Công Nghiệp Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

smile_moon

Thành Viên [LV 0]
Em chào các sư huynh, hiện tại em đang muốn tìm áp suất tại 1 vị trí bất kỳ trong hệ thống lạnh của chiller (hoặc hệ thống khác), nhưng em không biết cách tính chính xác, các sư có thể chỉ em thêm nha. Em cám ơn các huynh rất nhiều.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Bạn hỏi mà mình không hiểu bạn muốn gì?

áp suất trên đường nước hay gió.

Bạn xác định áp suất để làm gì?

Tại sao phải xác định áp suất tại vị trí đó?

Nếu bạn đặt câu hỏi nêu đầy đủ dữ kiện trên thì mọi người sẽ giúp bạn tốt hơn.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Bạn hỏi mà mình không hiểu bạn muốn gì?

áp suất trên đường nước hay gió.

Bạn xác định áp suất để làm gì?

Tại sao phải xác định áp suất tại vị trí đó?

Nếu bạn đặt câu hỏi nêu đầy đủ dữ kiện trên thì mọi người sẽ giúp bạn tốt hơn.

Ở đây em tính áp suất trên đường ống nước và ống gas của hệ thông, và cả trên đường ống gió nữa. Tại em muốn xác định đúng áp suất chính xác để chọn thiết bị (van,...) cho phù hợp hơn thôi.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

1. Áp suất trên đường ống nước:
Có 2 loại áp suất, Áp suất tĩnh và động

Áp suất tĩnh xác định bằng phương pháp muốn biết chổ nào lắp đông hồ ở đó, thường thì chọn van cho hệ thống nước là PN10 hay PN15 (N/cm2), thực tế áp suất tỉnh lớn nhất là bằng cột áp bơm + 1at (áp suất khí quyển)

2. Áp suất trên hệ gió: tương tự hệ nước, nhưng áp suất lớn nhất là áp suất của quạt

3. Áp suất động là gì: Để xác định nó bạn dùng ống pito và phải xác định khi quá trình vận hành, vì áp suất động thay đổi phụ thuộc vào tốc độ của dòng lưu chất.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Em chào các sư huynh, hiện tại em đang muốn tìm áp suất tại 1 vị trí bất kỳ trong hệ thống lạnh của chiller (hoặc hệ thống khác), nhưng em không biết cách tính chính xác, các sư có thể chỉ em thêm nha. Em cám ơn các huynh rất nhiều.

Áp suất tại một vị trí bất kỳ trong hệ thống nước phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Chiều cao cột nước từ vị trí đó đến điểm cao nhất trong hệ thống.
2. Vị trí của bơm nước trong hệ thống
3. Cột áp bơm nước
4. Hệ thống hở hay kín, tuần hoàn hay không tuần hoàn ...
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

1. Áp suất trên đường ống nước:
Có 2 loại áp suất, Áp suất tĩnh và động

Áp suất tĩnh xác định bằng phương pháp muốn biết chổ nào lắp đông hồ ở đó, thường thì chọn van cho hệ thống nước là PN10 hay PN15 (N/cm2), thực tế áp suất tỉnh lớn nhất là bằng cột áp bơm + 1at (áp suất khí quyển)

2. Áp suất trên hệ gió: tương tự hệ nước, nhưng áp suất lớn nhất là áp suất của quạt

3. Áp suất động là gì: Để xác định nó bạn dùng ống pito và phải xác định khi quá trình vận hành, vì áp suất động thay đổi phụ thuộc vào tốc độ của dòng lưu chất.

