Cần giúp Công suất máy biến áp?

bluster

Thành Viên [LV 7]
Mình có thắc mắc này từ lâu rồi mà vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Theo những gì mình biết thì công suất của máy biến áp 3 pha. VD là 1000 kVA là công suất toàn phần S. Vậy công suất này là công suất của cả 3 pha hay là của 1 pha của máy biến áp tạo nên?
Mong các bạn nào am hiểu chỉ giúp. ^:)^
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Mình có thắc mắc này từ lâu rồi mà vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Theo những gì mình biết thì công suất của máy biến áp 3 pha. VD là 1000 kVA là công suất toàn phần S. Vậy công suất này là công suất của cả 3 pha hay là của 1 pha của máy biến áp tạo nên?
Mong các bạn nào am hiểu chỉ giúp. ^:)^
Trong công nghiệp đa số sử dụng các động cơ hay các thiết bị 3 pha công suất lớn chứ không phải chỉ dùng 1 pha như các hộ tiêu dùng
Với các nhà máy lớn đa số kéo điện trực tiếp từ lưới điện 35KV hoặc 22 KV về nên do đó cần phải có máy biến áp 3 pha đề giảm thế xuống khoảng 1k V để sử dụng và đi điện trong nhà máy.Đây là máy biến áp đầu vào của nhà máy mà tôi xin đặt tên là máy biến áp 1.Thông thường người ta chọn 2 máy biến áp loại 1 này để làm việc song song đồng thời hoặc luân phiên.Tên gọi khác là trạm phân phối.Công suất máy biến áp 1 có thể coi là công suất toàn nhà máy.Phía trước MBA 1 người ta gọi là mạng cao áp,phía sau 1kV(hay bao nhiêu đó là do người thiết kế) gọi là mạng hạ áp
Mạng hạ áp cấp điện cho các phân xưởng nhỏ và trong mỗi phân xưởng này có thiết kế 1 máy biến áp nữa hạ điện thế 1k xuống thấp hơn để phù hợp với các thiết bị có thể là 380V hoặc tùy
Còn về công suất máy biến áp đây là công suất 3 pha.Người ta có thể lấy 1 pha sử dụng hoặc có thể lấy cả 3 pha.Nhưng người thiết kế phải tính toán phân phối các thiết bị thật chính xác để đảm bảo cân tải
Nếu bạn muốn thiết kế hệ thống điên,có thể tham khảo thêm quyển Cung cấp điện
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Tức là công suất do cả 3 pha tạo ra đúng ko a? Vậy tại sao khi tính lại chia các công suất 1 pha cho 3 để tính chọn máy biến áp nhỉ? E hiểu là chia 3 coi như là ta phân đều ra 3 pha. Vậy khi chia ra để chọn thì tức là chọn theo công suất của 1 pha. :(
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Việc chọn máy biến áp dựa vào nhiều yếu tố, như tải, chế độ tải, chế độ thông gió ....
Công suất máy biên áp 3 pha luôn là tính cho cả 3 pha, còn loại 1 pha luôn là 1 pha.
Khi sử dụng tải không đồng nhất trên từng pha như trạm cung cấp cho khu dân cư thì người ta mới phải xem xét các mức tải trên từng pha và cân bằng tải cho phù hợp.
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Tính toán chọn máy biến áp là người ta tính theo cơ sở tổng công suất cần tiêu thụ trong 1 dự án. VD như: Chiếu sáng, ổ cắm tiêu thụ công suất là P1, điều hòa là P2, các công suất khác như cho bơm, cho các hệ thống khác là P3...

Từ đó suy ra P tổng = P1+P2+p3+..
Sau đó S= P*cosfi
S nhân với hệ số dự phòng thì ra công suất máy biến áp cần dùng. Nó là công suất của 3 pha.
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Tức là công suất do cả 3 pha tạo ra đúng ko a? Vậy tại sao khi tính lại chia các công suất 1 pha cho 3 để tính chọn máy biến áp nhỉ? E hiểu là chia 3 coi như là ta phân đều ra 3 pha. Vậy khi chia ra để chọn thì tức là chọn theo công suất của 1 pha. :(
Bạn lấy đâu ra cách tính đó vậy??
Nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu thì bạn nện tìm chọn cuốn "cách tính chọn máy biến áp"
Còn về cách tính anh lionbk13 noi chính xác rồi đó
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Thầy dậy em đấy. Kết quả là e trượt đồ án. Em thấy ko phục nên mới hỏi đi hỏi lại. Ngay từ đầu e nghĩ là theo cách tính của a lionbk13.
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Nhưng mà thay đổi quy chế nên bỗng dưng e qua. :D Chỉ tiếc là ko đc làm đồ án tới nơi tới chốn để còn phục vụ cho nghề nghiệp.:(
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

e học Đại học xây dựng anh ạ. Ngành hệ thống kỹ thuật trong công trình. Anh làm xong luận án thạc sỹ chưa ạ?
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Tính toán chọn máy biến áp là người ta tính theo cơ sở tổng công suất cần tiêu thụ trong 1 dự án. VD như: Chiếu sáng, ổ cắm tiêu thụ công suất là P1, điều hòa là P2, các công suất khác như cho bơm, cho các hệ thống khác là P3...

