Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Tôi đã thi công và nghiệm thu công trình PCCC, cột áp tại vị trí thử nghiệm là 70m nước=> Không ai có ý kiến gì hêt. Còn cột áp 10m nước thì chưa thử nghiệm lần nào.

Bác thử áp lực ở đầu phun sprinkler là 70m nước cơ ạ. Thật bái phục bác, bác dùng cái đầu phun loại nào thế ạ ?
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Bác thử áp lực ở đầu phun sprinkler là 70m nước cơ ạ. Thật bái phục bác, bác dùng cái đầu phun loại nào thế ạ ?
70mH2O là bình thường chứ sao. Bên mình thi công toàn thử ở 70mH2O. vậy theo bạn thử ?mH2O là phù hợp??
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

70mH2O là bình thường chứ sao. Bên mình thi công toàn thử ở 70mH2O. vậy theo bạn thử ?mH2O là phù hợp??
Mình nhớ thì áp lực hoạt động của đầu phun SPK để đạt đc DT bảo vệ 12m2 là 4Bar còn áp lực cao nhất thì trong khoảng 12~16 Bar j đó. Cái này thì xem trong catalogue của đầu phun thôi.
Còn về kiểm tra và nghiệm thu thì mình đã trực tiếp thử áp lực 9 Bar qua đầu phun (có lần để 12bar cũng chẳng vđ jf)
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Mình nhớ thì áp lực hoạt động của đầu phun SPK để đạt đc DT bảo vệ 12m2 là 4Bar còn áp lực cao nhất thì trong khoảng 12~16 Bar j đó. Cái này thì xem trong catalogue của đầu phun thôi.
Còn về kiểm tra và nghiệm thu thì mình đã trực tiếp thử áp lực 9 Bar qua đầu phun (có lần để 12bar cũng chẳng vđ jf)

Đúng là ông già núi! Tìm tài liệu về đầu spinkler để xem cho chắc chắn đi! Chứ phát biểu lung tung thế này thì dễ gây nhầm lẫn cho người khác đó!
Các đầu spinkler thường có 1 áp lực goị là cực đại, tức là với áp lực đó thì các đầu spinkler sẽ tự phá huỷ. Tuỳ theo hãng sản xuất mà áp lực này được công bố. Như một đầu của hãng Tyco thì áp lực chịu đựng cao nhất là 12.1 bar hay khoảng 120 mét nước. Thử mà chưa bị phá huỷ thì nói chung do thiết bị của họ chế tạo tốt hay thực tế áp tĩnh tại các đầu spinkler không đạt đến mức đó!
Ngoài thông số này, các hãng công bố áp lực thấp nhất để đảm bảo lưu lượng đầu spinkler khi xảy ra sự cố cháy. Ví dụ như TCVN đòi hỏi lưu lượng cho cháy trung bình ở 1 m2 là 0.12l/s, tức lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph. Khi đó, cần tra biểu đồ chế tạo để biết áp lực này. Thông thường áp lực này nằm trong khoảng từ 6 - 12 mét nước.
Do vậy, cần xem kỹ catalogue về đầu phun này để có thử nghiệm phù hợp!
Trang dẫn sau nói về điều này rất rõ ràng: http://tyco-fire.com/index.php?P=show&B=&CP=1&id=DryTypeResFlyer&BK=lit&BL=Product flyers
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Tôi đã thi công và nghiệm thu công trình PCCC, cột áp tại vị trí thử nghiệm là 70m nước=> Không ai có ý kiến gì hêt. Còn cột áp 10m nước thì chưa thử nghiệm lần nào.

Bác này không hiểu gì về hệ thống PCCC hoặc là không chịu đọc từ đầu nên tham gia lung tung không hiểu gì cả.
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

70mH2O là bình thường chứ sao. Bên mình thi công toàn thử ở 70mH2O. vậy theo bạn thử ?mH2O là phù hợp??

