Cần giúp Thu hồi nhiệt lạnh từ nước ngưng điều hòa

Hanc

Thành Viên [LV 0]
Dear cả nhà
Em đang dự kiến làm đề tài thu hồi nhiệt lạnh từ hệ thống nước ngưng điều hòa: Thu hồi nước ngưng cho đi qua dàn FCU để thổi lại vào phòng.
Bây giờ sếp e đang muốn biết nếu áp dụng đề tài này thì nhiệt độ thổi tại cửa gió ra của FCU sẽ là bao nhiêu nếu biết: nhiệt độ nước ngưng, lưu lượng nước, tốc độ gió và diện tích dàn tản nhiệt???
Do mới chỉ là ý tưởng chưa áp dụng thực tế nên e cần phải có mấy cái công thức để tính toán ra mà kiến thức của e nông cạn quá ahihi.
Mới chỉ tính được được Q=823,200,00 (J) ~229 (kW) từ 7 mét khối nước/ngày.
Nhờ cả nhà chỉ giáo ạ.
Thanks
 
Hi bạn,
Mình nghĩ nên bắt đầu từ khâu ý tưởng:
Không rõ là bạn lấy nước ngưng từ đâu? (AHU, hay chính FCU). Và bạn lấy nước ngưng từ AHU/FCU rồi đẩy lại chính các dàn coil này hay dùng nước ngưng đó như là 1 source để làm lạnh cho 1 pipe line khác (System khác).
 
Dear cả nhà
Em đang dự kiến làm đề tài thu hồi nhiệt lạnh từ hệ thống nước ngưng điều hòa: Thu hồi nước ngưng cho đi qua dàn FCU để thổi lại vào phòng.
Bây giờ sếp e đang muốn biết nếu áp dụng đề tài này thì nhiệt độ thổi tại cửa gió ra của FCU sẽ là bao nhiêu nếu biết: nhiệt độ nước ngưng, lưu lượng nước, tốc độ gió và diện tích dàn tản nhiệt???
Do mới chỉ là ý tưởng chưa áp dụng thực tế nên e cần phải có mấy cái công thức để tính toán ra mà kiến thức của e nông cạn quá ahihi.
Mới chỉ tính được được Q=823,200,00 (J) ~229 (kW) từ 7 mét khối nước/ngày.
Nhờ cả nhà chỉ giáo ạ.
Thanks
Đề tài của bạn lạ á chứ.
Nào giờ mình chỉ tận dụng nước ngưng để cấp bù lượng nước thất thoát của tháp giải nhiệt, hoặc tưới cây.
Nhiệt độ nước ngưng không cố định, xác định nhiệt độ gió cũng khó à
 
Hi bạn,
Mình nghĩ nên bắt đầu từ khâu ý tưởng:
Không rõ là bạn lấy nước ngưng từ đâu? (AHU, hay chính FCU). Và bạn lấy nước ngưng từ AHU/FCU rồi đẩy lại chính các dàn coil này hay dùng nước ngưng đó như là 1 source để làm lạnh cho 1 pipe line khác (System khác).
Mình lấy nước ngưng từ hệ thống AHU để đẩy sang 1 dàn coil khác bạn ạ
 
Đề tài của bạn lạ á chứ.
Nào giờ mình chỉ tận dụng nước ngưng để cấp bù lượng nước thất thoát của tháp giải nhiệt, hoặc tưới cây.
Nhiệt độ nước ngưng không cố định, xác định nhiệt độ gió cũng khó à
Nói chung lý thuyết thì chỉ tính tương đối thôi bạn. Chủ yếu là để thuyết phục được vốn đầu tư để mà chạy thử xem có hiệu quả không. Thực sự thì chơi bài: cho thằng nước ngưng vào chính dàn nóng của hệ thông đó thì sẽ tiết kiệm được nhiều điện hơn nhưng dàn sẽ nhanh bị thủng nên mình chơi theo giải pháp giải nhiệt bằng gió cho an toàn :D
 
