Hê thống máy nén khí là thiết bị được xếp vào thiết bị phụ trợ cùng với điện, nước, lạnh… nhưng có vai trò cũng không hề nhỏ khi là nguồn năng lượng cho hoat động sản xuất.
Với sự phát triển của nền kinh tế, ngành sản xuất công nghiệp thì nhu cầu hệ thống khí nén cũng tăng cao thế nên với tầm quan trọng kèm nhu cầu thì câu hỏi “ làm sao lựa chọn hệ thống máy nén khí phù hợp ?”hiệu quả trong đầu tư thiết bị, tiết kiệm chi phí hoạt động, sản xuất hiệu quả.

Muốn đạt được những điều đó trước hết chúng ta cần phải xác định nhưng yêu cầu sau :

1. Chất lượng của khí nén yêu cầu
Chất lượng khí nén được xác định với rất nhiều tiêu chuẩn, với sản xuất chủ yếu được quan tâm qua độ sạch (lượng bụi, lượng hơi dầu) và độ khô của khí nén từ thiết bị nén khí đến hệ thống sản xuất (chất lượng khí nén có tiêu chuẩn cụ thể quy định trong ISO 8573-1/JIS B 8392-1 … ,
Chất lượng khí như nào phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của quý công ty. Với các ngành đặc biệt như Dược phẩm, Thực phẩm, Đồ uống, Vi Mạch Điện tử… thì độ sạch của Khí Nén phải đạt tiêu chuẩn sạch Class Zero- (Máy nén khí Hitachi là một thương hiệu đầu tiên đạt được tiêu chuẩn này).
- Với các ngành nghề khác thì chỉ cần độ sạch thấp hơn chủ yếu là chỉ tiêu về bụi và độ khô của khí nén là chủ yếu.

2. Lưu lượng khí nén
Sau khi xác định được yêu cầu khí nén cho ta lựa chọn loại thiết bị, cần xác định lượng khí ta cần được gọi là lưu lượng khí. Lưu lượng khí nén được xác định là lượng khí nén do máy nén khí tạo ra trong một khoảng thời gian; thông thường đơn vị tính là: m3/phút; Lít/Phút, cfm … Thông số này sẽ quy định công suất (độ lớn) của máy nén khí và kéo theo các thiết bị xử lý khí (máy sấy khí, lọc khí) cũng như các thiết bị khác đi kèm.
• Công suất máy nén khí bao nhiêu: Kw/Hp?
• Công suất, lưu lượng của thiết bị xử lý khí: máy sấy khí, lọc khí cho phù hợp với máy nén và yêu cầu.
• Thể tích bình chứa khí phù hợp với yêu cầu.

3. Áp lực khí nén yêu cầu
Khí nén là khí có áp lực cho nên khi ta nhắc đến lưu lượng khí nén luôn phải kèm theo tại áp lực bao nhiêu? Đơn vị tính thông thường: Mpa, Kgf/cm2, Bar, Psi… Từ yêu cầu áp lực khí nén đầu vào của máy sản xuất kết hợp với khoảng cách, hệ thống đường ống tải khí nén… ta xác định áp lực tại máy nén khí cung cấp ổn định là bao nhiêu.
Ba tiêu chí thông số cần xác định trên là các thông số yêu cầu căn bản nhất để lựa chọn một hệ thống máy nén khí đúng, đủ cho nhu cầu sản xuất.

Ngoài ra để việc lựa chọn hệ thống máy nén khí đạt đến việc sử dụng tốt, hiệu quả còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chức năng sử dụng, công nghệ nhà sản xuất, điều kiện & môi trường sử dụng cho ta các lựa chọn:
• Loại giải nhiệt của thiết bị: máy nén khí giải nhiệt gió, giải nhiệt nước.
• Tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi nhu cầu khí nén thay đổi thường xuyên với biên độ lớn, ta chọn máy nén khí không biến tần hoặc máy nén khí biến tần (inverter).

