Thảo luận tính chọn tiết diện dây điện

Hữu Nguyễn

Thành Viên [LV 0]
XIN CHÀO ACE. mình có vấn đề sau xin ae giải đáp ạ !
tính tiết diện dây là lấy I/Jkt mà theo quy phạm trang thiết bị điện thì J kinh tế sẽ được lấy từ khoảng 2,7-3,5 . nhưng mình tìm hiểu trên mạng thì người ta toàn tính cho J kinh tế từ 4-6 nhưng ko thấy có nguồn dẫn . vậy nên mong ACE chỉ điểm cho với ạ ( vì mình nghĩ trong J kinh tế nó có tính đến độ an toàn rồi ).
 
THEO vnk.edu.vn .

1.
Phải lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp trên 1kV theo mật độ dòng điện kinh tế bằng công thức:

S = I ⁄ jkt

Trong đó:

  • I là dòng điện tính toán lớn nhất của đường dây trong chế độ làm việc bình thường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo qui hoạch, không kể đến dòng điện tăng do sự cố hệ thống hoặc phải cắt điện để sửa chữa bất kỳ phần tử nào trên lưới.
  • jkt là mật độ dòng điện kinh tế, tham khảo trong bảng a.
Sau đó tiết diện tính toán được quy về tiết diện tiêu chuẩn gần nhất.

2. Việc tăng số đường dây hoặc số mạch đường dây đã lựa chọn tiết diện theo mật độ dòng điện kinh tế phải dựa trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.

Trong một số trường hợp, khi cải tạo nâng cấp, để tránh phải tăng số đường dây hoặc số mạch cho phép tăng mật độ dòng điện kinh tế tới mức gấp đôi trị số cho trong bảng a.

Khi tính toán kinh tế kỹ thuật, phải kể đến toàn bộ vốn đầu tư tăng thêm, gồm cả đường dây và các thiết bị ở các ngăn lộ hai đầu, đồng thời cũng phải xét cả phương án nâng cấp điện áp đường dây để so sánh lựa chọn.

Những chỉ dẫn trên cũng được áp dụng cho trường hợp cải tạo nâng cấp tiết diện đường dây do quá tải. Khi đó, chi phí cải tạo phải kể cả giá thiết bị và vật tư mới trừ đi giá trị thu hồi.

b%E1%BA%A3ng-ch%E1%BB%8Dn-ti%E1%BA%BFt-di%E1%BB%87n-d%C3%A2y-d%E1%BA%ABn-theo-d%C3%B2ng-%C4%91i%E1%BB%87n.png


Bảng a: Mật độ dòng điện kinh tế

3. Không lựa chọn tiết điện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế trong các trường hợp sau:

  • Lưới điện xí nghiệp hoặc công trình công nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại đến 5000h.
  • Lưới phân phối điện áp đến 1kV (xem Điều I.3.6) và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn thất điện áp cho phép.
  • Thanh cái mọi cấp điện áp.
  • Dây dẫn đến biến trở, điện trở khởi động.
  • Lưới điện tạm thời và lưới điện có thời gian sử dụng dưới 5 năm.
4. Không lựa chọn tiết điện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế trong các trường hợp sau:

  • Lưới điện xí nghiệp hoặc công trình công nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại đến 5000h.
  • Lưới phân phối điện áp đến 1kV (xem Điều I.3.6) và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn thất điện áp cho phép.
  • Thanh cái mọi cấp điện áp.
  • Dây dẫn đến biến trở, điện trở khởi động.
  • Lưới điện tạm thời, lưới điện có thời gian sử dụng dưới 5 năm.
5. Khi dùng bảng a còn phải theo các nội dung sau:

  • Nếu phụ tải cực đại xuất hiện vào ban đêm thì jkt được tăng thêm 40%.
  • Đối cới dây bọc cách điện có tiết diện đến 16mm2 thì jkt sẽ được tăng thêm 40%.
  • Với ĐDK tiết diện đồng nhất có n phụ tải rẽ nhánh dọc theo chiều dài thì jkt ở đoạn đầu đường dây được tăng K1 lần. K1 xác định theo công thức:
b%E1%BA%A3ng-ch%E1%BB%8Dn-ti%E1%BA%BFt-di%E1%BB%87n-d%C3%A2y-d%E1%BA%ABn-theo-d%C3%B2ng-%C4%91i%E1%BB%87n-1.png


  • Nếu ĐDK dài có nhiều phụ tải phân bố dọc đường dây thì nên chia đường dây thành 2 đoạn để lựa chọn 2 loại tiết diện khác nhau. Không nên chọn tới 3 loại tiết diện trên một đường trục trên không.
  • Đường trục cáp ngầm có nhiều phụ tải phân bố dọc đường chỉ nên chọn một loại tiết diện duy nhất. Khi chọn tiết diện dây dẫn cho nhiều hộ tiêu thụ cùng loại dự phòng lẫn nhau (ví dụ bơm nước, chỉnh lưu v.v.) gồm n thiết bị, trong đó m thiết bị làm việc đồng thời, số thiết bị còn lại là dự phòng, thì jkt được tăng K2 lần:
b%E1%BA%A3ng-ch%E1%BB%8Dn-ti%E1%BA%BFt-di%E1%BB%87n-d%C3%A2y-d%E1%BA%ABn-theo-d%C3%B2ng-%C4%91i%E1%BB%87n-2.png


Dòng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trên.
Chẳng hạn áp dụng gần đúng cho dòng Ikt ở cáp điện, từ 4.5A-5.5A/1 mm2 dòng 16A-->s=16/5.5~~3 mm2(tùy theo có thể chọn cáp 2.5 mm2 hoặc 4.0 mm2.Cái này tui thường áp dụng cho cách tính cho chọn thiết bị điện. bổ rẻ tiền...
 
Qua đây mình xin hỏi gnuh109 cái về sụt áp,dòng IB là dòng làm việc lớn nhất (A) là dòng nào.ý là lúc làm việc cực đại của dây dẫn hay sao?
Mình có bài toán nhỏ mọi người trả lời giúp.công suất 75kw(của 10 hộ dân) kéo từ đồng hồ 1 pha cách đó 660 mét nguồn bằng dây nhôm 1 pha tiết diện 25mm2 hỏi sụt áp khi sử dụng đầy tải hộ dân khi sài sẽ là bao nhiêu?,trường hợp sụt áp vượt quá nên chọn dây là bao nhiêu. cảm ơn.
 
