Cần giúp Chọn lưu lượng gió cho AHU

Dạ anh cho em hỏi khi tính lưu lượng gió cấp AHU thì tính thông qua nhiệt hiện thì nhiệt hiện này có bao gồm nhiệt hiện gió tươi không? nếu có thì có Trường hợp nào không tính gió tươi vào ko ạ còn nếu không tính gió tươi thì vì sao ạ?
Lưu lượng Gió cấp của AHU được tính toán xuất phát từ Mục đích sử dụng của nó: đó là cung cấp Công suất lạnh (Nhiệt Ẩm) cho Phòng ĐHKK thông qua (toàn bộ hay 1 phần) Dòng gió cấp Supply Air (SA) vào cho Phòng để thực hiện Cân bàng với Phụ tải của Phòng Qroomload (bao gồm Phụ tải Bao che và Phụ tải sinh hoạt). [(Qsa= Gsa.(Ira-Isa)=Qroom-load] (bao gồm cả Nhiệt hiện và Nhiệt ẩn) trong đó Qroomload coi như là xác định được, lấy theo Gía trị Tính toán (cực đại) được ở Điều kiện Thiết kế (Trạng thái trong nhà, ngoài nhà và Thời điểm cực trị trong Thời gian thực theo Thư viện Thời tiết).
Nói tóm lại là Lưu lượng tính toán của AHU được xác định theo Phụ tải Phòng. Phụ tải Phòng Qroomload này, trong Trường hợp tổng quát như của Điều hòa Công nghệ, sẽ phải tính bao gồm Nhiệt hiện Qs và Nhiệt ẩn Ql nữa, chứ không chỉ có Nhiệt hiện Qs.
Phần ảnh hưởng của Gió tươi (xác định theo Nhu cầu Vệ sinh hay Yêu cầu tạo áp cho Phòng) đến việc Tính toán Thiết kế ĐHKK là chỉ ở chỗ nó Ảnh hưởng đến phần Công suất Qahu của Thiết bị xử lý AHU. Công suất này sẽ phải lớn hơn phần Công suất xử lý Qsa mà nó cấp vào cho Phòng. Cách tính toán CS Thiết bị xử lý AHU có thể theo 1 trong 2 cách: Tính tay theo Đồ thị Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp nhờ Công cụ Giản đồ trác thấp hay là dùng các Phần mềm hỗ trợ (như TRACE/HAP...). Bạn xem thêm Sơ đồ này mình mới gửi trên Bài viết: ("Công nghệ trong AHU và Chiller..." #19) mới đây:
https://hvacr.vn/diendan/threads/cong-nghe-trong-ahu-va-chiller.163989/
Việc tính toán Công suất cho Thiết bị AHU (chung) sẽ phức tạp hơn đối với Hệ thống gió từ 1 AHU cấp cho nhiều Phòng (hệ Multi-zone) và thường cần sự hỗ trợ của Phần mềm tính toán.
Như nói trên, Nhiệm vụ đặt ra đối với Đại lượng gió tươi là để đáp ứng cho Nhu cầu Vệ sinh (trong ĐH Tiện nghi) hay là để phục vụ cho việc Tạo áp (dương) cho Phòng (trong ĐH Công nghệ). Như vậy, Việc có đưa Gió tươi vào Tính toán hay không không phải là tùy tiện (trừ phi muốn giảm chi phí Đầu tư). Cũng giảm đáng kể lắm đấy: thứ nhất là giảm ngay Chi phí Đầu tư ban đầu của Thiết bị xử lý gió tươi (Quạt hay (do phải tăng CS) AHU hay thậm chí phải mua thêm PAU nữa), thứ hai là giảm cả Chi phí Vận hành do tiền điện cho những Thiết bị này nữa! Cái phần Gió tươi này nó cũng làm tăng Chi phí Đầu tư lên cũng không ít đâu, có khi phải cỡ 20% tùy theo Định lượng đấy.
Vậy đến đây Bạn đã có thể tự rút ra Câu trả lời cho những thắc mắc của Bạn chưa?
Có vài Khái niệm Lý thuyết in được chia sẻ với Bạn. Mong rằng nó phần nào sẽ giúp Bạn Hệ thống hóa lại Kiến thức nhé.
Thân ái
 
Nhiệt do gió tươi chiếm một tỷ trọng lớn trong việc tính chọn công suất thiết bị điều hoà. Còn việc có tính nhiệt gió tươi trong chọn AHU không thì phải xem mô hình thiết kế của bạn là gì. Thông thường, có 2 mô hình cơ bản như sau:
1. Cấp gió tươi trực tiếp vào phòng thông qua PAU:
Trường hợp này nhiệt gió tươi đặt 100% ở PAU --> không cần tính nhiệt gió tươi cho AHU
2. Gió tươi hoà trộn với gió hồi trong buồng hoà trộn của AHU:
Nhiệt gió tươi đặt vào AHU --> công suất AHU bao gồm tải nhiệt phòng + tải nhiệt gió tươi
 
Em cảm ơn anh alone160162 , nhưng mà em vẫn chưa hiểu lắm chỗ xác định lưu lượng gió cấp của AHU? anh có thể nói rõ hơn Trường hợp của Điều hòa công nghệ là thế nào không ạ? còn lại thì sao ạ?
 
