Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

-Áp suất tối thiểu tại lăng phun: xem chi tiết tại bảng 16 của tiêu chuẩn TCVN 4513-1988.
- Về tính toán thì tổn thất trong đường ống của hệ thống vách tường là không có lớn (thường 3-6 mH2O) vì lưu lượng không phải là lớn (5l/s, 10l/s) và đường ống lại lớn. Với lưu lượng đó thì cũng tương đương với 5 or 10 cái đầu phun, trong hệ thống SP thì Size lại nhỏ nên tổn thất là rất lớn. Một lưu lượng 2.5l/s khi chảy qua ống DN32 tổn thất sẽ lớn hơn khoảng 8 lần khi chảy trong ống DN50!
nên nếu có tích hợp chung 2 hệ thì cột áp cần có của bơm không tăng nhiều nên vẫn thường hay làm chung cả 2.
Nhược điểm là:
- Ở trung tâm không kiểm soát được là sprinkler đang hoạt động hay vách tường hoạt động (Bên Nhật thì có lắp thêm đèn, nút nhấn trên tủ cc vách tường-tham khảo nhà ga T2 nghe bảo có làm thế)
- Như ví dụ của bạn hỏi trên: giả sử đường từ đầu phun đó và đường ống từ họng vách tường gặp nhau ở điểm A và chiều dài ống từ đầu phun và lăng phun đến A không chênh nhau là mấy. Vì áp suất tối thiểu của lăng phun là khá cao nên dẫn đến áp lực cần có tại điểm A là cao (và cao hơn áp lực tối thiểu tại đầu phun) điều này dẫn đến đầu phun sẽ phun ra nhiều nước hơn, cứ lùi về thì các đầu phun càng phun ra nhiều hơn ===> lưu lượng của bơm tăng lên!!!!
Trên đây chỉ là ý kiến của mình và mấy cái so sánh chỉ là tương đối.
 
Thấy trong tiêu chuẩn VN có chỗ nào nói tính thế này đâu? Cách tính lạ quá chưa nghe nói bao giờ!!!

ok cho trường hợp đầu K5.6. Ý thứ của mình là với đầu K8, K11.2, K14 có cùng đường kính lỗ 3/4'' = 20mm thì như thế nào? Nếu cứ theo như TCVN 7336:2003 thì lưu lượng là như nhau?
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Hỏi khơi khơi vầy khó trả lời quá heng !!!.
Thôi kiếm đại một nhà tư vấn thiết kế hệ thống chữa cháy luôn đi (vì nó dính đến nhiều tiêu chuẩn + nghiệm thu => mệt lắm).
Nếu bạn là muốn hỏi cho biết thôi thì thế này nhá:(tui sẻ cho bạn thấy là nó hơi rắc rối, chỉ công ty thiết kế mới tính nổi hệ thống thôi :-w).
Bơm thì phụ thuộc 3 yếu tố chính: Độ nhớt, cột áp và lưu lượng .

1. Trong đó độ nhớt thì khỏi tính (cứ báo bên bán bơm là để bơm nước thì được rồi), mấy cái này trong trường hợp đặc biệt như dầu thì độ nhớt cao hơn, hay các loại bơm dùng trong thực phẩm .v.v.

2. Lưu lượng nè:
Theo tiêu chuẩn việt nam 7336-2003 nhà xưởng bạn thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ??? (có tiêu chuẩn mới thay thế kg thì mình hông biết, lâu quá rồi không làm). Giả sử nhà xưởng bạn thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình đi heng, vậy thì ta có thế này:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler
Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h.

Tính đường kính ống chính nối vào sprinkler (tiền đề cho tính toán cột áp nha).
Không biết đánh công thức trên diễn đàn, thôi đánh trong word rồi chuyển sang hình nghen
sprinklerdungkuenling.jpg


3. Cột áp H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm trong bí kíp mình thôi nghen:79:).
H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).
Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.
Ghi chú: mới tính thử nghiệm một cái kích cở ống H3 là toát mồ hôi rồi, vì tòa nhà có một ống chính lớn, và nối vào nhiều ống chính nhỏ hơn (mỗi ống lại phải cộng thêm vào tổn thất H3 cục bộ nên thiết kế tính toán thường dùng phần mềm là chính yếu). Hồi xưa giờ tính tay không ah, nên chưa dùng phần mềm nào hết để kể ra (thông cảm nghen:().