Cảm ơn bạn rất nhiều,
Ở đây áp suất tỉnh ta có thể xác định bằng phương pháp hình học, nhưng phần áp suất động thì theo cách bạn xác định vậy thì không ổn, trường hợp ta tính trên lý thuyết, dựa vào thông số thiết bị, dựa vào bản vẽ thì dùng ống pito hơi khó đó.Trong đây áp suất nước lạnh đi qua chiller thì đầu tiên ta phải dựa vào áp suất nước ra khỏi bơm là bao nhiêu đã rồi mới tính tiếp trên vòng tuần hoàn nước lạnh đó.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Áp suất động tính bằng công thức:
pd = ρ v^2/2
Trong đó:
pd: áp suất động (Pa)
ρ: khối lượng riêng của nước (kg/m3)
v: vận tốc của nước (m/s)
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Cảm ơn bạn rất nhiều,
Ở đây áp suất tỉnh ta có thể xác định bằng phương pháp hình học, nhưng phần áp suất động thì theo cách bạn xác định vậy thì không ổn, trường hợp ta tính trên lý thuyết, dựa vào thông số thiết bị, dựa vào bản vẽ thì dùng ống pito hơi khó đó.Trong đây áp suất nước lạnh đi qua chiller thì đầu tiên ta phải dựa vào áp suất nước ra khỏi bơm là bao nhiêu đã rồi mới tính tiếp trên vòng tuần hoàn nước lạnh đó.

Chưa hiểu được em muốn nói gì? có thể giải thích lại được không?
Áp suất tĩnh của nước chổ nào trên hệ thống thì gắn đồng hồ là xác định được, bạn nói phương hình học là phương pháp gì?
Còn áp suất động thì bạn có thể dùng công thức nêu trên để tính.

Còn "áp suất nước qua chiller" ý bạn có phải là độ sụt áp hay trở lực qua chiller không? thực sự xác định nó rất dễ em chỉ cần gắn đồng hồ đo áp suất của nước đầu vào và áp suất nước đầu ra, lấy vào trừ ra thì được độ sụt áp qua chiller.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Vấn đề này đưa ra ví dụ sẽ dễ hiểu hơn thôi.
Em gửi file đính kèm SDNL hệ kín đơn giản gồm bơm, chiller và valve, nhờ các anh tính giùm áp suất valve tại vị trí như trên hình vẽ, biết tổn thất áp suất ống nước 400Pa/m.
Theo em hiểu là như thế này, không biết có chính xác không?
+ Pp = Ps + Pv = Pđ - Ph
trong đó: Pp: cột áp của bơm
Ps: áp suất tĩnh của bơm
Pv: áp suất động của bơm
Pđ: áp suất đầu đẩy của bơm
Ph: áp suất đầu hút của bơm
Đối với hệ thống hở thì áp suất đầu hút của bơm bằng với áp suất khí quyển ở 1atm.
+ Pv = Pđ - deltaP + Ptt
trong đó: Pv : áp suất của valve
Pđ : áp suất đầu đẩy của bơm
deltaP: gồm trở lực qua chiller và đường ống
Ptt :chiều cao thuỷ tĩnh của toà nhà so với valve
Mong được trao đổi cùng các anh.
Chúc diễn đàn ngày một lớn mạnh
 

Đính kèm

  • SDNL HE NUOC.rar
    4.2 KB · Xem: 243
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Vấn đề này đưa ra ví dụ sẽ dễ hiểu hơn thôi.
Em gửi file đính kèm SDNL hệ kín đơn giản gồm bơm, chiller và valve, nhờ các anh tính giùm áp suất valve tại vị trí như trên hình vẽ, biết tổn thất áp suất ống nước 400Pa/m.
Theo em hiểu là như thế này, không biết có chính xác không?
+ Pp = Ps + Pv = Pđ - Ph
trong đó: Pp: cột áp của bơm
Ps: áp suất tĩnh của bơm
Pv: áp suất động của bơm
Pđ: áp suất đầu đẩy của bơm
Ph: áp suất đầu hút của bơm
Đối với hệ thống hở thì áp suất đầu hút của bơm bằng với áp suất khí quyển ở 1atm.
+ Pv = Pđ - deltaP + Ptt
trong đó: Pv : áp suất của valve
Pđ : áp suất đầu đẩy của bơm
deltaP: gồm trở lực qua chiller và đường ống
Ptt :chiều cao thuỷ tĩnh của toà nhà so với valve
Mong được trao đổi cùng các anh.
Chúc diễn đàn ngày một lớn mạnh

