Thảo luận Bệ Đỡ Bơm và Bệ Quán Tính Bơm.

Stranger M

Thành Viên [LV 0]
Chào cả nhà.

Em có 1 chút vấn đề thắc mắc về cách lắp đặt bơm chữa cháy, hi vọng mọi người có thể thảo luận và chia sẻ giúp em với ạ.

Em thấy khi thi công lắp đặt bơm, người ta thường sẽ đổ 1 bệ bơm (bê tông cốt thép) rồi sau đó mới lắp bệ quán tính và bơm. Vậy tại sao mình không lắp trực tiếp lên sàn bê tông mà phải đổ thêm 1 bệ bơm để làm gì (khoảng cách từ sàn lên tới tim ống hút của bơm vẫn đủ để lắp đặt các thiết bị trên đường ống như Y lọc,...) ? Bệ bơm này có ưu và nhược điểm như thế nào và có cần thiết hay bắt buộc phải có không vậy cả nhà ? Rất mong các đàn anh đi trước có thể chia sẽ chút kinh nghiệm để em có thể hiểu hơn về vấn đề này.

upload_2020-6-9_10-9-59.png


Hình 1: Bệ bê tông và bệ quán tính.


upload_2020-6-9_10-10-31.png


Hình 2: Lắp đặt trực tiếp bệ quán tính lên sàn.

Trân trọng cảm ơn cả nhà
 

Đính kèm

  • upload_2020-6-9_10-8-58.png
    upload_2020-6-9_10-8-58.png
    1.2 MB · Xem: 516
Hi Bạn,
Bệ quán tính có tác dụng giảm chấn, giảm độ ồn khi bơm khởi động.
Đối với bơm PCCC thì tùy theo yêu cầu CĐT mà có thể có hoặc không, một số trường hợp nên dùng bệ quán tính: trên mái hoặc những vị trí mà phía dưới có hoạt động kinh doanh, văn phòng làm việc để giảm thiểu tối đa độ ồn, bơm lớn hơn 7,5KW
Đối với bơm nước, chiller: vì đây là hệ thống thường xuyên hoạt động, nên bệ quán tính rất cần thiết cho hệ thống.
Việc lắp đặt bệ quán tính cho bơm chữa cháy là không bắt buộc nhé bạn.
Nhược điểm là sẽ đội thêm 1 giá trị không nhỏ so với lắp trực tiếp vào bệ petong.
 
Hi Bạn,
Bệ quán tính có tác dụng giảm chấn, giảm độ ồn khi bơm khởi động.
Đối với bơm PCCC thì tùy theo yêu cầu CĐT mà có thể có hoặc không, một số trường hợp nên dùng bệ quán tính: trên mái hoặc những vị trí mà phía dưới có hoạt động kinh doanh, văn phòng làm việc để giảm thiểu tối đa độ ồn, bơm lớn hơn 7,5KW
Đối với bơm nước, chiller: vì đây là hệ thống thường xuyên hoạt động, nên bệ quán tính rất cần thiết cho hệ thống.
Việc lắp đặt bệ quán tính cho bơm chữa cháy là không bắt buộc nhé bạn.
Nhược điểm là sẽ đội thêm 1 giá trị không nhỏ so với lắp trực tiếp vào bệ petong.

Đầu tiên em rất cảm ơn Anh đã chia sẽ để giúp em hiểu thêm về vấn đề.

Nhưng ý em muốn hỏi là hỏi cái bệ mũi tên đỏ (bệ bê tông) đó anh, còn bệ mũi tên xanh (bệ quán tính) thì em không nói rồi. Hehe.
Cái bệ mũi tên đỏ có công dụng là gì vậy anh? Nó chỉ là bệ đỡ thôi hay là có công dụng gì nữa không và có cần thiết hay bắt buộc có không anh ?

Anh chi sẽ giúp em thêm với, cảm ơn anh!
upload_2020-6-13_9-32-53.png
 
Hi Bạn,
Bệ mũi tên đỏ là bệ chịu lực chính của bơm, được tính toán để chọn ra Mác petong ( thường 250-300 ), ngoài ra phải cao hơn sàn để tránh sự cố nước ngập thì an toàn cho bơm.
 
Bạn có để ý là cách Thiết kế giữa 2 Đối tượng nói tới (Bệ đỡ Bê-tông gắn chết với nền móng và Bệ quán tính gắn chết với Bơm - là nguồn gây rung lắc) có chèn Bộ (cao su) giảm chấn không. Ý tưởng này thể hiện 2 mục đích: 1- Nâng cao tâm trục ống hút so với nền để thao tác vệ sinh lõi lọc. 2- Bệ đỡ (kích thước nhỏ) nên có thể (chủ động) TK gia cường với mật độ kết cấu cho cứng vững hơn (so với)toàn bộ cả nền nhà (lớn) là phần tĩnh cố định. Nhờ việc tích hợp thêm Bệ quán tính vào mà Khối Bơm (+Bệ quán tính) sẽ có Khối lượng (tức quán tính) lớn hơn giúp cho có thể giảm bớt Biên độ rung động của cả Khối Bơm, nhờ đó sẽ giảm bớt mức độ dao động rung truyền xuống Bệ đỡ và nền nhà. Nói nôm nà là với TK này sẽ chủ động Dồn hết ảnh hưởng rung động (đã giảm)vào Phần trên (là 1 Khối liên kết cứng chung gồm cả Bơm và Bệ quán tính) nhờ đó giảm bớt việc truyền dao động rung xuống dưới nền nhà. Vậy thôi!
 
Back
Bên trên