Hệ số K của đầu phun Sprinkler

Hi all,

Mình xin gởi chút thông tin vừa PR và biết đâu có chút thông tin anh em tiện tham khảo !!!
Đây là sự cộng tác để đáp ứng tiêu chí của chủ đầu tư P&G và Reliable phát triển ra sản phẩm HL-22 Specific application (Now Has New UL/ FM Approval Guidelines)
Đầu Phun RELIABLE HL-22 Specific application

- Chủng loại: ESFR, hướng xuống.

- Nhiệt độ: 100 độ C

- Chiều cao: 48 Feet (14.6 m)

- Hệ số K: 22.4

- Ứng dụng: Nhà kho theo tiêu chuẩn NFPA13

- Lợi điểm: Tiết kiệm chi phí đường ống, giãm công xuất bơm, tiết kiệm chi phí bồn chứa nước
Untitled HL22 & 252EC.png
 

Đính kèm

  • GOES GREEN.pdf
    82.5 KB · Xem: 255
Chào diễn đàn,

Cho mìn hỏi thêm về cách chọn đầu phun sprinkler là theo NFPA 13, table 37 sprinkler type and K factor for various hazard classes - ứng với mỗi nhóm LH, OH thì ta có hệ số K khác nhau. Vậy thì ta có cần theo bảng này để chọn đầu sprinkler hay không?

Vì theo dự án mình đang làm toàn bộ đầu sprinkler đều có hệ số K=80 của các nhóm nguy cơ cháy khác nhau, điều này có nên hay không?

Cảm ơn diễn đàn nhé.
 
Chào diễn đàn,

Cho mìn hỏi thêm về cách chọn đầu phun sprinkler là theo NFPA 13, table 37 sprinkler type and K factor for various hazard classes - ứng với mỗi nhóm LH, OH thì ta có hệ số K khác nhau. Vậy thì ta có cần theo bảng này để chọn đầu sprinkler hay không?

Vì theo dự án mình đang làm toàn bộ đầu sprinkler đều có hệ số K=80 của các nhóm nguy cơ cháy khác nhau, điều này có nên hay không?

Cảm ơn diễn đàn nhé.
Không theo được vì yêu cầu về lưu lượng khác nhau. Nếu ban chọn hệ số k lớn thì với 1 máy bơm có lưu lượng_ cột áp Q-H thì áp tại đầu phun nhỏ(khi k lớn) hơn 0.5 bar (NFPA&TCVN quy định) thì không tạo ra đủ động năng để bắn nước ra đều, đủ diện tích cần bảo vệ. Mình không biết giải thích thế nào cho dễ hiểu nhưng lựa chọn k hợp lý sẽ đảm bảo y/c kỹ thuật và kinh tế. Vd như với nguy cơ cháy thấp (theo TCVN) bạn chọn k=8 thì để đảm bảo áp tại đầu phun 0.5 bar thì nó đã phun ra hơn 80l/min, phải tính toán tối thiểu 120m2 tương đương 10 (1 đầu bảo vệ 12m2) đầu phun hoạt động đồng thời nên cần ít nhất 800l/min mà tiêu chuẩn yêu cầu có 0.08*120=9.6l/s=576l/min.....
PS: bạn tham khảo thêm tiêu chuẩn Bs có những tương đồng giữ diện tích, lưu lượng với TCVN.
 
VD thế này: bạn đang cần tính đầu phun cho tb nhóm 2: q=0,24l/s.m2, S=240m2. Bạn bố trí đầu phun 3.3m*3.3m=>như vậy bạn có 240/(3.3*3.3)~=22 đầu phun=>lưu lượng tối thiểu của 1 đầu phun là: Q=0.24*240/22=2.62l/s=157,2l/min.
- Nếu bạn chọn đầu phun có: k=40.3 thì áp tại đầu phun là p : p=(Q/k)^0.5=1.96Bar
- Nếu bạn chọn đầu phun có: k=80 thì áp tại đầu phun là p : p=(Q/k)^0.5=1.4Bar
- Nếu bạn chọn đầu phun có: k=115.2 thì áp tại đầu phun là p : p=(Q/k)^0.5=1.17Bar
- Nếu bạn chọn đầu phun có: k=161.3 thì áp tại đầu phun là p : p=(Q/k)^0.5=0.99Bar
anh pccc.tranvan cho em hỏi:
Trong 1 công trình cụ thể là chung cư thì phần gara ngầm là chữa cháy TB nhóm II, phần tháp là chữa cháy thấp. Như vậy khi lựa chọn đầu spr em có thể chọn loại đầu k= 5.6 cho cả 2 cấp độ cháy này trong cùng 1 tòa nhà ko ?
 