Rất tiết em đã hiểu sai về áp suất rồi:
Áp suất tĩnh là áp lực tác động lên bề mặt của thành thiết bị hoặc đường ống, áp suất động là áp lực sinh ra do sự di chuyển của dòng lưu chất.
Có phải sếp biểu em tính áp suất để chọn van phải không? có lẽ em không hiểu vấn đề rồi. thực tế tính áp lực van đơn giản lắm em cứ làm như sau:
1. Cột áp của bơm là bao nhiêu (15m)
2. Hệ số khi thử áp hệ thống 1.5 lần cột áp bơm
3. Hệ số an toàn hệ thống 1.5
=> 15m x 1.5 x 1.5 = 34 m là áp suất tỉnh mà van phải chịu được cho hệ thống (thực sự thì vật liệu là van là bằng đồng 1000 m củng chẳng hư đâu) nhưng cái không chịu được trong van là ron cao su trong ti van.

Cái mà em ghi là cột áp của bơm thực tế Tổng áp bơm, còn cột áp bơm thực sự là áp suất tĩnh của hệ thống.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Chào anh bee.hvac
Anh cho em hỏi là theo như anh tính thì áp suất để chọn valve là 34m, nếu vậy thì không cộng thêm cột áp do chiều cao tòa nhà tác động lên valve và trừ đi phần trở lực qua chiller với đường ống nữa sao anh.
Thanks.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

không cần đâu. Đối với hệ nước chiller chọn van PN10 là đạt yêu cầu rồi.

Bởi vì cột áp đo chiều cao tòa nhà thì được bù trừ bởi đường đi lên rồi.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Vấn đề này đưa ra ví dụ sẽ dễ hiểu hơn thôi.
Em gửi file đính kèm SDNL hệ kín đơn giản gồm bơm, chiller và valve, nhờ các anh tính giùm áp suất valve tại vị trí như trên hình vẽ, biết tổn thất áp suất ống nước 400Pa/m.
Theo em hiểu là như thế này, không biết có chính xác không?
+ Pp = Ps + Pv = Pđ - Ph
trong đó: Pp: cột áp của bơm
Ps: áp suất tĩnh của bơm
Pv: áp suất động của bơm
Pđ: áp suất đầu đẩy của bơm
Ph: áp suất đầu hút của bơm
Đối với hệ thống hở thì áp suất đầu hút của bơm bằng với áp suất khí quyển ở 1atm.
+ Pv = Pđ - deltaP + Ptt
trong đó: Pv : áp suất của valve
Pđ : áp suất đầu đẩy của bơm
deltaP: gồm trở lực qua chiller và đường ống
Ptt :chiều cao thuỷ tĩnh của toà nhà so với valve
Mong được trao đổi cùng các anh.
Chúc diễn đàn ngày một lớn mạnh

Pp=Pđ-Ph thì đúng rồi nhưng không bằng Ps+Pv. Thực chất không có khái niệm áp suất tĩnh và áp suất động của bơm mà chỉ có áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm nào đó trong hệ thống mà thôi. Còn đối với bơm chỉ có áp suất đầu đẩy, áp suất đầu hút, cột áp bơm mà thôi và chỉ nói đến áp suất tĩnh.
Trong hệ thống hở thì áp suất đầu hút cũng không bằng áp suất khí quyển đâu mà nó phụ thuộc vào cao độ giữa đầu hút của bơm với mặt thoáng của bể nước.
Theo ví dụ của bạn thì mình nghĩ áp suất tại van sẽ là (Tạm sử dụng ký hiệu của bạn, thêm điều kiện là hệ thống dùng bình giản nở loại hở):
Pv = Pp -deltaP + Ptt
Với:
Pp~15m
deltaP~11m
Ptt~30m
=> Pv = 34m
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Chào các anh, theo như các anh đã nói, nếu như mình chọn một van đủ để đảm bảo chịu được áp lực rồi thì không sau. Nhưng đối với các van có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự động nhờ vào các moto, thì ở đây mình cần phải có cách tính chính xác các áp suất tại một điểm bất kỳ trên đường ống để ta chọn được van phù hợp và tiết kiệm chi phí để lắp vào đó nữa chứ. Em thì chưa hiều nhiều về các tính được các áp suất tại một điểm, các anh có thể nói kỹ hơn được không, cảm ơn nhiều.
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

