Thảo luận Cách tính cột áp quạt tạo áp cầu thang

Đọc phần này trong ASHRAE, nó hướng dẫn chi tiết làm sao tính.
Chứ cope các Spreadsheet ở trên mạng về chỉ thấy kết quả mà không biết thông số từ đâu ra
Link : https://app.box.com/s/pl035s98naq83yf45j9qp29brbsbq4fh
Để tính tổn thất thì dùng công thức Darcy and Colebrook mà tính.
Còn vài bạn chưa hiểu vấn đề hay nghĩ chưa tới đã nhào zô móc rồi. Về nhà luyện công thêm đi nhá !

Không rõ bạn ngoài đời ntn? Nhưng cách bạn nói chuyện tỏ ra bạn không học thức lắm.
Ở đây tôi đang nói về vấn đề bảo vệ làm sao để phản bác ý kiến TVTK đưa ra.
Nếu bạn biết thì trả lời, không thì đừng nói chuyển kiểu ntn nhé.
P/S: Về cách tính tổn thất theo ashrae không phải mỗi 1 mình bạn biết đâu nhé. ok?
 
Không rõ bạn ngoài đời ntn? Nhưng cách bạn nói chuyện tỏ ra bạn không học thức lắm.
Ở đây tôi đang nói về vấn đề bảo vệ làm sao để phản bác ý kiến TVTK đưa ra.
Nếu bạn biết thì trả lời, không thì đừng nói chuyển kiểu ntn nhé.
P/S: Về cách tính tổn thất theo ashrae không phải mỗi 1 mình bạn biết đâu nhé. ok?
Mình nghiên cứu TC ASHRAE 2005 do bạn honka đưa ra cả buổi chiều mà chưa tìm được chỗ nào quy định là chỉ tính tổn thất cho miệng gió cuối cùng cả. Mình xem thêm ASHRAE 2009 ( bản thay thế 2005) và SMACNA 2006 phần tính ống gió cũng không thấy chỗ nào nó quy định là chỉ tính tổn thất cho miệng gió cuối cùng cả. Bạn honka có thể chỉ giúp mình chỗ đó không?
 
Các bác cứ bình tĩnh xem sao, chắc bác nào cũng tầm 30 cả nên hơi khó tính,hii. Bác honka cho 1 ví dụ cụ thể với dẫn chứng cụ thể hơn để mọi người tâm phục khẩu phục được ko ah? Thank all
 
Các bác cứ bình tĩnh xem sao, chắc bác nào cũng tầm 30 cả nên hơi khó tính,hii. Bác honka cho 1 ví dụ cụ thể với dẫn chứng cụ thể hơn để mọi người tâm phục khẩu phục được ko ah? Thank all
Không phải là khó tính đâu bạn, khi đã làm việc thì cái gì cũng phải có bằng chứng, phải có dẫn chứng cụ thể từ tiêu chuẩn chứ không nói suông được đâu. Mình chinh chiến 12 năm rồi nên kinh nghiệm vụ này lắm, lời nói không có dẫn chứng không có giá trị. Cái vụ này thì tổn thất qua các fitting ống gió ai cũng có thể tính, quan trọng là tính ra số cuối cùng như thế nào thôi chứ P.loss qua từng loại fitting tra ASHRAE FITTINGS DATABASE 5 giây là ra ngay, quan trọng là cách tính để cho ra số cuối cùng.
 
Hj, toàn dân kỹ thuật cả, tất nhiên là làm gì cũng phải có cơ sở, nhưng đây là diễn đàn để anh em trao đổi học hỏi lẫn nhau chứ ko phải chủ đầu tư với nhà thầu nên người hỏi cũng nên ăn nói nhẹ nhàng, thực tế bạn Honka trả lời mình thấy khá rõ ràng, chẳng qua nói hơi theo đúng người kỹ thuật ( ko khéo ăn nói lắm :D ). Kiến thức đâu phải cái mà có thể phơi bày ngay và luôn cho các bạn ,người ta cũng mất rất nhiều thời gian nghiền nghẫm, học hỏi để biết đc điều đó, các bạn hỏi yêu cầu người ta phải cấp ngay và luôn các bạn nghe có đc ko ? Đấy là ý kiến của mình trong vấn đề cư xử trên diễn đàn, ai cũng có tuổi và có nghề cả roài, nên thể hiện mình chín chắn tý :D ( chém tý )
 
Hi khoa0582,

Thực ra mình chưa rõ ý định của bạn lắm. Vì bản chất:
+ Tính trở lực ma sát, cục bộ cho đoạn ống có tổn thất là lớn nhất.
+ Nếu trường hợp bạn đưa thì kênh bê tông: Tổn thất sẽ là: Từ đường gió vào bằng tole (louver, ống gió, phụ kiện nếu có)+ đường cấp gió cấp bằng tole (tới kênh bê tông) + rồi tổn thất theo chiều dài của kênh bê tông+ tổn thất qua toàn bộ phụ kiện (ở đây ý nói chính là các miệng gió kèm OBD) và cái miệng gió cuối cùng (chính là 47+1=48).
(Giả sử họ tính tổn thất chỗ 47 miệng gió còn lại = tê>>> dựa vào công thức nào để tính ra tổn thất áp suất đúng>>>Cơ sở TVTK đưa ra cũng không hợp lý)
Nên vấn đề TVTK đưa ra là không hợp lý. Mình cũng không hiểu là TVTK có cơ sở gì mà phản bác điều này???

Thân,
 
Hj, toàn dân kỹ thuật cả, tất nhiên là làm gì cũng phải có cơ sở, nhưng đây là diễn đàn để anh em trao đổi học hỏi lẫn nhau chứ ko phải chủ đầu tư với nhà thầu nên người hỏi cũng nên ăn nói nhẹ nhàng, thực tế bạn Honka trả lời mình thấy khá rõ ràng, chẳng qua nói hơi theo đúng người kỹ thuật ( ko khéo ăn nói lắm :D ). Kiến thức đâu phải cái mà có thể phơi bày ngay và luôn cho các bạn ,người ta cũng mất rất nhiều thời gian nghiền nghẫm, học hỏi để biết đc điều đó, các bạn hỏi yêu cầu người ta phải cấp ngay và luôn các bạn nghe có đc ko ? Đấy là ý kiến của mình trong vấn đề cư xử trên diễn đàn, ai cũng có tuổi và có nghề cả roài, nên thể hiện mình chín chắn tý :D ( chém tý )
Có vẻ như bạn chưa hiểu rõ vấn đề còn mình thì chưa hề có lời nói nào không đúng chuẩn mực hay xúc phạm ai cả. Về cách tính tổn thất trên ống gió bình thường theo PP ma sát đồng đều thì ai cũng biết là chỉ cần tính trên nhánh có tổn thất áp suất cao nhất. Nhưng ở đây là tính tổn thất cho hệ tạo áp ( năm mình ra trường là năm 2003 thì trong giáo trình không hướng dẫn tính hệ tạo áp, không biết mấy khóa sau có hay không nên mình không rõ cột áp quạt tạo áp tính thế nào), ở đây có 2 vần đề đặt ra:
1. Tính như ống gió bình thường: Chỉ cần tính tổn thất ở miệng gió cuối cùng còn các miệng gió bên trên xem như Tee và chỉ tính cho tổn thất theo nhánh chính, nhưng tính như thế nào? Ở phần mềm ASHRAE FITTING DATABASE nó chỉ tính cho Tee có chiều cao ống nhánh và ống chính bằng nhau nhưng ở đây có 2 khác biệt: 1 là nếu xem là Tee thì trục chính là bê tông, nhánh là tôn thì tính thế nào? 2 là ống chính và ống nhánh khác chiều cao thì tính thế nào?
2. Hầu hết các bản tính của dân M&E quốc tế họ đều tính cho tất cả miệng gió ( trong bản tính của họ ghi rõ ràng là 1 miệng là A (Pa), tổn thất qua n miệng là n.A (Pa). Các công ty chuyên về điều áp của Việt Nam như Đạt Tâm,... cũng tính như thế. Chỉ là họ không ghi rõ cơ sở tính như thế thôi.
Vấn đề ở đây là phương án 1 hay 2 là đúng và dựa vào cơ sở nào.
 
Hi khoa0582,

Thực ra mình chưa rõ ý định của bạn lắm. Vì bản chất:
+ Tính trở lực ma sát, cục bộ cho đoạn ống có tổn thất là lớn nhất.
+ Nếu trường hợp bạn đưa thì kênh bê tông: Tổn thất sẽ là: Từ đường gió vào bằng tole (louver, ống gió, phụ kiện nếu có)+ đường cấp gió cấp bằng tole (tới kênh bê tông) + rồi tổn thất theo chiều dài của kênh bê tông+ tổn thất qua toàn bộ phụ kiện (ở đây ý nói chính là các miệng gió kèm OBD) và cái miệng gió cuối cùng (chính là 47+1=48).
(Giả sử họ tính tổn thất chỗ 47 miệng gió còn lại = tê>>> dựa vào công thức nào để tính ra tổn thất áp suất đúng>>>Cơ sở TVTK đưa ra cũng không hợp lý)
Nên vấn đề TVTK đưa ra là không hợp lý. Mình cũng không hiểu là TVTK có cơ sở gì mà phản bác điều này???

Thân,
Mình đã nêu vấn đề như bạn nói trong cuộc họp rồi nhưng bên TVTK họ không trả lời được vấn đề này bạn ạ, họ chỉ nói tổn thất qua 47 miệng gió trên chỉ tính như Tee thẳng và tương đương 3 miệng gió, mình yêu cầu họ show bảng tính thì họ không cung cấp được mà chỉ nói ngang là họ là TVTK, họ chịu trách nhiệm với bản vẽ thiết kế của họ, mình không cần quan tâm. Nhưng cương vị của mình là cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư thì mình phải chắc chắn là thiết kế là đúng nêu không sau này có sự cố gì mình cũng sẽ có 1 phần trách nhiệm trong đó. Mình đang treo thiết kế của họ nhưng mấy sếp thì dí để đẩy tiến độ phát hành bản vẽ thiết kế M&E của dự án. Mà nói thật với bạn là ngay từ đầu khi kiểm tra lưu lượng thì họ đã tính sai, ban đầu họ cũng cãi cố là họ tính đúng cho đến khi mình đưa TC BS 5588-4 và chỉ rõ chi tiết hướng dẫn tính lưu lượng thế nào thì họ mới chịu thay đổi lưu lượng quạt tạo áp. Còn về cột áp mình chưa tìm được cơ sở chứng minh là mình đúng nên lên diễn đàn để tham khảo anh em.
 
Mình đã nêu vấn đề như bạn nói trong cuộc họp rồi nhưng bên TVTK họ không trả lời được vấn đề này bạn ạ, họ chỉ nói tổn thất qua 47 miệng gió trên chỉ tính như Tee thẳng và tương đương 3 miệng gió, mình yêu cầu họ show bảng tính thì họ không cung cấp được mà chỉ nói ngang là họ là TVTK, họ chịu trách nhiệm với bản vẽ thiết kế của họ, mình không cần quan tâm. Nhưng cương vị của mình là cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư thì mình phải chắc chắn là thiết kế là đúng nêu không sau này có sự cố gì mình cũng sẽ có 1 phần trách nhiệm trong đó. Mình đang treo thiết kế của họ nhưng mấy sếp thì dí để đẩy tiến độ phát hành bản vẽ thiết kế M&E của dự án.

Hi bạn,

Nếu bạn trên cương vị CĐT thì có gì không làm được.
Vì bạn nắm chắc cơ sở tính toán và lập 1 bảng tính ra.
Nếu họ không phản biện lại được thì họ phải theo tính toán của mình (vì trách nhiệm lúc này cũng thuộc về mình mà).
Tự tin lên nhé.^^
Mình vẫn gợi ý bạn theo ý kiến trên của mình. (Không có cái tê nào mà thân là kênh bê tông và rẽ nhánh là ống tole đâu>> mà chỉ tính nó là ống thắng (absolute roughness 1.3-3mm + chân rẽ bằng tole (hoặc là miệng gió nếu gắn trực tiếp trên kênh bê tông).
Dựa vào công thức trong phần Duct design của ashrae mà tính ra chọn cột áp quạt thôi.

Thân,
 
Hi khoa0582,

Thực ra mình chưa rõ ý định của bạn lắm. Vì bản chất:
+ Tính trở lực ma sát, cục bộ cho đoạn ống có tổn thất là lớn nhất.
+ Nếu trường hợp bạn đưa thì kênh bê tông: Tổn thất sẽ là: Từ đường gió vào bằng tole (louver, ống gió, phụ kiện nếu có)+ đường cấp gió cấp bằng tole (tới kênh bê tông) + rồi tổn thất theo chiều dài của kênh bê tông+ tổn thất qua toàn bộ phụ kiện (ở đây ý nói chính là các miệng gió kèm OBD) và cái miệng gió cuối cùng (chính là 47+1=48).
(Giả sử họ tính tổn thất chỗ 47 miệng gió còn lại = tê>>> dựa vào công thức nào để tính ra tổn thất áp suất đúng>>>Cơ sở TVTK đưa ra cũng không hợp lý)
Nên vấn đề TVTK đưa ra là không hợp lý. Mình cũng không hiểu là TVTK có cơ sở gì mà phản bác điều này???

Thân,
À, hvac-me cho mình hỏi, bạn có ghi là phải tính " tổn thất qua tất cả các phụ kiện", câu này nằm trong tiêu chuẩn nào? Vì mình ra trường lâu rồi nên các vấn đề chuyên về thiết kế mình không còn nhớ rõ lắm ( trước giờ mình chuyên thi công thôi). nếu bạn có thể nói rõ câu đó ghi trong tiêu chuẩn nào mình sẽ phản bác được TVTK. Thanks bạn.
 
Hi bạn,

Nếu bạn trên cương vị CĐT thì có gì không làm được.
Vì bạn nắm chắc cơ sở tính toán và lập 1 bảng tính ra.
Nếu họ không phản biện lại được thì họ phải theo tính toán của mình (vì trách nhiệm lúc này cũng thuộc về mình mà).
Tự tin lên nhé.^^
Mình vẫn gợi ý bạn theo ý kiến trên của mình. (Không có cái tê nào mà thân là kênh bê tông và rẽ nhánh là ống tole đâu>> mà chỉ tính nó là ống thắng (absolute roughness 1.3-3mm + chân rẽ bằng tole (hoặc là miệng gió nếu gắn trực tiếp trên kênh bê tông).
Dựa vào công thức trong phần Duct design của ashrae mà tính ra chọn cột áp quạt thôi.

Thân,
Mình đã show bản tính của mình cho họ và họ nói là mình tính sai nhưng không đưa ra được lý do tại sao sai nên họ ghị trong biên bản cuộc họp là " mâu thuẫn trong cách tính, nhờ anh .... quyết định", cái anh mà họ nói đây là sếp mình mà là dân điện chứ không phải cơ nên anh ấy không rành về vụ này. Ở phòng mình thì chỉ có duy nhất mình là cơ nên mọi vấn đề về cơ hầu như là do mình quyết định nhưng mình chưa dám ký vào bản thiết kế này nếu chưa chắc là mình đúng hay họ đúng.
 
Mình nhấn mạnh lại tổn thất dọc theo đường ống có trở lực lớn nhất (bao gồm trở lực ma sát và trở lực cục bộ(là tổn thất qua phụ kiện ống gió, tiêu âm, miệng gió, van, ...)) để chọn cột áp quạt.(chứ không phải toàn bộ phụ kiện của hệ thống)
Về tài liệu bạn có thể đọc:
ASHRAE Fundamental Chapter:duct design
CARRIER system design manual
(Một phần thông tin được Thày Nguyễn Đức Lợi: trích ra trong giáo trình Thiết kế Hệ thống Điều hòa không khí và thông gió)

(Với những phụ kiện có theo ASHRAE duct design hay là SMACNA or bảng tra của AIRAH, còn đa phần miệng gió mình tra theo catalogue ASLI, ...)
 
Mình nhấn mạnh lại tổn thất dọc theo đường ống có trở lực lớn nhất (bao gồm trở lực ma sát và trở lực cục bộ(là tổn thất qua phụ kiện ống gió, tiêu âm, miệng gió, van, ...)) để chọn cột áp quạt.(chứ không phải toàn bộ phụ kiện của hệ thống)
Về tài liệu bạn có thể đọc:
ASHRAE Fundamental Chapter:duct design
CARRIER system design manual
(Một phần thông tin được Thày Nguyễn Đức Lợi: trích ra trong giáo trình Thiết kế Hệ thống Điều hòa không khí và thông gió)

(Với những phụ kiện có theo ASHRAE duct design hay là SMACNA or bảng tra của AIRAH, còn đa phần miệng gió mình tra theo catalogue ASLI, ...)
Dĩ nhiên là tính cho nhánh có tổn thất cao nhất rồi nhưng hệ tạo áp chỉ có 1 nhánh nên mình mới hỏi thế, mình đang thắc mắc là các miệng gió trên hệ thống tạo áp này tính như là phụ kiện hay là nhánh, nếu tính như phụ kiện thì mình đúng còn tính như là nhánh thì có lẽ là TVTK đúng nhưng chưa biết họ xác định P.loss của mấy nhánh này là thế nào. Mấy tài liệu bạn ghi mình có hết rồi nhưng không thấy tài liệu nào đề cập cụ thể đến hệ tạo áp mà chỉ là ống gió mà đa phần ống gió họ tính theo Bernuli mà Bernuli chỉ ứng dụng cho ống nằm ngang còn tạo áp là ống đứng nên khó áp dụng hệ tạo áp theo Bernuli được. Ngoài các tài liệu bạn ghi mình còn tham khảo thêm NFPA 92 nữa cũng không thấy cái mình muốn tìm.
 
- mình up lên 2 tài liệu bạn tham khảo về cách tính
- Cơ sở thì bạn có thể đọc thêm sách hướng dẫn thiết kế của Nguyễn Đức Lợi để hiểu rõ hơn
- Cái Thước Daikin mình nghĩ nó là khá chuẩn, bạn chú ý đơn vị trong đó cho các phụ kiện Pa/m, như vậy các phụ kiện bạn phải tính là chiều dài tương đương rùi x với nó
- Lập bảng tính chi tiết cho từng đoạn,phụ kiện tương ứng với vận tốc của nó
- Về cách tính bám sát lý thuyết bạn có thể cấp mail mình gửi mail để bạn tham khảo
 

Đính kèm

  • Drop Pressure Daikin.jpg
    Drop Pressure Daikin.jpg
    72.3 KB · Xem: 223
- mình up lên 2 tài liệu bạn tham khảo về cách tính
- Cơ sở thì bạn có thể đọc thêm sách hướng dẫn thiết kế của Nguyễn Đức Lợi để hiểu rõ hơn
- Cái Thước Daikin mình nghĩ nó là khá chuẩn, bạn chú ý đơn vị trong đó cho các phụ kiện Pa/m, như vậy các phụ kiện bạn phải tính là chiều dài tương đương rùi x với nó
- Lập bảng tính chi tiết cho từng đoạn,phụ kiện tương ứng với vận tốc của nó
- Về cách tính bám sát lý thuyết bạn có thể cấp mail mình gửi mail để bạn tham khảo
cách tính thì mình biết rồi quan trọng là phương pháp tính, nhưng mình đã nói với bạn hvac-me đó, các miệng gió gắn trực tiếp trên trục gió thì xem như là nhánh hay xem như là phụ kiện, thế thôi mà không thấy tiêu chuẩn nào quy định cụ thể cả.
 
Dĩ nhiên là tính cho nhánh có tổn thất cao nhất rồi nhưng hệ tạo áp chỉ có 1 nhánh nên mình mới hỏi thế, mình đang thắc mắc là các miệng gió trên hệ thống tạo áp này tính như là phụ kiện hay là nhánh, nếu tính như phụ kiện thì mình đúng còn tính như là nhánh thì có lẽ là TVTK đúng nhưng chưa biết họ xác định P.loss của mấy nhánh này là thế nào. Mấy tài liệu bạn ghi mình có hết rồi nhưng không thấy tài liệu nào đề cập cụ thể đến hệ tạo áp mà chỉ là ống gió mà đa phần ống gió họ tính theo Bernuli mà Bernuli chỉ ứng dụng cho ống nằm ngang còn tạo áp là ống đứng nên khó áp dụng hệ tạo áp theo Bernuli được. Ngoài các tài liệu bạn ghi mình còn tham khảo thêm NFPA 92 nữa cũng không thấy cái mình muốn tìm.

Bạn có gì nhầm lẫn ở đây k?
Bạn đọc kỹ trong ashrae duct design phần ví dụ vẫn tính cho đường ống đứng bình thường mà.
Các công trình mình tính toán cột áp (cho thông gió hầm, hút khói, AHU, ...) đều dựa theo ASHRAE gồm cả TACT mà.
Kể cả các bảng tính của các đơn vị tư vấn lớn CONNELL WAGNER (giờ là AURECON), ICIC, ARCHETYPE, ... cũng ngoại lệ đâu @@!
Trường hợp của bạn nó chỉ khác là ống gió tole thì absolute roughness là 0.09 và kênh bê tông là 1.3-3 thôi. Mình nghĩ bạn suy nghĩ quá phức tạp vấn đề rồi đó.
Vài lời chia sẻ.
 
Hj, cái bản vẽ của bạn rất hay, nó khác các bản vẽ ống gió khác ở chỗ, OBD lắp phía trong gen bê tông ( đảm bảo thẩm mỹ ), chính cái này gây nên tranh cãi cho bạn ( đoán thế ), cá nhân mình cho rằng đây là trường hợp đặc biệt nên phương pháp tính của mình đưa ra như sau:
- Tính như bình thường của ống gió nhưng áp dụng cho vật liệu ở đây là bê tông, bạn dùng phần mềm Ductchecker có các nội dung cần thiết để tính tổn thất áp suất cho ống chính áp dụng cho vật liệu là bê tông
- Các phụ kiện đường ống như côn đầu quạt, louver, cút, cửa gió tính như bình thường cho trục chính, cụ thể như sau:
+ Louver phải tính tổn thất áp suất
+ Côn thu 2 đầu quạt
+ Cút 650x300
+ Ống trục chính
+ Miệng cửa gió vẫn tính cho 1 cửa gió cuối đường ống
+ VCD tính cho 1 cái
Ở đây cái hay là OBD lắp trong gen bê tông nên có gây thêm trở lực đường ống, cái này mình đề xuất tính bổ sung thêm coi như nó là côn đường ống( đột thu )
Tổn thất áp suất chọn quạt ở đây là tổng cột áp quạt ( Tổng cột áp đẩy + cột áp hút )
Các phụ kiện côn , cút chắc vẫn là ống gió ? nên mình nghĩ áp dụng ống gió như bt
Ống trục chính bạn áp dụng cho bê tông riêng
Hj, góp ý vậy thui, bạn xem đc hem :D
 
Back
Bên trên