boysunflower

Thành Viên [LV 1]
9 cách phòng cháy chữa cháy quan trọng mà bạn nên biết!
Khi có hỏa hoạn bất ngờ, dễ khiến chúng ta rơi vào tình trạng bị mất bình tĩnh.

Không tìm được cách xử lý và rối bời cảm xúc chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt mạng khi có cháy xảy ra.

Cho tới thời điểm hiện nay, có không ít các trường hợp tại nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết cách thoát hiểm.

Trong bài viết hôm nay, PCCC Song Thái Tùng xin chia sẻ tới cho bạn 9 cách phòng cháy chữa cháy mà bạn nên biết.

9-cach-phong-chay-chua-chay-10.jpg


1. Cách xử lý khi có cháy xảy ra
Khi phát hiện có cháy xảy ra, việc đầu tiên là bạn phải thật bình tĩnh, tránh bị bối rối khi tìm cách xử lý.

Nhanh chóng hô hoán, thông báo cho những người xung quanh đang có cháy xảy ra.

Bạn có thể thông báo cho mọi người bằng cách la thật to, dùng chuông, kẻng, nhấn chuông báo cháy.

Huy động mọi người gần khu vực cháy di chuyển tới nơi an toàn.

Nhanh chóng gọi điện cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp 114 hoặc các cơ quan chức năng gần nhất.

Nội dung bạn có thể thông báo bao gồm: Địa chỉ nơi xảy ra cháy, thông tin về vụ cháy, tên của bạn và số điện thoại.

Trong thời gian đợi lực lượng PCCC chuyên nghiệp tới, bạn có thể phối hợp với những người xung quanh tiến hành chữa cháy.

Mọi người có thể là những người xung quanh hoặc lực lượng PCCC cơ sở (công ty, doanh nghiệp,…).

Chữa cháy bằng bất cứ thiết bị gì có thể dập lửa (bình chữa cháy, xô nước, chậu nước, chăn chữa cháy, chăn chiên chữa cháy,…).

Chăn chữa cháy hay còn gọi là chăn cứu hỏa: Là thiết bị chữa cháy và thoát hiểm chuyên nghiệp ✔



9-cach-phong-chay-chua-chay-19.jpg

Chăn chữa cháy
Nhanh chóng cử người hướng dẫn đội PCCC chuyên nghiệp tiếp cận nơi có cháy.

2. Cách thoát hiểm đám cháy nhà cao tầng
Nhà cao tầng là nơi thường xuyên xảy ra cháy nổ, bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong suốt thời gian qua, tiêu điểm là trong năm 2018, có tới hàng chục vụ cháy lớn nhỏ đều xảy ra từ các chung cư, nhà cao tầng.

Xử lý khi có cháy tại chung cư hay thoát hiểm an toàn là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra.

Trước tiên bạn phải lưu ý trong việc phòng cháy trước khi chữa cháy.

Khi dọn tới các chung cư, nhà cao tầng sinh sống và làm việc bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

– Biết rõ được sơ đồ của tòa nhà, sơ đồ thoát hiểm, đường thang bộ thoát hiểm.

– Biết được nơi để các thiết bị PCCC trong tòa nhà.

– Tuân thủ các nội quy PCCC trong tòa nhà.

Khi có cháy xảy ra, hãy thật bình tĩnh suy xét vấn đề.

Tiến hành tìm các lối thoát nạn có thể thoát hiểm sau đó báo với mọi người xung quanh.

Dùng các thiết bị PCCC tại chỗ như bình chữa cháy tiến hành chữa cháy.

9-cach-phong-chay-chua-chay-2.jpg


Trong trường hợp đám cháy đã quá lớn, không thể dập được hãy xử lý như sau:

– Đóng cửa phòng cháy bị lại nếu không thể dập tắt được.

– Nhanh chóng thông báo thật nhanh với mọi người bằng nhiều cách khác nhau (la lớn, nhấn chuông báo cháy,…)

– Tiến hành ớ tán theo lối thoát hiểm an toàn bằng đường thang bộ.

– Hãy đi theo hướng chỉ dẫn thoát nạn bằng đèn EXIT và tuyệt đối không được dùng thang máy để thoát nạn.

– Trong quá trình di chuyển bạn nên thông báo cho những người lân cận biết.

9-cach-phong-chay-chua-chay-20.jpg


Các quy tắc khi di chuyển thoát hiểm trong nhà cao tầng như sau:

– Khi di chuyển, nếu phát hiện có khói xung quanh, bạn phải cúi thấp người tránh hít phải khói độc.

