Trợ giúp tính toán cho hệ thống cấp gió tươi

Trần Lân

Thành Viên [LV 0]
Hi các bác trong diễn đàn, em có một bài toán như thế này cần các bác trợ giúp:
Em có lên phương án cấp gió tươi bằng HRV cho một văn phòng diện tích 900m2, mất độ người thường xuyên ở mức 230 người làm việc cùng lúc. Mức CO2 trong văn phòng đang thường xuyên ở mức trên 1000 ppm và đối tác cần lên giải pháp cho hệ thống HRV bổ sung để duy trì nồng độ CO2 dưới mức 1000 ở tất cả thời gian. Các dữ liệu cần có:
- Tòa nhà có sẵn hệ thống cấp gió tươi với 2 quạt tổng cộng 2x2400 = 4800 CMH hoạt động trước giờ làm việc 1h đến sau khi kết thúc giờ làm việc 1h
- Hệ thống điều hòa VRV
- Không mở cửa sổ trong quá trình làm việc
Giải pháp em đưa ra:
Lượng không khí trong lành cho một người là Q = 30 (m3/h)/người.
Tổng lượng khí tươi cần cung cấp cho số người làm việc là:
Q(cần)1 = N × Q= 230 × 30 = 6900 (m3/h)

Theo TCVN 5687-2010 thì công sở cần có ACH=6 nên:
Q (yc) = P × S × H= 6 × 864 × 3= 15552 (CMH)
Lưu lượng hệ thống HRV cần bổ sung là:
Q(cần)2 = 15552-4800 = 10752 CMH
Vì Q(cần)2> Q(cần)1 suy ra chọn Q(cần)2.
Các bác cho em nhận xét phương pháp tính toán của em với ạ!
Cảm ơn các bác nhiều!
 
Không thấy ai trả lời nên mình xin thamgia cùng Bạn với vài Ý kiến đóng góp Cá nhân như sau: 1) Bạn đúng khi tính Nhu cầu Thông gió Vệ sinh Qcần1 theo Tiêu chuẩn Thông gió cho Phòng ĐHKK. 2) Bạn đã sai khi Vận dụng Công thức tính Q(yc) theo Hệ số ACH=6 vì đây là Công thức tính Yêu cầu Thông gió cho Phòng không làm ĐHKK. 3) Kết luận rút ra: Lấy Lưu lượng Thông gió tổng theo như cầu cho Văn phòng 900m2@230 Người theo Qcần1= 6900CMH. Lưu lượng TG cần bổsungthêm (qua hệ HRV) Qbổsung=(Qcần1-Qđangcó)= (6900 - 4800) = 2100 CMH. Chú là là phần LL Thông gió Gió tươi cũ (bằng 2 Quạt), nếu chưa được Xử lý làm lạnh sơ bộ, thì cũng phải Tính toán Dự trù Bộ Xử lý cho nó. 4) Sau cùng, cũng phải Kiểm tra lại đối chiếu Lưu lượng Thông gió tính toán Qcần1= 6900CMH xem có đạt đươc Tiêu chí yêu cầu về Nồng độ khí CO2 (nhỏ hơn 1000ppm) hay không. Phần này phải Tham khảo các Tài liệu Thiết kế Gia1o khoa. Nếu Bạn quan tâm thì Mình trao đổi thêm. Mong rằng những Thông tin này sẽ hữu ích cho Bạn. Chúc 1 ngày tốt lành.
 
