Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200

Hôm nọ, e mới cãi nhau với dơn vị tư vấn thiết kế, trong catalogue kĩ thuật của nhà sản xuất, nhiệt độ lưu trữ hệ thốg FM200 phải <27 độ, nếu không sẽ bị rò rỉ khí ra ngoài dường ống, và do nhiệt độ thiết kế khi chữa cháy đối với FM200 là 20 dộ, nếu nhiệt độ phòng >20 độ, thì nồng độ khi FM200 sẽ không được đảm bảo đủ dể dập tắt đám cháy. nhưng thực tế các nơi dùng FM200 là các phòng điều khiển da số dược đặt dứoi tầng hầm và nhiệt độ luôn không đảm bảo 20 độ, và không có thiết kế nào có điều hòa cho phòng chứa FM 200. ( nếu phòng FM200 được đặt riêng biệt, hoặc bên ngoài khu vực bảo vệ)
Theo tiêu chuẩn UL/FM thì nhiệt độ cho hệ thống FM200 nằm trong khoảng 15.6 - 26.7 độ C. Nhưng trong catalog của các nhà sản xuất thì nhiệt độ nằm trong khoảng 0 -54 độ C. Khi thiết kế, tính toán lượng khí cần chữa cháy thì thông thường ta chọn 20 hoặc 21 độ C với nồng độ 7.9%. Nhưng thực tế khi các bình khí FM200 đặc riêng biệt hoặc bên ngoài khu vực bảo vệ thì nhiệt độ sẽ cao hơn (> nhiệt độ thiết kế) => lượng khí FM200 cần chữa cháy sẽ ít hơn (vì cùng 1 khu vực được chữa cháy nhưng nơi có nhệt độ cao hơn thì lượng khí FM200 cần chữa cháy sẽ ít hơn - tham khảo bảng đính kèm). Theo em nghỉ lượng khí trên lệch này sẽ bù lại phần khí đã bị rò rỉ khi hệ thống ko đảm bảo nằm trong dãy nhiệt độ 15.6 - 26.7 độ C.
Một vài chia sẻ cùng anh/em theo quan điểm cá nhân em. Nếu có gì sai sót thì a/e góp ý nhé.
Thanks!
 

Đính kèm

  • FM200.pdf
    445.7 KB · Xem: 260
TIÊU CHUẨN
TCVN 4878:89 (ISO 3941) Phân loại cháy
ISO 14520-2 Gaseous fire-extinguishing systems Physical properties and system design –
Part 2: CF3I extinguishant. (ISO 14520-2: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết
kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy CF3I)
ISO 14520-3 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 3: FC-2-1-8 extinguishant. (ISO 14520-3: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy FC-2-1-8)
ISO 14520-4 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 4: FC-3-1-10 extinguishant. (ISO 14520-4: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 4: Chất chữa cháy FC-3-1-10)
ISO 14520-6 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 6: HFC Blend A extinguishant. (ISO 14520-6: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật
lý và thiết kế hệ thống – Phần 6: Chất chữa cháy HFC Blend A)
ISO 14520-7 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 7: HFC 124 extinguishant. (ISO 14520-7: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 7: Chất chữa cháy HFC 124)
ISO 14520-8 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 8: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-8: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 8: Chất chữa cháy HFC 125)
TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea.
ISO 14520-10 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 10: HFC 23 extinguishant. (ISO 14520-10: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 10: Chất chữa cháy HFC 23)
ISO 14520-11 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 11: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-11: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 11: Chất chữa cháy HFC 236fa)
ISO 14520-12 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 12: IG – 01 extinguishant. (ISO 14520-12: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 12: Chất chữa cháy IG – 01)
TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế
hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG – 100.
ISO 14520-14 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 14: IG – 55 extinguishant. (ISO 14520-14: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 14: Chất chữa cháy IG – 55)
ISO 14520-15 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 15: IG – 541 extinguishant. (ISO 14520-15: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 15: Chất chữa cháy IG – 541)
IEC 60364-7 Electrical installation of buildings – Part 7: Requirements for special installations or
locations. (IEC-60364-7: Lắp đặt điện ở các tòa nhà – Phần 7: Yêu cầu đối với việc lắp đặt hoặc
bố trí đặc biệt)
.......
NFPA2001...
bác có bộ tiêu chuẩn ISO 14520 thì share cho em với.
cám ơn bác! ^^
 