Cho mình hỏi từ công suất nhiệt hiện làm sao để ta lưu lượng gió của AHU đc nhỉ ? Mình cũng chưa rõ là tại sao chỉ tính nhiệt hiện mà ko tính cả nhiệt ẩn.
Hoàn toàn có thể tính lưu lượng bằng nhiệt ẩn, tuy nhiên thường sử dụng nhiệt hiện để tính toán vì xác định nhiệt độ on-coil và off-coil dễ hơn xác đinh độ chứa hơi.
Thông thường:
+ Nhiệt độ on-coil thường lấy bằng nhiệt độ gió hồi hay nhiệt độ phòng (trong trường howph không hoà trộn gió hồi với gió tươi).
+ Nhiệt độ off-coil = (Nhiệt độ on-coil) - 10oC (gía trị 10oC để đảm bảo điều kiện vệ sinh)
 
Hoàn toàn có thể tính lưu lượng bằng nhiệt ẩn, tuy nhiên thường sử dụng nhiệt hiện để tính toán vì xác định nhiệt độ on-coil và off-coil dễ hơn xác đinh độ chứa hơi.
Thông thường:
+ Nhiệt độ on-coil thường lấy bằng nhiệt độ gió hồi hay nhiệt độ phòng (trong trường howph không hoà trộn gió hồi với gió tươi).
+ Nhiệt độ off-coil = (Nhiệt độ on-coil) - 10oC (gía trị 10oC để đảm bảo điều kiện vệ sinh)
Bạn ơi, vậy thì nếu trong (đa số các) Trường hợp (thực tế) đều có hòa trộn ở đầu vào AHU, thì mình tính thế nào?
Thứ hai là Nhiet độ Offcoil được xác định theo Yêu cầu Thiết kế về Trạng thái Nhiệt độ troom (và cả Độ ẩm nữa nếu cần) của (các) Phòng ĐH chứ không phải là theo Nhiệt độ On-coil (vốn cũng chưa xác định được). Định hướng phải rõ ràng để tránh hiểu lầm Bạn nhé.
Và theo mình thì Điều kiện Vệ sinh nên viết 1 cách Tổng quát là: [delta t= (troom - tsa)] phải nhỏ hơn 10oC
Còn việc Xác định Trạng thái Gió cấp tsa (hơi lớn hơn toff-coil 1 chút) là 1 Ẩn số trong Bài toán Thiết kế dựa vào Cơ sở Cân bằng Năng lượng Phòng mà đáp số không chỉ là 1 Đẳng thức đơn giản. Một Bài toán khác nhe các Bạn. Xin góp 1 vài ý kiến Bạn nhé. Có gì Bạn trao đổi thêm.
 
Bạn ơi, vậy thì nếu trong (đa số các) Trường hợp (thực tế) đều có hòa trộn ở đầu vào AHU, thì mình tính thế nào?
Thứ hai là Nhiet độ Offcoil được xác định theo Yêu cầu Thiết kế về Trạng thái Nhiệt độ troom (và cả Độ ẩm nữa nếu cần) của (các) Phòng ĐH chứ không phải là theo Nhiệt độ On-coil (vốn cũng chưa xác định được). Định hướng phải rõ ràng để tránh hiểu lầm Bạn nhé.
Và theo mình thì Điều kiện Vệ sinh nên viết 1 cách Tổng quát là: [delta t= (troom - tsa)] phải nhỏ hơn 10oC
Còn việc Xác định Trạng thái Gió cấp tsa (hơi lớn hơn toff-coil 1 chút) là 1 Ẩn số trong Bài toán Thiết kế dựa vào Cơ sở Cân bằng Năng lượng Phòng mà đáp số không chỉ là 1 Đẳng thức đơn giản. Một Bài toán khác nhe các Bạn. Xin góp 1 vài ý kiến Bạn nhé. Có gì Bạn trao đổi thêm.
Ý kiến của bác hoàn toàn chính xác. Việc tính toán AHU nó là một vòng tính lặp cảu việc chọn thông số đầu vào - đầu ra và kiểm tra. Một cách bài bản nhất ta phải dựng chu trình lạnh trên biểu đồ nhiệt - ẩm rồi dựa vào các đường SHF (hệ số nhiệt ẩm) để tìm thông số điểm thổi vào, điểm hoà trộn.

