Thảo luận Bẩy nước xả cho AHU, FCU. Tránh nước bị hút ngược

Trungre

Thành Viên [LV 4]
Hi All
Thấy mấy bác bàn nhiều về vấn đề nước xả AHU, FCU, nhưng mình vẫn chưa thấy bác nào đưa ra cách tính chiều cao bẩy nước để tránh nước bị hút ngược.
Để đơn giản vấn đề mình có vẽ ra sơ đồ bên dưới, các bác thấy đúng thì lấy về mà áp dụng.
View attachment BayNuocXa.pdf
Ghi chú: sơ đồ này là lúc FCU, AHU đang vận hành
 
Hi All
Thấy mấy bác bàn nhiều về vấn đề nước xả AHU, FCU, nhưng mình vẫn chưa thấy bác nào đưa ra cách tính chiều cao bẩy nước để tránh nước bị hút ngược.
Để đơn giản vấn đề mình có vẽ ra sơ đồ bên dưới, các bác thấy đúng thì lấy về mà áp dụng.
View attachment 5083
Ghi chú: sơ đồ này là lúc FCU, AHU đang vận hành

Cách này quá an toàn rồi! Nếu tính toán kỹ hơn, bạn sẽ tiết kiệm cao độ hơn thế nhiều!
 
Xin hỏi có cần lắp trap này cho dàn lạnh máy split và VRV?

Thực ra, bạn cần nghiên cứu xem loại máy nào cần lắp đặt ống nước xả kiểu gì. Ngoài ra, bẫy nước ngưng này dùng để làm gì??? Bẫy nưóc ngưng thực chất chỉ áp dụng trên các FCU hay AHU loại kín gió, có cột áp quạt cực lớn (bạn cứ tính 10Pa là 1mm WC thì cỡ 300Pa là 30mm WC và thực sự nếu cột áp lớn hơn 300Pa) thì nên làm bẫy nước này. Như thế thường các Conceal Split thì nên làm bẫy nước. Còn các loại Wallmounted, Cassette, Tủ đứng thì không cần.
Với các AHU cột áp từ 500 - 1000Pa tức 50mm - 100mm WC, cần tính toán bẫy sao cho lượng nước dự trữ trong bẫy lớn hơn cột áp quạt là ổn.
 
Hi bác Dung
Nếu bác có cách tính kỹ hơn thì show ra cho AE cùng nhờ
Mình nghĩ vấn đề này là đơn giản mà! Cần lưu ý là nếu máng nước nằm trong hộp quạt kín và cột áp quạt là tương đối lớn (>200Pa) thì mới sử dụng bẫy nước. Cột áp quạt các AHU, FCU thường ghi bằng Pa, lấy số đó chia cho 10 để quy thành mm và gọi số đó là h (ví dụ cột áp quạt là 500Pa ~ 50mm và ta có h=50mm)
Gọi H1 là cao độ từ ống xả máy lạnh đến đáy bẫy (tính bằng mm). Gọi L là chiều dài cạnh ngang của bẫy và H2 là cao độ của ống thoát đến đày ống. Khi các AHU hay FCU chạy 1 thời gian sẽ trữ một lượng nước nhất định. Lượng nước này có thể tính bằng 2*H2+L.
Dễ thấy các quan hệ cơ bản sau: H1 > H2.
Khi AHU chạy thì cột nước H1 có thể bị lấp đầy do đó có thêm quan hệ nữa là: 2*H2 + L > H1.
Để AHU không hút nước ngược, dễ thấy quan hệ H1 > h.
Vậy bạn chỉ cần tính toán bẫy thỏa các quan hệ như sau:
H1 > H2
2*H2 + L > H1 > H.
Đa số các bẫy đều làm từ phụ kiện PVC. Với ống 34 thì phụ kiện của nó đạt cao độ là 55 mm. Do đó H2 tối thiểu là 110 mm, L tối thiểu cũng đạt 110mm. Do đó 2*H2 + L tối thiểu đạt 330 mm (khá lớn). Do phải có H1 > H2 > 110 mm và cột áp của các quạt AHU thường nhỏ hơn 100 mm nên tôi nghĩ những phân tích nãy giờ đã thấy được sự tiết kiệm vật tư khi làm bẫy nước rồi.
 