Theo tiêu chuẩn UL/FM thì nhiệt độ cho hệ thống FM200 nằm trong khoảng 15.6 - 26.7 độ C. Nhưng trong catalog của các nhà sản xuất thì nhiệt độ nằm trong khoảng 0 -54 độ C. Khi thiết kế, tính toán lượng khí cần chữa cháy thì thông thường ta chọn 20 hoặc 21 độ C với nồng độ 7.9%. Nhưng thực tế khi các bình khí FM200 đặc riêng biệt hoặc bên ngoài khu vực bảo vệ thì nhiệt độ sẽ cao hơn (> nhiệt độ thiết kế) => lượng khí FM200 cần chữa cháy sẽ ít hơn (vì cùng 1 khu vực được chữa cháy nhưng nơi có nhệt độ cao hơn thì lượng khí FM200 cần chữa cháy sẽ ít hơn - tham khảo bảng đính kèm). Theo em nghỉ lượng khí trên lệch này sẽ bù lại phần khí đã bị rò rỉ khi hệ thống ko đảm bảo nằm trong dãy nhiệt độ 15.6 - 26.7 độ C.
Một vài chia sẻ cùng anh/em theo quan điểm cá nhân em. Nếu có gì sai sót thì a/e góp ý nhé.
Thanks!
cũng ko hẳn mà bạn. tính chất chữa cháy của FM200 là làm lạnh, giảm nhiệt độ, nhiệt độ cao hơn thì nồng độ phải nhiều hơn chứ nhỉ. catalog có nói 54 độ nhưng nhiệt độ môi trường bảo quản phải nhỏ hơn 27 độ mà
 
một lần bên mình đi thẩm duyệt PCCC, thì làn đường dành cho xe chạy của mình có bể nước, các a PCCC yêu cầu là bể nước phải chịu được tải trọng 40 tấn cho xe đi qua.
 
Bạn xem trong tc ấy vd tính FM200 theo TCVN (ISO) thì kt1=0.1269, kt2=0.000513 và vd nhiệt độ phòng là 25độ C lắp vào ct tính ra S.


Chào anh ,em là sinh viên đanglàm đồ án tốt nghiệp ,em có theo dõi phần giải thích tính toán hệ thống chữa cháy FM200
em hiện giờ đã chọn được bình chữa khí gồm 4 bình mỗi bình tầm 61 (kg) (hãng Fike ) cổ nối van của mỗi bình DN=80 mm.Phòng kĩ thuật server diện tích 150 (m2) em lựa chọn 8 mũi phun có cổ ren (thread size )=40 mm (4 mũi trên trần và 4 mũi dưới sàn nâng )
vấn đề hiện nay em gặp phải là tính toán kích cỡ của đường ống dẫn khí tới các mũi phun : lựa chọn kích thước ống góp ,ống chính và ống nhánh mong các anh chỉ giùm em cách tính với ạ .
 