NHƯNG ĐẾN VỚI MÁY NÉN KHÍ HITACHI NHẬT BẢN CHÚNG TÔI QUÝ KHÁCH HÀNG SẼ KHÔNG CẦN PHẢI LO LẮNG VỀ NHƯNG ĐIỀU TRÊN. ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN TƯ VẤN VỚI NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM SẼ MANG TỚI QUÝ KHÁCH HÀNG NHƯNG SẢN PHẨM PHÙ HỢP VÀ TỐT NHẤT, GIÚP VIỆC ĐẦU TƯ CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG SẼ TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.

Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn :
Mr : Phú : 0989847815
Email : [email protected]
AirCompressedSystem-maynenkhiairman.com_.vn_.jpg
 
dear Anh @tranhuytuong về vị trí lắp đặt bình tích thì anh nên để trước máy sấy khí vì các nguyên nhân sau đây.
Thứ nhất :
Bình tích trước máy sấy khí sẽ giúp máy sấy khí hoạt động hiệu quả hơn. Vì máy sấy khí là loại tác nhân lạnh dựa trên nguyên lý làm lạnh khí đột ngột về nhiệt độ điểm sương 2-5 độ để tách nước. Máy nén khí hoạt đồng thường từ nhiệt độ 70-95 độ. Dòng khí nén cũng ở nhiệt độ rất cao. Nếu dòng khí nén này đi trực tiếp vào máy sấy thì chắc chắn là máy sấy hoạt động sẽ không thể hiệu quả được.
Nếu để bình tích trước máy sấy thì bình tích áp có 2 tác dụng rất lớn đó là giảm nhiệt độ của khí nén và tách một phần nước. Giúp nâng cao hiệu suất của máy sấy khí. Điều này bên em đã từng đo và kiểm tra chất lượng khí qua bên quatest có biên bản và chứng tỏ được hàm lượng nước sau khi đi qua hệ thống máy nén bên em có độ ẩm thấp hơn từ 2-5% còn các hãng khác từ 8-12%. Điều đó chứng tỏ là máy sấy khí đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Thứ 2 :
Vì nhiệt độ của dòng khí nén sau khi đi qua bình tích đã giảm đi và lượng nước cũng tách đi 1 phần nên độ bền của máy sấy khí được nâng cao hơn.
Thứ 3 :
Độ sạch của khí nén cũng được cải thiện vì trong quá trình tích áp và xả nước tại bình tích một số lượng lớn hạt bụi và dầu máy ( đối với máy có dầu) sẽ đi kèm nước xả ra ngoài.
Với dòng máy không dầu đặc biệt cho những công ty cần độ sạch cao ( có sử dụng máy sấy hấp thụ) việc lắp đặt bình tích áp trước máy sấy khô thông thường còn giúp nâng cao hiệu suất và thời gian hoạt động của máy sấy hấp thụ. Tiết kiệm chi phí vận hành cho chủ đầu tư ( Các hạt trong máy sấy hấp thụ có giá rất cao nên nếu thời gian hoạt động cao thì sẽ tiết kiệm được chi phí. Về máy sấy hấp thụ nếu bác nào có hứng em sẽ up bài chi tiết).
Các bác nếu quan tâm xin vui lòng liên hệ em hoặc cmt ở dưới em sẽ trả lời ạ.
Nguyễn Viết Phú ( Mr)
tel : 0989 847 815
email : [email protected]
Chân thành cảm ơn! Và hy vọng có cơ hội được hợp tác và phục vụ.
 
Cám ơn Phú đã giải thích tận tình!
Mình còn một chút thắc mắc nữa là như thế này
- Việc lắp bình tích áp trước máy sấy, khi đó nhiệt độ bề mặt bình tích áp sẽ khoảng 60~70oC, như thế về nguyên tắc an toàn thì phải bọc bảo ôn cho bình tích áp => không hạ được nhiệt độ kk như mong muốn => giảm tải cho máy sấy không đáng kể...
- Việc phía sau không có bình tích áp, đồng nghĩa là kk sau máy sấy không có một không gian đủ rộng để tách tiếp lượng ẩm còn sót lại sau máy sấy, khi đó lượng ẩm này sẽ tích tụ khá nhiều trên toàn bộ đường ống dẫn => tăng số lượng điểm xả tự động trên ống chính => tính toán độ dốc ống chính hợp lý => thi công phức tạp. Mà đây sẽ là vấn đề lớn nếu điểm sử dụng yêu cầu cao về chất lượng khí nén (ví dụ như phòng sản xuất vi mạch, thuốc...)