anh pccc.tranvan cho em hỏi:
Trong 1 công trình cụ thể là chung cư thì phần gara ngầm là chữa cháy TB nhóm II, phần tháp là chữa cháy thấp. Như vậy khi lựa chọn đầu spr em có thể chọn loại đầu k= 5.6 cho cả 2 cấp độ cháy này trong cùng 1 tòa nhà ko ?
Được em miễn là đáp ứng dc lưu lượng theo tiêu chuẩn (cột áp theo tt). Nhưng nhóm 2 ít khi người ta chọn k 5.6 mà thường 8.0
 
anh pccc.tranvan cho em hỏi:
Trong 1 công trình cụ thể là chung cư thì phần gara ngầm là chữa cháy TB nhóm II, phần tháp là chữa cháy thấp. Như vậy khi lựa chọn đầu spr em có thể chọn loại đầu k= 5.6 cho cả 2 cấp độ cháy này trong cùng 1 tòa nhà ko ?
Thực tế của hệ số k của đầu Sprinkler đều liên quan đến lưu lượng và áp rơi qua đầu phun. Như công thức
H=(Q/K)^2 của bạn là đúng. Bạn sẽ thấy sụt áp H với k=8.0 bằng nửa sụt áp qua k=5.6 với cùng một lưu lượng phun. Áp lực tại đầu phun càng cao sẽ làm cột áp bơm PCCC càng lớn và do đó nhiều khi không chọn được bơm PCCC.
Với hệ số k, NFPA quy định là 2.8, 4.0, 5.6, 8.0, 11.2,... Nếu để ý, cột áp theo dãy hệ số k này với cùng lưu lượng cái trước cao gấp đôi cái sau. Vì thế, khi chọn đầu, cũng tùy theo cột áp và lưu lượng để chọn cho hiệu quả!
 
Thực tế của hệ số k của đầu Sprinkler đều liên quan đến lưu lượng và áp rơi qua đầu phun. Như công thức
H=(Q/K)^2 của bạn là đúng. Bạn sẽ thấy sụt áp H với k=8.0 bằng nửa sụt áp qua k=5.6 với cùng một lưu lượng phun. Áp lực tại đầu phun càng cao sẽ làm cột áp bơm PCCC càng lớn và do đó nhiều khi không chọn được bơm PCCC.
Với hệ số k, NFPA quy định là 2.8, 4.0, 5.6, 8.0, 11.2,... Nếu để ý, cột áp theo dãy hệ số k này với cùng lưu lượng cái trước cao gấp đôi cái sau. Vì thế, khi chọn đầu, cũng tùy theo cột áp và lưu lượng để chọn cho hiệu quả!
Dạ thanks a ! Em hiểu vì có tính toàn thử thì khi K giảm 1 bậc cùng lưu lượng thì cột áp tăng tương đương gấp 2.
Ý em ở đây là thường trong các công trình như chung cư hay văn phòng cho thuê có tầng hầm để xe là nơi có nguy cơ cháy trung bình nhóm II và ở tầng thấp - còn mấy tầng trên cao là nhóm nguy cơ cháy thấp. Khi tính toán cột áp cho thằng trên cùng của 1 tòa nhà thì chắc chắn thằng tầng hầm sẽ dư áp --> em muốn tận dụng cái áp dư này để chọn K nhỏ lại --> tiết kiệm chi phí mà cột áp bơm cũng ko thay đổi.
Cách suy luận của em là vậy, ko biết a có cao kiến gì ko ạ!
 
Dạ thanks a ! Em hiểu vì có tính toàn thử thì khi K giảm 1 bậc cùng lưu lượng thì cột áp tăng tương đương gấp 2.
Ý em ở đây là thường trong các công trình như chung cư hay văn phòng cho thuê có tầng hầm để xe là nơi có nguy cơ cháy trung bình nhóm II và ở tầng thấp - còn mấy tầng trên cao là nhóm nguy cơ cháy thấp. Khi tính toán cột áp cho thằng trên cùng của 1 tòa nhà thì chắc chắn thằng tầng hầm sẽ dư áp --> em muốn tận dụng cái áp dư này để chọn K nhỏ lại --> tiết kiệm chi phí mà cột áp bơm cũng ko thay đổi.
Cách suy luận của em là vậy, ko biết a có cao kiến gì ko ạ!
Ồ! Cái này là đúng mà bạn! Bạn dùng đầu nhỏ với lưu lượng thấp là đương nhiên. Cái chính là tính phải đủ lưu lượng. Còn trong công trình, tùy nơi mà áp dụng phù hợp. Tầng hầm dùng K=8.0, nhưng các tầng cao dùng 4.0 hay 5.6 là theo tính toán cụ thể!
 