Không thấy ai trả lời nên mình xin thamgia cùng Bạn với vài Ý kiến đóng góp Cá nhân như sau: 1) Bạn đúng khi tính Nhu cầu Thông gió Vệ sinh Qcần1 theo Tiêu chuẩn Thông gió cho Phòng ĐHKK. 2) Bạn đã sai khi Vận dụng Công thức tính Q(yc) theo Hệ số ACH=6 vì đây là Công thức tính Yêu cầu Thông gió cho Phòng không làm ĐHKK. 3) Kết luận rút ra: Lấy Lưu lượng Thông gió tổng theo như cầu cho Văn phòng 900m2@230 Người theo Qcần1= 6900CMH. Lưu lượng TG cần bổsungthêm (qua hệ HRV) Qbổsung=(Qcần1-Qđangcó)= (6900 - 4800) = 2100 CMH. Chú là là phần LL Thông gió Gió tươi cũ (bằng 2 Quạt), nếu chưa được Xử lý làm lạnh sơ bộ, thì cũng phải Tính toán Dự trù Bộ Xử lý cho nó. 4) Sau cùng, cũng phải Kiểm tra lại đối chiếu Lưu lượng Thông gió tính toán Qcần1= 6900CMH xem có đạt đươc Tiêu chí yêu cầu về Nồng độ khí CO2 (nhỏ hơn 1000ppm) hay không. Phần này phải Tham khảo các Tài liệu Thiết kế Gia1o khoa. Nếu Bạn quan tâm thì Mình trao đổi thêm. Mong rằng những Thông tin này sẽ hữu ích cho Bạn. Chúc 1 ngày tốt lành.
Rất cám ơn anh đã có những đóng góp bổ sung rất hữu ích cho phần tính toán của em. Về phần tài liệu thiết kế Giáo khoa, anh có một đầu mục uy tín nào mà anh hay sử dụng và có thể cho em tham khảo thêm được không ạ?
 
Tài liệu thiết kế Giáo khoa, cho Lãnh vực ĐHKK là 1 Lãnh vực bao quát rất rộng với rất nhiều chuyên ngành hẹp, do đó, cũng có rất nhiều và đa dạng, cùng với cách thức/mức độ trình bày cũng rất khác nhau. Từ kiểu khái quát Nguyên lý chungchung (kiểu như nói “tập thể dục thì tốt cho sức khỏe”) hay đi sâu vào chi tiết chính xác (đọc khóhiểu và mất Thìgiờ)…nên không thể giớithiệu hết ý được. Mình xin đơn cử, giới thiệu Vài Tàiliệu với Bạn, cho Chuyênngành Thông gió thôi nhé, liênquan đến Vấn đề Bạn hỏi hôm nay thôi. Có 1 số Tiêu chuẩn sau, mỗi Tiêu chuẩn chỉ đề cập đến 1 Phạm vi Nội dung hẹp về Thông gió.
1) TCVN 5687 2010 - Thông gió & -ĐHKK
2) Nhu cầu, Chất lượng Thông gió ASHARE 62-1-2013
ASHRAE Standard 62.1-2016 - Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality
3) Australian Standard™ AS
4) Singapore Code of Practice 13; CP13
5) SS 553 2009 ACMV thay cho CP13-1999
6) DW172 for kitchen ventilation…
TÀI LIỆU:
Thông gió trong Tính toán TK HT ĐHKK của VChCh
GIÁO TRÌNH - Kỹ thuật thông gió - Hoàng thị Hiền
Tinh toan thiet ke HT Thong gio from vutritoan
Ashrae Ventilation Rates Uploaded by Imteyaz Ahmad
Ventilation Calculation Air Flow Rates EN15242
......
Học hỏi Kiến thức là 1 Con đường dài đòi hỏi Sự Kiên trì và Nỗ lực.
Chúc Bạn tinh tấn nhé.
 
Hi các bác trong diễn đàn, em có một bài toán như thế này cần các bác trợ giúp:
Em có lên phương án cấp gió tươi bằng HRV cho một văn phòng diện tích 900m2, mất độ người thường xuyên ở mức 230 người làm việc cùng lúc. Mức CO2 trong văn phòng đang thường xuyên ở mức trên 1000 ppm và đối tác cần lên giải pháp cho hệ thống HRV bổ sung để duy trì nồng độ CO2 dưới mức 1000 ở tất cả thời gian. Các dữ liệu cần có:
- Tòa nhà có sẵn hệ thống cấp gió tươi với 2 quạt tổng cộng 2x2400 = 4800 CMH hoạt động trước giờ làm việc 1h đến sau khi kết thúc giờ làm việc 1h
- Hệ thống điều hòa VRV
- Không mở cửa sổ trong quá trình làm việc
Giải pháp em đưa ra:
Lượng không khí trong lành cho một người là Q = 30 (m3/h)/người.
Tổng lượng khí tươi cần cung cấp cho số người làm việc là:
Q(cần)1 = N × Q= 230 × 30 = 6900 (m3/h)

Theo TCVN 5687-2010 thì công sở cần có ACH=6 nên:
Q (yc) = P × S × H= 6 × 864 × 3= 15552 (CMH)
Lưu lượng hệ thống HRV cần bổ sung là:
Q(cần)2 = 15552-4800 = 10752 CMH
Vì Q(cần)2> Q(cần)1 suy ra chọn Q(cần)2.
Các bác cho em nhận xét phương pháp tính toán của em với ạ!
Cảm ơn các bác nhiều!
Đề bài của bạn rất hay vì nó đúng là đi theo xu hướng các nước Châu Âu họ đang làm.

