Thảo luận Bảng động từ bất quy tắc thông dụng và đầy đủ

cipmedia

Thành Viên [LV 0]
Tiếng Anh có một lượng lớn các động từ bất quy tắc. Phần nhiều trong số này, dạng quá khứ hoặc dạng quá khứ hoàn thành không theo nguyên tắc thường dùng như các động từ thường. Vì vậy người học tiếng Anh gần như gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và ghi nhớ bảng động từ bất quy tắc thông dụng này.
Bảng động từ bất quy tắc luôn là một "bài toán khó" với những người học tiếng Anh. Chúng ta gần như không thể sử dụng mẹo hay quy tắc nào để tiết kiệm thời gian học động từ bất quy tắc. Từ trước đến nay, chỉ có một cách duy nhất để đối phó với những từ này: Học thuộc. Bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn cụ thể về động từ bất quy tắc thông dụng trong tiếng Anh, cách sử dụng, cách ghi nhớ cũng như gửi kèm bảng động từ bất quy tắc thông dụng nhất.

I. Phân Biệt Động Từ Bất Quy Tắc Và Động Từ Thường

Trong quá trình học tiếng Anh, để giao tiếp được hay luyện thi IELTS, khi học về phân từ hay là thì hoàn thành thì chắc chắn sẽ phải sử dụng rất nhiều bảng động từ bất quy tắc (Irregular Verbs). Tuy nhiên, số lượng động từ bất quy tắc khá nhiều đòi hỏi bạn phải học thật kỹ và ghi nhớ sao cho đúng
1. Động Từ Bất Quy Tắc (Irregular Verbs) Là Động Từ Ko Có Quy Tắc Dùng Để Chia Thì Quá Khứ, Quá Khứ Hoàn Thành, Hiện Tại Hoàn Thành

VD: (hiện tại → quá khứ → quá khứ phân từ)
walk → walked → walked (đi bộ)
listen → listened → listened (nghe)
play → played → played (chơi)

2. Động Từ Thường (Regular Verbs) Có Thì Quá Khứ Và Quá Khứ Phân Từ Được Chia Ở Dạng "-Ed", Động Từ Bất Quy Tắc Thường Có Dạng Quá Khứ Và Quá Khứ Phân Từ Không Thống Nhất.

VD: (hiện tại → quá khứ → quá khứ phân từ)
be → was/ were → been
go → went → gone (đi)
get → got → got/gotten (có)

II. Một Số Mẹo Khi Học Động Từ Bất Quy Tắc

Tuy là động từ bất quy tắc nhưng cũng có một số "quy tắc ngầm" nhất định áp dụng cho một số lượng giới hạn những động từ. Tuy rằng trong số tới hơn 600 động từ bất quy tắc, số lượng những động từ nằm trong "quy tắc ngầm" này không phải là quá nhiều nhưng nếu nắm chắc những quy tắc này và vận dụng một cách hợp lý, chúng cũng có thể phần nào giúp các bạn học tiếng Anh thuận lợi hơn.
Trước hết, bạn cần nhớ:

  • V1: là động từ ở dạng nguyên thể
  • V2: là động từ ở dạng quá khứ
  • V3: là động từ ở dạng quá khứ phân từ
1. Động Từ Có V1 Tận Cùng Là “Ed” Thì V2, V3 Là “Ed”

VD:
feed (V1) → fed (V2) → fed (V3): nuôi dạy
bleed (V1) → bled (V2) → bled (V3): (làm) chảy máu
breed (V1) → bred (V2) → bred (V3): sanh, nuôi dạy
overfeed (V1) → overfed (V2) → overfed (or overfied) (V3): cho ăn quá

2. Động Từ V1 Có Tận Cùng Là “Ay” Thì V2, V3 Là “Aid”

VD:
say (V1) → said (V2) → said (V3): nói
lay (V1) → laid (V2) → laid (V3) : đặt để
inlay (V1) → inlaid (V2) → inlaid (V3): cẩn, khảm
gainsay (V1) → gainsaid (V2) → gainsaid (V3): chối cãi
mislay (V1) → mislaid (V2) → mislaid (V3): để thất lạc
waylay (V1) → waylaid (V2) → waylaid (V3): rình rập, ngóng chờ