pccc.tranvan cho em hoi chut, em moi vao nghe, nen muon hoi cac tiền bối là khi em biết được áp trong đường ống thì em tính vận tốc nước chảy như thế nào ạ. mong các anh chỉ giúp thanks
 
pccc.tranvan cho em hoi chut, em moi vao nghe, nen muon hoi cac tiền bối là khi em biết được áp trong đường ống thì em tính vận tốc nước chảy như thế nào ạ. mong các anh chỉ giúp thanks
Có công thức tính vận tốc đấy bạn, v = Q/S, trong đó Q là lưu lượng (m3/s), S là diện tích đường ống (m2)
 
Công thức trong TCVN 7336 là Q=K*sqrt(H) với
- Q lưu lượng tính bằng l/s
- H cột áp tính bằng m
Công thức trong NFPA thì Q=K*sqrt(H) với
- Q lưu lượng tính bằng gpm (galon/min)
- H tính bằng psi (Pound/inch^2)
Tính quy đổi đơn vị thì bạn lấy hệ số K của Mỹ nhân cho hệ số 0.0752415 thì sẽ có hệ số K tính theo TCVN 7336.
Như thế K=5.6 của Mỹ tương đương với K=0.376 coi như tương đương đầu 10mm của mình.
K=8.0 của Mỹ tương đương K=0.537 coi như tương đương với đầu 12mm của mình.
Tuy nhiên, hiện nay, PCCC dùng hàng chuẩn Mỹ nhiều nên bạn nên tính theo hệ số của hàng hóa mà không cần quan tâm đến TCVN 7336. Chủ yếu, bạn cần lưu ý về lưu lượng cấp cho 1 đầu phun để chọn chính xác thôi!
sao e quy đổi đơn vị như trong hình hệ số K của Mỹ phải chia cho hệ số 0.0752415 thì sẽ có hệ số K tính theo TCVN 7336.
 

Đính kèm

  • 38686930_244022306438340_15655134319083520_n.jpg
    38686930_244022306438340_15655134319083520_n.jpg
    63.7 KB · Xem: 319
Có tiêu chuẩn ..... quy định K tương đương vs iso, NFPA nhé.
7.4.1.1. Hằng số lưu lượng K đối với các đầu phun phải được tính toán theo công thức sau:
K = q/p^0.5
Trong đó
p là áp suất, tính bằng bar;
q lưu lượng l/min.
 
Có tiêu chuẩn ..... quy định K tương đương vs iso, NFPA nhé.
7.4.1.1. Hằng số lưu lượng K đối với các đầu phun phải được tính toán theo công thức sau:
K = q/p^0.5
Trong đó
p là áp suất, tính bằng bar;
q lưu lượng l/min.
e đổi sang k theo TCVN cho dễ làm mà đổi theo đơn vị LPM/bar^0,5 nó cũng kiểu ngược như vậy, k theo catologue có 2 đơn vị tính tương tự nhau, e vẫn vướng mắc quá
 

Đính kèm

  • 38722232_2177246475827346_1011925192932327424_n.jpg
    38722232_2177246475827346_1011925192932327424_n.jpg
    102 KB · Xem: 361
e đổi sang k theo TCVN cho dễ làm mà đổi theo đơn vị LPM/bar^0,5 nó cũng kiểu ngược như vậy, k theo catologue có 2 đơn vị tính tương tự nhau, e vẫn vướng mắc quá
Có gì đâu bạn, nếu xài đơn vị đo in, feet... thì dùng đơn vị GPM/psi^0.5 (GPM-galon trong 1 phút). Xài hệ mét thì xài đơn vị lưu lượng là lít phút (LPM Ý).
Chỉ là phép đổi đơn vị thôi bạn. Trong công thức tính (trong NFPA) có đưa ra công thức theo hệ anh và hệ hét, tương ứng với các đơn vị đo, bạn xem để rõ hơn.
 
Công thức trong TCVN 7336 là Q=K*sqrt(H) với
- Q lưu lượng tính bằng l/s
- H cột áp tính bằng m
Công thức trong NFPA thì Q=K*sqrt(H) với
- Q lưu lượng tính bằng gpm (galon/min)
- H tính bằng psi (Pound/inch^2)
Tính quy đổi đơn vị thì bạn lấy hệ số K của Mỹ nhân cho hệ số 0.0752415 thì sẽ có hệ số K tính theo TCVN 7336.
Như thế K=5.6 của Mỹ tương đương với K=0.376 coi như tương đương đầu 10mm của mình.
K=8.0 của Mỹ tương đương K=0.537 coi như tương đương với đầu 12mm của mình.
Tuy nhiên, hiện nay, PCCC dùng hàng chuẩn Mỹ nhiều nên bạn nên tính theo hệ số của hàng hóa mà không cần quan tâm đến TCVN 7336. Chủ yếu, bạn cần lưu ý về lưu lượng cấp cho 1 đầu phun để chọn chính xác thôi!
Hình như hệ số 0.0752415 không đúng. đầu phun của Việt đầu 12 lấy K=0,448. theo TCVN 7336:2003
 
Back
Bên trên