Công Nghiệp Thiết kế pau

atinh

Thành Viên [LV 5]
Một trong những nhược điểm của hệ thống constant air volume (CAV) là không thể duy trì độ
ẩm khi giảm tải. Hầu như thiết kế thong số PAU la 26DB/25DP (thường thấy được chọn là 26~28 bầu khô/ 25~27 dong suong)

Tải lạnh có thể được chia thành 2 thành phần: Nhiệt do gió tươi và các thành phần khác ( Internal, light, power, envelop…)

PAU được hiểu là thiết bị xử lí gió tươi như ( Lọc, làm lạnh/ gia nhiệt, tách ẩm hoặc tạo ẩm) trước khi đưa vào FCU ( indoor HVAC unit). Các FCU ( indoor HVAC unit) sẽ xử thành phần còn lại.

Có thể xem FCUs và PAU chia nhau tổng tải lạnh, chọn nhiệt độ ra PAU thấp thì giảm công suất
FCUs và ngược lại.

Nhưng thành phần luôn luôn không đổi là Lưu lượng gió tươi. Nghĩa là hộp gen gió là không
đổi. Việc thiết kế PAU giúp giữ độ ẩm không vượt quá max (60%). Cũng là một trong những cách
điều khiển độ ẩm vì ẩm chủ yếu do gió tươi mang vào.

- Có 2 cách cấp gió tươi

1. Thổi trực tiếp vào không gian tương tự như chức năng một AHU
2. Thổi trước khi vào FCU, có thể thổi trực tiếp vào Mixing box của FCU hay gần kề FCU

000000.jpg


Nguyên tắc thiết kế PAU là gì?
- Luôn cấp gió khô hơn không khí trong không gian điều hòa. Khô ở đây nói đến độ chứa
hơi ( hay độ khô), không phải độ ẩm tương đối ( vì gió sao khi ra coil thì có độ ẩm tương
đối cao 85~95%).
- Luôn cấp gió nhiệt độ càng thấp ( >9 nếu dùng VAV, > 11 nếu dùng CAV) khi có thể,
khi này sẽ giảm được size của FCU hay Indoor Unit. Khi đó trong những nơi có thời tiết
mùa đông mát như Da lat thì một mình PAU có thể đảm nhận chức năng sưởi. Việc sưởi
này có thể dùng coil nóng hay điện trở hoặc nguồn Heat-Recovery.

VÍ DỤ
Công trình thiết kế chiller tổng tải lạnh là 2000kW. Có lưu lượng gió tươi là 21,000 l/s. Giả sử
hoàn toan có không gian cho đặt các thiết bị.
2 cách thiết kế PAU
1 - Nhiệt độ gió ra PAU 26DB/25DP ( dew-point) – công suất PAU: 600kW – FCUs: 1400
kW
2 - Nhiệt độ gió ra PAU 13DB/12DP – công suất PAU: 1400kW – FCUs: 600kW
Vói PA1 – độ khô gió ra là 20 g/kg, PA2 là 8.7 g/kg. Với nhiệt độ phong thiết kế 24-55%
thì độ khô là 10.4 g/kg. Nghĩa là điều kiện 1 chọn trái với nguyen tắc cơ bản của thiết kế PAU.
PA1 ta sẽ chọn 3xPAU (200kW~7,000 l/s) Mỗi PAU 3,000$ – 100xFCU 14kW – Mỗi FCU
200$. Tỏng tiền PA1 là 29,000$
PA2 Có thể chọn 4~6 cái, ở đây chọn 5xPAU ( 280kW – 4,200 l/s) Mỗi PAU 4,000$ - 43xFCU
14kW Mỗi FCU 200$. Tổng tiền PA2 là 28,600$.

- Nếu tính thêm thiết bị phụ, đường ống thì PA2 có thể rẻ hơn nữa. Khả năng dự phong là
tương đương nhau.

Tham khảo
“Dedicated Ventilation Systems,” Engineers Newsletter (volume30, number 3)
Dehumidification in HVAC Systems Applications Engineering Manual (Trane literature number SYS-APM004-EN)
Designing Dedicated Outdoor-Air Systems Application Guide
Trane literature number SYS-APG001-EN.
 