Sau đó báo cho bên cung cấp bơm sprinkler 2 thông số chính là cột áp 51 mét nước và lưu lượng 28,8 l/s. Từ đó bên bán bơm sẻ tra đồ thị nhà cung cấp và chọn bơm cho bạn.
Ngoài hệ sprinkler ra còn thêm một số loại khác như màng ngăn nước drencher, bơm bù jockey sprinkler và drencher, hệ thống bơm nước trụ chửa cháy ngoài (OUTDOOR HYDRANT, ), chửa cháy vách tường (INDOOR HYDRANT), hay chỉ đơn thuần là bình chửa cháy sách tay thôi (các loại bình A B C D), =>mấy cái tiêu chuẩn nó thôi mà mệt đầu rồi.

Uh, mà sao tụi thiết kế không nghiên cứu tính toán ra thêm phải dùng thêm water chiller làm lạnh nước để tăng hiệu quả chửa cháy vậy ta. He he, phải hệ thống nào cũng làm chiller dự trử nước lạnh để chửa cháy chắc mình :(39): khấm khá rồi).

Với tui kiến thức thì ít, mà nghe giang hồ đồn đại thì nhiều
Giang hồ lại hiểm ác (thôi kệ lây lất qua ngày => đến khi trở thành giang hồ mới thôi).
Bác này nói đúng nè. Công ty em chuyên cung cấp máy bơm nước chữa cháy các loại. Các bác có nhu cầu sử dụng sản phẩm thì liên hệ với em 091 204 9286 hoặc truy cập website http://maybomnuocchuachay.vn/ để xem thông tin các sản phẩm bác nhé.
Cảm ơn các bác nhiều nè :D
 
Em cũng đang mắc giữa TCVN và thiết bị thực tế trên thị trường. Nếu tính theo TCVN thì hệ số K nhỏ hơn nhiều so với hệ số K trên thị trường.
 
ok cho trường hợp đầu K5.6. Ý thứ của mình là với đầu K8, K11.2, K14 có cùng đường kính lỗ 3/4'' = 20mm thì như thế nào? Nếu cứ theo như TCVN 7336:2003 thì lưu lượng là như nhau?
Nó khác nhau chứ bạn: K 8 (115.2 lpm), K 11.2 (161.3 lpm), K14 (201.6 LPM), K16.8 (241.9 lpm), K 25.2 (362.9 LPM) ở áp tại đầu phun là 1Bar.
 
Anh Tranvan cho e hỏi, e chủ yếu làm pccc building nên không quen làm factory lắm. trong hệ thống factory có hệ thống chữa cháy bằng bọt( tác động trước) khi cả đầu phun nổ và báo cháy truyền tín hiệu về thì deluge valve mới hoạt động. và dược khống chế bằng van điện từ. e cũng chưa hiểu nguyên lý hoạt động của van này lắm. a có tài liệu gì về van này không anh.
Hoặc là chữa cháy màng ngăn, e có tham khảo một số tài liệu là khi đầu bào ở 2 kênh khác nhau cùng hoạt động thì deluge valve mới hoạt động, còn thực tế e thấy thi công thì lại do đầu phun kích hoạt. a có bản vẽ chi tiết nào của deluge valve ko. vì cái này chủ yếu bản vẽ triển khai thi công mới có.
Em cám ơn anh!!!
 
Anh Tranvan cho e hỏi, e chủ yếu làm pccc building nên không quen làm factory lắm. trong hệ thống factory có hệ thống chữa cháy bằng bọt( tác động trước) khi cả đầu phun nổ và báo cháy truyền tín hiệu về thì deluge valve mới hoạt động. và dược khống chế bằng van điện từ. e cũng chưa hiểu nguyên lý hoạt động của van này lắm. a có tài liệu gì về van này không anh.
Hoặc là chữa cháy màng ngăn, e có tham khảo một số tài liệu là khi đầu bào ở 2 kênh khác nhau cùng hoạt động thì deluge valve mới hoạt động, còn thực tế e thấy thi công thì lại do đầu phun kích hoạt. a có bản vẽ chi tiết nào của deluge valve ko. vì cái này chủ yếu bản vẽ triển khai thi công mới có.
Em cám ơn anh!!!
Hệ thống foam có nhiều kiểu như:
+ foam chữa cháy cho chất lỏng chứa trong bồn (bồn xăng dầu chẳng hạn) xem TCVN 5307-2009
+ loại phổ biến là dùng đầu phun: loại này có 2 kiểu dùng đầu kín và đầu hở.
Kiểu dùng đầu kín thì nguyên lý như cc nước bình thường (trước mình làm bên Nhật thì bãi đổ xe 90% là dùng kiểu này bên đó ko cho dùng nước cc cho gara)
Kiểu dùng đầu hở là kiểu mà bạn đang nói ở trên dùng Deluge valve.
Về nguyên lý có 2 cách kích hoạt Deluge valve:
1. Dùng tín hiệu báo cháy: phải là cả đầu khói và nhiệt.
upload_2015-3-30_18-51-38.png