Ở đây mình chỉ đưa ra phương pháp tính một cách "thực dụng" nhất, dựa vào các điều kiện bắt buộc phải đáp ứng là "điều kiện vệ sinh".
Và cũng để giải thích lý do tại sao nên tính toán lưu lượng gió của AHU từ nhiệt hiện (liên quan đến nhiệt độ) mà không phải là nhiệt ẩn (liên quan đến độ ẩm tuyệt đối hay độ chứa hơi).

Xin gợi ý thêm một cách xác định (dự đoán) nhiệt độ off-coil đó là:
- Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua dàn (off-coil) trong khoảng 95~100% RH (thông thường chọn 95%)
- Nhiệt độ off-coil không nên chọn thấp hơn nhiệt độ dew-point của phòng (thường chọn off-coil bằng hoặc cao hơn dew-point phòng 0.5 ~1oC) để giảm nguy cơ đọng sương phòng do nhiệt độ gió cấp quá lạnh.
- Hiệu nhiệt độ off-coil và nhiệt độ phòng không nên vượt quá 10oC (điều kiện vệ sinh, nếu vượt quá cần có sưởi bổ sung)
- Thông số độ chứa hơi tại điểm off-coil phải nhỏ hơn độ chứa hơi tại điều kiện phòng

Sau khi xác định được điểm off-coil ta có thể lập một bảng tính đơn giản dựa theo công thức tính nhiệt quen thuộc để "kiểm tra - lựa chọn - tính lặp lại" cho đến khi đạt giá trị chính xác nhất.
VD trong bảng tính sau:
1668757413367.png

Ở đây mình chọn nhiệt độ off-coil là 13 oC/ 95%RH, với giá trị 13oC gần bằng (cao hơn) giá trị dew-point của phòng (12.9oC) và độ chứa hơi off-coil < độ chứa hơi phòng --> đáp ứng điều kiện trên.

Các bạn cho ý kiến nhé.
 
Ý kiến của bác hoàn toàn chính xác. Việc tính toán AHU nó là một vòng tính lặp cảu việc chọn thông số đầu vào - đầu ra và kiểm tra. Một cách bài bản nhất ta phải dựng chu trình lạnh trên biểu đồ nhiệt - ẩm rồi dựa vào các đường SHF (hệ số nhiệt ẩm) để tìm thông số điểm thổi vào, điểm hoà trộn.

Ở đây mình chỉ đưa ra phương pháp tính một cách "thực dụng" nhất, dựa vào các điều kiện bắt buộc phải đáp ứng là "điều kiện vệ sinh".
Và cũng để giải thích lý do tại sao nên tính toán lưu lượng gió của AHU từ nhiệt hiện (liên quan đến nhiệt độ) mà không phải là nhiệt ẩn (liên quan đến độ ẩm tuyệt đối hay độ chứa hơi).

Xin gợi ý thêm một cách xác định (dự đoán) nhiệt độ off-coil đó là:
- Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua dàn (off-coil) trong khoảng 95~100% RH (thông thường chọn 95%)
- Nhiệt độ off-coil không nên chọn thấp hơn nhiệt độ dew-point của phòng (thường chọn off-coil bằng hoặc cao hơn dew-point phòng 0.5 ~1oC) để giảm nguy cơ đọng sương phòng do nhiệt độ gió cấp quá lạnh.
- Hiệu nhiệt độ off-coil và nhiệt độ phòng không nên vượt quá 10oC (điều kiện vệ sinh, nếu vượt quá cần có sưởi bổ sung)
- Thông số độ chứa hơi tại điểm off-coil phải nhỏ hơn độ chứa hơi tại điều kiện phòng

Sau khi xác định được điểm off-coil ta có thể lập một bảng tính đơn giản dựa theo công thức tính nhiệt quen thuộc để "kiểm tra - lựa chọn - tính lặp lại" cho đến khi đạt giá trị chính xác nhất.
VD trong bảng tính sau:
View attachment 36377
Ở đây mình chọn nhiệt độ off-coil là 13 oC/ 95%RH, với giá trị 13oC gần bằng (cao hơn) giá trị dew-point của phòng (12.9oC) và độ chứa hơi off-coil < độ chứa hơi phòng --> đáp ứng điều kiện trên.