Hiện nay các nước Châu Âu họ đã có thêm quy định ngoài việc lưu lượng gió tươi tối thiểu, hệ thống thông gió cần phải đáp ứng được khả năng duy trì nồng độ CO2 trong môi trường có người sinh hoạt thấp hơn một ngưỡng nhất định. Thường yêu cầu duy trì không quá 800-1000 ppm.

Chủ yếu, lượng CO2 phát thải trong nhà là do con người (Trừ khu vực hầm để xe)

Với đầu bài như này, chúng ta phải tính toán lưu lượng gió tươi dựa vào nồng độ CO2.

Gọi:
- Nồng độ CO2 cần duy trì trong văn phòng là P0
- Nồng độ CO2 trong không khí ngoài nhà là P1
- Nồng độ CO2 phát thải trong nhà do người là P2
- Lưu lượng gió tươi cần cấp là L1
- Lưu lượng gió thải ra từ con người là L2

Ta có công thức:
P0=(L1xP1 + L2xP2) / (L1+L2)

Từ đây thì có thể tính ra được L1 nếu như các giá trị còn lại biết.
 
Đề bài của bạn rất hay vì nó đúng là đi theo xu hướng các nước Châu Âu họ đang làm.

Hiện nay các nước Châu Âu họ đã có thêm quy định ngoài việc lưu lượng gió tươi tối thiểu, hệ thống thông gió cần phải đáp ứng được khả năng duy trì nồng độ CO2 trong môi trường có người sinh hoạt thấp hơn một ngưỡng nhất định. Thường yêu cầu duy trì không quá 800-1000 ppm.

Chủ yếu, lượng CO2 phát thải trong nhà là do con người (Trừ khu vực hầm để xe)

Với đầu bài như này, chúng ta phải tính toán lưu lượng gió tươi dựa vào nồng độ CO2.

Gọi:
- Nồng độ CO2 cần duy trì trong văn phòng là P0
- Nồng độ CO2 trong không khí ngoài nhà là P1
- Nồng độ CO2 phát thải trong nhà do người là P2
- Lưu lượng gió tươi cần cấp là L1
- Lưu lượng gió thải ra từ con người là L2

Ta có công thức:
P0=(L1xP1 + L2xP2) / (L1+L2)

Từ đây thì có thể tính ra được L1 nếu như các giá trị còn lại biết.
Cảm ơn Bạn đã có đóng góp Ý kiến.
Nhân tiện xin cho hỏi: Bạn có Số liệu gì về Đại lượng Định mức (Lưu lượng) Phát thải khí (như CO2,...) do Con người hô hấp và do Xe cộ phát ra... không? Nếu có Xin chia sẻ giùm.
Mình cũng có vài Nguồn Số liệu nhưng chưa có nhiều Cơ sở tham khảo để xác tín thêm.
Cảm ơn Bạn.
 
Mình cũng xin phép nêu thêm 1 Ý kiến Bổ sung về Công thức tính Nồng độ khí CO của Bạn bluster: [P0=(L1xP1 + L2xP2) / (L1+L2)]
Về thực chất thì (việc Hô hấp) của Con người trong Phòng không tạo nên 1 sự Gia tăng Lưu lượng (L2) nào cả! mà, về mặt Lưu lượng, việc Hô hấp (hít vào bao nhiêu lại thở ra bấy nhiêu) không gây ảnh hưởng gì tới Cân bằng Lưu lượng gió của Phòng. Cái ảnh hưởng của Hô hấp (Con người) cũng như Vận hành Xe máy (trong Hầm xe) là ở chỗ phát thải (thêm) (Khối) lượng Khí thải Odor trong Thành phần Khí thở (thải) ra.
Do vậy mà Công thức tính toán Nồng độ khí CO2 trong Phòng Po, liên quan đến Lưu lượng Thông gió cần thiết, sẽ tính theo Bài toán Thông gió khử Khí độc phát thải mà nhiều Tài liệu Giáo khoa đã trình bày.
Đó là: Po=P1 + (GCO2/L1xP1) hay G1=GCO2 /(Po - P1) trong đó:
GCO2 (g/hour) là Định mức (Khối lượng) phát thải khí CO2 do Con người hô hấp phát ra trong Phòng.
G1=L1 (m3/h) xP1 (g/m3)] là (Lưu lượng) Khối lượng (g/hour) CO2 do Gió tươi mang vào Phòng.
Chú ý là Đại lượng G1 là Lưu lượng Khối lượng của riêng Thành phần Khí CO2 thôi chứ không phải của Toàn bộ Gió tươi (Không khí) cấp vào!
Có vài Ý kiến Cá nhân tham gia đóng góp xây dựng. Mong Bạn xem xét và nhận xét thêm.
Xin Cảm ơn.
 
