Dân Dụng bẫy dầu

nguyenlm

Thành Viên [LV 1]
ai cũng biết khi cục nóng cao hơn cục lạnh(khoảng 3m trở lên)ta phải làm bẫy dầu, tránh lốc không hút dầu về lốc được sẽ gây thiếu dầu. Vậy dầu thoát ra khỏi lốc theo đường nào, đường đẩy hay đường hút, theo tôi thì dầu trôi theo đường hút do chênh lệch độ cao, đặc biệt khi ngừng máy, vậy nên chỉ cần uốn ống chữ U ở đường hơi,không cần làm bẫy ở đường lỏng, sẽ tiết kiệm được 1 số cút nếu ống lỏng không uốn được. Chỉ cần bẫy ở đường hơi phải không nhỉ?
 
Trả lời: bẫy dầu

Bẫy dầu mục đích để dầu đọng lại tao ra chênh lệch áp để lốc nén hút về, nên mình nghĩ chỉ cần lắp ở đường hơi về. Còn trên đường đi ( đường gas lỏng) đã có bình tách dầu nằm ngay trong Outdoor,nên chỉ cần đường ổng đi thẳng để giảm trở lực chứ không cần bầy dầu. mình chỉ biết thế thôi!
 
Trả lời: bẫy dầu

Nếu bạn làm bẫy dầu tại đường đẩy thì đó ko gọi là bẩy dầu mà gọi là \"bẩy người\" vì block sẽ \"lên dĩa\". Bẩy dầu có hình dạng như P trap, có nguyên tắc như bình thông nhau. Khi dầu đủ trong bẫy thì nó đẩy lượng dầu đi vào dàn lạnh. Càng đẩy máy càng ko lạnh do dầu vào dàn lạnh nhiều và lúc đó bẫy dầu thành \"bẫy người\"---> block hết nhớt.
Bẩy ở đường hơi cũng với cùng nguyên tắc gom góp !!! diện tích đường hút càng lớn thì vận tốc càng nhỏ, khi dầu đọng lại trong bẫy làm giảm tiết diện ống ở ngay vị trí bẫy--> tăng vận tốc môi chất ---> rút dầu trả về block.
Người nhà quê như Y chỉ biết giải thích vậy thui, hiểu hay ko hiểu thì Y cũng bó tay !!, hổng biết giải thích sao cho hiểu hết !!
Hehe
 
Trả lời: bẫy dầu

Đồng ý với Y, hỗn hợp ga và dầu sau khi ra khỏi máy nén sẽ vào bình tách dầu tại đậy một lượng lớn dầu sẽ ở lại và về mày nén và lượng còn lại tiếp tục theo ga qua giàn ngưng, thiết bị giãn nở và sau đó đi vào giàn lạnh(người ta không có cách nào lọc hết dầu trong bình tách dầu, và cũng chẳng muốn tốn chi phí cho việc tách dầu này, cũng như không muốn tổn thất áp suất trên đường đẩy khá cao). Lượng dầu này sẽ tách ra khỏi ga và bám vào giàn lạnh như vậy sẽ làm giảm khả năng trao đởi nhiệt của giàn lạnh. Với vận tốc trên đường hút là khá nhỏ, vận tốc này không đủ để đưa lượng dầu này về máy nén do đó người ta mới dùng bẩy dầu. Nguyên tắc hoạt động của bẫy dầu thì giống như Y nói.
 
Trả lời: bẫy dầu

Đồng ý với bác Y về vấn đề bẫy dầu này, tuy nhiên HR nói thêm chút xíu, theo HR thì bẫy dầu được làm trong trường hợp dàn nóng cao hơn giàn lạnh cứ mỗi khoảng 4m thì cần 1 bẫy dầu ( trường hợp dàn lạnh cao hơn dàn nóng thì ko cần nhé), và lưu ý là với các máy điều hòa loại nhỏ thì khoảng cách giữa 2 dàn khoảng 7,5m thì khi ống gas đi dài hơn khoảng cách này ( nhiều khi thấy người ta đi đến 20m) thì khi này phải tính lại đường ống đồng để có thể chạy xa được nhé, ống đồng phải chọn size lớn hơn để trở lực giảm đi, cái này thì tùy thuộc vào từng nhà sản xuất kiến nghị khác nhau.
 
Trả lời: bẫy dầu

Rất đồng ý với các Anh em.
Tuy nhiên theo tôi nếu làm một bẫy dầu thì nên làm ngay sau cục lạnh, như vậy sẽ tránh dầu trên đường ống dồn vào cục lạnh khi máy nghỉ do chêch lệch độ cao( ta gom được toàn bộ dầu trên đường ống lại) khi lốc chạy sẽ hút dầu về Lốc.
 
