ic hơn, vì máy trung quốc không dùng ic trong kích từ, nên nó lại chạy lâu hơn thì sao ... nhưng nói chung các máy phát lớn đều có ic trong kích từ, nên nó có xác định thời gian chạy liên tục tối đa, tuỳ theo hãng chế tạo
các bác nghiền tiếp nhỉ
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Nhân tiện bàn về lượng tích dầu cho MPĐ, cho tớ hỏi là khi máy phát điện đang chạy mà gần hết dầu thì ta có thể châm dầu trong khi máy vẫn chạy không ạ - để khỏi phải ngắt điện của tải...? Các bác hay làm MPĐ chỉ giáo giùm em với...Xin cám ơn
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

chắc có lẽ bác chưa có kinh nghiệm gì nhiều nên toàn đưa ra lý thuyết và ko áp dụng tính kinh tế vào đó.
nếu mà cứ tính số lít cho 1 lần chạy rồi sau đó đi mua đổ vào tiếp ( chẳng ai làm vậy)
nếu máy phát điện full-load chạy 8h/ngày (90L/ngày - 2500kVA)
với dung tích như thế này người ta dùng bồn 300L-400L

Thực ra kinh tế hay không kinh tế thì cũng phải thỏa một số điều kiện nhất định. Khi các bác tính chế độ stand-by tức là chạy 1 ngày không quá 3 giờ,.. thì ai cũng nghĩ cái 1000 giờ máy phát chạy là rất lâu (1000 giờ là thời gian để đại tu lần 1 cho máy phát) - tương đương 1 năm chạy thường xuyên. Nếu chạy không thường xuyê thì có thể lên đến 5 năm. Tuy nhiên các bác cứ phải đọc các quy chuẩn và quy định nhà nước thì mới hiểu là tại sao phải có bồn dầu lớn như thế. Còn nếu đoán mò như vậy thì tất nhiên anh bạn vận hành máy phát sẽ khổ thôi!
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Nhân tiện bàn về lượng tích dầu cho MPĐ, cho tớ hỏi là khi máy phát điện đang chạy mà gần hết dầu thì ta có thể châm dầu trong khi máy vẫn chạy không ạ - để khỏi phải ngắt điện của tải...? Các bác hay làm MPĐ chỉ giáo giùm em với...Xin cám ơn

Vấn đề bạn hỏi là rất hay. Trong kỹ thuật, điều này là bình thường thôi. Khi máy phát chạy, mình vẫn bơm dầu vào bể chứa bình thường nếu hết dầu. Thông thường cứ 100kVA phát điện ở full-load thì mất khoảng 20-25 lít dầu và tỷ lệ này gần như tỷ lệ thuận theo công suất máy phát. Do đó việc tính dầu dự trữ là rất quan trọng và việc châm dầu thêm thường xuyên cũng giúp cho hệ máy phát luôn sẵn sàng hoạt động!
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Thank bác nguyenledung nhé. Mình cũng hay theo dõi bài trên các topic ở diễn đàn và xin phép kính nể về kiến thức và tầm bao quát của bác về lãnh vực ME. Mong bác khỏe và nhiệt tình đóng góp cho A/E trên diễn đàn được học hỏi. Lúc nào bác rảnh mong được diện kiến bác. Thân ái.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Thực ra kinh tế hay không kinh tế thì cũng phải thỏa một số điều kiện nhất định. Khi các bác tính chế độ stand-by tức là chạy 1 ngày không quá 3 giờ,.. thì ai cũng nghĩ cái 1000 giờ máy phát chạy là rất lâu (1000 giờ là thời gian để đại tu lần 1 cho máy phát) - tương đương 1 năm chạy thường xuyên. Nếu chạy không thường xuyê thì có thể lên đến 5 năm. Tuy nhiên các bác cứ phải đọc các quy chuẩn và quy định nhà nước thì mới hiểu là tại sao phải có bồn dầu lớn như thế. Còn nếu đoán mò như vậy thì tất nhiên anh bạn vận hành máy phát sẽ khổ thôi!