Mấy ngày không lên để bác chờ lâu, em thiết kế chỉ để 10m cột nước là thấy ok rồi, nhiều bác trên này còn tk có 5m cột nước thôi. Áp lực ở đầu phun mà bác để 70m H20 thì bơm của bác cột áp là bao nhiêu sau khi tính chiều cao đến đầu phun bất lợi nhất + tổn thất + 70m H2O ?????????????????????? ^:)^
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Đúng là ông già núi! Tìm tài liệu về đầu spinkler để xem cho chắc chắn đi! Chứ phát biểu lung tung thế này thì dễ gây nhầm lẫn cho người khác đó!
Các đầu spinkler thường có 1 áp lực goị là cực đại, tức là với áp lực đó thì các đầu spinkler sẽ tự phá huỷ. Tuỳ theo hãng sản xuất mà áp lực này được công bố. Như một đầu của hãng Tyco thì áp lực chịu đựng cao nhất là 12.1 bar hay khoảng 120 mét nước. Thử mà chưa bị phá huỷ thì nói chung do thiết bị của họ chế tạo tốt hay thực tế áp tĩnh tại các đầu spinkler không đạt đến mức đó!
Ngoài thông số này, các hãng công bố áp lực thấp nhất để đảm bảo lưu lượng đầu spinkler khi xảy ra sự cố cháy. Ví dụ như TCVN đòi hỏi lưu lượng cho cháy trung bình ở 1 m2 là 0.12l/s, tức lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph. Khi đó, cần tra biểu đồ chế tạo để biết áp lực này. Thông thường áp lực này nằm trong khoảng từ 6 - 12 mét nước.
Do vậy, cần xem kỹ catalogue về đầu phun này để có thử nghiệm phù hợp!
Trang dẫn sau nói về điều này rất rõ ràng: http://tyco-fire.com/index.php?P=show&B=&CP=1&id=DryTypeResFlyer&BK=lit&BL=Product flyers
He he, cám ơn bác Dũng Nhé, đúng là em nhớ nhầm:(, Áp suất hoạt động tối tiểu đầu spk có K=5.5 đạt bán kính 3m có 7PSI thui:P(tra theo catalogue hãng thui chứ ko theo tc nào nhé:)), còn tối đa thì tùy hãng. Cái e sử dụng là Viking, nó test tại nhà máy là 500PSI cơ các bác ạ, nhưng recommended max là 175PSI. E đưa ra ví dụ tại vì các bác biểu không test áp đến 70m H2O.
Khi test áp hệ thống thì nhân 1.5 lần áp thiết kế, nên thử áp ở 70m cột nước là rất bình thường.
Đúng là em ko để ý đến việc tính toán cột áp của bơm( vì e toàn là thằng thi công thui:( ). Nhưng e để ý ra rằng các cột áp tính cho tầng bất lợi nhất thông thường là 40m + thêm 5m cột nước nữa (tương đương với chiều cao tầng +4.5bar). Còn tính đến đầu phun cuối thì e ko để ý lắm.
Có gì các bác chỉ giáo dùm e.
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Mấy ngày không lên để bác chờ lâu, em thiết kế chỉ để 10m cột nước là thấy ok rồi, nhiều bác trên này còn tk có 5m cột nước thôi. Áp lực ở đầu phun mà bác để 70m H20 thì bơm của bác cột áp là bao nhiêu sau khi tính chiều cao đến đầu phun bất lợi nhất + tổn thất + 70m H2O ?????????????????????? ^:)^

Nily hiểu nhầm rồi, Việc thử áp này không liên quan đến việc tính toán bơm.:-"
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Theo 6.4.4.8 trang 10 chương 6 NFPA 13 thì áp lực tối thiểu khi vận hành của bất kì Sprinker nào phải là 7 psi = 0.5 bar = 5 mH2O. Mình mới đọc được cái này. hicb-(b-(

Chào Anh Huy,
Bên mình hiện đang cấp ống Flex drop nối với sprinkler. Anh Huy có thể cho mình xin cuộc hẹn để trao đổi thêm về vấn đề này không a?