– Khói là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong, cúi trong khi di chuyển vì khói luôn bay trên cao.

– Nếu có thể, hãy dùng khăn thấm nước che kín mũi và miệng để tránh hít phải khí độc xung quanh.

– Nếu phải thoát hiểm bằng cách băng qua lửa, bạn có thể bọc người mình bằng chăn chữa cháy để tránh bị bỏng.


– Trong trường hợp không trang bị chăn chữa cháy, bạn có thể dùng chăn trong phòng ngủ sau đó thấm nước.

– Trước khi mở cửa phòng, cần phải kiểm tra bằng cách sờ tay vào cửa, nếu nhiệt độ cao, tuyệt đối không được mở cửa.

– Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng bị lửa tạt, nếu thấy có khói hãy dùng vải, giẻ ướt chèn kỹ các khe hở không cho khói tràn vào phòng.

– Nếu tất cả các lối thoát hiểm đã bị lửa khống chế, hãy nhanh cóng di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ.

– Hô to cho mọi người hoặc đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp có thể tìm cách giải cứu cho bạn.

– Trong thời gian chờ đội PCCC chuyên nghiệp tìm cách giải cứu, hãy quan sát tìm kiếm các phương tiện thoát hiểm như dây thoát hiểm, thang thoát hiểm.

– Hoặc các thiết bị tại chỗ như tấm rèm, ga xé dọc, quần áo sau đó buộc lại để có thể trèo xuống.

9-cach-phong-chay-chua-chay-11.jpg


Lưu ý quan trọng:

– Trong quá trình thoát hiểm nhà cao tầng, tuyệt đối không nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.

– Hãy giúp đỡ mọi người xung quanh nếu có đủ bình tĩnh và sức khỏe.

– Khi đã thoát được ra ngoài, tuyệt đối không được quay lại.

– Tuân thủ theo hướng dẫn của lực lượng PCCC chuyên nghiệp.


3. Cách xử lý khi phát hiện có mùi Gas
Khi phát hiện ra có mùi gas trong nhà tuyệt đối không được bật tắt cầu tạo hoặc công tắc điện.

Kể cả điện thoại di động vì có thể gây ra cháy nổ ngay lập tức.

9-cach-phong-chay-chua-chay-6.jpg


Cách xử lý như sau:

– Mở hết các cửa một cách nhẹ nhàng cho khí gas bay hết ra ngoài.

– Dùng quạt giấy hoặc các vật liệu nhẹ có thể đẩy khí gas ra ngoài làm giảm nồng độ gas có trong phòng.

– Tiếp cận bình gas hoặc nơi bị xì gas, gọi điện cho nhà cung cấp gas đến xử lý.

– Trong trường hợp có cháy trên bình gas, tuyệt đối không được chạy.

– Phải hết sức bình tĩnh để dập ngọn lửa có trên bình gas bằng nhiều cách khác nhau.

https://www.thietbiphongchay.org/nam-mo-thay-chay-xe-may/
– Có thể sử dụng bình chữa cháy xịt vào đám cháy (nếu có), hoặc dùng chăn ước phủ lên bình gas.

– Dội nước liên tục làm nguội van bình gas, lúc này van gas rất nóng nên tuyệt đối không dùng tay trực tiếp khóa van bình.

– Dùng vật gián tiếp di chuyển bình gas tới nơi thoáng gió sau đó tiếp tục dội nước cho tới khi van gas nguội rồi khóa van gas.

– Hãy yên tâm vì bình sẽ không nổ khi đang cháy.


Tủ cứu hỏa đựng bình cứu hỏa
Tủ cứu hỏa là nơi đựng các thiết bị, dụng cụ chữa cháy như cuộn vòi, lăng phun, bình khí CO2, dụng cụ phá vỡ… với thiết kế có dạng hình vuông hoặc hình hộp chữ nhật đứng, thường được đặt ở những vị trí dễ nhận biết, quan sát khi có sự cố báo cháy xảy ra. Chúng được sơn tĩnh điện đặc chủng màu đỏ, trên mặt cánh của vỏ thướng lắp một tấm kính hình chữ nhật, tủ cũng được chia ra làm nhiều chủng loại như: tủ cứu hỏa ngoài trời, trong nhà, âm tường, inox 304…

4. Cách xử lý khi bị lửa bắt vào quần áo
Khi bị lửa bắt vào người phải thật bình tĩnh, không được chạy.

Nằm ngay xuống sàn và lăn qua lăn lại để dập tắt lửa.

Tuyệt đối không dùng tay để dập lửa.

Không nhảy vào hồ bơi hoặc hồ chứa nước nếu không chắc chắn đây là nước không bị lửa tác động.

