Cần giúp điều hoà không khí cho phòng máy chủ Server

phuongnguyen280

Thành Viên [LV 0]
Em chào các bác, hiện tại em đang tìm hiểu về hệ thống làm lạnh cho phòng máy chủ, em có thắc mắc về phương pháp tính nhiệt toả của phòng cũng như xác định nhiệt độ gió thổi vào trong phòng để làm lạnh cho các thiết bị máy chủ.
Các bác có thể giải đáp giúp em được không ạ, em cảm ơn các bác.
 
Để tính toán thiết kế hệ thống làm lạnh cho Data server thì bạn cần làm theo các bước chính như sau:

Bước 1: Xác định thông số khí hậu thiết kế.
- Nhiệt độ, độ ẩm cần thiết kế cho phòng Server là bao nhiêu?
- Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ngoài trời?

Bước 2: Xác định nhiệt tỏa, nhiệt thu
- Nhiệt tỏa do: Thiết bị IT, UPS, Thiết bị điện khác, đèn chiếu sáng, người.
- Nhiệt thu: Nhiệt truyền qua kết cấu bao che.

Bước 3: Tính toán công suất lạnh, lưu lượng gió thổi, nhiệt độ gió thổi.
- Tính toán theo nhiệt tỏa nhiệt thu, biểu đồ không khí ẩm.
- Nhiệt độ gió thổi vào sẽ chọn theo hệ thống làm lạnh dự kiến thiết kế. Phải xem thêm thông số của CRAC để biết thêm.

Bước 4: Chọn lựa hệ thống làm lạnh và thiết bị lạnh trong hệ thống.
- Hệ thống làm lạnh cho data server có thể sử dụng hệ thống chiller hoặc DX.
- Chọn thiết bị làm lạnh CRAC, Chiller, Tháp giải nhiệt, Cooler..vv
 
Để tính toán thiết kế hệ thống làm lạnh cho Data server thì bạn cần làm theo các bước chính như sau:

Bước 1: Xác định thông số khí hậu thiết kế.
- Nhiệt độ, độ ẩm cần thiết kế cho phòng Server là bao nhiêu?
- Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ngoài trời?

Bước 2: Xác định nhiệt tỏa, nhiệt thu
- Nhiệt tỏa do: Thiết bị IT, UPS, Thiết bị điện khác, đèn chiếu sáng, người.
- Nhiệt thu: Nhiệt truyền qua kết cấu bao che.

Bước 3: Tính toán công suất lạnh, lưu lượng gió thổi, nhiệt độ gió thổi.
- Tính toán theo nhiệt tỏa nhiệt thu, biểu đồ không khí ẩm.
- Nhiệt độ gió thổi vào sẽ chọn theo hệ thống làm lạnh dự kiến thiết kế. Phải xem thêm thông số của CRAC để biết thêm.

Bước 4: Chọn lựa hệ thống làm lạnh và thiết bị lạnh trong hệ thống.
- Hệ thống làm lạnh cho data server có thể sử dụng hệ thống chiller hoặc DX.
- Chọn thiết bị làm lạnh CRAC, Chiller, Tháp giải nhiệt, Cooler..vv
em thấy trong ashrae 99 nó có 2 phương pháp là phương pháp làm mát cả phòng thì lấy nhiệt độ phòng là khoảng 22 độ nhưng có một phương pháp nữa là cấp gió trực tiếp đến máy thì nó ghi là nhiệt độ gió cấp phụ thuộc vào yêu cầu của thiết bị như ảnh 2 này
1635764205124.png

anh có thể giải thích thêm cho em về phương pháp thứ 2 này không ạ.
 
Phương pháp này trong ASHRAE 99 thì có thể hiểu là chúng ta chỉ quan tâm tiêu chí duy nhất đó là làm mát thiết bị máy tính, không quan tâm tới thông số khí hậu của cả phòng.

Tức là nhiệm vụ duy nhất là cung cấp một lượng không khí có nhiệt độ đủ mát để khử toàn bộ nhiệt thừa tỏa ra từ thiết bị máy tính. Thông thường người ta sẽ bố trí phân phối khí lạnh thành 2 loại gọi là hành lang khí lạnh (cold aisle) và hành lang khí nóng (hot aisle) như hình bên dưới.
hqdefault.jpg
 
Phương pháp này trong ASHRAE 99 thì có thể hiểu là chúng ta chỉ quan tâm tiêu chí duy nhất đó là làm mát thiết bị máy tính, không quan tâm tới thông số khí hậu của cả phòng.