Trả lời: bẫy dầu

Đặc biệt là các máy điều hòa sử dụng biến tần, bởi khi máy nén giảm tải thì khả năng hồi dầu về block là khó khăn hơn, nên khi dàn nóng đặt cao hơn dàn lạnh thì bẫy dầu là phương án cần thiết để bảo đảm về mặt kỹ thuật, vừa có thể bôi trơn động cơ mà khả năng trao đổi nhiệt của dàn lạnh lại ổn định.
:laugh: :laugh: :laugh:
 
Trả lời: bẫy dầu

gửi Herot:
theo mình biết thì ngoài 20m mới phải tính toán lại cỡ ống đồng (tăng lên)
kể cả trường hợp dàn lạnh và dàn nóng đặt cùng cao độ mà ống đồng dài quá (>12m) thì cũng vẫn làm bẫy dầu để dầu về máy nén dễ hơn
ống đồng nằm ngang thì bẫy hình chữ U. ống đồng thẳng đứng thì bẫy hình 2 chữ U lộn ngược nhau ghép lại
mong được thỉnh giáo
 
Trả lời: bẫy dầu

Các anh quả là cao thủ cho thằng em được mở mang tầm mắt, giờ em mới hiểu đó hic híc.
Sẳn đây cho em hỏi luôn. Đối với hệ thống VRV, dàn nóng đặc cao hơn dàn lạnh mấy chục mét mà sao em ko thấy bẫy nhỉ:unsure:
 
Trả lời: bẫy dầu

tanthach79 viết:
Các anh quả là cao thủ cho thằng em được mở mang tầm mắt, giờ em mới hiểu đó hic híc.
Sẳn đây cho em hỏi luôn. Đối với hệ thống VRV, dàn nóng đặc cao hơn dàn lạnh mấy chục mét mà sao em ko thấy bẫy nhỉ:unsure:

VRV có cơ chế tự động hồi dầu sau mỗi 1 khoảng thời gian hoạt động (hơn 1 giờ gì đó) nên ko cần bẫy dầu. Thậm chí lắp bẫy dầu sẽ ngăn cản sự trở về của dầu.
 
Trả lời: bẫy dầu

Bạn hvacrvn nói chưa chính xác lắm, tôi xin bổ xung tổng quát thế này cho dễ hiểu nhé:
Bẫy dầu sẽ nên làm khi dàn nóng cao hơn dàn lạnh quá tiêu chuẩn cho phép ( cái này tra trong catalogue nhé ). Hãy hình dung khi môi chất lạnh đi qua dàn lạnh, 1 phần dầu sẽ bị tách ra, nếu chiều cao lớn quá thì rất khó hồi dầu về máy nén ( cơ chế tự hồi dầu thì bất kỳ máy nào cũng có, đó là điều hiển nhiên thôi ), khi không có bẫy dầu, lúc này dầu sẽ được kéo lên 1 chút lại bị tụt xuống và bám vào dàn lạnh, khi có bẫy dầu tại vị trí hợp lý, dầu sẽ được kéo lên và tụt xuống bẫy dầu, lúc này thì khoảng cách giữa bẫy và máy nén khá gần, lực hút tăng lên, dầu sẽ từ bẫy dầu rất dễ dàng được hút về máy nén, dầu từ dưới giàn lạnh lại được chuyển đến bẫy dầu ( bẫy dầu đóng vai trò là trạm chung chuyển dầu hồi về máy nén ), kết thúc 1 chu trình vận hành môi chất lạnh.
 
Trả lời: bẫy dầu

Mình chưa nhìn thấy manual hay catalogue của hãng vrf (vrv) nào nói đến bẫy dầu. Bạn nào có, làm ơn \'úp\' lên hoặc cho link với nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Có 2 lý do có thể ảnh hưởng đến sự ko cần bẫy dầu này là:
1, Máy inverter có thời gian máy nén dừng hẳn là rất ít so với máy thông thường nhờ chế độ giảm cs trượt theo tải của máy nén. Vì vậy, máy nén sẽ bỏ sót lượng dầu về rất ít.
2, Nếu để ý, các bạn sẽ thấy với cùng cs lạnh của indoor, kích thước ống đồng của máy vrf sẽ nhỏ hơn của máy thông thường. Điều này dẫn đến môi chất lạnh trong máy vrf có tốc độ cao hơn và tối ưu việc hồi dầu về máy nén --> ko cần bẫy dầu.
Trên đây là 1 số ý kiến của mình. Mong nhận được sự đóng góp.
 
