10 công cụ nghiên cứu từ khóa hỗ trợ dân SEO viết content

vyconvert

Thành Viên [LV 0]
Thumbnail

Nghiên cứu từ khóa là một công việc mà hầu như anh em làm SEO nào cũng sẽ phải làm qua. Hôm nay, mình sẽ đánh giá sơ bộ những tool nghiên cứu từ khóa mà mình đã sử dụng trong thời gian qua.

Nghiên cứu từ khóa là một công việc mà hầu như anh em làm SEO nào cũng sẽ phải làm qua. Khi phân tích từ khóa, mình thường dựa trên rất nhiều tiêu chí, nhưng cơ bản sẽ là:
  • Lượng tìm kiếm của từ khóa (Search volume)
  • Mức độ cạnh tranh của từ khóa (Keyword Difficulty)
  • Gợi ý từ khóa
  • Tìm kiếm theo khu vực địa lý, theo ngôn ngữ

Hôm nay, mình sẽ đánh giá sơ bộ những tool nghiên cứu từ khóa mà mình đã sử dụng trong thời gian qua.

GOOGLE TRENDS​

Ưu điểm​

  • Là công cụ miễn phí từ Google nên đảm bảo kết quả ra sẽ chính xác nhất
  • Cho phép so sánh lượng tìm kiếm giữa các từ khóa (Ở tài khoản thường: tối đa so sánh 5 từ)
  • Cho thấy xu hướng từ khóa mọi người đang tìm kiếm và các bài viết liên quan đến từ khóa đó (Trending Searches)
  • Có hiển thị lượng tìm kiếm theo từng khu vực nhỏ (từng tỉnh) thay vì chỉ theo từng quốc gia
  • Đưa ra chủ đề và các cụm từ liên quan đến từ khóa bạn nhập vào
google%20trends.png

Nhược điểm​

  • Không thể hiện độ khó từ khóa: Nhiều SEOer lúc viết content đều cần nhìn vào KD để xem từ đó có khó SEO không, thì tool này không có chỉ số đấy.
  • Giới hạn chủ đề và cụm từ liên quan (25 chủ đề và 25 từ liên quan)

Chi phí​

Google Trends hoàn toàn miễn phí, không có giới hạn về số lượt search.

GOOGLE KEYWORD PLANNER​

Cũng là một công cụ nghiên cứu từ khóa của Google, với nguồn dữ liệu chính xác vì đến trực tiếp từ cơ sở dữ liệu của Google.

Ưu điểm​

  • Chức năng cá nhân mình thấy hay nhất là nhóm từ khóa thành từng nhóm có các cụm từ liên quan đến nhau, hoặc về cùng một chủ đề. Các SEOer có thể lựa các từ khóa ở cùng một nhóm để viết bài cho nó.
  • Đúng như tên gọi, công cụ này cho bạn tạo các keyword plan, và từ đó, dự đoán (forecast) lượt clicks, impression,... cho bạn
  • Cung cấp lượng tìm kiếm từ khóa theo từng khu vực địa lý nhỏ (tỉnh thành), theo ngôn ngữ, theo loại thiết bị (điện thoại, laptop)
  • Ngoài ra, đây cũng là công cụ được các anh em chạy Google ads ưa thích vì nó sẽ liên kết luôn với tài khoản chạy ads của bạn.

Nhược điểm​

  • Không giống như ahrefs, độ cạnh tranh của từ khóa ở Keyword Planner (Competition) chỉ được chia thành 3 mức là Low - Medium - High
  • Cần tạo campaign ads để xem được nhiều kết quả hơn, cũng như có số liệu chính xác hơn. Ở tài khoản thường, search volume cho một keyword đang hiển thị theo khoảng thay vì một con số cụ thể.
planner.png

  • Chỉ phục vụ trên Google, không có dữ liệu cho các search engine khác.

Chi phí​

Hoàn toàn miễn phí

KEYWORD TOOL.IO​

Ưu điểm​

  • Giao diện đơn giản, dễ hiểu cho người mới bắt đầu, bao gồm những chỉ số cơ bản như search volume, KD (competition), trend, average CPC.