Các bạn cho ý kiến nhé.
Dear Bạn
Xin lỗi mình chỉ có ít phút nên tranh thủ trao đổi với Bạn về Câu nói này của Bạn:
"- Nhiệt độ off-coil không nên chọn thấp hơn nhiệt độ dew-point của phòng (thường chọn off-coil bằng hoặc cao hơn dew-point phòng 0.5 ~1oC) để giảm nguy cơ đọng sương phòng do nhiệt độ gió cấp quá lạnh."
Nếu đây là Kinh nghiệm riêng của Bạn thì Mình không có Ý kiến.
Nhưng về mặt Gia1o khoa thì người ta không chỉ định như thế.
Điểm Off-Coil hay điểm Gio1 cấp phải được Tính trên Đồ thị trác thấp (nằm trên Đường Qúa trình có Tia Hệ số góc xác định đi qua Điểm TK RA của Phòng) hay Phần mềm TK . Nếu CƯỠNG ÉP phải kết hợp theo Kinh nghiệm của Bạn (toffcoil lớn hơn tdp của Trạng thái phòng) thì Phạm vi chọn TB AHU sẽ bị giới hạn. Bởi vì tsa cao sẽ buộc phải Chọn Thiết bị AHU sẽ phải lớn vì phải tăng Lưu lượng gió G từ PT CS AHU Qo= GC.deltaT.
Còn về Bản chất Hiện tượng đọng sương phải được giải quyết theo Định lượng căn cơ từ việc chọn CS Nhiệt ẩn của AHU phải đủ để triệt tiêu Phụ tải ẩm của Phòng. Cùng với đó là Gia3i pháp vể Bố trí các Miệng thổi đủ xa các Vật cản phía trước Dòng gió cấp, cũng như là giảm thiểu Dòng Phụ tải ẩm vào Phòng. Chứ không phải vì sợ mà Tránh né trong việc Thiết kế từ đầu.
Thêm: Định hướng TK chọn Nhiệt độ Gió cấp cao vẫn có ứng dụng đấy Bạn. Đó là cho các Dàn Coil của Máy lạnh chính xác, nơi mà Phụ tải Phòng có Tỷ lệ Tải Ẩm/ Tải Nhiệt hiện rất thấp, đồng thời lại cần có Lưu lượng gió tuần hoàn lớn để tăng hiệu quả làm mát cho những Phụ tải Rack Server có mật độ Nhiệt rất cao.
Xin có vài ý trao đổi cùng Bạn
Thân ái
 
Dear Bạn
Xin lỗi mình chỉ có ít phút nên tranh thủ trao đổi với Bạn về Câu nói này của Bạn:
"- Nhiệt độ off-coil không nên chọn thấp hơn nhiệt độ dew-point của phòng (thường chọn off-coil bằng hoặc cao hơn dew-point phòng 0.5 ~1oC) để giảm nguy cơ đọng sương phòng do nhiệt độ gió cấp quá lạnh."
Nếu đây là Kinh nghiệm riêng của Bạn thì Mình không có Ý kiến.
Nhưng về mặt Gia1o khoa thì người ta không chỉ định như thế.
Điểm Off-Coil hay điểm Gio1 cấp phải được Tính trên Đồ thị trác thấp (nằm trên Đường Qúa trình có Tia Hệ số góc xác định đi qua Điểm TK RA của Phòng) hay Phần mềm TK . Nếu CƯỠNG ÉP phải kết hợp theo Kinh nghiệm của Bạn (toffcoil lớn hơn tdp của Trạng thái phòng) thì Phạm vi chọn TB AHU sẽ bị giới hạn. Bởi vì tsa cao sẽ buộc phải Chọn Thiết bị AHU sẽ phải lớn vì phải tăng Lưu lượng gió G từ PT CS AHU Qo= GC.deltaT.
Còn về Bản chất Hiện tượng đọng sương phải được giải quyết theo Định lượng căn cơ từ việc chọn CS Nhiệt ẩn của AHU phải đủ để triệt tiêu Phụ tải ẩm của Phòng. Cùng với đó là Gia3i pháp vể Bố trí các Miệng thổi đủ xa các Vật cản phía trước Dòng gió cấp, cũng như là giảm thiểu Dòng Phụ tải ẩm vào Phòng. Chứ không phải vì sợ mà Tránh né trong việc Thiết kế từ đầu.
Thêm: Định hướng TK chọn Nhiệt độ Gió cấp cao vẫn có ứng dụng đấy Bạn. Đó là cho các Dàn Coil của Máy lạnh chính xác, nơi mà Phụ tải Phòng có Tỷ lệ Tải Ẩm/ Tải Nhiệt hiện rất thấp, đồng thời lại cần có Lưu lượng gió tuần hoàn lớn để tăng hiệu quả làm mát cho những Phụ tải Rack Server có mật độ Nhiệt rất cao.
Xin có vài ý trao đổi cùng Bạn
Thân ái
Rất cám ơn sự góp ý của bác. Trên quan điểm giáo khoa mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Còn các điều kiện mình đưa ra, như đã nói, là một số "mẹo" để có thể dự đoán các điểm điều kiện một cách nhanh nhất. Xin lưu ý là việc dựng đồ thị nhiệt - ẩm và các tia quá trình sẽ mất rất nhiều thời gian. Mình chưa sử dụng và cũng không có phần mền tính toán AHU nên không rõ nó hoạt động thế nào, có thể sẽ nhanh và chính xác hơn bảng tính.