Chào các anh, theo như các anh đã nói, nếu như mình chọn một van đủ để đảm bảo chịu được áp lực rồi thì không sau. Nhưng đối với các van có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự động nhờ vào các moto, thì ở đây mình cần phải có cách tính chính xác các áp suất tại một điểm bất kỳ trên đường ống để ta chọn được van phù hợp và tiết kiệm chi phí để lắp vào đó nữa chứ. Em thì chưa hiều nhiều về các tính được các áp suất tại một điểm, các anh có thể nói kỹ hơn được không, cảm ơn nhiều.

Theo mình thì thông thường người ta chỉ cần tính áp suất tại điểm chịu áp suất cao nhất của hệ thống để chọn thết bị cho toàn bộ hệ thống nhằm dễ dàng trong việc lắp đặt, bảo trì sửa chữa. Rất khó nếu cùng một hệ thống mà chỗ dùng van PN16, chỗ dùng van PN10, chỗ khác dùng van PN7, PN5.
Vấn đề là cần phân biệt cột áp bơm và áp suất làm việc của hệ thống. Trong hệ thống nước lạnh tuần hoàn, cột áp bơm bằng tổng trở lực của hệ thống đường ống đường ống + thiết bị tại vị trí bất lợi nhất, tức là phụ thuộc vào chiều dài đường ống, chứ không phụ thuộc vào cao độ hình học của hệ thống. Trong khi đó, áp suất làm việc của một điểm trong hệ thống phụ thuộc vào cột áp bơm và chiều cao cột nước từ điểm đó đến điểm cao nhất của hệ thống.
Ví dụ hệ thống nước lạnh có tổng chiều cao là 50m, bơm có cột áp là 30m lắp tại tầng thấp nhất. Khi bơm chưa chạy áp suất tại bơm tương đương chiều cao cột nước của hệ thống là 50m (~5kg/cm2). Khi bơm chạy áp suất đầu đẩy của bơm sẽ tương đương 50m + 30m = 80m (~8kg/cm2), cũng là áp suất cao nhất trên hệ thống. Lúc này chọn van PN10 là OK. Trường hợp bơm lắp trên sân thượng thì áp suất tại đầu đầy bơm khoảng 3kg/cm2, còn tại điểm thấp nhất của hệ thống là khoảng 6.5kg/cm2.
Như vậy để tính áp suất trong hệ thống ống nước lạnh chúng ta cần có sơ đồ hệ thống cụ thể thì mới tính toán chính xác được.
Đối với nhà cao tầng, để hạn chế áp suất làm việc trong hệ thống nhằm giảm giá thành người ta thường chia các tầng thành nhiều cụm. Mỗi cụm một hệ thống lạnh riêng biệt hoặc dùng chung một hệ thống lạnh nhưng hệ thống nước lạnh được tách ra bằng cách dùng các bộ trao đổi nhiệt (heat exchanger)
 
Ðề: Tính áp suất tại vị trí bất kỳ trong hệ thống chiller

À anh đã hiểu em muốn biết vấn đề gì rồi. Có phải sếp giao em chọn van Motorize cho AHU phải không?

Đúng là khi chọn van này cần tính áp suất làm việc của van thì mới chọn được chính xác.

Thực sự em đã hiểu sai nguyên tằc hoạt động của van này rồi, đã chọn van Motorize cho AHU thì người ta cần xác định trở lực lớn nhất (trong cataloge van có ghi là Pv => từ Kv => Đường kính van, đó là áp suất mà van có thể tạo ra một trở lực mà nó có thể cân bằng đường nước đi qua nó khi quá trình giảm tải sảy ra.