  • Like
Reactions: Zen
Mình nghĩ vấn đề này là đơn giản mà! Cần lưu ý là nếu máng nước nằm trong hộp quạt kín và cột áp quạt là tương đối lớn (>200Pa) thì mới sử dụng bẫy nước. Cột áp quạt các AHU, FCU thường ghi bằng Pa, lấy số đó chia cho 10 để quy thành mm và gọi số đó là h (ví dụ cột áp quạt là 500Pa ~ 50mm và ta có h=50mm)
Gọi H1 là cao độ từ ống xả máy lạnh đến đáy bẫy (tính bằng mm). Gọi L là chiều dài cạnh ngang của bẫy và H2 là cao độ của ống thoát đến đày ống. Khi các AHU hay FCU chạy 1 thời gian sẽ trữ một lượng nước nhất định. Lượng nước này có thể tính bằng 2*H2+L.
Dễ thấy các quan hệ cơ bản sau: H1 > H2.
Khi AHU chạy thì cột nước H1 có thể bị lấp đầy do đó có thêm quan hệ nữa là: 2*H2 + L > H1.
Để AHU không hút nước ngược, dễ thấy quan hệ H1 > h.
Vậy bạn chỉ cần tính toán bẫy thỏa các quan hệ như sau:
H1 > H2
2*H2 + L > H1 > H.
Đa số các bẫy đều làm từ phụ kiện PVC. Với ống 34 thì phụ kiện của nó đạt cao độ là 55 mm. Do đó H2 tối thiểu là 110 mm, L tối thiểu cũng đạt 110mm. Do đó 2*H2 + L tối thiểu đạt 330 mm (khá lớn). Do phải có H1 > H2 > 110 mm và cột áp của các quạt AHU thường nhỏ hơn 100 mm nên tôi nghĩ những phân tích nãy giờ đã thấy được sự tiết kiệm vật tư khi làm bẫy nước rồi.

Hi Bac Dung
Thanks bác vì đã phúc đáp.
Nếu được bác cho luôn cái hình vẽ, chứ giải thích bằng chữ không thì trừu tượng quá.
Thanks
 
Hi Bac Dung
Thanks bác vì đã phúc đáp.
Nếu được bác cho luôn cái hình vẽ, chứ giải thích bằng chữ không thì trừu tượng quá.
Thanks

Chiều cao H1 mà tôi định nghĩa chính là H1= Hb+H và Hb của bạn chính là H2 mà tôi định nghĩa. Theo quan điểm của bạn thì H > Hq và do đó, H1 > Hq + Hb hay là H1 > Hq + H2 (điều này là không cần thiết bạn ạ vì cột áp quạt Hq khi hoạt động hút nước sẽ khó có thể hút được chiều cao đứng H1 > Hq, đây là vấn đề thực tế đó).
Quan điểm của tôi thì chỉ cần H1>Hq là đủ rồi. Mà thực tế khi dùng ống xả là PVC D34 thì H2 ~ 110 mm H20 hay 1100 Pa > cột áp quạt rồi. Do vậy khi làm bẫy, chỉ cần quan tâm là:
H1>H2 (để nước có thể chảy)
H1 > Hq (để nước không bị hút vào trong AHU)
Trong thực tế công trình, nếu có không gian lắp đặt, quy tắc tạo bẫy như của bạn là tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên nếu không có không gian để làm như của bạn là cực kỳ an toàn và quá tốt. Tuy nhiên nếu không có không gian và điểm xả chỉ cách sàn < 150 mm thì cách của bạn gần như không thể thi công được. Cách tính bẫy xả của tôi đã áp dụng thành công trong trường hợp này. Ở công trình đó, tôi đã dùng nước sạch đổ vào bẫy nước trước để AHU vận hành xả nước đúng. Mấy ý kiến đóng góp cùng bạn!
 
  • Like
Reactions: Zen
Chiều cao H1 mà tôi định nghĩa chính là H1= Hb+H và Hb của bạn chính là H2 mà tôi định nghĩa. Theo quan điểm của bạn thì H > Hq và do đó, H1 > Hq + Hb hay là H1 > Hq + H2 (điều này là không cần thiết bạn ạ vì cột áp quạt Hq khi hoạt động hút nước sẽ khó có thể hút được chiều cao đứng H1 > Hq, đây là vấn đề thực tế đó).
Quan điểm của tôi thì chỉ cần H1>Hq là đủ rồi. Mà thực tế khi dùng ống xả là PVC D34 thì H2 ~ 110 mm H20 hay 1100 Pa > cột áp quạt rồi. Do vậy khi làm bẫy, chỉ cần quan tâm là:
H1>H2 (để nước có thể chảy)
H1 > Hq (để nước không bị hút vào trong AHU)
Trong thực tế công trình, nếu có không gian lắp đặt, quy tắc tạo bẫy như của bạn là tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên nếu không có không gian để làm như của bạn là cực kỳ an toàn và quá tốt. Tuy nhiên nếu không có không gian và điểm xả chỉ cách sàn < 150 mm thì cách của bạn gần như không thể thi công được. Cách tính bẫy xả của tôi đã áp dụng thành công trong trường hợp này. Ở công trình đó, tôi đã dùng nước sạch đổ vào bẫy nước trước để AHU vận hành xả nước đúng. Mấy ý kiến đóng góp cùng bạn!

Hi Bác Dũng
Trước tiên cũng thanks bác thì sự phúc đáp rất thẳng thắng này. Tuy có chút mạo hiểm, nhưng đây cũng là một ý kiến hay.
 
Back
Bên trên