cảm ơn thông tin của bác.
mình xin bổ sung thêm vài ý kiến.
hiện nay 1 số hãng máy phát điện lớn nhất thế giới như kohler,catterpilar,CUMMIN thì nó chế độ bảo hành 2000 giờ/năm
nếu stand-by là 1000hour/2 năm.
đây là chế độ bảo hành cũa hãng theo chế độ hoạt động liên tục và chế độ.
dựa theo thời gian này ta có thể tính được 1 ngày trung bình là :
liên tục là 5.4 giờ
ko liên tục : 1.3 giờ
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Chào các bạn, tôi muốn hỏi có tiêu chuẩn hay tài liệu nào qui định thời gian hoạt động của máy phát điện (để tính dung tích bồn dầu ấy mà), VN hay nước ngoài cũng được, VN càng tốt, sao tui thấy lúc thì 4h, lúc 8h, lúc 12h.

Việc tính toán bồn chứa dầu không theo một quy luật và quy định nào cả, nó dựa vào nhu cầu thực tế và đặc thù của từng nơi:
- Loại máy phát - dự phòng hay liên tục, cách thức vận hành máy (được mô tả tại ISO 8528-1)
- Có bình chứa đầu theo máy hay/và bình chứa dầu thứ cấp ngoài hay không
- Không gian bố trí máy phát, thùng dầu
- điều kiện cung cấp DO (can, phuy, xe bồn)

Từ đó mới tính được
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Minh thay binh thuong cac ban thiet ke la 24h.
Neu 8-12h thi phai cham them dau vai lan trong ngay, mat thoi gian chuan bi
con 48h thi the tich bon dau lon, chiem cho.
Voi lai neu 1 so khu cong nghiep ma xa thanh pho, cay xang ma het dau, thi cung met khi chay di mua dau.
Cac anh co y kien gi them thi xin chi giao nhe.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

hoàn toàn được bạn à, việc thêm dầu khi máy đang chạy không anh hưởng gì tới điện đóm đâu. Quan trọng là an toàn cho người vận hành,cần phải cẩn thận.
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Dịch giùm em câu đó nha các bác!
when 3 continuous failure occurred on lead test of EEPROM
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

hi ! mình là dân máy tàu thuỷ.Mình mới tham gia diễn đàn và thấy anh em bàn về động cơ Điesel cũng nhiều nên mạo muội xin được trình bày ý kiến của mình để anh em góp ý nhé.
Trên tàu thuỷ thường dùng 2 nhóm động cơ Điesel cho 2 mục đích khác nhau. 1 cái rất là to dùng để quay chân vịt và phát điện khi tàu đang chạy.Nhóm thứ 2 ( vì thường > 2 động cơ ) nhỏ hơn cái kia thường chỉ chạy cho mục đích phát điện khi tàu dừng,rất ít khi phát điện để tăng cường thêm khi thằng ME nó đang chạy vì thằng đó rất khoẻ.
Vì đều là động cơ Điesel về cấu tạo phần chính giống nhau chỉ khác về kích thước nên nguyên lý hoạt động là như nhau.
Mình đọc thấy anh em hỏi và trả lời về số giờ chạy của động cơ nên thấy lạ.Thường thì động cơ Điesel trên tàu hoạt động liên tục vài ngày thậm chí 40 ngày liên tục ( có thể nhiều hơn nếu chuyến đi dài ).Vì thế mình không nghĩ là có quy định về giờ chạy cho động cơ Điesel.
Các động cơ đều có thông số về số giờ hoạt động qua đó người vận hành biết được khi nào cần thay dầu bôi trơn,vòi phun...tất cả các bộ phận đó đều có quy định về thời gian chạy và phải thay mới.( mình đã làm cho Nước ngoài thì họ tuân thủ rất đúng.còn VN mình còn nghèo nên khi nào hỏng mới thay).
Vì thế tuổi thọ của động cơ ở đây bao gồm khả năng hoạt động của tất cả các bộ phận.vì thế vấn đề tuổi thọ chung không nằm ở thời gian chạy chung của động cơ mà của từng bộ phận và chế độ chăm sóc,vận hành.chưa nói đến trong quá trình chạy thì hệ thống cooling của động cơ phải được chú ý rất cẩn thận về chất lượng và nhiệt độ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc tại thời điểm đó và tuổi thọ lâu dài toàn hệ thống.
Còn trên bờ tại các toà cao ốc hay khu công nghiệp có sử dụng máy phát khá lớn nhưng chỉ phục vụ cho sự cố mất điện.mình cũng đang làm việc với hệ thống đó nhưng chưa dùng lần nào.Mình thấy máy phát và hệ thống cũng không khác với bên hàng hải lắm.nhưng hầu như cái điesel đó ít được quan tâm chăm sóc vì thế mình thấy anh em nói cũng có lý.Nếu mấy cái máy đó chạy 1 thời gian dài chắc có khá nhiều việc để làm.
hii !! mình chỉ xin phép ý kiến thế thôi.
Quên mất,có bác nào đó nói là động cơ đang chạy mà đổ thêm dầu thì liên quan đến vấn đề an toàn ý.Cái này mình cũng không hiểu bạn đang nói loại động cơ nào.Ngay cả máy phát điện gia đình bạn cũng có thể thêm nhiên liệu khi máy đang chạy được mà,Còn máy to hơn thì nó có fueltank nằm ở chỗ nào đó xa xa rồi cứ bơm fuel thoải mái (*-*).Có cái bếp dầu hay đèn dầu thì đúng là nguy hiểm thật !
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Mình xin góp ý kiến một chút nha. nếu bạn muốn sử dụng máy phát điện một cách hiệu quả nhất thì chỉ nên cho máy chạy 70-80% tải công suất của máy thôi, vì khi bạn cho máy chạy 100% mình bảo đảm máy chỉ chạy khoảng thời gian ngắn là hỏng liền.còn về số liệu tiêu hao nhiên liệu thì đã có catalog đi kèm.trên nguyên tắc làm việc của máy thì bạn phải kiểm tra định kỳ hàng tháng và bảo dưỡng cho nó phải thay lọc dầu, lọc gió, nhớt ... cho nó, cho dù máy có chạy hay không có chạy nha bạn.còn nhiều vấn đề nữa mình không tiện nói ra.... chúc bạn thành công!
 