Tất nhiên, để đi đến kết luận cuối cùng cần phải tiến hành qua các bước "kiểm tra - lựa chọn - tính lặp lại" để đáp ứng tải nhiệt (nhiệt hiện - nhiệt ẩn) yêu cầu theo kết quả tính heatload.

Trong một số điều kiện nhất định khi nhiệt ẩn quá lớn ta buộc phải chọn t_offcoil thấp hơn t_dp và yêu cầu phải có sấy bổ sung. Đây là các vấn đề cụ thể của từng bài thiết kế, hy vọng sẽ có một đầu bài cụ thể để có thể tham khảo ý kiến của bác về chủ đề vô cùng thú vị này.
 
Rất cám ơn sự góp ý của bác. Trên quan điểm giáo khoa mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Còn các điều kiện mình đưa ra, như đã nói, là một số "mẹo" để có thể dự đoán các điểm điều kiện một cách nhanh nhất. Xin lưu ý là việc dựng đồ thị nhiệt - ẩm và các tia quá trình sẽ mất rất nhiều thời gian. Mình chưa sử dụng và cũng không có phần mền tính toán AHU nên không rõ nó hoạt động thế nào, có thể sẽ nhanh và chính xác hơn bảng tính.

Tất nhiên, để đi đến kết luận cuối cùng cần phải tiến hành qua các bước "kiểm tra - lựa chọn - tính lặp lại" để đáp ứng tải nhiệt (nhiệt hiện - nhiệt ẩn) yêu cầu theo kết quả tính heatload.

Trong một số điều kiện nhất định khi nhiệt ẩn quá lớn ta buộc phải chọn t_offcoil thấp hơn t_dp và yêu cầu phải có sấy bổ sung. Đây là các vấn đề cụ thể của từng bài thiết kế, hy vọng sẽ có một đầu bài cụ thể để có thể tham khảo ý kiến của bác về chủ đề vô cùng thú vị này.
Mình thấy Bạn nhiệt tình tham gia trao đổi nên cũng xin đi tiếp Đề tài này.
Trước hết xin trích dẫn lại Hình ảnh Minh họa Phương pháp Đồ thị (t,d) để Giải Bảu toán TK HT ĐHKK Tuần hoàn 1 cấp trong Tài liệu Giáo khoa cơ bản "Hướng dẫn TK HT ĐHKK"- của Thầy PGS.TS Nguyễn Đức Lợi để Bạn Hình dung lại. Điểm TK Gió cấp vào (sau Điểm Off-coil 1 chút) V được xác định như là Giao điểm của 2 Đường Qúa trỉnh có Hệ số góc Hệ số Nhiệt hiện Phòng εhr và Hệ số Nhiệt hiện Tổng εht.
1669212650376.png

Bạn tham khảo Cách tính Điểm Cấp vào O=V trong Tài liệu Giáo khoa này.
Một việc nữa là nên Phân biệt rõ ràng giữa 2 loại Phần mềm hay bị lẫn lộn Tên gọi với nhau.
1- là Phần mềm Hỗ trợ Tính toán TK HT ĐHKK (theo 1 Mô hình gió) như là TRACE hay HAP quen thuộc. Phần mềm này sẽ hỗ trợ tính toán nhanh (bằng Công cụ Máy tính để "Lượng tử" hóa các Hàm Phụ tải và Tính lặp ra các Điểm Trạng thái) ra các Thông số TK như: Điểm Trạng thái TK Phù hợp (như MA, SA), các Lưu lương gió G tính toán (tươi FA, hồi RA, cấp SA), CS Tính toán TK (Cực đại tại Thời điểm tới hạn trong TG thực) của Phụ tải Qload, và từ đó là CS Tính toán của Thiết bị xử lý Qo=Qahu- xuất phát từ những Điều kiện đầu vào cụ thể về Trạng thái TK (t,d) Trong nhà/Ngoài trời, cũng như là Đặc điểm về Kiến trúc, Sinh hoạt...để tính Phụ tải.
Tham khảo Bảng Xuất Kết quả Tình toán của Phần mềm TRACE với các Thông số TK (t,d): Điểm Trạng thái Entering MA, Leaving SA Point, Coil Peak Load, Space Peak Load,...
1669217691070.png