Nhược điểm​

  • Nhà phát triển Keywordtool.io nói rằng đây là một công cụ thay thế cho Google Keyword Planner, lấy dữ liệu trực tiếp từ Google Autocomplete, có thể search được cả những keyword bị ẩn trong Google Keyword Planner. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy lượng kết quả ít hơn Keyword Planner.
so%20s%C3%A1nh%20keyword%20io.png
(737 kết quả cho keyword “ứng dụng” - filter tiếng Việt, địa điểm: Việt Nam)

so%20s%C3%A1nh%202.png
(800 kết quả cho keyword “ứng dụng” - filter tiếng Việt, địa điểm: Việt Nam)

Như ví dụ này, ở cùng phiên bản miễn phí, với cùng một keyword “ứng dụng” hai tool này cho ra 2 số lượng kết quả khác nhau.
  • Nhà phát triển cũng nhấn mạnh về lợi thế cạnh tranh của tool này là có nhiều long-tail keyword (từ khóa dài) tuy nhiên mình không nghĩ đấy là thế mạnh của Keywordtool.io vì những công cụ nghiên cứu từ khóa khác cũng trả kết quả y chang.

Chi phí​

keyword%20io.png

Hiện nay Keywordtool.io đang cung cấp 3 gói như ảnh. Ở gói Pro Basic, người dùng sẽ phải trả 89$/tháng để request 7000 keyword mỗi ngày.

TOPSEO.VN​

TOPSEO.VN là một tool chuyên về research keyword và cũng hoàn toàn do Việt Nam phát triển. Đây là một tool mới tung ra thị trường, nhưng nhìn chung về hình thức giao diện, lẫn chất lượng mình thấy khá ổn.

Ưu điểm​

  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả người mới bắt đầu vào ngành SEO cũng có thể sử dụng
  • Có đầy đủ các chỉ số mọi người cần: volume, KD, CPC,....
  • Kết quả trả về chính xác (mình đã đối chiếu với ahrefs) và được lọc trùng tự động
  • Mọi người còn có thể filter kết quả theo ý muốn. Ví dụ, mọi người chỉ muốn lấy những kết quả có search volume từ 10,000 trở lên với KD trong khoảng từ 10 - 50 thì đều có thể lọc được tại tool đó luôn, chứ không cần phải export về xong lọc trong excel nữa.
topseo.png

  • Có thể tìm theo từng quốc gia (20 quốc gia tính đến thời điểm hiện tại)
  • Không giới hạn lượt search và export dữ liệu.

Nhược điểm​

  • Mỗi lần người dùng được export tối đa 500 kết quả, tuy nhiên, nếu mọi người join group zalo thì sẽ nhận được những mã token của nhà phát triển để được export nhiều kết quả hơn một lần đấy.

Chi phí​

Hoàn toàn miễn phí, không giới hạn lượt search, không giới hạn lượt export data.

AHREFS​

Ahrefs là một tool quyền năng của các anh em làm SEO. Khi mua một tài khoản ahrefs, anh em có thể dùng được nhiều tính năng khác ngoài phân tích từ khóa như truy xuất dữ liệu của một site bất kỳ,... Với lượng traffic hơn 8 triệu một tháng thì cũng có thể thấy rõ ahrefs được yêu thích đến mức nào.

Ưu điểm​

  • Cung cấp hàng nghìn từ khóa đề xuất dựa theo keyword bạn tìm kiếm
  • Cung cấp từ khóa ở 10 search engine khác nhau
  • Sở hữu dữ liệu của hơn 171 quốc gia
  • Hơn 7 tỷ từ khóa được cập nhật thường xuyên
  • Lượng tìm kiếm từ khóa, độ khó từ khóa có độ chính xác cao

Nhược điểm​

  • Chi phí mua tài khoản ahrefs khá cao, và cũng có vẻ càng ngày giá càng tăng

Chi phí​

ahrefs.png

Hiện tại ahrefs đang có 4 gói như trong ảnh. Tuy nhiên, ở từng gói, công cụ này vẫn thiết lập một số giới hạn nhất định. Ví dụ, ở gói Lite, người dùng chỉ được export tối đa 500,000 kết quả. Nếu bạn định export vượt quá số lượng đấy, bạn sẽ phải trả thêm 50$ cho 1,000,000 kết quả nữa.

SEMRUSH​

Semrush cũng là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa được nhiều người dùng nhất thế giới với lượng traffic hơn 10 triệu mỗi tháng. Bên cạnh việc cung cấp công cụ cho người trong nghề, Semrush còn có hệ thống khóa học (Semrush Academy) hướng dẫn mọi người tiếp cận với Digital Marketing. Có thể nói rằng, Semrush đã xây dựng được một cộng đồng người dùng của mình bằng cách dạy cả lý thuyết và đưa công cụ để thực hành.