Tức là nhiệm vụ duy nhất là cung cấp một lượng không khí có nhiệt độ đủ mát để khử toàn bộ nhiệt thừa tỏa ra từ thiết bị máy tính. Thông thường người ta sẽ bố trí phân phối khí lạnh thành 2 loại gọi là hành lang khí lạnh (cold aisle) và hành lang khí nóng (hot aisle) như hình bên dưới.
hqdefault.jpg
em cảm ơn bác. Cho em hỏi thêm là trong data center người ta hay dùng sơ đồ điều hoà nào ạ.
 
em cảm ơn bác. Cho em hỏi thêm là trong data center người ta hay dùng sơ đồ điều hoà nào ạ.
Ở DC Việt Nam sử dụng 2 mô hình chính:
1. Dùng dàn lạnh thổi sàn (Downflow) kết hợp với sàn nâng và Hot aisle/ Cool aisle như hình trên. Phổ biến thường là Cool aisle, không đầu tư và kiểm soát Hot aisle.
2. Dùng dàn lạnh Inrow kết hợp với Cool aisle/ Hot aisle. Với mô hình này dàn lạnh bắt buộc phải nằm trong xen kẽ giữa không gian các Rack. Do vậy sẽ chiếm dụng diện tích lắp đặt Rack server. Mô hình 1 thì có thể tận dụng các vị trí sát tường bao quanh để đặt dàn lạnh được do đó diện tích rack server được nhiều hơn.
Còn sơ đồ điều hòa thì chỉ 2 sơ đồ như anh Bluster đã nêu rồi thôi. Nó chỉ khác cấu hình thiết bị dân dung. Ví dụ: Sử dụng điều hòa loại DX thì cấu hình 1 dàn lạnh - 2 dàn nóng được ưu tiên.
 
Ở DC Việt Nam sử dụng 2 mô hình chính:
1. Dùng dàn lạnh thổi sàn (Downflow) kết hợp với sàn nâng và Hot aisle/ Cool aisle như hình trên. Phổ biến thường là Cool aisle, không đầu tư và kiểm soát Hot aisle.
2. Dùng dàn lạnh Inrow kết hợp với Cool aisle/ Hot aisle. Với mô hình này dàn lạnh bắt buộc phải nằm trong xen kẽ giữa không gian các Rack. Do vậy sẽ chiếm dụng diện tích lắp đặt Rack server. Mô hình 1 thì có thể tận dụng các vị trí sát tường bao quanh để đặt dàn lạnh được do đó diện tích rack server được nhiều hơn.
Còn sơ đồ điều hòa thì chỉ 2 sơ đồ như anh Bluster đã nêu rồi thôi. Nó chỉ khác cấu hình thiết bị dân dung. Ví dụ: Sử dụng điều hòa loại DX thì cấu hình 1 dàn lạnh - 2 dàn nóng được ưu tiên.
ý em là sơ đồ như kiểu tuần hoàn 1 cấp 2 cấu ấy ạ, thì bên data center nó có sơ đồ đặc trưng cho công trình loại này không ạ.
 
ý em là sơ đồ như kiểu tuần hoàn 1 cấp 2 cấu ấy ạ, thì bên data center nó có sơ đồ đặc trưng cho công trình loại này không ạ.
à không. Vì nhiệt trong datacenter chỉ chủ yếu là nhiệt tỏa cho server và do hệ thống nguồn: accu. Không cấp gió tươi, cũng không tổ chức thải gió thải và người làm việc trong DC tính theo thời gian vận hành là gần như không có vì mọi thứ được giám sát và điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm.
Do đó, không giống như dân dụng.
Chỉ có 1 đặc thù khi lựa chọn thiết bị: SHR >=0.9. Độ chính xác nhiệt độ <=1 độ C, Độ chính xác độ ẩm <=5%.
 
à không. Vì nhiệt trong datacenter chỉ chủ yếu là nhiệt tỏa cho server và do hệ thống nguồn: accu. Không cấp gió tươi, cũng không tổ chức thải gió thải và người làm việc trong DC tính theo thời gian vận hành là gần như không có vì mọi thứ được giám sát và điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm.
Do đó, không giống như dân dụng.
Chỉ có 1 đặc thù khi lựa chọn thiết bị: SHR >=0.9. Độ chính xác nhiệt độ <=1 độ C, Độ chính xác độ ẩm <=5%.
Vâng em cảm ơn bác ạ
 
À các bác cho em hỏi thêm là cái vụ xác định nhiệt độ điểm thổi vào thì như thế nào ạ, với cả sau khi đi qua tủ rack thì độ ẩm nó thay đổi ntn ạ
 
À các bác cho em hỏi thêm là cái vụ xác định nhiệt độ điểm thổi vào thì như thế nào ạ, với cả sau khi đi qua tủ rack thì độ ẩm nó thay đổi ntn ạ

Muốn xác định được nhiệt độ điểm thổi vào, bạn cần sử dụng Biểu đồ không khí ẩm (hoặc biểu đồ Carrier).

Ví dụ như hình dưới:

- Điểm thổi vào: Nhiệt độ 15°C, độ ẩm: 95%
- Điểm sau khi qua tủ rack: Nhiệt độ 20°C, độ ẩm 69%

1636364817077.png
 
Muốn xác định được nhiệt độ điểm thổi vào, bạn cần sử dụng Biểu đồ không khí ẩm (hoặc biểu đồ Carrier).

Ví dụ như hình dưới:

- Điểm thổi vào: Nhiệt độ 15°C, độ ẩm: 95%
- Điểm sau khi qua tủ rack: Nhiệt độ 20°C, độ ẩm 69%

View attachment 31934
Quá trình không khí qua tủ rack là quá trình đẳng dung ẩm hả anh.
 
Back
Bên trên