alone160162
Thành Viên [LV 6]
Lưu lượng Gió cấp của AHU được tính toán xuất phát từ Mục đích sử dụng của nó: đó là cung cấp Công suất lạnh (Nhiệt Ẩm) cho Phòng ĐHKK thông qua (toàn bộ hay 1 phần) Dòng gió cấp Supply Air (SA) vào cho Phòng để thực hiện Cân bàng với Phụ tải của Phòng Qroomload (bao gồm Phụ tải Bao che và Phụ tải sinh hoạt). [(Qsa= Gsa.(Ira-Isa)=Qroom-load] (bao gồm cả Nhiệt hiện và Nhiệt ẩn) trong đó Qroomload coi như là xác định được, lấy theo Gía trị Tính toán (cực đại) được ở Điều kiện Thiết kế (Trạng thái trong nhà, ngoài nhà và Thời điểm cực trị trong Thời gian thực theo Thư viện Thời tiết).Dạ anh cho em hỏi khi tính lưu lượng gió cấp AHU thì tính thông qua nhiệt hiện thì nhiệt hiện này có bao gồm nhiệt hiện gió tươi không? nếu có thì có Trường hợp nào không tính gió tươi vào ko ạ còn nếu không tính gió tươi thì vì sao ạ?
Nói tóm lại là Lưu lượng tính toán của AHU được xác định theo Phụ tải Phòng. Phụ tải Phòng Qroomload này, trong Trường hợp tổng quát như của Điều hòa Công nghệ, sẽ phải tính bao gồm Nhiệt hiện Qs và Nhiệt ẩn Ql nữa, chứ không chỉ có Nhiệt hiện Qs.
Phần ảnh hưởng của Gió tươi (xác định theo Nhu cầu Vệ sinh hay Yêu cầu tạo áp cho Phòng) đến việc Tính toán Thiết kế ĐHKK là chỉ ở chỗ nó Ảnh hưởng đến phần Công suất Qahu của Thiết bị xử lý AHU. Công suất này sẽ phải lớn hơn phần Công suất xử lý Qsa mà nó cấp vào cho Phòng. Cách tính toán CS Thiết bị xử lý AHU có thể theo 1 trong 2 cách: Tính tay theo Đồ thị Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp nhờ Công cụ Giản đồ trác thấp hay là dùng các Phần mềm hỗ trợ (như TRACE/HAP...). Bạn xem thêm Sơ đồ này mình mới gửi trên Bài viết: ("Công nghệ trong AHU và Chiller..." #19) mới đây:
https://hvacr.vn/diendan/threads/cong-nghe-trong-ahu-va-chiller.163989/
Việc tính toán Công suất cho Thiết bị AHU (chung) sẽ phức tạp hơn đối với Hệ thống gió từ 1 AHU cấp cho nhiều Phòng (hệ Multi-zone) và thường cần sự hỗ trợ của Phần mềm tính toán.
Như nói trên, Nhiệm vụ đặt ra đối với Đại lượng gió tươi là để đáp ứng cho Nhu cầu Vệ sinh (trong ĐH Tiện nghi) hay là để phục vụ cho việc Tạo áp (dương) cho Phòng (trong ĐH Công nghệ). Như vậy, Việc có đưa Gió tươi vào Tính toán hay không không phải là tùy tiện (trừ phi muốn giảm chi phí Đầu tư). Cũng giảm đáng kể lắm đấy: thứ nhất là giảm ngay Chi phí Đầu tư ban đầu của Thiết bị xử lý gió tươi (Quạt hay (do phải tăng CS) AHU hay thậm chí phải mua thêm PAU nữa), thứ hai là giảm cả Chi phí Vận hành do tiền điện cho những Thiết bị này nữa! Cái phần Gió tươi này nó cũng làm tăng Chi phí Đầu tư lên cũng không ít đâu, có khi phải cỡ 20% tùy theo Định lượng đấy.
Vậy đến đây Bạn đã có thể tự rút ra Câu trả lời cho những thắc mắc của Bạn chưa?
Có vài Khái niệm Lý thuyết in được chia sẻ với Bạn. Mong rằng nó phần nào sẽ giúp Bạn Hệ thống hóa lại Kiến thức nhé.
Thân ái