Thảo luận Van giảm áp trong hệ chữa cháy

long vu

Thành Viên [LV 1]
em có 1 vấn đề mong được các anh em tư vấn.
Công trình của em gồm 6 tầng và 1 tầng hầm . chiều cao là 31m từ tầng trệt lên mái
Bơm chữa cháy đặt ở hầm có cột áp là 7bar.
Theo anh em có cần van giảm áp cho các tầng dưới không (hệ vách tường). Và thực tế thì 1 người có thể cầm cuộn vòi với áp lực đầu ra là bao nhiêu? (Đối với cuộn vòi áp lực k quá 5bar theo văn bản cục PCCC)
Chứ tính toán ra mà dùng van giảm áp thì phí quá
Mong nhận đc sự tư vấn từ anh em
 
em có 1 vấn đề mong được các anh em tư vấn.
Công trình của em gồm 6 tầng và 1 tầng hầm . chiều cao là 31m từ tầng trệt lên mái
Bơm chữa cháy đặt ở hầm có cột áp là 7bar.
Theo anh em có cần van giảm áp cho các tầng dưới không (hệ vách tường). Và thực tế thì 1 người có thể cầm cuộn vòi với áp lực đầu ra là bao nhiêu? (Đối với cuộn vòi áp lực k quá 5bar theo văn bản cục PCCC)
Chứ tính toán ra mà dùng van giảm áp thì phí quá
Mong nhận đc sự tư vấn từ anh em
Văn bản nào? cho xem được không bạn?
 
Các bạn nào có thấy cái quy định áp lực tại họng chữa cháy, vòi phun như nào thì chỉ bảo với.
Nhiều khi thiết kế hệ vách tường và hệ sprinkler chung. Áp lực bơm toàn 70-80mH20. thì lúc đó áp lực tại họng chữa cháy rất cao.
mình cũng rất lăn tăn khi con người cầm vòi phun chũa cháy với áp cao như vậy thì liệu có cầm được không ?
anh em có kinh nghiệm tư vấn với.
 
Các bạn nào có thấy cái quy định áp lực tại họng chữa cháy, vòi phun như nào thì chỉ bảo với.
Nhiều khi thiết kế hệ vách tường và hệ sprinkler chung. Áp lực bơm toàn 70-80mH20. thì lúc đó áp lực tại họng chữa cháy rất cao.
mình cũng rất lăn tăn khi con người cầm vòi phun chũa cháy với áp cao như vậy thì liệu có cầm được không ?
anh em có kinh nghiệm tư vấn với.
chắc phải 2 người mới cầm nổi
 
chắc phải 2 người mới cầm nổi
Nhiều khi thiết kế chữa cháy bên ngoài nhà cho nhà máy. Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài là 30L/s.
Hiện tớ thiết kế như này: tớ chia đều cho 2 họng chữa cháy cạnh nhau, mội họng 15L/s. Rồi khi chữa cháy thì trụ chữa cháy ngoài nhà (trụ 100A, chia 2 họng 65A) tớ sử dụng cả 2 họng 65A< mội họng này 7,5 L/s. sử dụng 4 cuộn vòi 20m or 30m tại các hộp ngoài nhà. ----> Các bạn cho ý kiến hoặc tư vấn giúp mình xem thiết kế như nào cho hợp lý. (mình chia nhiều như vậy để giảm cột áp bơm chữa cháy)
 
Bên E là nhà sản xuất , cung cấp mặt hàng van công nghiệp , vật tư pccc , phụ kiện đường ống uPVC ,HDPE ,nắp hố ga, ngoài ra còn đúc theo yêu cầu....
Xin liên hệ : 0981-669-375
 
QC 06-2021:

"5.2.6 Áp suất thủy tĩnh trong hệ thống nước sinh hoạt - chữa cháy đo tại các thiết bị vệ sinh - kỹ thuật đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,45 MPa.

Áp suất thủy tĩnh của hệ thống chữa cháy riêng biệt đo tại họng nước chữa cháy đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,90 MPa.

Khi tính toán, nếu áp suất trong hệ thống chữa cháy vượt quá 0,45 MPa thì phải lắp đặt mạng hệ thống chữa cháy riêng.

CHÚ THÍCH: Khi áp suất giữa van và đầu nối của họng nước chữa cháy lớn hơn 0,4 MPa thì phải lắp đặt màng ngăn và thiết bị điều chỉnh áp lực để giảm áp lực dư."
 
1661907041806.png

mọi người cho em hỏi chút ạ. làm sao để xác định áp suất tại họng không vượt quá o,4 MPa ạ. bên PCCC bắt lắp thêm van giảm áp thì tốn lắm ạ. nhà có bơm áp suất 88,6-55mH2O và có 6 họng nối chung với hệ thống sprinkler
 
Back
Bên trên