2- là Phần mềm Chuyên dùng tính chọn Thiết bị Xử lý AHU của các Hãng Chế tạo, xuất phát từ các Số liệu yêu cầu có được từ Kết quả Tính toán TK hay từ Kết quả xuất ra từ các Phần mềm TK ở mục 1. Đây là những Phần mềm bảo mật (nội bộ) của các Nhà Chế tạo, không chia sẻ ra ngoài nên Dân ngoại đạo không dễ biết được. Tuy nhiên, cũng nên nắm được Nguyên tắc hợp tác chung là: Căn cứ vào Yêu cầu cụ thể của Bạn, nhất là về Tỷ lệ Định lượng 2 Thành phần CS Nhiệt hiện/Nhiệt ẩn và Lưu lượng gió G (tại Trạng thái Không khí đi vào MA xác định), thì về Nguyên tắc, Nhà Chế tạo AHU có thể làm ra được 1 Sản phẩm đáp ứng "y xì" những Yêu cầu nói trên của Bạn.
Cũng xin góp ý thêm 1 điều nữa: Bạn nói rằng: "khi nhiệt ẩn quá lớn ta buộc phải chọn t_offcoil thấp hơn t_dp và yêu cầu phải có sấy bổ sung."
Trên thực tế, Việc chọn t_offcoil này, ngoại trừ đối với loại ĐHKK Công nghệ có khác biệt, là đã có Hướng dẫn trong Quy trình Tính toán Giáo khoa (giao điểm 2 Đường quá trình Hệ số nhiệt hiện), hoặc là do Phầnmềm TK Tínhtoán ra (trên Cơ sở Hệ số góc Tia quá trình (Hệ số Nhiệt hiện) để Đáp ứng Bài toán cân bằng Nhiệt Ẩm của Phòng. Chứ không phải là do ta tùy ý chọn.
Cũng vì Cơ sở việc Tính toán Điểm Trạng thái vào (điểm O=V=Off-coil) là dựa trên Tỷ lệ Hệ số Nhiệt hiện so với Nhiệt ẩn, cho nên đối với những Phụ tải có (Tỷ lệ) Nhiệt ẩm quá lớn (so với Nhiệt hiện), tức là có Đường Qúa trình Nhiệt hiện Phòng dốc đứng, thì (Kết quả tính toán ra) điểm vào V=O sẽ càng phải có Độ chứa hơi dv thấp hơn nhiều so với Độ chứa hơi dr của Không khí Phòng (*). Chứ không phải là việc chọn (mà ở đây là phải Tính ra chứ không phải là chọn) Điểm Trạng thái KK ra khỏi Coil toff-coil nhỏ hơn Điểm đọng sương tdp của Không khí Phòng.
Ngay cả trong Trường hợp có thể chọn (trong ĐHKK Công nghệ) Điểm Trạng thái vào V=O đi nữa, thì Tiêu chí để chọn cũng là theo (*) chứ không phải là theo Nhiệt độ gió ra toff-coil như nói trện!
Có mấy ý kiến đóng góp với Bạn
Thân ái.
 
Ý kiến của bác hoàn toàn chính xác. Việc tính toán AHU nó là một vòng tính lặp cảu việc chọn thông số đầu vào - đầu ra và kiểm tra. Một cách bài bản nhất ta phải dựng chu trình lạnh trên biểu đồ nhiệt - ẩm rồi dựa vào các đường SHF (hệ số nhiệt ẩm) để tìm thông số điểm thổi vào, điểm hoà trộn.

Ở đây mình chỉ đưa ra phương pháp tính một cách "thực dụng" nhất, dựa vào các điều kiện bắt buộc phải đáp ứng là "điều kiện vệ sinh".
Và cũng để giải thích lý do tại sao nên tính toán lưu lượng gió của AHU từ nhiệt hiện (liên quan đến nhiệt độ) mà không phải là nhiệt ẩn (liên quan đến độ ẩm tuyệt đối hay độ chứa hơi).

Xin gợi ý thêm một cách xác định (dự đoán) nhiệt độ off-coil đó là:
- Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua dàn (off-coil) trong khoảng 95~100% RH (thông thường chọn 95%)
- Nhiệt độ off-coil không nên chọn thấp hơn nhiệt độ dew-point của phòng (thường chọn off-coil bằng hoặc cao hơn dew-point phòng 0.5 ~1oC) để giảm nguy cơ đọng sương phòng do nhiệt độ gió cấp quá lạnh.
- Hiệu nhiệt độ off-coil và nhiệt độ phòng không nên vượt quá 10oC (điều kiện vệ sinh, nếu vượt quá cần có sưởi bổ sung)
- Thông số độ chứa hơi tại điểm off-coil phải nhỏ hơn độ chứa hơi tại điều kiện phòng

Sau khi xác định được điểm off-coil ta có thể lập một bảng tính đơn giản dựa theo công thức tính nhiệt quen thuộc để "kiểm tra - lựa chọn - tính lặp lại" cho đến khi đạt giá trị chính xác nhất.
VD trong bảng tính sau:
View attachment 36377
Ở đây mình chọn nhiệt độ off-coil là 13 oC/ 95%RH, với giá trị 13oC gần bằng (cao hơn) giá trị dew-point của phòng (12.9oC) và độ chứa hơi off-coil < độ chứa hơi phòng --> đáp ứng điều kiện trên.