Từ đó suy ra P tổng = P1+P2+p3+..
Sau đó S= P*cosfi
S nhân với hệ số dự phòng thì ra công suất máy biến áp cần dùng. Nó là công suất của 3 pha.

Cong thuc nay goi la cthuc dalton: tu'c la` tong cong suat bang tong cong suat thanh phan.
Vi the khi chon may bien ap ta phai chon theo cong suat tong(sau khi bu` cong suat phan khang).
Sau khi co cong suat cua may bien ap cung cap cho tong tai. luc do' ta bat dau chu i' de'n viec can bang tai~ cho ca'c pha la` ok.
Xin duoc gop chu't i' kien de anh em minh tham khao.
Thanks
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Mạng hạ áp cấp điện cho các phân xưởng nhỏ và trong mỗi phân xưởng này có thiết kế 1 máy biến áp nữa hạ điện thế 1k xuống thấp hơn để phù hợp với các thiết bị có thể là 380V hoặc tùy
điện
Thế cái này thạc sĩ đã thấy nhà xưởng nào làm kiểu này chưa ^:)^ ?????? hay bác cđọc đâu đó lý thuyết ở đâu ????
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Ô,Tôi đã từng tham ra thiết kế nhiều nhà xưởng như vậy
Lưới điện 35kv hoặc 22 kV ngoài lưới điện đưa xuống 1kV di trong phân nhà máy,và tới từng phân xưởng hoặc giữ nguyên hoặc sẽ tiếp tục đưa xuống 380V.
Tôi hỏi bạn,bạn biết gì về điện không vậy
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Ô,Tôi đã từng tham ra thiết kế nhiều nhà xưởng như vậy
Lưới điện 35kv hoặc 22 kV ngoài lưới điện đưa xuống 1kV di trong phân nhà máy,và tới từng phân xưởng hoặc giữ nguyên hoặc sẽ tiếp tục đưa xuống 380V.
Tôi hỏi bạn,bạn biết gì về điện không vậy

Mình cũng biết về điện nhưng biết kiểu hạ áp như vậy mình chưa ? up vài bản vẽ thi công phần tk đó đi cho anh em tham khảo nếu có vị trí và địa điểm càng hay anh em sẽ đến học hỏi nha bạn ! Một nàh xưởng hai lần hạ áp thì tổn thất tính sao bạn ? đầu tư cáp trungn thế , MBA, TB đi kèm sẽ như thế nào vớii tk bình thường hạ áp ra thẳng 380 V? làm bài toán kinh tế nhĩ ! Dân kỹ thuật nhưng phải biết làm kinh tế chứ .
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Mình cũng biết về điện nhưng biết kiểu hạ áp như vậy mình chưa ? up vài bản vẽ thi công phần tk đó đi cho anh em tham khảo nếu có vị trí và địa điểm càng hay anh em sẽ đến học hỏi nha bạn ! Một nàh xưởng hai lần hạ áp thì tổn thất tính sao bạn ? đầu tư cáp trungn thế , MBA, TB đi kèm sẽ như thế nào vớii tk bình thường hạ áp ra thẳng 380 V? làm bài toán kinh tế nhĩ ! Dân kỹ thuật nhưng phải biết làm kinh tế chứ .
Đúng là ông biết một mà không biết mười
Khi thiết kế một hệ cung cấp điện cho nhà máy người ta thường có 2 phương án
-Phương án 1 sử dụng trạm biến áp trung gian hạ điện áp lưới về 1 kv đi trong nhà máy sau đó thì tiếp tục hạ xuống khi đi vào từng phân xưởng.Phương pháp này dẫn đến tốn kém về hiệu suất (tổn thất trên máy biến áp,chi phi cho 2 cấp máy biến áp)
-Phương án 2 như kiểu ông nói nhưng có tên gọi là dùng trạm phân phối tức là dùng thanh cái lấy điện cung cấp cho cả nhà máy bằng lưới điện 22kV,sau đó vào từng phân xưởng sẽ có các máy biến áp hạ từ 22kv xuống 380v.Cách này co những nhược điểm sau : Các thiết bị đóng cắt dùng điện thế cao >> đắt.thiết bị chống sét và bảo vệ cũng đắt ,Điên thế nhà máy cao dẫn đến nguy hiểm
Và khi thiết kế một hệ thống cung cấp điện người ta sẽ so sánh tính kinh tế của 2 phương án này để đưa ra phương án tối ưu.
Còn 1 các nữa là Hạ điện áp 22kv xuống 380 V cấp cho cả nhà máy.Nếu ông nói đến phương án này thì chúng ta miễn nói chuyện nữa nhé.
Tôi không hiểu trình độ ông cao đến thế nào mà chuyên đi cạnh khóe người khác thế.Ông thiết kế cung cấp điện cho mấy nhà máy rồi???
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Đúng là ông biết một mà không biết mười
Khi thiết kế một hệ cung cấp điện cho nhà máy người ta thường có 2 phương án
-Phương án 1 sử dụng trạm biến áp trung gian hạ điện áp lưới về 1 kv đi trong nhà máy sau đó thì tiếp tục hạ xuống khi đi vào từng phân xưởng.Phương pháp này dẫn đến tốn kém về hiệu suất (tổn thất trên máy biến áp,chi phi cho 2 cấp máy biến áp)
-Phương án 2 như kiểu ông nói nhưng có tên gọi là dùng trạm phân phối tức là dùng thanh cái lấy điện cung cấp cho cả nhà máy bằng lưới điện 22kV,sau đó vào từng phân xưởng sẽ có các máy biến áp hạ từ 22kv xuống 380v.Cách này co những nhược điểm sau : Các thiết bị đóng cắt dùng điện thế cao >> đắt.thiết bị chống sét và bảo vệ cũng đắt ,Điên thế nhà máy cao dẫn đến nguy hiểm
Và khi thiết kế một hệ thống cung cấp điện người ta sẽ so sánh tính kinh tế của 2 phương án này để đưa ra phương án tối ưu.
Còn 1 các nữa là Hạ điện áp 22kv xuống 380 V cấp cho cả nhà máy.Nếu ông nói đến phương án này thì chúng ta miễn nói chuyện nữa nhé.
Tôi không hiểu trình độ ông cao đến thế nào mà chuyên đi cạnh khóe người khác thế.Ông thiết kế cung cấp điện cho mấy nhà máy rồi???
phantom86 ^:)^ ^:)^ ^:)^ , Cứ đưa hẳn bản tk đi nói chi nhiều vậy , còn muốn thất bản tk 22KV ra 0.4kV thì anh gởi cho mà thấy chứ nói chi nhiều, đúng mấy ông chưa đi làm thì nghe nói là hay !
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