Trả lời: bẫy dầu

hvacrvn nói đúng, nhưng đó là trong điều kiện tiêu chuẩn rồi, còn thực tế khi phải dùng bẫy dầu là khi những thông số về chiều cao vượt quá những tiêu chuẩn đó, thì bắt buộc phải dùng bẫy dầu bạn nhé, nếu không dầu không thể nào hồi về được máy nén đâu, và sẽ bám đầy trong dàn lạnh làm giảm sự trao đổi nhiệt đi đấy. Trong catalogue chỉ nói về điều kiện tiêu chuẩn, ngoài điều kiện đó bạn phải tham khảo catalogue lắp đặt đều có cả ( VRV, VRF, KX, Setfree, ... ), nếu bạn cứ theo catalogue như thế thì hệ thống vượt tiêu chuẩn sẽ gặp sự cố đấy, các công trình,toà nhà bây giờ cao và to quá, nên rất khó để thiết kế đúng y sì theo catalogue mà phải mở rộng ra mới lắp đặt được. Bạn chú ý nhé. hi.
 
Trả lời: bẫy dầu

Bẫy ở đường hơi à... ý hay nhỉ... nhưng tui nghĩ bạn làm xong 1 lần rồi hổng ai thuê nữa đâu... hiii...
 
Ðề: Trả lời: bẫy dầu

Là diễn đàn học hỏi mà!
Sao Trunghieuqn trả lời phản cảm vậy, có j thì cư trao đổi để a e học hỏi chứ, sai là sai ở chỗ nào, nếu nói vậy bác vào đây làm j, gieo nhân nào thì gặt quả ấy, bác nghe câu này chưa?
 
Ðề: Trả lời: bẫy dầu

Topic này lặp ra cũng ngót nghét 2 năm, và câu trả lời này cũng đã có nhiêu đó thời gian mà Y ko có điều kiện theo dõi, nay nhờ pác gì đó lật lại nên lại thấy câu này buồn cừoi nhỉ

Bẫy ở đường hơi à... ý hay nhỉ... nhưng tui nghĩ bạn làm xong 1 lần rồi hổng ai thuê nữa đâu... hiii...

Vậy theo bạn là làm bẫy ở chỗ nào, biết đâu có thêm cái mới để cho ae học tập và bị đền giống bạn ?!?!?!;))
 
Ðề: bẫy dầu

Vậy các bác cho mình hỏi vậy nếu bẫy dầu thì chiều cao U là bao nhiêu và bẫy ở chổ nào là hợp lý nhất để thu hồi dầu nhiều nhất và đạt tính thẩm mỹ nhất.
 
Ðề: bẫy dầu

bẫy dầu ở đường nén là hợp lý nhất hay ở các đầu ra của các dàn trao đổi nhiệt
chiều cao từ 15-30cm
 
Ðề: bẫy dầu

bẫy dầu ở đường nén là hợp lý nhất hay ở các đầu ra của các dàn trao đổi nhiệt
chiều cao từ 15-30cm

Các bác nói vậy em thấy chính xác rùi, và em cũng suy nghi vạy nhưng sao em thay co máy lạnh cua APC no vẫn đặt bãy ở đây các bác?Em chưa hiêu tại sao mong các bác cho ý kiến.
"Máy nén nằm trong dàn lạnh"
 

Đính kèm

  • untitled.jpg
    untitled.jpg
    38.6 KB · Xem: 389
Ðề: Trả lời: bẫy dầu

Bẫy ở đường hơi à... ý hay nhỉ... nhưng tui nghĩ bạn làm xong 1 lần rồi hổng ai thuê nữa đâu... hiii...

Hi, bác

Tôi lắp bẩy dầu hoặc bộ tách dầu ở đường hơi đẩy đấy.
Về nguyên tắc dầu máy nén và gas là khác nhau , do ái lực của môi chất lạnh và dầu nên dầu có thể bị tách khỏi máy và lưu chuyển theo môi chất lạnh tuần hoàn trong hệ thống gây tổn thất dầu. Máy nén sẽ hỏng nếu dầu bôi trơn bị ít đi.

Với đường ống nhỏ, ngắn thì dầu sẽ quay về máy nén trong một thời gian và phần ngưng đọng cũng nhỏ, nhưng khi đường dài thì người ta phải bổ sung dầu và lắp đặt bộ tách dầu để nó không lưu chuyển xa gây đọng dầu trên đường ống và thiết bị làm tăng trở lực cũng như khả năng lưu chuyển. Nhiều dầu quá sẽ thay đổi tính chất của môi chất tăng áp suất nén.

Bẩy dầu cơ học chữ S thường dùng theo trục đứng vì máy nén khi ngắt dầu sẽ tự hồi về theo trục đứng. Còn P trap trên đẩy theo quy định thì 6m làm 1 trap là chuẩn đường ống chống co dãn, rung động.

Với đường ống dài thì lắp bộ tách dầu (oil seperator ) lắp ở đường đẩy để hồi dầu trực tiếp về máy. Cái này tôi được học rất kỹ, thực hành ở NZ gần cả năm và tự tin là không sai đâu.
 
Back
Bên trên