3. Động Từ V1 Có Tận Cùng Là “D” Thì Là “T”

VD:
bend(V1) → bent (V2) → bent (V3): uốn cong
send(V1) → sent (V2) → sent (V3): gởi

4. Động Từ V1 Có Tận Cùng Là “Ow” Thì V2 Là “Ew”, V3 Là “Own”

VD:
Blow (V1) → blew (V2) → blown (V3): thổi
Crow (V1) → crew (V2) → crown (or crewed) (V3): (gà) gáy
Foreknow (V1) → foreknew (V2) → forekown (V3): biết trước
Know (V1) → knew (V2) → known (V3): hiểu biết
Grow (V1) → grew (V2) → grown (V3): mọc, trồng
Throw (V1) → threw (V2) → thrown (V3): liệng, ném, quăng

5. Động Từ V1 Có Tận Cùng Là “Ear” Thì V2 Là “Ore”, V3 Là “Orn” (Động Từ Hear Ngoại Lệ)

VD:
bear (V1) → bore (V2) → borne (V3): mang, chịu (sanh đẻ)
forbear (V1) → forbore (V2) → forborne (V3): nhịn, chịu đựng
swear (V1) → swore (V2) → sworne (V3): thề thốt
tear (V1) → tore (V2) → torne (V3): xé rách

6. Động Từ V1 Có Nguyên Âm “I” Thì V2 Là “A”, V3 Là “U”

VD:
begin (V1) → began (V2) → begun (V3): bắt đầu
drink (V1) → drank (V2) → drunk (V3): uống
sing (V1) → sang (V2) → sung (V3): hát
sink (V1) → sank (V2) → sunk (V3): chuồn, lôi đi
spring (V1) → sprang (V2) → sprung (V3): vùng
stink (V1) → stank (V2) → stunk (V3): bay mù trời
ring (V1) → rang (V2) → rung (V3): rung (chuông)

7. Động Từ Có V1 Tận Cùng Là “M” Hoặc “N” Thì V2, V3 Giống Nhau Và Thêm “T”

VD:
Burn (V1) → burnt (V2) → burnt (V3): đốt cháy
Dream (V1) → dreamt (V2) → dreamt (V3): mơ, mơ mộng
Lean (V1) → leant (V2) → leant (V3): dựa vào
Learn (V1) → learnt (V2) → learnt (V3): học
Mean (V1) → meant (V2) → meant (V3): ý nghĩa, ý muốn nói

III. Bảng Tổng Hợp Động Từ Bất Quy Tắc
Ngoài những mẹo nhỏ trên để học và nhớ bảng động từ bất quy tắc thông dụng, chúng ta cũng không còn cách nào hơn là học thuộc các động từ khác. Bằng cách học liên tục và vận dụng tiếng Anh không ngừng nghỉ, các bạn sẽ có thể sử dụng động từ bất quy tắc một cách nhuần nhuyễn và thành thục. Không chỉ đơn giản là việc học thuộc lòng như một chú vẹt, bạn cần ứng dụng các từ này linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để có thể in sâu vào trí nhớ.
Bảng Động Từ Bất Quy Tắc Tiếng Anh Đầy Đủ Và Thông Dụng Nhất:

Để nhớ được bảng động từ bất quy tắc thông dụng này chắc chắn không chỉ một hai ngày mà bạn cần phải dành thời gian luyện tập và thường xuyên ôn lại nó.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được trung tâm dạy tiếng Anh hiệu quả, thì hãy đến ngay với Trung tâm tiếng anh Newstar English Center chúng tôi hôm nay nhé. Newstar English Center hân hạnh được đón tiếp bạn!

Hy vọng nội dung vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình năng cao khả năng tiếng anh của mình. Hãy đến với Trung tâm tiếng anh tại Quận 4 của NewStar để trải nghiệm môi trường đào tạo tiếng anh tiên tiến và hiệu quả nhất nhé!!!
Nguồn: Bảng động từ bất quy tắc.
 
Back
Bên trên