9-cach-phong-chay-chua-chay-13.jpg


5. Cách xử lý khi thấy người khác bị cháy
Hướng dẫn người đó cách xử lý như trên mà PCCC Song Thái Tùng vừa đề cập.

Dùng chăn cứu hỏa hoặc chăn ngủ bình thường đã thấm nước để chùm lên.

Dùng các loại bình cứu hỏa bình chữa cháy MFZ4 hoặc bình chữa cháy MFZ8 để xịt hoặc nước để dập lửa.

Đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và theo dõi sức khỏe.

6. Cách sơ cứu người bị hít phải khói
Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi nơi nguy hiểm, tới nơi có không khí trong lành, thoáng mát.

Dập tắt lửa trên quần áo nạn nhân (nếu có), đặt nạn nhân ở tư chế hồ sức.

Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thì kiểm tra tim còn đập không để chuẩn bị hô hấp nhân tạo.

Cho nạn nhân thở Oxy (nếu bạn có kiến thức).

Đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi tình trạng sức khỏe.

9-cach-phong-chay-chua-chay-8.jpg


7. Cách sơ cứu cho người bị ngừng thở
Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch tìm còn đập, bạn hãy tiến hành hô hấp nhân tạo.

Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân bắt đầu có thể thở được hoặc cho đến khi có người đến giúp đỡ.

Nếu nạn nhân đã ngừng thở và mạnh cũng ngừng đập, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tìm ngoài lồng ngực.

Cần thực hiện 2 lần thổ ngạt và ép tim 30 lần sau đó dừng lại để kiểm tra tim.

Nếu tim đã hoạt động lại thì dừng ép tim, nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kì cho đến khi nạn nhân phục hồi hoặc chờ nhân viên ý tế tới giúp đỡ.

8. Cách sơ cứu người bị bỏng
Sử dụng nước sạch để ngâm hoặc rửa vết bỏng (nhiệt độ tốt nhất từ 16 – 20 độ C).

Nên tận dụng các nguồn nước có sẵn như nước sôi để nguội hoặc nước máy, vòi nước,…

Có thể ngâm hoặc để vùng bị bỏng dưới vòi nước đang cháy từ 5 – 15 phút.

Vừa để nước chảy vừa rửa sạch dị vật, quần áo bị cháy trên người nạn nhân.

Đưa người bị bỏng tới các cơ sở y tế gần nhất.

9-cach-phong-chay-chua-chay-16.jpg


9. Cách lắp đặt và sử dụng thiết bị điện
Phải lắp đặt áptomat và thường xuyên kiểm tra từ dây điện chính cho tới từng dòng dây phụ.

Lắp đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây cầu chì phải đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn.

Không dùng các loại dây khác để thay thê dây cầu chì tránh gây hỏng hệ thống điện.

Không dùng dây điện cỡ nhỏ cho các thiết bị có công suất lớn.

Không treo, phơi quần áo hoặc các vật dụng khác lên đường dây điện.

Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm.

Không dùng đinh hoặc dây thép để buộc giữ dây điện vì chỗ tiếp xúc sẽ bị ăn mòn.

Không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà,…

9-cach-phong-chay-chua-chay-17.jpg


Nếu thiết bị đã quá cũ hoặc không đảm bảo an toàn thì cần phải thay thế.

Các thiết bị điện khi không sử dụng cần phải ngắt nguồn điện.

Thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém hoặc người bị bệnh tâm thần,.. sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

Trước khi ra khỏi nhà, cần phải kiểm tra và tắt hết các thiết bị điện nếu không cần thiết sử dụng.

Trong trường hợp xảy ra cháy, nhanh chóng cắt cầu dao tổng.

Thông báo cho mọi người xung quanh biết bằng cách hô hoán.

Báo ngay cho Cảnh sát PCCC hoặc lực lượng chức năng gần nhất.

Dùng phương tiện chữa cháy có sẵn tại chỗ như bình chữa cháy, nước.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng nước để chữa cháy nếu chưa cắt điện và đi giày, ủng cách điện.

Để chủ động phòng cháy, nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay trong gia đình.

Có thể là loại chữa cháy bằng khí CO2 hoặc bình bột chữa cháy.

Bình chữa cháy là thiết bị PCCC được sử dụng phổ biến và tốt nhất hiện nay.




9-cach-phong-chay-chua-chay-18.jpg

Trang bị bình chữa cháy
Thường xuyên tham gia các hoạt động về phòng cháy chữa cháy tại địa phương.

Học tập kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
nguồn: thietbiphongchay
 
Back
Bên trên