Đúng là ông biết một mà không biết mười
Khi thiết kế một hệ cung cấp điện cho nhà máy người ta thường có 2 phương án
-Phương án 1 sử dụng trạm biến áp trung gian hạ điện áp lưới về 1 kv đi trong nhà máy sau đó thì tiếp tục hạ xuống khi đi vào từng phân xưởng.Phương pháp này dẫn đến tốn kém về hiệu suất (tổn thất trên máy biến áp,chi phi cho 2 cấp máy biến áp)
-Phương án 2 như kiểu ông nói nhưng có tên gọi là dùng trạm phân phối tức là dùng thanh cái lấy điện cung cấp cho cả nhà máy bằng lưới điện 22kV,sau đó vào từng phân xưởng sẽ có các máy biến áp hạ từ 22kv xuống 380v.Cách này co những nhược điểm sau : Các thiết bị đóng cắt dùng điện thế cao >> đắt.thiết bị chống sét và bảo vệ cũng đắt ,Điên thế nhà máy cao dẫn đến nguy hiểm
Và khi thiết kế một hệ thống cung cấp điện người ta sẽ so sánh tính kinh tế của 2 phương án này để đưa ra phương án tối ưu.
Còn 1 các nữa là Hạ điện áp 22kv xuống 380 V cấp cho cả nhà máy.Nếu ông nói đến phương án này thì chúng ta miễn nói chuyện nữa nhé.
Tôi không hiểu trình độ ông cao đến thế nào mà chuyên đi cạnh khóe người khác thế.Ông thiết kế cung cấp điện cho mấy nhà máy rồi???

Em nghĩ bác dẫn chứng thực tế chứ nói lý thuyết thế này thì chẳng mấy ai hiểu được bác đâu.
còn vấn đề dùng biến áp để hạ xuống 1KV hay 380V thì phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng khu vực. Vì có những loại động cơ công suất lớn điện áp cấp vào ~1000V (VD : Tuabin nghiền cement Ha Tien 1)
còn các loại động cơ thông thường là 380V/3P
Dựa trên yêu cầu này thì mới thiết kệ đc hê thống cung cấp điện.
cần phân biệt và hiểu rõ thế nào là trạm cao thế, trung thế và hạ thế . mỗi trạm có nhiệm vụ riêng trong truyền tải điện. đây là kiến thức mà Ks điện nào cũng phải biết.
 
Ðề: Công suất máy biến áp?

đi làm càng nhiều thì càng học được nhiều. khó khăn càng nhiều thì càng giỏi. chưa chắc học Thạc sỹ VN mà giỏi như người đi làm lâu năm.
 
Back
Bên trên