Ðề: Thiết kế pau

Vài lời trao đổi thêm về thiết kế PAU.
-Việc tính toán và chọn PAU phụ thuộc theo tải lạnh do gió tươi mang vào, tải lạnh của phần gió tươi thường chiếm 40%~60% . nếu chọn PAU là 100% tải cho gió tươi thì các dàn lạnh FCU sẽ nhỏ có thể gây khó khăn cho việc bố trí đều các miệng gió trong không gian điều hòa cũng như chọn các dàn FCU. Mình cũng thấy chưa có thiết kế nào PAU sử dụng 100% tải nhiệt của gió tươi.
-Nếu chỉ sử dụng PAU để cấp gió tươi thì tương tự như dùng quạt cấp gió tươi kết hợp với lọc. Còn PAU kết hợp với bộ trao đổi nhiệt Heat –Wheel tận dụng nhiệt gió thải sẽ là giải pháp tối ưu cho thiết kế hệ thống gió.
 
Ðề: Thiết kế pau

Vài lời trao đổi thêm về thiết kế PAU.
-Việc tính toán và chọn PAU phụ thuộc theo tải lạnh do gió tươi mang vào, tải lạnh của phần gió tươi thường chiếm 40%~60% . nếu chọn PAU là 100% tải cho gió tươi thì các dàn lạnh FCU sẽ nhỏ có thể gây khó khăn cho việc bố trí đều các miệng gió trong không gian điều hòa cũng như chọn các dàn FCU. Mình cũng thấy chưa có thiết kế nào PAU sử dụng 100% tải nhiệt của gió tươi.
-Nếu chỉ sử dụng PAU để cấp gió tươi thì tương tự như dùng quạt cấp gió tươi kết hợp với lọc. Còn PAU kết hợp với bộ trao đổi nhiệt Heat –Wheel tận dụng nhiệt gió thải sẽ là giải pháp tối ưu cho thiết kế hệ thống gió.

Tôi thấy tài liệu của Trane cho rằng PAU không chỉ xử lý toàn bộ tải nhiệt và tải ẩm của gió tươi trong trường hợp nhiệt độ bầu ướt cao nhất (peak WB) của không khí bên ngoài mà còn xử lý cả 1 phần tải nhiệt và tải ẩm trong phòng nữa. Điều này giúp đảm bảo nhiệt độ và đặc biệt là độ ẩm của phòng trong mọi điều kiện thời tiết (đạc biệt là cho phòng sạch).
Theo bác Liemcoi thì PAU không xử lý toàn bộ 100% tải nhiệt gió tươi. Vậy thông thường bác thiết kế thông số nhiệt độ gió vào và gió ra PAU là bao nhiêu?
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: Thiết kế pau

-Đồng ý với bạn là các PAU không chỉ xử lý toàn bộ tải nhiệt và tải ẩm của gió tươi mà còn xử lý cả 1 phần tải nhiệt và tải ẩm trong phòng. Nhưng lưu lượng gió qua PAU phải đủ lớn để đảm bảo công suất lạnh, trong trường hợp lượng gió tươi nhỏ và thông số đầu ra nhỏ nhất có thể để đảm bảo trao đổi nhiệt dàn coil thì công suất cũng có thể không đủ đâu bạn và khi đó giá dàn coil này sẽ khá cao.
-Còn PAU kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ cho phòng sạch thì ít thấy. Có chăng thì dùng bộ trao đổi nhiệt Heat-Wheel cho các phòng sạch không hồi gió mà bắt buộc thải gió.
-Với PAU mình thường thiết kế : thông số vào là nhiệt độ ngoài trời, còn đầu ra từ 23-26oC, RH=90-95%.
 
Ðề: Thiết kế pau

Nhân tiện, xin hỏi theo kinh nghiệm các bác khi nào cần dùng PAU để xử lý gió tươi, khi nào thì có thể lấy gió tươi trực tiếp từ bên ngoài vào FCU, AHU.
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: Thiết kế pau