Deluge valve chia ra thành 2 buồng và ngăn cách bởi 1 màng chắn bằng cao su. Phần màu xanh là nước, vàng là không có nước.
Khi có tín hiệu báo cháy sẽ kích hoạt solenoi của Deluge valve mở làm nước trong buồng có tác dụng đóng van giảm=> nước chảy qua.
Chi tiết xem tại đây
2. Dùng đầu phun kín.
Cũng hoàn toàn tương tự như trên nhưng khi có cháy đầu phun vỡ làm mở Deluge valve.
Chi tiết bạn xem tại đây
Mình văn vẻ kém biết mà không trình bày được. Nên bạn chịu khó xem vi đeo nhé.
 

Đính kèm

  • upload_2015-3-30_18-51-23.png
    upload_2015-3-30_18-51-23.png
    145.8 KB · Xem: 198
em cám ơn anh vậy là chi tiết lắm rồi, em xem một số bản vẽ thì chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế đòi hỏi rất cao để chống cháy giả. TH1: đầu báo báo tín hiệu, vòi phun ko nổ thì deluge valve ko hoạt động
TH2:đầu báo không báo tín hiệu, vòi phun nổ thì deluge valve ko hoạt động
TH3 cả đầu báo bao tín hiệu và vòi phun nổ thì deluge valve mới hoạt động. và được không chế bởi van điện từ.
a có mail ko cho e địa chỉ có vấn đề gì thì a e chia sẻ. e cám ơn anh
 
em cám ơn anh vậy là chi tiết lắm rồi, em xem một số bản vẽ thì chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế đòi hỏi rất cao để chống cháy giả. TH1: đầu báo báo tín hiệu, vòi phun ko nổ thì deluge valve ko hoạt động
TH2:đầu báo không báo tín hiệu, vòi phun nổ thì deluge valve ko hoạt động
TH3 cả đầu báo bao tín hiệu và vòi phun nổ thì deluge valve mới hoạt động. và được không chế bởi van điện từ.
a có mail ko cho e địa chỉ có vấn đề gì thì a e chia sẻ. e cám ơn anh
Uh, mail mình [email protected]
 
Anh pcc trần văn cho em hỏi cái này với . Em tính được cái quạt tăng áp lưu lượng 5000 m3/h. Cột áp khá lớn 700 pa.
Tuy nhiên trong bản vẽ yêu cầu cần ghi rõ công suát điện, chỗ này làm em bí. Vì có 2 cách như sau: Em chưa biết cách nào đúng, vì em cũng là tân binh thôi ạ..Mong a và các anh em thông não giúp em.
Cách 1: Tính công suát điện theo các công thức đã biết rồi ghi vào.. cách này một chú trong phòng hay dùng từ xưa giờ..
Cách 2: Tra catalog của hãng quạt .
Tuy nhiên khi tra một vài hãng lại phat sinh như sau: Quạt đáp ứng đủ cột áp thì lưu lượng lại quá thừa (toàn gấp 3, gấp 4 lần ) mới có được cái cột áp này...
và như vậy thì công suất điện lớn hơn rất nhiều so với các công suất điện theo cách tình toán bằng tay kia???
Như vậy mong các bác chỉ giáo: là chọn thì nên chọn theo lưu lượng, hay theo cột áp/ công suất điện thì tính bằng tay hay chọn quạt của hãng nào thì ốp csđ của hãng đấy vào ..?
 