Dear cả nhà
Em đang dự kiến làm đề tài thu hồi nhiệt lạnh từ hệ thống nước ngưng điều hòa: Thu hồi nước ngưng cho đi qua dàn FCU để thổi lại vào phòng.
Bây giờ sếp e đang muốn biết nếu áp dụng đề tài này thì nhiệt độ thổi tại cửa gió ra của FCU sẽ là bao nhiêu nếu biết: nhiệt độ nước ngưng, lưu lượng nước, tốc độ gió và diện tích dàn tản nhiệt???
Do mới chỉ là ý tưởng chưa áp dụng thực tế nên e cần phải có mấy cái công thức để tính toán ra mà kiến thức của e nông cạn quá ahihi.
Mới chỉ tính được được Q=823,200,00 (J) ~229 (kW) từ 7 mét khối nước/ngày.
Nhờ cả nhà chỉ giáo ạ.
Thanks
Nước ngưng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, độ ẩm không khí, tùy thuộc vào hệ thống lúc bắt đầu chạy hay là đã chạy ổn định. Vì nó không ổn định nên nó thường chỉ để tận dụng chứ khó mà để thay thế hẳn một hệ thống được.
- Còn về nhiệt đó gió offcoil thì bạn nên tham khảo như thế này: Nó phụ thuộc vào nhiệt độ nước ngưng là đương nhiên, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào hiệu suất trao đổi nhiệt của dàn coil trong đó có vật liệu coil và kích thướt coil. Nếu chọn coil có hiêu suất cao thì chênh lệch nhiệt độ của gió và coil thấp dẫn đến kích thướt coil dày hoặc to hơn và ngược lại. Cho nên phải cân nhắc tính toán lựa chọn để cho ra hiệu quả cao nhất.
- Còn tốc độ gió qua coi sau khi tính toán trao đổi nhiệt thì kiểm tra xem gió qua coil có đọng sương và tách ẩm hay không, nếu có phải cân nhắc chọn vận tốc gió qua coil sao cho nó không mang theo nước ngưng đó vào đường ống hoặc không gian điều hòa (tương tự như cách chọn vận tốc gió qua coil AHU, FCU...). Chúc bạn may mắn. TBPham ^^
 
Nước ngưng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, độ ẩm không khí, tùy thuộc vào hệ thống lúc bắt đầu chạy hay là đã chạy ổn định. Vì nó không ổn định nên nó thường chỉ để tận dụng chứ khó mà để thay thế hẳn một hệ thống được.
- Còn về nhiệt đó gió offcoil thì bạn nên tham khảo như thế này: Nó phụ thuộc vào nhiệt độ nước ngưng là đương nhiên, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào hiệu suất trao đổi nhiệt của dàn coil trong đó có vật liệu coil và kích thướt coil. Nếu chọn coil có hiêu suất cao thì chênh lệch nhiệt độ của gió và coil thấp dẫn đến kích thướt coil dày hoặc to hơn và ngược lại. Cho nên phải cân nhắc tính toán lựa chọn để cho ra hiệu quả cao nhất.
- Còn tốc độ gió qua coi sau khi tính toán trao đổi nhiệt thì kiểm tra xem gió qua coil có đọng sương và tách ẩm hay không, nếu có phải cân nhắc chọn vận tốc gió qua coil sao cho nó không mang theo nước ngưng đó vào đường ống hoặc không gian điều hòa (tương tự như cách chọn vận tốc gió qua coil AHU, FCU...). Chúc bạn may mắn. TBPham ^^
Cảm ơn bạn đã tư vấn ^^
 
Nhiệt dộ nước ngưng khi ra thoát ra ngoài ngoài đường ống ~15 oC, Giả sử bể nước bạn chứa là 10m3, tổn thất nhiệt khi nước ở trong bể ~20C -> Nhiệt độ khi bơm vào dàn ~17oC -> Giả sử khi bạn dùng 50% hệ thống chạy chiller để dùng hệ thống tận dụng nhiệt này, thì hệ thống tiết kiệmđáp ứng ~60% công suất lạnh so với trước trong khoảng 2h-> hệ thống vận hành không ổn định.
Chi phí phát sinh:
1, Xây dựng bể chứa nước 10m3.
2, Hệ thống thu gom nước ngưng.
3, Hệ thống Bơm.
4, Tủ điện điều khiển
5, Modify hệ thống cũ
...
Ngoài ra vấn đề là nước nưng từ dàn chảy ra sẽ bao gồm cả bụi bẩn, mùi, vi khuẩn nên việc tận dụng sẽ có rủi ro cho sức khỏe cong người -> Nên đầu tư thêm hệ thống lọc và tia UV khử khuẩn -> Đầu tư thêm hệ thống này thì nhiệt độ nước tăng khoảng 5oC nữa thì nước chỉ dùng cho nhà WC được thôi :)
-> Bạn tư vấn cho sếp xem có đầu tư nữa không :)
 