Vài lời trao đổi thêm về thiết kế PAU.
-Việc tính toán và chọn PAU phụ thuộc theo tải lạnh do gió tươi mang vào, tải lạnh của phần gió tươi thường chiếm 40%~60% . nếu chọn PAU là 100% tải cho gió tươi thì các dàn lạnh FCU sẽ nhỏ có thể gây khó khăn cho việc bố trí đều các miệng gió trong không gian điều hòa cũng như chọn các dàn FCU.
- Thông thường đối với dh cho thương mại và văn phòng thì %OA khỏng 10-30%, cho phòng sạch có thể lên đến 40-50%.
Như đã đề cập, gió tươi có thể cấp trục tiếp vào phòng (với SA gió tươi = SA gió qua FCU) nên bác tiêu đừng lo vấn đề này.
- Việc hạ sâu nhiệt độ ra PAU hay còn gọi Dedicated OA offset một phần nhiệt ẩn trong không gian điều hoà, điều này tương tự việc ta gom nước ngưng trong FCU lại PAU giúp việc bố trí ống ngưng dễ dàng, và đây cũng là điều lo ngại cho mấy cha thi công.
- Đôi với phòng sạch việc điều khiển độ ẩm hay làm là hạ nhiệt độ gió cấp qua AHU sau đó gia nhiệt SA, hoặc bypass gió hồi tắt qua ahu, hoặc dùng HW. Việc thiết kế PAU trước AHU giúp tăng khả năng tách ẩm và giảm công suất điện trở sưởi.và việc này làm như thé nào.
- việc hạ nhiệt độ SA sau khi qua PAU tách ẩm rất nhiều ( vì chỉ có gió tươi qua PAU thui)không cần phải gia nhiệt bằng điện trở, gió cấp này sẽ đi và mixing box của AHU, khi này AHU chỉ việc hanlde nhiệt hiện trong phòng đôi khi cần thêm điện trở( tất nhiên nhỏ hơn khi không có PAU).
- Trong trường hợp nếu dùng HW ngay PAU sẽ giảm đc công suất của PAU.
Nhưng cần lưu ý là đối với hệ thống dùng FAN COIL thì hộp gen gió tươi sẽ ko đổi vì lưu lương gió tươi là không đổi trong mọi trwowngf hợp
 
Ðề: Thiết kế pau

PAU làm lạnh sơ bộ và PAU có dùng thêm điện trở đẻ sưởi là 1 loại ?, atinh có công trình KS nào xài PAU dùng thêm điện trở để sưởi ko?
 
Ðề: Thiết kế pau

Nhân tiện, xin hỏi theo kinh nghiệm các bác khi nào cần dùng PAU để xử lý gió tươi, khi nào thì có thể lấy gió tươi trực tiếp từ bên ngoài vào FCU, AHU.
Cảm ơn các bác.

Việc trang bị PAU để xử lý gió tươi hoàn toàn tốt về mặt kỹ thuật và đôi khi cả kinh tế, cái kinh tế thấy đc truoc mắt là giảm đc size của fcu, indoor khi đó giảm được chi phí dây điện,đường ống nước lạnh, nước ngưng . đồng thời đảm bảo được mức thoải mái trong phòng (IAQ).
- Không phải cứ sử dụng chiller mới dùng PAU đc, vẩn có PAU cho DX coil
Chớ nên nghỉ đến phương án dùng quạt thổi gió tươi trực tiếp hoặc dùng FCU nhỏ xử lý gió tươi vao các tầng, điều này làm việc bố trí FCU/IU trở nên khó khăn vì đường ống đi lung tung, gây ồn, và mất mỹ quan kiến trúc.
 
Ðề: Thiết kế pau

em còn đang ôm sách vở nhiều nên hiểu biết còn có hạn. theo em hiểu thì PAU chỉ sử lý không khí tươi trước khi vào phòng, như vậy ta có thể đua không khí sữ lý vào FCU,AHU hoặc trực tiếp thổi vào phòng. làm như thế có thể giảm được tải cho FCU, hay nói cách khác là giảm kích thước của FCU, phương án này rất hay, bơi với các toà nha cao tầng thì 1 tầng của nó không cao lắm, tuy nhiên em có một số câu hỏi muốn hiểu rỏ.
+ các thông số không khí đầu ra của PAU (t, độ ẩm..) như thế nào, có bằng các thông số ra của FCU không, ví dụ: của FCU là:t=24, độ ẩm 55%, thì của PAU bằng bao nhiêu?.
+ với phương qua FCU trước khi vào phòng thì lấy thông số đầu vào FCU chính là thông số đầu ra PAU phải không.
+ với phương án thổi trực tiếp vào phòng thì thế nào. nếu PAU làm việc với 100% thì FCU không phải lấy gió tươi để sử lý phải không (vì lượng gió tươi là không đổi), phương án này thì có thể tính toán được, nhưng nếu PAU chỉ sử lý 1 phần gió tươi thì thế nào, tính toán sẽ ra sao.bởi nhiệt độ gió ra PAU và FCU em không biết có bằng nhau không
+ và câu cuối cùng của em là vấn đề kinh tế, cái nào sẽ lợi hơn.(để còn nói chuyện với chủ đầu tư nữa chứ)
 
Ðề: Thiết kế pau

Cảm ơn anh Tinh nhiều, nhưng Toa làm sao thay đổi được, thực tế là khi chạy điều hòa thì Toa rất cao, nếu lấy Toa nơi bóng râm thì có thấp hơn chút đỉnh nhưng không sao đáp ứng được cái giả thuyết là Toa thay đổi lớn để Tma phù hợp với Tstandard của hãng được. Còn Trace700 thì thiết kế PAU có rất nhiều lựa chọn, nhưng chúng ta phải có 1 hệ thống (gồm FCU, AHU...) chứ ko phải chỉ 1 PAU là được.
 