Góp ý riêng về chế độ khởi động:
- Hầu hết các thiết bị tiêu chuẩn đều có ghi điện áp làm việc và khoảng điện áp làm việc. Ví dụ điện áp làm việc Un=220V, khoảng điện áp là 0.85~1.1 có nghĩa là khoảng điện áp làm việc từ 187~242V.
- Hầu như với động cơ, khởi động thường hút dòng lớn và giá trị điện áp vào động cơ lúc đó là không quan trọng. Tuy nhiên, cuộn dây của khởi động từ nếu có điện áp quá bé sẽ tự ngắt. Vì thế cần phải tính toán sụt áp khởi động sao cho áp làm việc của cuộn dây khởi động từ (thường lắp gần động cơ) đạt khoảng điện áp làm việc, tức có thể sụt áp đến 15%.
- Các động cơ công nghiệp đa số là loại lồng sóc. Tùy vào mục đích sử dụng mà giá trị dòng khởi động có thể cao hay thấp. Với tải nhẹ, thường giá trị này khoảng 3~5 lần dòng định mức. Với tải trung bình phổ biến, khoảng 6~7 lần dòng. Với tải nặng, thông thường sẽ gặp với bơm tăng áp, máy nén lạnh, máy nén khí,... dòng khởi động có thể lên đến 8~10 lần dòng định mức. Vì thế khi tính sụt áp, tùy theo tải để tính toán dây chứ không có quy định cụ thể.
Qua các ý trên, có thể thấy rằng tính sụt áp khởi động động cơ là rất quan trọng. Sụt áp khi khởi động có thể tính đến 15% và mức dòng khởi động dự đoán nên nhìn theo tải thực tế.
Về thực tế, mình đưa ra ví dụ sau:
- Hệ 3 bơm nước bơm vào một hệ thống ống cấp nước chung cấp nước giải nhiệt cho 1 máy công nghiệp. Khi đó, bơm số 1 khởi động đầu tiên rất nhẹ. Khi thiếu nước, bơm số 2 bật thì áp lực nước đường ống cao hơn nên dòng khởi động tăng thêm một chút và tiếp tục như thế nếu bơm số 3 khởi động. Giá trị khởi động có thể xem là 6 lần thành 7.5 lần và 9 lần dòng định mức theo thứ tự các bơm.
- Như thế với hệ thống bơm như trên, giá trị dòng khởi động nên chọn khoảng 9 lần dòng định mức là tốt nhất!
Mấy ý kiến góp ý cùng bạn!
 
Góp ý riêng về chế độ khởi động:
- Hầu hết các thiết bị tiêu chuẩn đều có ghi điện áp làm việc và khoảng điện áp làm việc. Ví dụ điện áp làm việc Un=220V, khoảng điện áp là 0.85~1.1 có nghĩa là khoảng điện áp làm việc từ 187~242V.
- Hầu như với động cơ, khởi động thường hút dòng lớn và giá trị điện áp vào động cơ lúc đó là không quan trọng. Tuy nhiên, cuộn dây của khởi động từ nếu có điện áp quá bé sẽ tự ngắt. Vì thế cần phải tính toán sụt áp khởi động sao cho áp làm việc của cuộn dây khởi động từ (thường lắp gần động cơ) đạt khoảng điện áp làm việc, tức có thể sụt áp đến 15%.
- Các động cơ công nghiệp đa số là loại lồng sóc. Tùy vào mục đích sử dụng mà giá trị dòng khởi động có thể cao hay thấp. Với tải nhẹ, thường giá trị này khoảng 3~5 lần dòng định mức. Với tải trung bình phổ biến, khoảng 6~7 lần dòng. Với tải nặng, thông thường sẽ gặp với bơm tăng áp, máy nén lạnh, máy nén khí,... dòng khởi động có thể lên đến 8~10 lần dòng định mức. Vì thế khi tính sụt áp, tùy theo tải để tính toán dây chứ không có quy định cụ thể.
Qua các ý trên, có thể thấy rằng tính sụt áp khởi động động cơ là rất quan trọng. Sụt áp khi khởi động có thể tính đến 15% và mức dòng khởi động dự đoán nên nhìn theo tải thực tế.
Về thực tế, mình đưa ra ví dụ sau:
- Hệ 3 bơm nước bơm vào một hệ thống ống cấp nước chung cấp nước giải nhiệt cho 1 máy công nghiệp. Khi đó, bơm số 1 khởi động đầu tiên rất nhẹ. Khi thiếu nước, bơm số 2 bật thì áp lực nước đường ống cao hơn nên dòng khởi động tăng thêm một chút và tiếp tục như thế nếu bơm số 3 khởi động. Giá trị khởi động có thể xem là 6 lần thành 7.5 lần và 9 lần dòng định mức theo thứ tự các bơm.
- Như thế với hệ thống bơm như trên, giá trị dòng khởi động nên chọn khoảng 9 lần dòng định mức là tốt nhất!
Mấy ý kiến góp ý cùng bạn!

Hi Rất cảm ơn các góp ý kỹ thuật rất thực tế của Bác :)
 
Back
Bên trên