Việc lắp ở phía sau thì mình nghĩ là ngược lại so với lắp trước, có nghĩa là ưu điểm của cách lắp này là nhược điểm của cách lắp kia và ngược lại

Nếu thế mình lắp 2 bình tích áp: 1 trước máy sấy, 1 sau máy sấy và phin lọc. Chỉ có điều mình chưa làm kiểu này bao giờ vì chi phí cao và tốn nhiều không gian phòng!
Nhưng chắc là lắp phía trước như ý của Phú thì mình sẽ đc nhiều cái lợi hơn!
 
Cảm ơn anh!
Ý kiến của anh Rất chính xác ạ. Thế nên hình ảnh trên bài viết em có thể hiện cả 2 bình tích để đảm bảo được tất cả mọi điều trên. Việc để 2 bình tích thực ra có rất nhiều công ty làm. Bình tích thứ 2 không nhất thiết phải đặt trong phòng mà đôi khi đặt tại gần điểm sử dụng với những xưởng có diện tích lớn. Việc này còn giúp áp lực toàn nhà máy ổn định hơn. Về chi phí thì nếu tính kỹ ra như lắp 2 bình tích sẽ giảm chi phí điện năng ( do áp lực luôn ổn định máy được nghỉ nhiều nên tiết kiệm hơn), tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng những đồ cần dùng khí nén ( vì ít nước đi).... sẽ không hề đắt hơn ạ.

- Với những nhà máy sản xuất như vi mạch hay dược phẩm thực phẩm.... như anh nói thì sau hệ thống máy sấy khí thường khách hàng sẽ dùng máy sấy hấp thụ để tách hoàn toàn nước trong khí nén qua quá trình hút của các hạt trong máy sấy hấp thụ. Vì nếu chỉ sử dụng máy sấy thường thì dù lắp trước hay sau đều không thể tách hoàn toàn nước ( 92-98%).
Rất cảm ơn anh và mong anh cho thêm ý kiến.
 
Cảm ơn anh!
Ý kiến của anh Rất chính xác ạ. Thế nên hình ảnh trên bài viết em có thể hiện cả 2 bình tích để đảm bảo được tất cả mọi điều trên. Việc để 2 bình tích thực ra có rất nhiều công ty làm. Bình tích thứ 2 không nhất thiết phải đặt trong phòng mà đôi khi đặt tại gần điểm sử dụng với những xưởng có diện tích lớn. Việc này còn giúp áp lực toàn nhà máy ổn định hơn. Về chi phí thì nếu tính kỹ ra như lắp 2 bình tích sẽ giảm chi phí điện năng ( do áp lực luôn ổn định máy được nghỉ nhiều nên tiết kiệm hơn), tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng những đồ cần dùng khí nén ( vì ít nước đi).... sẽ không hề đắt hơn ạ.

- Với những nhà máy sản xuất như vi mạch hay dược phẩm thực phẩm.... như anh nói thì sau hệ thống máy sấy khí thường khách hàng sẽ dùng máy sấy hấp thụ để tách hoàn toàn nước trong khí nén qua quá trình hút của các hạt trong máy sấy hấp thụ. Vì nếu chỉ sử dụng máy sấy thường thì dù lắp trước hay sau đều không thể tách hoàn toàn nước ( 92-98%).
Rất cảm ơn anh và mong anh cho thêm ý kiến.
Thế này là đủ thông tin rồi
Các nhà máy bên mình hầu hết vẫn toàn chơi 1 tank, hi vọng trong thời gian tới sẽ có cái dùng đến 2 tank để đảm bảo điều kiện vận hành
Thanks chủ thớt nhiều nak
 
Cám ơn Phú đã giải thích tận tình!
Mình còn một chút thắc mắc nữa là như thế này
- Việc lắp bình tích áp trước máy sấy, khi đó nhiệt độ bề mặt bình tích áp sẽ khoảng 60~70oC, như thế về nguyên tắc an toàn thì phải bọc bảo ôn cho bình tích áp => không hạ được nhiệt độ kk như mong muốn => giảm tải cho máy sấy không đáng kể...
- Việc phía sau không có bình tích áp, đồng nghĩa là kk sau máy sấy không có một không gian đủ rộng để tách tiếp lượng ẩm còn sót lại sau máy sấy, khi đó lượng ẩm này sẽ tích tụ khá nhiều trên toàn bộ đường ống dẫn => tăng số lượng điểm xả tự động trên ống chính => tính toán độ dốc ống chính hợp lý => thi công phức tạp. Mà đây sẽ là vấn đề lớn nếu điểm sử dụng yêu cầu cao về chất lượng khí nén (ví dụ như phòng sản xuất vi mạch, thuốc...)

Việc lắp ở phía sau thì mình nghĩ là ngược lại so với lắp trước, có nghĩa là ưu điểm của cách lắp này là nhược điểm của cách lắp kia và ngược lại

Nếu thế mình lắp 2 bình tích áp: 1 trước máy sấy, 1 sau máy sấy và phin lọc. Chỉ có điều mình chưa làm kiểu này bao giờ vì chi phí cao và tốn nhiều không gian phòng!
Nhưng chắc là lắp phía trước như ý của Phú thì mình sẽ đc nhiều cái lợi hơn!

Một vài ý kiến chia sẻ với bạn, nhiệt độ vào bình tích áp trước máy sấy chỉ tầm 45 - 50oC. Hơn nữa với các máy sấy sử dụng MC làm lạnh thì nhiệt độ tối đa cho phép vào máy sấy khoảng 60oC rồi.

Tác dụng của bình tích áp sau trước máy sấy là giảm nhiệt độ và tách nước một phần giúp máy sấy hoạt động hiệu quả hơn, sau bình tích áp nên lắp thêm bộ lọc tách nước (loại thô) nữa.

Ngoài ra các khu vực trực tiếp sử dụng khí nén cũng nên lắp đặt các bình tích áp lớn tùy nhu cầu sử dụng. Các bình tích áp đều phải có phao cơ xả nước tự động.
 
Không biết bác @gnuh109 giờ còn hay chiến món này nữa không
Bác còn cái sơ đồ nguyên lý của phòng máy nén nào mà bên mình hay áp dụng không, có thể share để ae tham khảo được không
Vì thực tế có nhiều nhà thầu là theo những stype khác nhau, mà mỗi cái đều có cái hay riêng bác nhỉ
 
Không biết bác @gnuh109 giờ còn hay chiến món này nữa không
Bác còn cái sơ đồ nguyên lý của phòng máy nén nào mà bên mình hay áp dụng không, có thể share để ae tham khảo được không
Vì thực tế có nhiều nhà thầu là theo những stype khác nhau, mà mỗi cái đều có cái hay riêng bác nhỉ

Hi mình quản lý hệ thống khí nén của nhà máy, cũng hay đi tham quan hệ thống của một số nhà máy khác. Mình thấy hệ thống bên nhà máy mình hoạt động khá ổn định. Các khu vực sử dụng khí nén sẽ lắp thêm van 1 chiều và bình tích áp để đảm bảo khí nén hoạt động cho thiết bị trong thời gian ngắn khi các máy nén dừng (Vì dao động điện áp, mất điện, sự cố,...).

Bạn tham khảo nhé.

TRAM%2BKHI%2BNEN%2B%2528gnuh109%2529.png
 
Like mạnh
Hi mình quản lý hệ thống khí nén của nhà máy, cũng hay đi tham quan hệ thống của một số nhà máy khác. Mình thấy hệ thống bên nhà máy mình hoạt động khá ổn định. Các khu vực sử dụng khí nén sẽ lắp thêm van 1 chiều và bình tích áp để đảm bảo khí nén hoạt động cho thiết bị trong thời gian ngắn khi các máy nén dừng (Vì dao động điện áp, mất điện, sự cố,...).

Bạn tham khảo nhé.

TRAM%2BKHI%2BNEN%2B%2528gnuh109%2529.png
 
LỰA CHỌN MÁY NÉN KHÍ PHÙ HỢP
Hê thống máy nén khí là thiết bị được xếp vào thiết bị phụ trợ cùng với điện, nước, lạnh… nhưng có vai trò cũng không hề nhỏ khi là nguồn năng lượng cho hoat động sản xuất.
Với sự phát triển của nền kinh tế, ngành sản xuất công nghiệp thì nhu cầu hệ thống khí nén cũng tăng cao thế nên với tầm quan trọng kèm nhu cầu thì câu hỏi “ làm sao lựa chọn hệ thống máy nén khí phù hợp ?”hiệu quả trong đầu tư thiết bị, tiết kiệm chi phí hoạt động, sản xuất hiệu quả.
Muốn đạt được những điều đó trước hết chúng ta cần phải xác định nhưng yêu cầu sau :
1. Chất lượng của khí nén yêu cầu
Chất lượng khí nén được xác định với rất nhiều tiêu chuẩn, với sản xuất chủ yếu được quan tâm qua độ sạch (lượng bụi, lượng hơi dầu) và độ khô của khí nén từ thiết bị nén khí đến hệ thống sản xuất (chất lượng khí nén có tiêu chuẩn cụ thể quy định trong ISO 8573-1/JIS B 8392-1 … ,
Chất lượng khí như nào phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của quý công ty. Với các ngành đặc biệt như Dược phẩm, Thực phẩm, Đồ uống, Vi Mạch Điện tử… thì độ sạch của Khí Nén phải đạt tiêu chuẩn sạch Class Zero- (Máy nén khí Hitachi là một thương hiệu đầu tiên đạt được tiêu chuẩn này).
- Với các ngành nghề khác thì chỉ cần độ sạch thấp hơn chủ yếu là chỉ tiêu về bụi và độ khô của khí nén là chủ yếu.
.2. Lưu lượng khí nén
Sau khi xác định được yêu cầu khí nén cho ta lựa chọn loại thiết bị, cần xác định lượng khí ta cần được gọi là lưu lượng khí. Lưu lượng khí nén được xác định là lượng khí nén do máy nén khí tạo ra trong một khoảng thời gian; thông thường đơn vị tính là: m3/phút; Lít/Phút, cfm … Thông số này sẽ quy định công suất (độ lớn) của máy nén khí và kéo theo các thiết bị xử lý khí (máy sấy khí, lọc khí) cũng như các thiết bị khác đi kèm.
• Công suất máy nén khí bao nhiêu: Kw/Hp?
• Công suất, lưu lượng của thiết bị xử lý khí: máy sấy khí, lọc khí cho phù hợp với máy nén và yêu cầu.
• Thể tích bình chứa khí phù hợp với yêu cầu.
3. Áp lực khí nén yêu cầu
Khí nén là khí có áp lực cho nên khi ta nhắc đến lưu lượng khí nén luôn phải kèm theo tại áp lực bao nhiêu? Đơn vị tính thông thường: Mpa, Kgf/cm2, Bar, Psi… Từ yêu cầu áp lực khí nén đầu vào của máy sản xuất kết hợp với khoảng cách, hệ thống đường ống tải khí nén… ta xác định áp lực tại máy nén khí cung cấp ổn định là bao nhiêu.
Ba tiêu chí thông số cần xác định trên là các thông số yêu cầu căn bản nhất để lựa chọn một hệ thống máy nén khí đúng, đủ cho nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra để việc lựa chọn hệ thống máy nén khí đạt đến việc sử dụng tốt, hiệu quả còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chức năng sử dụng, công nghệ nhà sản xuất, điều kiện & môi trường sử dụng cho ta các lựa chọn:
• Loại giải nhiệt của thiết bị: máy nén khí giải nhiệt gió, giải nhiệt nước.
• Tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi nhu cầu khí nén thay đổi thường xuyên với biên độ lớn, ta chọn máy nén khí không biến tần hoặc máy nén khí biến tần (inverter).
NHƯNG ĐẾN VỚI MÁY NÉN KHÍ HITACHI NHẬT BẢN CHÚNG TÔI QUÝ KHÁCH HÀNG SẼ KHÔNG CẦN PHẢI LO LẮNG VỀ NHƯNG ĐIỀU TRÊN. ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN TƯ VẤN VỚI NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM SẼ MANG TỚI QUÝ KHÁCH HÀNG NHƯNG SẢN PHẨM PHÙ HỢP VÀ TỐT NHẤT, GIÚP VIỆC ĐẦU TƯ CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG SẼ TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.
Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn :
Mr : Phú : 0989847815
Email : [email protected]
View attachment 19098
Hi Mr Phú
mình có một vài câu hỏi về hệ thống khí nén cho phòng sạch như sau:
1. làm thế nào để chọn được cấp máy nén cho nhà máy dược theo tiêu chuẩn ISO 8573-1?
2. làm thế nào để tính được pressure dew point từ đó chọn dryer
rất mong chờ hồi âm của anh
trân trọng cảm ơn
 
Hi Mr Phú
mình có một vài câu hỏi về hệ thống khí nén cho phòng sạch như sau:
1. làm thế nào để chọn được cấp máy nén cho nhà máy dược theo tiêu chuẩn ISO 8573-1?
2. làm thế nào để tính được pressure dew point từ đó chọn dryer
rất mong chờ hồi âm của anh
trân trọng cảm ơn
Anh có thể cho em xin sdt hoặc địa chỉ email để em gửi tài liệu tới anh không ạ.
Em xin trả lời sơ qua. còn chi tiết em sẽ gửi email tới anh.
- thứ nhất để cấp được máy nén khí cho nhà máy dược có tiêu chuẩn ISO 8573-1 máy nén khí phải là máy nén khí không dầu nghĩa là trong khí nén phải đảm bảo không có lẫn dầu 100%.
- Thứ 2 các thiết bị đi kèm phải được kết nối với nhau bằng đường ống inox 304 >.
- thứ 3 khí nén ra sử dụng phải đảm bảo khô hoàn toàn và sạch. Đồng nghĩa với việc ta phải sử dụng đủ 1 hệ thống gồm máy nén khí không dầu + Bình chứa + MÁy sấy khí + Máy sấy Khí Hấp Thụ + hệ thống lọc đầy đủ có cả lọc Carbon.
Từ yêu cầu phải khí khô hoàn toàn ta có thể tính được Dew point phải là từ -40 đến -70oC. vì tại dew point này khí nén mới có thể tách nước hoàn toàn.
Chọn Dryer cho hệ thống ngành dược cần phải đủ 2 loại. là Dryer theo dạng Refrigerated air dryer ( máy sấy khí tác nhân lạnh) + Máy sấy khí hấp thụ. Máy sấy khí tác nhân lạnh sẽ giúp loại bỏ 92-98% nước ( tùy theo hãng), máy sấy khí hấp thụ sẽ loại bỏ hoàn toàn nước.
 
Dear Mr. Phú,

Mình đang làm một dự án yêu cầu 05 máy nén khí và 05máy sấy. Nếu lắp đặt theo kiểu này thì bình khí không thể sử dụng được vì không đủ không gian ? Hệ này chỉ phù hợp với hệ đơn lẻ, vậy nếu trong hệ thống bao gồm nhiều máy nén và nhiều máy sấy có cách nào khác tối ưu hơn được không ?

Mong nhận được phản hồi của bạn!
 
Back
Bên trên