Nhiệt dộ nước ngưng khi ra thoát ra ngoài ngoài đường ống ~15 oC, Giả sử bể nước bạn chứa là 10m3, tổn thất nhiệt khi nước ở trong bể ~20C -> Nhiệt độ khi bơm vào dàn ~17oC -> Giả sử khi bạn dùng 50% hệ thống chạy chiller để dùng hệ thống tận dụng nhiệt này, thì hệ thống tiết kiệmđáp ứng ~60% công suất lạnh so với trước trong khoảng 2h-> hệ thống vận hành không ổn định.
Chi phí phát sinh:
1, Xây dựng bể chứa nước 10m3.
2, Hệ thống thu gom nước ngưng.
3, Hệ thống Bơm.
4, Tủ điện điều khiển
5, Modify hệ thống cũ
...
Ngoài ra vấn đề là nước nưng từ dàn chảy ra sẽ bao gồm cả bụi bẩn, mùi, vi khuẩn nên việc tận dụng sẽ có rủi ro cho sức khỏe cong người -> Nên đầu tư thêm hệ thống lọc và tia UV khử khuẩn -> Đầu tư thêm hệ thống này thì nhiệt độ nước tăng khoảng 5oC nữa thì nước chỉ dùng cho nhà WC được thôi :)
-> Bạn tư vấn cho sếp xem có đầu tư nữa không :)
Hì, cảm ơn bạn đã tư vấn nhé
Thanks !
 
Nói chung lý thuyết thì chỉ tính tương đối thôi bạn. Chủ yếu là để thuyết phục được vốn đầu tư để mà chạy thử xem có hiệu quả không. Thực sự thì chơi bài: cho thằng nước ngưng vào chính dàn nóng của hệ thông đó thì sẽ tiết kiệm được nhiều điện hơn nhưng dàn sẽ nhanh bị thủng nên mình chơi theo giải pháp giải nhiệt bằng gió cho an toàn :D
Nói chung lý thuyết thì chỉ tính tương đối thôi bạn. Chủ yếu là để thuyết phục được vốn đầu tư để mà chạy thử xem có hiệu quả không. Thực sự thì chơi bài: cho thằng nước ngưng vào chính dàn nóng của hệ thông đó thì sẽ tiết kiệm được nhiều điện hơn nhưng dàn sẽ nhanh bị thủng nên mình chơi theo giải pháp giải nhiệt bằng gió cho an toàn :D
mình ko hiểu dàn nóng sẽ bị nhanh thủng hơn là ntn? tks
 
mình ko hiểu dàn nóng sẽ bị nhanh thủng hơn là ntn? tks
Chạy một thời gian nó đóng cặn bám vào cánh tản nhiệt và đường ống làm ảnh hưởng tới sự sao đổi nhiệt. Và sau lâu hơn nữa dàn sẽ bị mọt và thủng đường ống. Ngày xưa bên mình đã test thử rồi nên phương án bị NG
 
+ Nhiệt độ nước ngưng chính là nhiệt độ ngưng tụ đó, bạn lấy chênh lên 2 độ tại điểm thu hồi cho an toàn cũng được.
+ Lượng nước ngưng thì tính = (d oncoil - d offcoin) x G
d oncoil: độ chứa hơi của không khí trước coil lạnh
d offcoil: độ chứa hơi của không khí sau coil lạnh (thường sau coil lạnh không khí có nhiệt độ ~ 12 độ C, độ ẩm 95%RH)
G: lưu lượng khối lượng không khí qua dàn

+ Nhiệt độ gió ra tại dàn FCU sủ dụng nước ngưng tận dụng cũng tính theo công thức cơ bản (Nước ngưng tận dụng nên có thể bỏ qua nhiệt ẩn vì quá nhỏ):
Qair = G x Cp x (t_air_oncoil - t_air_offcoil)
Qwater = G x Cp x (t_water_oncoil - t_water_offcoin)

t_water_oncoil: nhiệt độ nước ngưng cấp vào
t_water_offcoin: nhiệt độ nước ngưng ra khỏi dàn (có thể lấy giá trị thấp hơn 3 độ C so với nhiệt độ môi trường)

Qair ~ Qwater, có thể lấy Qair = 75% x Qwater (sai số tuỳ theo hiệu suất, hệ số by-pass dàn FCU)

Cơ bản là thế. Chi tiết hơn có thể tham khảo các tài liệu/ giáo trình về truyền nhiệt và thiết kế hệ thống ĐHKK (có hướng dẫn rất chi tiết về thiết kế dàn coil lạnh)

Tuy nhiên, xét về hiệu suất nếu dùng nước ngưng cho hệ thống điều hoà thì hiệu quả không đáng kể. Sử dụng cho hệ thống giải nhiệt thì tốt hơn.
 
Back
Bên trên