Các bạn cho ý kiến nhé.
Đồng quan điểm với bác. Mình cũng có phương pháp tính tương tự. Nhược điểm: Mình phải cân lượng gió tươi và gió hồi cho gió cấp hợp lý. Sau vài vòng lặp thì sẽ chọn được điểm ưng ý, phù hợp. Phương pháp này phù hợp với estimate concept hoặc tính toán phòng sạch thì ổn, còn với building, đặc biệt là hotel 5 6 * mà không có nhiều kinh nghiệm sẽ dẫn tới vấn đề lớn. Còn chuẩn chỉ vẫn phải tính toán bằng phần mềm mới đảm bảo tối ưu hóa!
1669302311134.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng quan điểm với bác. Mình cũng có phương pháp tính tương tự. Nhược điểm: Mình phải cân lượng gió tươi và gió hồi cho gió cấp hợp lý. Sau vài vòng lặp thì sẽ chọn được điểm ưng ý, phù hợp. Phương pháp này phù hợp với estimate concept hoặc tính toán phòng sạch thì ổn, còn với building, đặc biệt là hotel 5 6 * mà không có nhiều kinh nghiệm sẽ dẫn tới vấn đề lớn. Còn chuẩn chỉ vẫn phải tính toán bằng phần mềm mới đảm bảo tối ưu hóa!View attachment 36534
Xin Bạn vui lòng giải thích cho mình rõ hơn về tính Học thuật trong Phương pháp của Bạn:
1- Có thể cho biết quy trình tính lặp theo tuần tự của Bạn: chọn trước (tạm thời) Thông số nào (trong Phạm vi giá trị nào để dễ hội tụ kết quả)? Tính tiếp các Thông số trung gian nào? Đi đền Kết quả cuối cùng nào? Cách Bạn đánh giá Kết quả đó như thế nào là hợp lý, là đạt (để không phải tính lặp lần nữa)
2- Mình chưa hiểu ý của Bạn: "phải cân lượng gió tươi và gió hồi cho gió cấp hợp lý". Bạn sẽ cân lượng cái gì? và hợp lý như thế nào a? Khái niệm hợp lý, ưng ý và phù hợp... có phải chăng là theo Quan điểm chủ quan của Bạn?
3- Và Câu nói của Bạn: Phương pháp (tính lặp) của Bạn phù hợp với Tính toán Phòng sạch (là do đâu?), và (tại sao lại không phù hợp với) Tính toán cho Building?
4- Đại lượng Total Cooling Capacity (with/without SF) là cái gì: Phụ tải Nhiệt Ẩm thừa tổng của Phòng, hay là CS lạnh tổng của TB xử lý AHU của Hệ gió. Và cách thưc, Công thức tính toán của nó như thế nào a?
5- Và trên hết: có 1 điểm quan trọng nhất trong Phương pháp tính của Bài toán Thiết kế: đó là Việc xác định Điểm Trạng thái Điểm thổi vào Phòng SA Supply Air (ở trong Bảng tính của Bạn). Điểm này là do Bạn tự chọn ra ban đầu hay là 1 Thông số trung gian trong Qúa trình tính lặp của Bạn?
Có nhiều điểm chưa rõ. Mong Bạn giải thích giùm
Cảm ơn Bạn.
 
Đồng quan điểm với bác. Mình cũng có phương pháp tính tương tự. Nhược điểm: Mình phải cân lượng gió tươi và gió hồi cho gió cấp hợp lý. Sau vài vòng lặp thì sẽ chọn được điểm ưng ý, phù hợp. Phương pháp này phù hợp với estimate concept hoặc tính toán phòng sạch thì ổn, còn với building, đặc biệt là hotel 5 6 * mà không có nhiều kinh nghiệm sẽ dẫn tới vấn đề lớn. Còn chuẩn chỉ vẫn phải tính toán bằng phần mềm mới đảm bảo tối ưu hóa!View attachment 36534

Hi anh cho em hỏi, hình excel này là anh tínhcông suất lạnh dựa trên lưu lượng - nhiệtđộ gió có trước? hay anh suy nhiệtđộ gió và lưu lượnggió từ công suất lạnh?
 