Vì em cũng đang quan tâm đến chủ đề tương tự là cấp gió tươi cho phòng sản xuất dược phẩm nên mạo muội xin hỏi tại bài của bác Trần Lâm. Các anh cho cho em hỏi là khi tính gió tươi thì mình cần xét tới yếu tố nào ạ. Ví dụ có qui định nào yêu cầu gió tươi là 10% gió cấp không. Hoặc liên quan tới yêu cầu nồng độ CO2 mà cần phải tính lượng gió tươi phù hợp với số lượng người làm việc bên trong phòng.
 
Vì em cũng đang quan tâm đến chủ đề tương tự là cấp gió tươi cho phòng sản xuất dược phẩm nên mạo muội xin hỏi tại bài của bác Trần Lâm. Các anh cho cho em hỏi là khi tính gió tươi thì mình cần xét tới yếu tố nào ạ. Ví dụ có qui định nào yêu cầu gió tươi là 10% gió cấp không. Hoặc liên quan tới yêu cầu nồng độ CO2 mà cần phải tính lượng gió tươi phù hợp với số lượng người làm việc bên trong phòng.
Theo mình, Đối với loại hình ĐHKK Tiện nghi thông thường thì mức độ gio tươi = 10% gió cấp chỉ là 1 Khuyến cáo theo Kinh nghiệm, về sự hợp lý và phổ biến nhất đối với các Ứng dụng điển hình. Còn đối với các loại hình khác như ĐHKK Công nghệ thì có khác. Ngoài việc phải đáp ứng cho Nhu cầu Vệ sinh cho Người cư ngụ như với ĐH Tiện nghi, thì TK Hệ gió còn phải đáp ứng các Yêu cầu về Công nghệ nữa. Đối với loại hình ĐH Công nghệ kiểu Phòng sạch như Phòng SX Dược phẩm có nhiều Yêu cầu khác nhau. Một trong số đó là Yêu cầu về định lượng gió tươi, mà với Yêu cầu này, thì việc đáp ứng (Định lượng của) nó chủ yếu là để phục vụ cho việc Tạo áp (dương) cho Phòng sạch. Định lượng để tạo áp này nó vượt xa Định lượng cho Nhu cầu Vệ sinh sinh hoạt trong Phòng rồi. Mong rằng Thông tin có hữu ích cho Bạn.
 
Em cảm ơn góp ý của anh Alone. Hiện tại em đang xét đến các yếu tố như lượng gió tươi để người thở, để duy trì áp dương cho phòng. Về gió tươi cho người thì em tham khảo ASHEAR 6.2. Phần gió tươi để duy trì áp dương thì tính toán để cân bằng áp.
 
Từ 2 yếu tố trên nếu định lượng nào lớn hơn thì em lấy gió tươi theo định lượng đó
Về Nguyên tắc Lý luận thì Em đã làm đúng. Những thông thường thì, đối với các Ứng dụng Phòng sạch - ngay cả ở yêu cầu Tạo áp dương cho Cấp độ sạch thấp nhất (thường tối thiểu cũng phải là +5Pascal), thì Lưu lượng Gió tươi cần để Tạo áp (+) cũng đã lớn hơn Nhu cầu cho Vệ sinh (trên Cơ sở Số lượng người tham gia sinh hoạt, làm việc trong Phòng) rồi.
 
Back
Bên trên