Ðề: Xin hỏi về qui định thời gian hoạt động của máy phát điện

Mình xin góp ý kiến một chút nha. nếu bạn muốn sử dụng máy phát điện một cách hiệu quả nhất thì chỉ nên cho máy chạy 70-80% tải công suất của máy thôi, vì khi bạn cho máy chạy 100% mình bảo đảm máy chỉ chạy khoảng thời gian ngắn là hỏng liền.còn về số liệu tiêu hao nhiên liệu thì đã có catalog đi kèm.trên nguyên tắc làm việc của máy thì bạn phải kiểm tra định kỳ hàng tháng và bảo dưỡng cho nó phải thay lọc dầu, lọc gió, nhớt ... cho nó, cho dù máy có chạy hay không có chạy nha bạn.còn nhiều vấn đề nữa mình không tiện nói ra.... chúc bạn thành công!

Mình nghĩ rằng thông tin của bạn có nhiều điểm không hợp lý lắm. Máy phát bao gồm đầu đồng cơ và đầu phát điện. Đầu phát điện thường được tính ở cos fi = 0.8. Tuy nhiên để tính công suất của động cơ, người ta phải dùng công suất biểu kiến và có dự phòng thêm một chút. Đó mới chính là 70 - 80% như bạn nói. Bạn cũng cần chú ý là với công suất primer là 1000kVA, thì công suất ở chế độ standby là 1100kVA tức là chế độ standby luôn phát công suất cao hơn chế độ primer 10%. Tương tự thế bạn tính công suất với chế độ continuous sẽ thấp hơn primer 10% và thấp hơn chế độ standby 25%. Nếu chú ý các điều kiện này, bạn sẽ thấy không phải ngẫu nhiên mà cùng phát 1 công suất 1000kVA, nhưng máy continuous sẽ chạy khoảng 5 giờ fulload, máy primer chỉ chạy 3 giờ fulload và máy standby chỉ có 1 giờ fulload thôi. Còn tải điện thực tế thì nếu tính kỹ tải chỉ hoạt động khoảng 70% tính toán là tối đa. Do đó máy continuous sẽ chạy phát điện cả ngày cũng không sao!!!
Mấy ý kiến đóng góp cùng các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ tìm hiểu thêm về mày phát để topic này được tốt hơn!
 
Back
Bên trên