Ưu điểm​

  • Giao diện đơn giản, phần giải thích cho từng chỉ số (metrics) cũng rất dễ hiểu.
  • So sánh từ khóa với đối thủ (Keyword gap): mục này giúp mình nghiên cứu những keyword nào người ta có mà mình chưa có và keyword đó đang rank ở vị trí nào
  • Đưa ra search intent: information hay navigation,...

Nhược điểm​

  • Nhược điểm lớn nhất là giá cao và thậm chí còn nhỉnh hơn ahrefs nữa.
  • Nếu dùng bản miễn phí thì người dùng sẽ bị giới hạn về số lượt request (tối đa 10 lượt) và số lượng kết quả hiển thị.

Chi phí​

Hiện Semrush đang có 3 gói như ảnh đây. Tất nhiên, người dùng sẽ được giảm một chút nếu trả theo năm, tuy nhiên vẫn là một con số không hề nhỏ cho mọi người.
semrush.png

Và cũng tương tự như ahrefs, Semrush có đặt mức giới hạn ở mỗi gói. Ví dụ, ở gói Pro, bạn sẽ xem được tối đa 10,000 kết quả ở một lượt request hoặc được crawl 100,000 pages một tháng.

MozSemrushAhrefs
GóiStandardProLite
Giá99$/mo119.95$/mo99$/mo
Số lượng keyword queries một tháng150__
Số lượng kết quả / lần queries10,00010,0002500
(So sánh 3 tool nghiên cứu từ khóa Moz vs. Semrush vs. ahrefs)

MOZ Keyword Explorer​

Moz cũng là một công cụ nghiên cứu từ khóa cho dân SEO. Tuy nhiên, công cụ này ít được người dùng quan tâm hơn (Traffic chỉ khoảng 2 triệu một tháng). Cá nhân mình không thích tool này lắm, vì mức giá cũng khá cao, nhưng nhìn chung, không có nhiều tính năng đặc biệt nào ghi điểm trong lòng mình, nên mình chỉ điểm sơ qua cho mọi người biết thôi.

Ưu điểm​

  • Có các chỉ số cơ bản như search volume, KD,...
  • Kết quả chính xác

Nhược điểm​

  • Lượng từ khóa gợi ý ít hơn so với semrush hay ahrefs

Chi phí​

moz.png

  • Với người dùng đăng ký miễn phí thì sẽ được cung cấp tối đa 10 queries mỗi tháng
  • Hiện tool này đang có 4 gói như trong hình, gói rẻ nhất cũng 99$/tháng

Spineditor​

Spineditor là một công cụ do Việt Nam mình phát triển. Đây cũng là một tool mà mình thấy nhiều anh em SEOer sử dụng.

Ưu điểm​

  • Đây là công cụ mất phí, tuy nhiên giá thành khá rẻ: chỉ 1000đ/ngày, mà lần đầu tiên đăng ký tài khoản còn được free 3 ngày. Tính ra cũng chỉ tốn 30,000đ/tháng.
  • Kết quả chính xác
  • Có tích hợp nhiều tính năng khác ngoài nghiên cứu từ khóa, nhưng vì bài viết này tập trung vào research keyword thôi nên mình tạm bỏ qua nhé. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy tool này mạnh về spin bài viết hoặc check unique content hơn là nghiên cứu từ khóa.
spineditor.png

Nhược điểm​

  • Captcha. Cứ quét được tầm 40-50 từ khóa là lại phải nhập captcha thủ công. Captcha này khá mệt người mà cũng tốn thời gian nữa.
  • Từ khóa gợi ý ít
  • Không cung cấp các thông tin như: xu hướng thứ hạng/xu hướng tìm kiếm của một từ khóa, thiết bị tìm kiếm (mobile/laptop),...

Chi phí​

1000đ/ngày

Answerthepublic.com​

Đây là một công cụ để khai thác nội dung mới hơn là nghiên cứu từ khóa. Về cơ bản, tool này khá giống tool solve.com hồi trước, nhưng giao diện đẹp mắt người dùng hơn.

