Thảo luận chú ý sử dụng gas R134a

dieuhoaonline

Thành Viên [LV 0]
với những gì đã đọc và tìm hiểu về gas R134a tôi xin đưa ra những chú ý cho các bác chuyên dùng gas nhái để nạp cho ô tô nhé! các bác bảo thủ quá khi cứ khăng khăng dùng gas trung quốc và bảo là " tao vẫn dùng bao nhiêu năm nay có bị làm sao đâu"
Những chú ý khi sử dụng Gas R134a
Hiện nay gas R134 chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị lạnh như Điều Hòa Ô Tô, Tủ lạnh, Điều hòa trung tâm Water Chiller,....thay cho gas R12a ( làm thủng tầng ozon) vậy đặc tính hóa học của gas R134a như thế nào?
Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon. Điểm sôi của môi chất R-134a là -150F (-260C).
- Ưu điểm:
Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ôzôn. Vì trong phân tử này không chứa clo.
- Nhược điểm:
R-134a không hoà tan được với dầu nhờn bôi trơn khoáng chất.
- Một số khác biệt quan trọng của môi chất lạnh R-134a so với R-12 là:
+ Dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất bôi trơn này không thể hoà lẫn với môi chất lạnh R-12.
+ Chất khử ẩm dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12.
+ Hệ thống điện lạnh ôtô dùng môi chất lạnh R-134a cần áp suất bơm của máy nén và lưu lượng không khí giải nhiệt giàn nóng (bộ ngưng tụ) phải tăng cao hơn so với hệ thống điện lạnh dùng R-12.
Chú ý: Trong quá trình bảo trì sửa chữa cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau đây:
+ Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất lạnh R-134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này sẽ gây ra sai hỏng cho hệ thống điện lạnh.
+ Không được dùng dầu bôi trơn máy nén của hệ thống R-12 cho máy nén của hệ thống R-134a. Nên dùng đúng loại.
+ Phải sử dụng chất khử ẩm đúng loại dành riêng cho R-12 và R-134a.
Đề phòng tai nạn đối với môi chất lạnh
Tính chất vật lý của môi chất lạnh là không mầu sắc, không mùi vị, không cháy nổ. Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh có thể bị mù mắt hay hỏng da. Môi chất lạnh bắn vào mắt sẽ gây đông lạnh phá hỏng mắt. Nếu không may bị môi chất lạnh bắn vào mắt phải nhanh chóng tự cấp cứu như sau:
+ Không được dụi mắt.
+ Tạt nhiều nước lã sạch vào mắt để làm tăng nhiệt độ cho mắt.
+ Băng che mắt tránh bụi bẩn.
+ Đến ngay bệnh viện mắt để chữa trị kịp thời.
+ Nếu bị chất lạnh phun vào da thịt, nên tiến hành chữa trị như trên.
Không nên xả bỏ môi chất lạnh vào trong một phòng kín, vì môi lạnh làm phân tán khí ôxi gây ra chứng buồn ngủ, bất tỉnh và tử vong. Nếu để môi chất lạnh tiếp xúc với ngọn lửa hay kim loại nóng sẽ sinh ra khí độc. Nên tuân thủ một số nguyên tắc an toàn sau đây mỗi khi thao tác với môi chất lạnh:
+ Lưu trữ các bình chứa môi chất lạnh vào chỗ thoáng mát. Tuyệt đối không được hâm nóng môi chất lạnh lên quá 510C .
+ Không được va chạm hay gõ mạnh vào bình chứa môi chất lạnh.
+ Không được trộn lẫn R – 12 với R – 134a.
Để hiểu sâu hơn trong quá trình lựa chọn và sử dụng gas R134a cho hiệu quả các bạn có thể đọc thêm các bài viết sau:
So sánh gas R134a xịn và Nhái
Nên dùng dầu lạnh nào cho hệ thống điều hòa ô tô
 
Back
Bên trên