cảm ơn Anh Huy
 
Re: Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Mấy ngày không lên để bác chờ lâu, em thiết kế chỉ để 10m cột nước là thấy ok rồi, nhiều bác trên này còn tk có 5m cột nước thôi. Áp lực ở đầu phun mà bác để 70m H20 thì bơm của bác cột áp là bao nhiêu sau khi tính chiều cao đến đầu phun bất lợi nhất + tổn thất + 70m H2O ?????????????????????? ^:)^

Cái áp này là chỉ để thử kín các mối nối trên đường ống thôi. Nó không liên quan gì đến tính toán cột áp cho bơm cả. Thông thường em thấy người ta test áp cho cả ống mềm và đầu phun thì khoảng 8->9 kg/cm2
 
Re: Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

>:D<>:D<>:D< Cảm ơn bạn nhiều lắm.
Nhưng vẫn có chỗ thắc mắc, chỗ cột áp cần thiết để phun xa của Sprinkler (mình nghĩ là 5m ở đây là theo khoảng cách treo từ đầu Sprink đến sàn nhà) ko biết có đúng ko?

1. Trong đó độ nhớt thì khỏi tính (cứ báo bên bán bơm là để bơm nước thì được rồi), mấy cái này trong trường hợp đặc biệt như dầu thì độ nhớt cao hơn, hay các loại bơm dùng trong thực phẩm .v.v.

2. Lưu lượng nè:
Theo tiêu chuẩn việt nam 7336-2003 nhà xưởng bạn thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ??? (có tiêu chuẩn mới thay thế kg thì mình hông biết, lâu quá rồi không làm). Giả sử nhà xưởng bạn thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình đi heng, vậy thì ta có thế này:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler
Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h.

Tính đường kính ống chính nối vào sprinkler (tiền đề cho tính toán cột áp nha).
Không biết đánh công thức trên diễn đàn, thôi đánh trong word rồi chuyển sang hình nghen

* Tính toán chọn tiết diện ống :
Từ Công thức tính lưu lượng qua mặt cắt ướt :
Q = V×Π × d²/4
V : Vận tốc (m/s )
Q : lưu lượng (m³/s) là thể tích của chất lỏng chuyển qua mặt cắt trong 1 đơn vị thời gian.
d : đường kính trong mặt cắt ống. ( m²).

d² = 4Q / V×Π
Chọn V = 2,5m/s. ở đây bạn chọn 2,5m/s từ đâu mình ko hiểu (LƯU Ý: Chọn vận tốc tại đầu bơm phải phù hợp với tiêu chuẩn 7336 vận tốc không lớn hơn 10m/s)
d² = (4 ×0.0288) / (2,5 × 3.14)
d² = 0.01468
d = 0,12116 m =>121mm
(ĐỔI ĐƠN VỊ TRONG CÔNG THỨC CHO ĐÚNG RỒI UP LÊN DIỂN ĐÀN NHA BẠN MÌNH ĐÍNH CHÍNH LẠI DỦM BẠN ĐƠN VỊ CÔNG THỨC THÔI)


3. Cột áp H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm trong bí kíp mình thôi nghen).
H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).
Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.
Ghi chú: mới tính thử nghiệm một cái kích cở ống H3 là toát mồ hôi rồi, vì tòa nhà có một ống chính lớn, và nối vào nhiều ống chính nhỏ hơn (mỗi ống lại phải cộng thêm vào tổn thất H3 cục bộ nên thiết kế tính toán thường dùng phần mềm là chính yếu). Hồi xưa giờ tính tay không ah, nên chưa dùng phần mềm nào hết để kể ra (thông cảm nghen).
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???