Anh pcc trần văn cho em hỏi cái này với . Em tính được cái quạt tăng áp lưu lượng 5000 m3/h. Cột áp khá lớn 700 pa.
Tuy nhiên trong bản vẽ yêu cầu cần ghi rõ công suát điện, chỗ này làm em bí. Vì có 2 cách như sau: Em chưa biết cách nào đúng, vì em cũng là tân binh thôi ạ..Mong a và các anh em thông não giúp em.
Cách 1: Tính công suát điện theo các công thức đã biết rồi ghi vào.. cách này một chú trong phòng hay dùng từ xưa giờ..
Cách 2: Tra catalog của hãng quạt .
Tuy nhiên khi tra một vài hãng lại phat sinh như sau: Quạt đáp ứng đủ cột áp thì lưu lượng lại quá thừa (toàn gấp 3, gấp 4 lần ) mới có được cái cột áp này...
và như vậy thì công suất điện lớn hơn rất nhiều so với các công suất điện theo cách tình toán bằng tay kia???
Như vậy mong các bác chỉ giáo: là chọn thì nên chọn theo lưu lượng, hay theo cột áp/ công suất điện thì tính bằng tay hay chọn quạt của hãng nào thì ốp csđ của hãng đấy vào ..?
Cái này anh không chuyên em ah.
 
Anh pcc trần văn cho em hỏi cái này với . Em tính được cái quạt tăng áp lưu lượng 5000 m3/h. Cột áp khá lớn 700 pa.
Tuy nhiên trong bản vẽ yêu cầu cần ghi rõ công suát điện, chỗ này làm em bí. Vì có 2 cách như sau: Em chưa biết cách nào đúng, vì em cũng là tân binh thôi ạ..Mong a và các anh em thông não giúp em.
Cách 1: Tính công suát điện theo các công thức đã biết rồi ghi vào.. cách này một chú trong phòng hay dùng từ xưa giờ..
Cách 2: Tra catalog của hãng quạt .
Tuy nhiên khi tra một vài hãng lại phat sinh như sau: Quạt đáp ứng đủ cột áp thì lưu lượng lại quá thừa (toàn gấp 3, gấp 4 lần ) mới có được cái cột áp này...
và như vậy thì công suất điện lớn hơn rất nhiều so với các công suất điện theo cách tình toán bằng tay kia???
Như vậy mong các bác chỉ giáo: là chọn thì nên chọn theo lưu lượng, hay theo cột áp/ công suất điện thì tính bằng tay hay chọn quạt của hãng nào thì ốp csđ của hãng đấy vào ..?
Của bạn đây. Quạt lưu lượng nhỏ mà cột áp cao thế này chỉ có thể dùng quạt ly tâm thôi. Trong file mình gửi có công suất điện đó, bạn xem file đính kèm nha! ( 3.0 kW)
 

Đính kèm

Em cảm ơn anh Khoa, a cho em hỏi thêm chút nha anh.
Thông số quạt phần mềm đưa ra như hình
Static pressure = 700 pa = cột áp tính toán (Trong quá trình chọn quạt a đã điền vào 700)
Velocity pressure = 166 pa
Total pressure = 866 pa (lớn hơn 166 pa) so với cột áp đã tính toán.

Vậy nếu trong phần static pressure em điền một giá trị thấp hơn ví dụ 600 pa thôi để khi phần mềm chọn nó cộng cả phần Velocity pressure vào nữa là ra total pressure sát với cột áp gần cột áp cần chọn hơn.
Nhưng như vậy có đúng không ạ?
 
Anh em cho mình thêm tí về công thức tính bơm bù áp (Jockey pump) theo TC nào?
Mình đã có bơm chính Điện, Diesel: 200m3/h - 90m 125Hp/90kW
Thanks all
 
- Về cột áp: từ điểm thắp nhất đến điểm cao nhất (theo mét độ cao) + tổn thất áp trên co cút tê, ma sát thành ống (do ống sần xùi hoặc ống kích cở nhỏ) + tổn thất áp khi chạy qua tải. Nếu có nhiều đầu nước ra, thì ta chọn tuyến đường ống dài nhất tính từ vị trí bơm để đạt được tổn thất áp suất cao nhất.
+ Điểm thắp nhất đến điểm cao nhất và đã trừ ra cột áp hồi (tức là nước tự tuần hoàn trở lại bơm).
+ Lấy theo kinh nghiệp một co vuông bằng 3% cột áp tổng, tê thì lấy 2 % cột áp tổng. Lấy 5 mét theo chiều ngang bằng 1 mét theo chiều cao.
+ Tổn thất áp khi chạy qua tải nếu tải đã có sẳn thông số tổn thất áp lực.
+ Sau khi có được cột áp mình nhân thêm hệ số an toàn 1,4 lần cột áp tổng. Rồi báo kết quả cho bên bán bơm nước biết (về nhu cầu sử dụng, lưu lượng, cột áp) để nhà sản xuất tra đồ thị và chọn bơm báo giá cho bạn.
Vận tốc nước dựa vào tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. Download TCVN 4513 - 1988
Ở mục 6.5 Trang 14 Trong tiêu chuẩn. Lấy nước dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt vận tốc V = 1,2 m/s và chữa cháy là 2,5 m/s.