Ðề: Thiết kế pau

bài thảo luận rất hay. Mình đang làm đồ án tốt nghiệp về hệ thống điền hòa không khí cho cao ốc văn phòng. Công trình của mình có sử dụng PAU mà mấy ngày nay mình chưa biết tính toán thế nào cả. Do mình thực tập ở phòng thi công nên chỉ có thông số kích thước bản vẽ còn tất cả mọi thứ phải tự tìm hiểu! bài thảo luận giúp mình giải đáp rất nhiều khúc mắc trong tính toán. cám ơn các bác nhé!
 
Ðề: Thiết kế pau

PAU cũng chỉ là 1 tên gọi, đừng vì tên gọi mà bị ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đúng.

Khi PAU xử lý 100% gió mới (phòng mổ chẳng hạn) thì lúc này PAU cũng vừa là AHU (xử lý cả RH % T)

Vì vậy tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta phải quyết định xem PAU chỉ xử lý RH hay cả T. (tốt nhất nên kết hợp recovery system để tăng hiệu năng sử dụng)

Ở dây tui có 1 số sơ đồ để các bạn tham khảo.

:-h:-h:-h:-h:-h:-h
cleanroom_Page_01.jpg

cleanroom_Page_02.jpg

cleanroom_Page_03.jpg

cleanroom_Page_04.jpg

cleanroom_Page_05.jpg
 
Ðề: Thiết kế pau

mấy anh ơi, Em có một cồg trình vừa dùng AHU vừa dùng PAU. nhưng nếu em cho thêm PAU vào thì để chọn máy AHU thoả cả lưu lượng không khí và công suất lạnh thì rất khó. Vì khi đó lưu lượng khí thì quá lớn so với Câtlogue ( đã thoả công suất của riêng AHU). em đang tìm cách giải quyết vấn đề này. vậy có cách nào chọn máy thoả cả hai mà không dư công suất lạnh không
( [email protected])
 
Ðề: Thiết kế pau

mấy anh ơi, Em có một cồg trình vừa dùng AHU vừa dùng PAU. nhưng nếu em cho thêm PAU vào thì để chọn máy AHU thoả cả lưu lượng không khí và công suất lạnh thì rất khó. Vì khi đó lưu lượng khí thì quá lớn so với Câtlogue ( đã thoả công suất của riêng AHU). em đang tìm cách giải quyết vấn đề này. vậy có cách nào chọn máy thoả cả hai mà không dư công suất lạnh không
( [email protected])

Theo mình bạn có thể dùng AHU có hệ thống bypass trong đó một phần gió không đi qua coil lạnh mà chỉ hòa trộn với phần gió lạnh sau khi qua coil. Một phương án khác là dùng quạt để tăng lưu lượng gió tuần hoàn đảm bảo yêu cầu làm sạch không khí.
 
Ðề: Thiết kế pau

các bác toàn dân trong nghề giỏi nhỉ. mình không rành bằng các bác nhưng mình có 1 số câtlog về fcu và ahu cho các bác tham khảo khi có nhu cầu liên hệ mình nhé.

Mr ,Trừ tell: 0933892060

Hy vọng đây là tài liệu có ích cho các bác
 

Đính kèm

  • CHILLED WATER FAN COIL UNIT.pdf
    1.5 MB · Xem: 557
  • ahu-nuoc-KHW.pdf
    218.6 KB · Xem: 312
  • 08kasun_AHU_Specification.rar
    5.4 MB · Xem: 393
THIẾT KẾ PAU công thức Q=Gx(In-Io) theo giáo trình thiết kế Thầy Võ Chí Chính
Ví dụ ta thiết kế ở TPHCM ta có thông số ngoài trời N(39.9, 81.7%), thông số thiết kế bên trong phòng 25oC ,55% ta tra được Enthanpy lần lượt 140,87 Kj/Kg và 52,86 Kj/Kg. lưu lượng thiết kế cho 1000 l/s
Áp dụng công thức ta tính được công suất PAU=105 KW.
 
Back
Bên trên