>:D<>:D<>:D< Cảm ơn bạn nhiều lắm.
Nhưng vẫn có chỗ thắc mắc, chỗ cột áp cần thiết để phun xa của Sprinkler (mình nghĩ là 5m ở đây là theo khoảng cách treo từ đầu Sprink đến sàn nhà) ko biết có đúng ko?


cũng đang bị tắc chỗ này đây
 
cũng đang bị tắc chỗ này đây
Cái chỗ tắc của bạn thực tế trong TCVN 7336:2003 đề cập rồi. Công thức Q=k*sqrt(H)
Với H là áp tại đầu spin, k là hệ số của đầu spin, Q là lưu lượng qua spin.
Nói chung là thế này, 1 đầu spin phủ nước ở 12 m2 với lưu lượng quy định là 0.12 l/s/m2. Từ đó lưu lượng qua đầu spin là 1.44 l/s.
Đầu spin nói chung chọn loại 12mm nên hệ số k = 0.448 và do đó bạn tính được H = 10.3 m. Cột áp tính toán này chính là cột áp cộng vào cột áp bơm.
Tuy nhiên, một số bố trí, 1 đầu spin chỉ bảo vệ 10 m2 thôi. Tính tương tự thì cột áp tại đầu spin là khoảng H=7.17 m.
Như bạn thấy rằng cột áp đầu spin sẽ ảnh hưởng đến diện tích bảo vệ do bán kính phủ sẽ giảm đi.
Nếu bạn có datasheet của các đầu spin, họ có vẽ sơ đồ chi tiết và từ đó bạn sẽ thấy độ phủ của spin ảnh hưởng nhiều bởi cột áp nước tại đầu spin đó.
 
Các bác cho hỏi cơ sở để các các lấy lưu lượng:
"2. Lưu lượng nè:
Theo tiêu chuẩn việt nam 7336-2003 nhà xưởng bạn thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ??? (có tiêu chuẩn mới thay thế kg thì mình hông biết, lâu quá rồi không làm). Giả sử nhà xưởng bạn thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình đi heng, vậy thì ta có thế này:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler
Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h."
Mình không bàn cải nhưng lưu lượng của bơm thì các bác lấy bằng bao nhiêu vậy? Mình thì toàn tính được con số khác lớn hơn với 104m3/h,mà thấy mấy bản Tk toàn lấy bằng cách như các bạn đẫ tính ở trên nên khi thi công tính toán kiểm tra lại theo bản vẽ shop thì toàn thiếu lưu lượng?
 
Các bác cho hỏi cơ sở để các các lấy lưu lượng:
"2. Lưu lượng nè:
Theo tiêu chuẩn việt nam 7336-2003 nhà xưởng bạn thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ??? (có tiêu chuẩn mới thay thế kg thì mình hông biết, lâu quá rồi không làm). Giả sử nhà xưởng bạn thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình đi heng, vậy thì ta có thế này:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler
Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h."
Mình không bàn cải nhưng lưu lượng của bơm thì các bác lấy bằng bao nhiêu vậy? Mình thì toàn tính được con số khác lớn hơn với 104m3/h,mà thấy mấy bản Tk toàn lấy bằng cách như các bạn đẫ tính ở trên nên khi thi công tính toán kiểm tra lại theo bản vẽ shop thì toàn thiếu lưu lượng?
Thực ra TCVN 7336-2003 là tiêu chuẩn Việt hóa từ một tiêu chuẩn tương tự của Mỹ, Anh, Nga,... Tuy nhiên tiêu chuẩn của ta là sinh sau đẻ muộn và thường cải tiến rất chậm nên các thông số thường lớn hơn người khác rất nhiều. Cách tính như bạn thì là cách tính của trung bình nhóm 1 và của ta đòi hỏi 240 m2, so với Mỹ là 127m2 và Anh là 72 m2. Từ đó, tiêu chuẩn TCVN 7336-2003 áp dụng vào công trình là cực khó, đôi khi là làm khổ kẻ khác.
Về tính con số khác, cái chính là bạn có phân biệt ống Sprinkler và các ống tủ vòi không. Nếu phân biệt thì lưu lượng như thế là đúng rồi. Còn khi kết hợp Sprinkler và tủ vòi, sẽ có người coi như đồng thời và do đó lưu lượng lên cao hơn một chút. Ví dụ Sprinkler + 2 đám cháy nhỏ, kết quả 28.8+10 = 38.8 l/s rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế thì để 1 Sprinkler bể, cần phải cháy đã khá lớn rồi và thực tế thì Sprinkler chưa kịp bể thì tủ vòi đã hoạt động. Đôi khi, tôi nghĩ nên chọn lưu lượng bơm là lưu lượng của Sprinkler là đủ và thể tích chứa cũng là của Sprinkler là đủ cho cả Sprinkler + tủ vòi. Với điều kiện như thế, hệ thống dễ vận hành hơn rất nhiều.
 
Mấy cái đó thì mình nghỉ mọi người hiểu thế này: (vd chỉnh tính sprinkler)
từ nguy cơ cháy=>lưu lượng mật độ+diện tích tính toán=> lưu lượng tổng.
mình thì thế này:
1. Chọn diện tích cần tính toán (chọn chổ bất lợi nhất nhé) đếm xem trong vùng này có bao nhiêu cái đầu phun.
2. Lấy lưu lượng tổng như cách tính ở trên chia cho số đầu phun=>lưu lượng tối thiểu của 1 đầu phun (q).
3. Tính tổn thất từ đầu phun bất lợi nhất với áp lực tối thiểu để đạt được lưu lượng tối thiểu là P1=(q1/K)^2 (K là hệ số lưu lượng)
tính đến đầu phun kế tiếp thì lúc này đầu phun này nhận được 1 áp lực P2 cao hơn P1 nên đầu phun này sẽ phun ra lượng nước nhiều hơn q2=K(P1)^0,5. Như vậy đến đầu phun tính toán cuối cùng thì đầu phun này phun ra 1 lượng nước khá nhiều so với q tối thiểu.
Mọi người đừng gạch đá nhé.
 
Mấy cái đó thì mình nghỉ mọi người hiểu thế này: (vd chỉnh tính sprinkler)
từ nguy cơ cháy=>lưu lượng mật độ+diện tích tính toán=> lưu lượng tổng.
mình thì thế này:
1. Chọn diện tích cần tính toán (chọn chổ bất lợi nhất nhé) đếm xem trong vùng này có bao nhiêu cái đầu phun.
2. Lấy lưu lượng tổng như cách tính ở trên chia cho số đầu phun=>lưu lượng tối thiểu của 1 đầu phun (q).
3. Tính tổn thất từ đầu phun bất lợi nhất với áp lực tối thiểu để đạt được lưu lượng tối thiểu là P1=(q1/K)^2 (K là hệ số lưu lượng)
tính đến đầu phun kế tiếp thì lúc này đầu phun này nhận được 1 áp lực P2 cao hơn P1 nên đầu phun này sẽ phun ra lượng nước nhiều hơn q2=K(P1)^0,5. Như vậy đến đầu phun tính toán cuối cùng thì đầu phun này phun ra 1 lượng nước khá nhiều so với q tối thiểu.
Mọi người đừng gạch đá nhé.
Cái này hình như bạn bị nhầm rồi! Cũng chẳng có gạch đá gì ở đây cả! Trong kỹ thuật, anh làm không tốt thì một là lãng phí hai là hư hỏng thôi! Thực tế thì cái quy định mật độ phun trung bình là để chọn đầu phun. Trong TCVN 7336-2003 có đề cặp 4 loại đầu phun. Ngoài thị trường thì do mình buôn bán hàng chuẩn Mỹ nhiều nên tôi lược theo chuẩn Mỹ để các bạn thi công có gì phân biệt. Với mật độ phun 0.08 l/s/m2, đầu phun chọn theo chuẩn Mỹ là K=4.8
Với mật độ phun 0.12 l/s/m2, đầu phun chọn theo chuẩn Mỹ là k=5.6 (đầu thông dụng nhất)
Với mật độ phun 0.24 l/s/m2, đầu phun chọn theo chuẩn Mỹ là k=8.0
Với mật độ phun là 0.3 l/s/m2, đầu phun được chọn là k=11.2
Câu hỏi có dùng đầu k=5.6 cho mật độ 0.24 l/s/m2 được không? Trả lời là được nhưng khi đó áp tại đầu sprinkler phải tính đến 41 mét nước, rất cao, và cần phải phân bố ống lại sao cho cột áp sụt theo đường ống là tốt nhất! Cách tính toán khá phức tạp nên không đề cập ở đây. Nếu dùng đầu k=8.0 cho mật độ 0.24 l/s/m2 thì cột áp tại Sprinkler thường được tính từ 5 - 12 m là còn số rất ổn. Tính toán áp lực đầu sprinkler bạn đã có công thức như đề cập!
 
Ðề: Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???



Đúng là ông già núi! Tìm tài liệu về đầu spinkler để xem cho chắc chắn đi! Chứ phát biểu lung tung thế này thì dễ gây nhầm lẫn cho người khác đó!
Các đầu spinkler thường có 1 áp lực goị là cực đại, tức là với áp lực đó thì các đầu spinkler sẽ tự phá huỷ. Tuỳ theo hãng sản xuất mà áp lực này được công bố. Như một đầu của hãng Tyco thì áp lực chịu đựng cao nhất là 12.1 bar hay khoảng 120 mét nước. Thử mà chưa bị phá huỷ thì nói chung do thiết bị của họ chế tạo tốt hay thực tế áp tĩnh tại các đầu spinkler không đạt đến mức đó!
Ngoài thông số này, các hãng công bố áp lực thấp nhất để đảm bảo lưu lượng đầu spinkler khi xảy ra sự cố cháy. Ví dụ như TCVN đòi hỏi lưu lượng cho cháy trung bình ở 1 m2 là 0.12l/s, tức lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph. Khi đó, cần tra biểu đồ chế tạo để biết áp lực này. Thông thường áp lực này nằm trong khoảng từ 6 - 12 mét nước.
Do vậy, cần xem kỹ catalogue về đầu phun này để có thử nghiệm phù hợp!
Trang dẫn sau nói về điều này rất rõ ràng: http://tyco-fire.com/index.php?P=show&B=&CP=1&id=DryTypeResFlyer&BK=lit&BL=Product flyers

Bác nguyenledung cho e hỏi con số lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph Bác tính ra sao thế ?
 
Bác nguyenledung cho e hỏi con số lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph Bác tính ra sao thế ?
Cái này đơn giản mà! Tính theo TCVN một chút nhé. Một đầu phủ chừng 12 m2, với mật độ 0.08 l/s/m2. Khi đó lưu lượng 1 đầu sẽ là: 0.08*12= 0.96 l/s. Tính theo l/ph thì là 0.96*60 = 57.6 l/ph = 15.2163 gpm (US)
Chọn đầu k=5.6 thì cột áp đầu phun là: p = (15.2163/5.6)^2 = 7.383 psi hay 0.50904 bar hay 5 mét nước
Với mật độ phun cao hơn là 0.12 l/s/m2. Lưu lượng tính 1 đầu phun là: 0.12*12 =1.44l/s = 86.4 l/ph = 22.8245 gpm
Với đầu k=5.6 thì cột áp đầu phun sẽ là: p = (22.8245/5.6)^2 = 16.612 psi hay 1.146 bar hay 11.46 mét nước.
Nói chung là với TCVN 7336-2003, với nguy cơ cháy thấy hay trung bình nhóm 1 đều áp dụng đầu phun k=5.6 là phù hợp. Tuy nhiên với nguy cơ trung bình nhóm 2 bạn thử tính và sẽ thấy với đầu k=5.6 thì áp lực sẽ là 46 mét nước, quá lớn. Khi đó bạn phải dùng đầu k=8.0 cho nguy cơ cháy trung bình nhóm 2, kèm theo đó là tăng đường kính ống lên một cấp, ví dụ là 1 đầu sprinkler lúc đó phải dùng size DN32 mới ổn, không áp dụng NFPA trong trường hợp này được vì sụt áp ống rất lớn.
Theo một số thiết kế các công trình ở Việt Nam, hầu như các vị đều chọn giá trị áp đầu phun là 5 mét nước, đều này là không phù hợp với TCVN 7336-2003. Cái tôi đang trình bày đây là dựa trên thông số của hãng sản xuất nhưng phù hợp với TCVN 7336-2003!
 
Back
Bên trên