VD: Giả sử Q = 28,8 l/s, dùng cho chữa cháy V = 2,5 m/s.
=> D = V-(4 x 28,8 / 3,14 x 25) = 1.21 dm hay phi121 => ống DN150 (hoặc DN125).

2. Tính toán theo công thức bên cứu hỏa: (nước thường 25~ 30oC, không tính độ nhớt).
- Về lưu lượng: như trên.v.v.
- Về Kích thước Đường ống: như trên.v.v.
- Về cột áp: Cột áp H = H1 + H2 +H3.
+ H1: là tổng của cột áp cao nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống. Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
+ H2: cột áp để phun nước tại đầu ra .
+ H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ) và ma sát đường ống.
Ví Dụ:
-- Giả sử: khoảng cách từ bơm đến nơi cần bơm độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m, lưu lượng 104 m3/h hay 28,8 l/s.
-- cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
-- H2 lấy bằng 5 mét phun theo độ cao.
-- H3 = Ha + Hb = A x L x Q2 + 10%*Ha
Hb = 10%*Ha là tổn thất qua tê, co trên toàn hệ thống.
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395 x (40+20) x 28,82 +10%*Ha = 2 mét nước.
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước. và lưu lượng là 104 m3/h = 1728 l/min => tra đồ thị thì bơm là chọn bơm 40 hp (30 Kw điện), đường ống DN150.
 
các bác cho em hỏi cách tính cột áp của bơm ntn đc k ạ.lưu lượng nữa .tại hệ thống qua các đường ống DN khác nhau các van và lọc nên e k rõ cách tính lưu lượng.tổn thất cột áp , rồi từ tổn thất suy ra cột áp để chọn bơm.tks all
 
-Áp suất tối thiểu tại lăng phun: xem chi tiết tại bảng 16 của tiêu chuẩn TCVN 4513-1988.
- Về tính toán thì tổn thất trong đường ống của hệ thống vách tường là không có lớn (thường 3-6 mH2O) vì lưu lượng không phải là lớn (5l/s, 10l/s) và đường ống lại lớn. Với lưu lượng đó thì cũng tương đương với 5 or 10 cái đầu phun, trong hệ thống SP thì Size lại nhỏ nên tổn thất là rất lớn. Một lưu lượng 2.5l/s khi chảy qua ống DN32 tổn thất sẽ lớn hơn khoảng 8 lần khi chảy trong ống DN50!
nên nếu có tích hợp chung 2 hệ thì cột áp cần có của bơm không tăng nhiều nên vẫn thường hay làm chung cả 2.
Nhược điểm là:
- Ở trung tâm không kiểm soát được là sprinkler đang hoạt động hay vách tường hoạt động (Bên Nhật thì có lắp thêm đèn, nút nhấn trên tủ cc vách tường-tham khảo nhà ga T2 nghe bảo có làm thế)
- Như ví dụ của bạn hỏi trên: giả sử đường từ đầu phun đó và đường ống từ họng vách tường gặp nhau ở điểm A và chiều dài ống từ đầu phun và lăng phun đến A không chênh nhau là mấy. Vì áp suất tối thiểu của lăng phun là khá cao nên dẫn đến áp lực cần có tại điểm A là cao (và cao hơn áp lực tối thiểu tại đầu phun) điều này dẫn đến đầu phun sẽ phun ra nhiều nước hơn, cứ lùi về thì các đầu phun càng phun ra nhiều hơn ===> lưu lượng của bơm tăng lên!!!!
Trên đây chỉ là ý kiến của mình và mấy cái so sánh chỉ là tương đối.
Cho em hỏi về chọn cột áp bơm cho nhà xưởng,từ bơm cho đến vị trí xa nhất của đầu spinkler,em nghe nói là 5 mét ngang=1 mét cao,vậy xưởng dài đi lòng vòng đến điểm bất lợi cỡ 550 mét thì bơm chứ vậy mà chia đúng không ak,mà ống thường đi vòng quanh xưởng thì có du di cho nó bớt cột bơm xuống được không ak.
 
Back
Bên trên