Chào anh ,em là sinh viên đanglàm đồ án tốt nghiệp ,em có theo dõi phần giải thích tính toán hệ thống chữa cháy FM200
em hiện giờ đã chọn được bình chữa khí gồm 4 bình mỗi bình tầm 61 (kg) (hãng Fike ) cổ nối van của mỗi bình DN=80 mm.Phòng kĩ thuật server diện tích 150 (m2) em lựa chọn 8 mũi phun có cổ ren (thread size )=40 mm (4 mũi trên trần và 4 mũi dưới sàn nâng )
vấn đề hiện nay em gặp phải là tính toán kích cỡ của đường ống dẫn khí tới các mũi phun : lựa chọn kích thước ống góp ,ống chính và ống nhánh mong các anh chỉ giùm em cách tính với ạ .
Phần lựa chọn ống hệ thống chữa cháy khí không có quy tắc chung nào cả em, việc chọn size ống bao nhiêu phụ thuộc vào thiết bị của từng hang, ví dụ như trên em chọn đầu ra van cổ chai là DN80 hay kểm tra lại với thiết bị của nhà sx xem đúng chưa. Size ống phụ thuộc nhiều vào áp lực nén của khí trong chai, áp lớn thì size nhỏ và ngược lại.
VD như file PDF đính kèm: phải chọn được size ống sao cho thời gian xả < thời gian yêu cầu (10s), khi chưa đạt thay đổi size ống, đầu phun cho đạt, phần đầu phun dưới sàn nâng cũng phải điều chỉnh để lượng khí xả vào đây tương ứng với lượng khí cần thiết, nếu ít quá thì không đủ, nếu nhiều quá thì phía trên lại thiếu! Thông thường ở đầu phun còn có 1 tấm orifice người ta sẽ khoét lỗ của tấm này để điều chỉnh (size ống là cố định theo tiêu chuẩn rồi không thể điều chỉnh ddwowfng kính tùy ý được), với phần mềm có thể điều chỉnh dễ dàng để đáp ứng thời gian phun, lượng khí phân bố...
Tóm lại em hay tìm bên hang hỗ trợ hoặc tìm tài lieu hướng dẫn thiết kế của hang để tra thông số.
 

Đính kèm

  • Rack server room.pdf
    551.8 KB · Xem: 220
Chào các bạn,

Hệ thống đường ống dẫn khí FM200, phải test áp lực bao nhiêu vậy? Và có tài liệu hay quy chuẩn nào nói về test áp lực đường ống dẫn khí FM200 này không vậy?

Xin cảm ơn.
 
Chào các bạn,

Hệ thống đường ống dẫn khí FM200, phải test áp lực bao nhiêu vậy? Và có tài liệu hay quy chuẩn nào nói về test áp lực đường ống dẫn khí FM200 này không vậy?

Xin cảm ơn.
Có trong Tiêu chuẩn NFPA nha bác kiểm tra file đính kèm
 

Đính kèm

  • NFPA2001-2012_Piping test.pdf
    255.1 KB · Xem: 260
Cảm ơn anh @Cương Võ Thúc nhiều .

Em đang tìm hiểu vê quy trình test áp hệ thống ống chữa cháy FM-200, anh có quy trình tham khảo nào không có thể share giúp mình được không vậy?

Cảm ơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn anh @Cương Võ Thúc nhiều .

Em đang tìm hiểu vê quy trình test áp hệ thống ống chữa cháy FM-200, anh có quy trình tham khảo nào không có thể share giúp mình được không vậy?

Cảm ơn

Chào Anh,
Tất cả các công trình mình làm đều test theo quy trình này nhé, anh tham khảo
 

Đính kèm

  • Quy trinh test ap luc duong ong chua chay khi fm200.doc
    62.5 KB · Xem: 252
cũng ko hẳn mà bạn. tính chất chữa cháy của FM200 là làm lạnh, giảm nhiệt độ, nhiệt độ cao hơn thì nồng độ phải nhiều hơn chứ nhỉ. catalog có nói 54 độ nhưng nhiệt độ môi trường bảo quản phải nhỏ hơn 27 độ mà
Lúc đầu em cũng nghỉ như bác. Nhưng nếu dựa vào công thức tính lượng khí:
m = V/s * (C/(100-C)); trong đó:
- m: khối lượng khí FM200 cần thiết
- V: thể tích khu vực được chữa cháy
- C: nồng độ thiết kế (7.9%)
- s được tính xấp xỉ theo công thức: s = 0.1269 + 0.000513*t (t: nhiệt độ khu vực được chữa cháy (độ C)
Ví dụ cùng 1 phòng cần trang bị hệ thống FM200: Các đại lượng V,C thì thì không đổi. Nhưng khi t (nhiệt độ) tăng thì dẫn đến s sẽ tăng => s tăng => m sẽ giảm => lượng khí FM200 sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.
Đôi dòng chia sẽ cùng bác!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên