chênh lệch áp suất giữa các phòng

Gecko

Thành Viên [LV 0]
các anh/chị cho em hỏi em có 1 sơ đồ hình như bên dưới:
thì khi em tính ra được chênh lệch giữa phòng A với C là 8 PA và chênh lệch giữa phòng B với C là 5 PA
vậy phòng A lớn hơn phòng B là 3 PA thì lượng gió rò từ phòng A sang phòng B thì nó có ảnh hưởng tới chênh lệch áp giữa phòng B và phòng C không ạ?
công thức tính chênh lệch áp em có để dưới hình đính kèm.
mong được các anh/chị giải đáp thắc mắc.
 

Đính kèm

  • Screenshot 2023-03-23 223831.jpg
    Screenshot 2023-03-23 223831.jpg
    46.5 KB · Xem: 164
  • Screenshot 2023-03-23 224926.jpg
    Screenshot 2023-03-23 224926.jpg
    41.8 KB · Xem: 165
Nếu hệ thống thông gió là tự nhiên thì điều này đúng, lượng gió pass từ phòng A sang phòng C sẽ ảnh hưởng đến chênh áp suất phòng B.
Tuy nhiên, việc quản lý chênh áp với những phòng có yêu cầu (VD: phòng sạch) đều được điều khiển chủ động, tối thiểu là bằng các van cân bằng áp (Barometric damper) nên vấn đề này sẽ được giảm đến mức tối thiểu, gần như không xảy ra.
Một lưu ý nữa, thường chênh áp qui định là +5/ +10/ +15Pa chứ nhỉ, lần đầu thấy chênh áp +8Pa.
 
Vấn đề Cơ chế Tạo áp (Pressurization) và Ý nghĩa căn bản của các Khái niệm Dòng chảy tự cân bằng (xin phép tạm gọi thế cho các Dòng rò Leakage và Dòng lọt Infiltration), mình thấy còn nhiều Bạn (kể cả mình cũng đã từng trong 1 TG dài) chưa rõ ràng và vì thế có thể sẽ bị lẫn lộn giữa 2 Khái niệm: Con gà (Tạo áp cho Không gian Phòng) và Qủa trứng (các Dòng rò/lọt), thì cái nào có trước?!
Xin phép trao đổi vài Suy nghĩ của mình về Vấn đề này.
 
Vấn đề Cơ chế Tạo áp (Pressurization) và Ý nghĩa căn bản của các Khái niệm Dòng chảy tự cân bằng (xin phép tạm gọi thế cho các Dòng rò Leakage và Dòng lọt Infiltration), mình thấy còn nhiều Bạn (kể cả mình cũng đã từng trong 1 TG dài) chưa rõ ràng và vì thế có thể sẽ bị lẫn lộn giữa 2 Khái niệm: Con gà (Tạo áp cho Không gian Phòng) và Qủa trứng (các Dòng rò/lọt), thì cái nào có trước?!
Xin phép trao đổi vài Suy nghĩ của mình về Vấn đề này.
Mấy nay Mình bận nên không viết Bài được.
Nên chỉ xin có vài dòng Vắn tắt. Thuật ngữ Tạo áp Pressurization (hàm nghĩa Con người Chủ động Thiết lập mức Áp suất của 1 Không gian Phòng) khác với nghĩa Áp suất (Presure) bình thường (có thể do các Nguyên nhân khác tạo ra). Các Dòng chảy có tên Dòng rò Leakage (đi ra) và Dòng lọt Infiltration (đi vào) (là của 1 Không gian Phòng) thuộc loại Dòng chảy tự cân bằng liên thông giữa các Phòng liền kề với nhau. Như vậy, Dòng rò của 1 KG này sẽ lại là Dòng lọt của KG khác kế bên! Chúng là các Dòng chảy thụ động, là hệ quả chứ không phải là Nguyên nhân (Cơ chế Động lực) để Thiết lập mức Tạo áp của KG Phòng.
Cơ chế Bản chất của Việc tạo áp Phòng, liên quan tới mức Tạo áp Phòng như thế nào?.
Điều này là dựa trên Kết quả Tính toán Lý thuyết mà cơ bản nhất là:
1) Quan hệ giữa Chênh áp với Lưu lượng Dòng chảy qua 1 Khe lỗ như Bạn đã trích dẫn:
∆P= (ρ/2).[VDIFFERENCE/A.μ.3600]2 (1) và
2) Phương trình Cân bằng Lưu lượng cho Phòng xem xét: ∑GVÀO=∑GRA tức là GSA(+FA)+∑GL= GRA(+EA)+∑GI (2)
Chữ viết tắt: L Leakage= Rò và I Infiltration= Lọt.
Quay lại Câu hỏi của Bạn: Ta thấy rõ rằng, về Bản chất, quy trình Vận hành việc Tạo áp là đi từ việc CHỦ ĐỘNG Thay đổi Cân bằng Dòng chảy chính (trước) kéo theo Tạo áp các Phòng thay đổi theo, dẫn đến Hệ quả thứ cấp là các Dòng chảy thứ cấp rò, lọt liên thông giữa các Phòng mới thay đổi theo (sau) (là thay đổi THỤ ĐỘNG).
Chứ không phải là như Bạn đã nói rằng: việc thay đổi Lưu lượng gió rò, lọt (là Nguyên nhân) làm thay đổi mức Tạo áp của các Phòng (ABC...gì đó).
Bạn nhé.
Trân trọng
 
Nếu hệ thống thông gió là tự nhiên thì điều này đúng, lượng gió pass từ phòng A sang phòng C sẽ ảnh hưởng đến chênh áp suất phòng B.
Tuy nhiên, việc quản lý chênh áp với những phòng có yêu cầu (VD: phòng sạch) đều được điều khiển chủ động, tối thiểu là bằng các van cân bằng áp (Barometric damper) nên vấn đề này sẽ được giảm đến mức tối thiểu, gần như không xảy ra.
Một lưu ý nữa, thường chênh áp qui định là +5/ +10/ +15Pa chứ nhỉ, lần đầu thấy chênh áp +8Pa.
em đang tìm hiểu về vấn đề phòng sạch nên tự cho đề bài thôi :D
 
Mấy nay Mình bận nên không viết Bài được.
Nên chỉ xin có vài dòng Vắn tắt. Thuật ngữ Tạo áp Pressurization (hàm nghĩa Con người Chủ động Thiết lập mức Áp suất của 1 Không gian Phòng) khác với nghĩa Áp suất (Presure) bình thường (có thể do các Nguyên nhân khác tạo ra). Các Dòng chảy có tên Dòng rò Leakage (đi ra) và Dòng lọt Infiltration (đi vào) (là của 1 Không gian Phòng) thuộc loại Dòng chảy tự cân bằng liên thông giữa các Phòng liền kề với nhau. Như vậy, Dòng rò của 1 KG này sẽ lại là Dòng lọt của KG khác kế bên! Chúng là các Dòng chảy thụ động, là hệ quả chứ không phải là Nguyên nhân (Cơ chế Động lực) để Thiết lập mức Tạo áp của KG Phòng.
Cơ chế Bản chất của Việc tạo áp Phòng, liên quan tới mức Tạo áp Phòng như thế nào?.
Điều này là dựa trên Kết quả Tính toán Lý thuyết mà cơ bản nhất là:
1) Quan hệ giữa Chênh áp với Lưu lượng Dòng chảy qua 1 Khe lỗ như Bạn đã trích dẫn:
∆P= (ρ/2).[VDIFFERENCE/A.μ.3600]2 (1) và
2) Phương trình Cân bằng Lưu lượng cho Phòng xem xét: ∑GVÀO=∑GRA tức là GSA(+FA)+∑GL= GRA(+EA)+∑GI (2)
Chữ viết tắt: L Leakage= Rò và I Infiltration= Lọt.
Quay lại Câu hỏi của Bạn: Ta thấy rõ rằng, về Bản chất, quy trình Vận hành việc Tạo áp là đi từ việc CHỦ ĐỘNG Thay đổi Cân bằng Dòng chảy chính (trước) kéo theo Tạo áp các Phòng thay đổi theo, dẫn đến Hệ quả thứ cấp là các Dòng chảy thứ cấp rò, lọt liên thông giữa các Phòng mới thay đổi theo (sau) (là thay đổi THỤ ĐỘNG).
Chứ không phải là như Bạn đã nói rằng: việc thay đổi Lưu lượng gió rò, lọt (là Nguyên nhân) làm thay đổi mức Tạo áp của các Phòng (ABC...gì đó).
Bạn nhé.
Trân trọng
nhờ phản hồi chi tiết của bác mà em sáng tỏ nhiều thắc mắc bấy lâu nay, cảm ơn bác alone nhiều!
 
Chào các Bạn,


Với chênh áp từ khu A-B-C, mình dùng bộ điều khiển và cảm biến chênh áp suất gió, Motorized Damper đóng mở cửa gió.... sẽ tạo ra được chênh áp như mong muốn mà thôi.

Bên Cty mình có thể làm được mấy việc này, thường điều khiển chênh áp suất phòng, nhiệt độ, độ ẩm cho Nhà Máy Dược, Bệnh Viện, Phòng Mỗ, Phòng Sạch...

Liên hệ: Zalo/ĐT : 0903 146447 Mr Tiến
Cty Năng Lượng Xanh GEE
www.gee.com.vn


1681391752181.png
 
Chào các Bạn,


Với chênh áp từ khu A-B-C, mình dùng bộ điều khiển và cảm biến chênh áp suất gió, Motorized Damper đóng mở cửa gió.... sẽ tạo ra được chênh áp như mong muốn mà thôi.

Bên Cty mình có thể làm được mấy việc này, thường điều khiển chênh áp suất phòng, nhiệt độ, độ ẩm cho Nhà Máy Dược, Bệnh Viện, Phòng Mỗ, Phòng Sạch...

Liên hệ: Zalo/ĐT : 0903 146447 Mr Tiến
Cty Năng Lượng Xanh GEE
www.gee.com.vn


View attachment 40000
Cảm ơn chia sẻ của Bạn. Bạn có thể chia sẻ Chi tiết hơn chút về Sơ đồ gió và Nguyên lý ĐK với các MD và Cảm biến AS để tạo và điều chỉnh Chênh áp giữa các Phòng theo như mong muốn Thiết kế, giúp Anh Em được khai sáng được không ạ? Cảm ơn.
 
Back
Bên trên