Xin Bạn vui lòng giải thích cho mình rõ hơn về tính Học thuật trong Phương pháp của Bạn:
1- Có thể cho biết quy trình tính lặp theo tuần tự của Bạn: chọn trước (tạm thời) Thông số nào (trong Phạm vi giá trị nào để dễ hội tụ kết quả)? Tính tiếp các Thông số trung gian nào? Đi đền Kết quả cuối cùng nào? Cách Bạn đánh giá Kết quả đó như thế nào là hợp lý, là đạt (để không phải tính lặp lần nữa)
2- Mình chưa hiểu ý của Bạn: "phải cân lượng gió tươi và gió hồi cho gió cấp hợp lý". Bạn sẽ cân lượng cái gì? và hợp lý như thế nào a? Khái niệm hợp lý, ưng ý và phù hợp... có phải chăng là theo Quan điểm chủ quan của Bạn?
3- Và Câu nói của Bạn: Phương pháp (tính lặp) của Bạn phù hợp với Tính toán Phòng sạch (là do đâu?), và (tại sao lại không phù hợp với) Tính toán cho Building?
4- Đại lượng Total Cooling Capacity (with/without SF) là cái gì: Phụ tải Nhiệt Ẩm thừa tổng của Phòng, hay là CS lạnh tổng của TB xử lý AHU của Hệ gió. Và cách thưc, Công thức tính toán của nó như thế nào a?
5- Và trên hết: có 1 điểm quan trọng nhất trong Phương pháp tính của Bài toán Thiết kế: đó là Việc xác định Điểm Trạng thái Điểm thổi vào Phòng SA Supply Air (ở trong Bảng tính của Bạn). Điểm này là do Bạn tự chọn ra ban đầu hay là 1 Thông số trung gian trong Qúa trình tính lặp của Bạn?
Có nhiều điểm chưa rõ. Mong Bạn giải thích giùm
Cảm ơn Bạn.
-> Trả lời bác như sau, đó là kinh nghiệm của mình (đã ước lượng thì không thể có cái quy chuẩn được), với mình:
- Mục đích tính toán phương pháp này để ước lượng được lưu lượng, công suất dự kiến để propose AHU room, Riser ống gió. Còn tối ưu đã đề cập vẫn cần tính = phần mềm mới chính xác (Trace 700, Hap), ngoài ra thì các công ty Nhật bản họ vẫn có phương pháp tính = tay (excel) dựa vào đó để ra các thông số thiết bị... tuy nhiên cần có dựa vào kinh nghiệm để có đầu bài vào chuẩn.
- Do vậy việc lựa chọn căn cứ vào kinh nghiệm phải trải qua hoặc nắm vững được kiến thức, công thức tính toán nhiệt thì mới chuẩn được. Bản chất tính gió cấp là theo công thức từ Sensible heat vậy áp dụng nó ntn cho hợp lý. Ví dụ cùng 1 phòng cùng công năng nhưng ở 2 địa điểm địa lý khác nhau? 2 phòng có chung diện tích nhưng công năng (có thể là lượng tỏa ẩm khác nhau)? Mình sẽ theo kinh nghiệm từng công năng phòng (đa phần AHU sẽ sử dụng cho các công năng và điều kiện phòng tương tự) dựa vào kinh nghiệm ước lượng tải lạnh sơ bộ sẽ có được hệ số SHR hợp lý theo kinh nghiệm từ đó mới ra được SH và như phương pháp bác nmq123 chia sẻ theo delta T giữa on coil và off coil đó.
- Riêng đối với phòng sạch thì tùy theo cấp độ sạch yêu cầu mà sẽ có ACH (cho cấp SA), đã có lượng gió tươi (OA), tính toán thêm RA và Leakge air thì sẽ ra MA là hòa trộn giữa gió tươi và gió hồi. Dựa vào Nhiệt độ cấp đảm bảo vệ sinh và <= dung ẩm của phòng. (Đôi khi vẫn cần kiểm tra bổ sung heater hay dehudimifier cho phù hợp yêu cầu). ---> Chính là câu áp dụng cho phòng sạch thì hợp lý và là tại sao không áp dụng được cho 5 6 * hotel.
with or without SF (safety factor, spare factor) đơn giản là hệ số dự phòng thôi.

BR
 
chào mọi người ạ.e đang tính tải nhiệt cho hệ chiller.nhưng e dùng phần mềm heat load để tính vậy không biết e có thể lấy nhiệt hiện này để tính AHU hay không ạ?
 

Đính kèm

  • 1669714050099.png
    1669714050099.png
    210.3 KB · Xem: 150
Back
Bên trên