Ưu điểm​

  • Khai thác ý tưởng mới: Khi bạn nhập một từ khóa chính, hệ thống sẽ kết hợp keyword đó với những cụm từ liên quan (các từ để hỏi: what, when, where,...; các từ liên kết: and, for, versus,...) Ví dụ, khi mình nhập vào “android”, kết quả trả về sẽ như hình dưới đây:
answer%20the%20public.png

Nhược điểm​

  • Hạn chế ngôn ngữ: Hiện tại tool này đang chỉ có 16 ngôn ngữ, và không có tiếng Việt trong đó. Bạn vẫn có thể search tiếng Việt, nhưng kết quả trả về không nhiều và không chính xác.
  • Tool này giống như một công cụ gợi ý ý tưởng viết content hơn là nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, vì nó không thể hiện các chỉ số như search volume hay KD, CPC mà các SEOer mong muốn

Chi phí​

  • Ở bản miễn phí, bạn được request 2 keyword mỗi ngày.
  • Ngoài ra, tool đang để mức giá là free (giới hạn lượt tìm kiếm trong ngày), monthly (99$/tháng), annual (79$/tháng). Mỗi mức giá sẽ có giới hạn số lượng khác nhau, nhưng nhìn chung, hệ thống vẫn cho mình sử dụng đầy đủ các tính năng của công cụ.

LarKeyword​

LarKeyword.com là một công cụ do người Việt phát triển. Cùng với LarKeyword còn có LarRank (kiếm tra thứ hạng từ khóa), LarIndex(hỗ trợ, kiểm tra index), LarContent (kiểm tra đạo văn, quản lý nội dung), LarImage (nén ảnh geotags tọa độ). Tuy nhiên, bài viết này mình chỉ muốn tập trung vào nghiên cứu từ khóa nên sẽ chỉ phân tích LarKeyword thôi nhé!

Ưu điểm​

  • Giao diện đơn giản, chỉ cần nhập keyword bạn muốn tìm rồi gõ enter là sẽ hiện ra kết quả. Kết quả bao gồm search volume , CPC, CMP, Traffic,...
  • Công cụ có cả phần Keyword suggestion để gợi ý từ khóa nữa
  • 3000 kết quả trả về sẽ được lọc trùng
larkeyword.png

Nhược điểm​

  • Hiện tại tool chỉ hỗ trợ thị trường Việt Nam (nhà phát triển cũng đề cập như vậy) nên sẽ là hạn chế với các anh em SEO global. Mình nghe ngóng được là trong thời gian tới tool sẽ hỗ trợ cả global nữa, nên hy vọng sẽ sớm được trải nghiệm phiên bản mới này.
  • Tool tối ưu với từ khóa ngắn hơn, vì mình tìm từ khóa dài không trả về nhiều kết quả lắm (một số trường hợp là không có kết quả)
  • Thời gian đợi kết quả trả về khi search keyword trong phần Keyword Suggestion lâu
  • Kết quả volume/CPC/CMP mang tính chất tham khảo

Chi phí​

  • Hiện tool đang để mức giá là 99,000 cho 30 từ khóa mỗi ngày. Tuy nhiên, hệ thống sẽ có nhiều đợt điều chỉnh giá, anh em tham khảo thêm ở website hoặc fanpage của họ để nắm thông tin nhanh hơn nhé
  • Còn ở bản miễn phí, anh em được tìm 1 từ khóa miễn phí/ngày.

Nhìn chung, mỗi tool đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Về mặt trả phí, cá nhân mình thích Semrush và ahrefs, tuy nhiên giá của các tool này quá cao nếu chỉ dùng để nghiên cứu từ khóa thôi. Mình biết là mọi người có thể mua share chung tài khoản, nhưng có một số tính năng sẽ bị mất ở tài khoản dùng chung này mà mình không sử dụng được. Còn nếu anh em dùng nhiều thì vẫn có thể đầu tư nhé.

Nếu chỉ để nghiên cứu từ khóa thôi, thì mình thích Topseo.vn hơn, vì nó miễn phí, lại không giới hạn lượt search và trả kết quả chính xác. Ngoài ra, thì mình vẫn kết hợp thêm Google Trends để biết được xu hướng mọi người đang tìm gì ở thời điểm thực. Làm SEO đâu chỉ có dùng 1 tool đâu, mình đều kết hợp cả mớ tool để mong có kết quả tốt nhất thôi mọi người ạ.
 
Back
Bên trên