Theo kinh nghiệm của Anh thì Pv lấy bằng trở lực lớn nhất của Coil.
 
Điểm cốt lõi của vấn đề là các bạn không xác định rõ phương pháp tính toán vì các bạn hiễu nhầm về chức năng từng thiết bị:

  1. Bơm: chức năng của bơm là tạo ra thế năng chênh áp trước và sau đầu bơm, nhờ vào thế năng này, dòng nước sẽ chuyển động tao ra dòng chảy, vậy bơm tạo ra chênh áp để thắng trở lực trong đường ống cho hệ thống mạch kín, và thắng trở lực đường ống + chênh cao độ 2 mực nước cho hệ thống hở. Vậy không thể hoàn toàn lấy cột áp bơm để tính áp suất tĩnh (áp suất đa phương, hay áp suất phá hủy) để chọn áp suất làm việc của thiết bị.
  2. Van điều khiển: chức năng là điều khiển dòng chảy, vậy sẽ bị tác động như sau: 1. PN của van chọn cao hơn 1.5 lần áp suất tỉnh làm việc của hệ thống tại điểm đó, 2. chọn bộ tác động đóng mở actuator có lực tác động thắng được chênh áp tối đa trước và sau van trong trường hợp van đóng hoàn toàn (nếu dùng van cân bằng tay, van cân bằng tự động thì chênh áp này là cột áp bơm (vì khi part load, lưu lượng giảm về 0, thì toàn bộ chênh áp phòng máy sẽ áp vào 2 đầ van điều khiển), nếu dùng van cân bằng chênh áp thì chọn chênh áp tối đa bằng chênh áp cài đặt của van cân bằng chênh áp)
  3. Giống như bên điện, luôn cần 1 điểm neutral point đề xác định điên áp tất cả các điểm còn lại, trong hệ thống áp suất, điểm neutral point là tại vị trí kết nối giữa hệ thống và bình giản nở, áp suất tỉnh tại điểm đó bằng áp suất cài đặt của bình giản nở. Từ điểm neutral, muốn tính áp suất tại bất kỳ điểm nào trong hệ thống, ta chỉ việc cắt 2 mặt cắt cơ lưu chất, là tính ra được. Để đơn giản, nếu chỉ cần mang tính ước lượng, có thể bỏ qua cột áp động, tuy nhiên nếu 2 mặt cắt có đi qua bơm thì phải cộng thêm cột áp bơm.
  4. Bình giản nở: chức năng là điều áp hê thống, các tính toán nên dựa vào tieu chuẩn EN, theo đó tạo áp suất dương ít nhất 0.6bar tại bất kì điểm cao nhất trong hệ thống. Bạn nào cần công thức, thì P có thể gửi file riêng. Hiện nay, ngoài bình giản nở hở sẽ ít được sử dụng dần, có ít nhất 3 công nghệ bình giản nở kín, trong đó có 2 loại bình theo công nghệ điều áp chính xác kết hợp bơm hoặc máy nén. Vivo city bên quận 7, SSG tower là 2 ví dụ về công nghệ bình điều áp chính xác.
Một điều nhầm lẫn rất lớn là nhiều công trình, khi bị vỡ van, đường ống, mọi người qui trách nhiệm cho việc vận hành bơm, mà quên đi chức năng điều áp nằm ở bình giản nở.


BR

Phan Viet Phi (Mr.)

TAB VIET NAM Co.,LTD

Hand Phone: +84 986 379 976; +84 903 340 588

Email: [email protected]

Website: http://tabvietnam.com/trang-chu.aspx

Skype: phanvietphi

We do: M&E Testing and commissioning service, M&E T&C consultanting service

We supply: Broan USA ventilation fan, TAB pressurization system, Hydroball Non-powered Automatic tube clean system, Tranter heat exchanger
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên