Cần giúp Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

hoangphu

Thành Viên [LV 0]
Xin cho hỏi: khi nào thì dùng đầu sprinkler quay lên; khi nào thì dùng đầu sprinkler quay xuống?
Có tiêu chuẩn nào qui định về điều này không?
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Nếu hệ thống đường ống ướt thì sprinkler quay lên hoặc quay xuống đều được (ở Việt Nam thì đa phần là hệ thống đường ống ướt). Nhưng nếu là hệ thống đường ống luân phiên hoặc khô thì sprinkler phải hướng lên trên. Cái này có quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam 7336-2003: Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Tieu chuan la ko biet gi thi ngoi yen cho anh nho em a.Chua thi cong cuu hoa bao gio em

À vâng. Em thì chưa thi công cứu hỏa bao giờ, em chỉ đi kiểm tra PCCC thôi. Mời ông anh đọc mục 5.3 trong TCVN 7336-2003 có quy định về lắp đặt sprinkler hướng lên và xuống. Nếu anh có cái Tiêu chuẩn nào quy định chính xác hơn thì đưa ra cho anh em tham khảo chứ không cần phải ra vẻ ta đây vậy nhé
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

À vâng. Em thì chưa thi công cứu hỏa bao giờ, em chỉ đi kiểm tra PCCC thôi. Mời ông anh đọc mục 5.3 trong TCVN 7336-2003 có quy định về lắp đặt sprinkler hướng lên và xuống. Nếu anh có cái Tiêu chuẩn nào quy định chính xác hơn thì đưa ra cho anh em tham khảo chứ không cần phải ra vẻ ta đây vậy nhé
Bạn nói đúng đấy ! Yêu cầu thiết kế và lắp đặt Hệ thống Sprinkler tự động. Theo TCVN 7336:2003. Nếu Phamquocduong có ý kiến nào hay thì đưa ra thuyết phục anh em ! Anh em mới kính trọng anh, Anh giỏi hơn ngta PCCC nhưng thua ngta cái khác rùi sao anh ! Let's Share !
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Tiện có cao thủ ở đây. Cho e hỏi chút.
Bình thường thì trong hệ thống cứu hoả bằng Sprinkler thì người ta (Theo e) chỉ thường quan tâm tới cứu hoả 1 phía. Tức là chỉ quay lên hoặc là quay xuống. Hôm rồi nghe mọi người bào bây giờ có nhiều công trình họ thiết kế còn có cả đầu quay lên trên nữa: Đầu dưới trần để chữa cháy hệ thống dưới trần còn đầu trên trần để chữa cháy hệ thống bên trên trần giả. Em về tìm mãi không thấy quy định để thiết kế như vầy ở đâu cả. Có bác nào biết thì giải ngố hộ e vụ này với!
Thank cả nhà trước nhé!!
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Tiện có cao thủ ở đây. Cho e hỏi chút.
Bình thường thì trong hệ thống cứu hoả bằng Sprinkler thì người ta (Theo e) chỉ thường quan tâm tới cứu hoả 1 phía. Tức là chỉ quay lên hoặc là quay xuống. Hôm rồi nghe mọi người bào bây giờ có nhiều công trình họ thiết kế còn có cả đầu quay lên trên nữa: Đầu dưới trần để chữa cháy hệ thống dưới trần còn đầu trên trần để chữa cháy hệ thống bên trên trần giả. Em về tìm mãi không thấy quy định để thiết kế như vầy ở đâu cả. Có bác nào biết thì giải ngố hộ e vụ này với!
Thank cả nhà trước nhé!!

Cái này thì mình cũng không rõ. Nhưng mình nghĩ thiết kế chữa cháy cả dưới trần và trên trần mà sprinkler đều nằm trên cùng 1 trục đường ống thì nghe không hợp lý, nó sẽ vượt quá số lượng sprinkler trên 1 đường ống được quy định trong TCVN. Nếu muốn chữa cháy trên trần giả thì nên thiết kế 1 trục đường ống nữa khác với trục dưới trần. Thực tế mình thấy trên trần giả thường ít khi sử dụng sprinkler vì khi xảy ra cháy, sprinkler nổ và xả nước, trần giả bị cháy làm mất tính chịu lực,thêm sức nặng của nước có thể sập xuống gây nguy hiểm cho người phía dưới, chữa cháy xong thi công lại cũng tốn kha khá tiền. Do vậy, thường trên trần giả sẽ lắp đầu báo khói nhằm phát hiện sớm dấu hiệu của sự cháy
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Nếu hệ thống đường ống ướt thì sprinkler quay lên hoặc quay xuống đều được (ở Việt Nam thì đa phần là hệ thống đường ống ướt). Nhưng nếu là hệ thống đường ống luân phiên hoặc khô thì sprinkler phải hướng lên trên. Cái này có quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam 7336-2003: Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
Bạn ơi theo mình được biết thì hệ thống đầu sprinkler hướng lên hay hướng xuống không tùy thuộc vào đường ống khô hay ướt mà tùy thuộc vào địa điểm chửa cháy theo thiết kế. Thường thì trong hệ thống chửa cháy đầu sprinkle hướng lên dùng để đặt trên trần hoặc dưới sàn các phòng kỷ thuật, ở Việt Nam mình thường hay dùng đầu hướng xuống vì chưa có quy định bắt buộc phải có hai hệ thống chửa cháy song song trên trần và dưới sàn. Nói chung là đầu Sprinkle hướng lên hay hướng xuống tùy theo phạm vi chửa cháy của thiết kế, vì trong hệ thống chửa cháy có thể dùng cả hai loại vừa hướng lên và hướng xuống. Ví dụ một căn phòng thì ở mặt dưới của trần dùng đầu hướng xuống để chửa cháy trong phòng còn trên laphong thì dùng đầu hướng lên để chửa cháy hệ thống được lắp đặt phía trên trần. còn hệ thống chửa cháy ướt (nước) là để luôn duy trì áp lực nước trong đường ống dẩn thì bắt buộc phải dùng sprinkler kín còn đường ống khô thường dùng đầu sprinkle hở vì khi đó trong đường ống hệ thống chửa cháy ko có nước khi có báo động cháy mới kít hoạt hệ thống van lúc đó van mở nước mới tràn vào đường ống ra đầu sprinkle để chửa cháy.
Anh em nào biết về thông tin PCCC thì chỉ giáo.
Thanks
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

tùy thuọc vào đối tượng cần bảo vệ và khoảng cách từ đầu sprinkler. Đầu hướng lên hay hướng xuống cũng phải phù hợp và hiệu quả%-(%-(
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Cái đề tài này hay quá. Trước khi mình chia sẻ, mình xin nói một câu nhé. Chúng ta đều là những người đi làm đi học, và xin thưa có những người kinh nghiệm 20 -30 năm, nhưng tôi dám khẳng định, mỗi người có một cái hay riêng và đó chính là điều chúng ta cùng nhau học hỏi ở đây.
Về vấn đề đầu sprinkler quay lên hay quay xuống, mình có ý kiến như thế này :
- Trước đây (khoảng 4-5 năm): ít có ai thiết kế hệ thống ướt có đầu sprinkler quay lên để chữa cháy trên khu vực trần. vì như bạn kiet_xu đã nói, rất tốn kém và vân vân..., nhưng bạn kiet_xu có một ý kiến mình chưa đồng ý là lắp đầu báo khói để phát hiện sớm dấu hiệu cháy, vậy mình xin tham khảo ý kiến bạn ? nếu lắp đầu báo khói, phát hiện sớm dấu hiệu cháy rồi sẽ làm gì để chữa ? và thời gian khi bắt đầu có khói đến lúc phát lửa là bao lâu để bạn có biện pháp khác trên khu vực trần.
Thời gian gần đây, có khá nhiều vụ cháy phát sinh từ việc bảo trì kỹ thuật, sửa chữa kỹ thuật trên trần gây ra cháy, tổn thất rất nặng nề về người và của nên hiện nay bắt buộc phải có thiết kế đầu chữa cháy sprinkler quay lên cho trần và bỏ qua chi phí như bạn kiet_xu đã phân tích. (theo mình biết là Quy chuẩn 06-2010 hoặc 3890-2009, cái này mình không chắc chắn vì mình chỉ nghe đơn vị phê duyệt PCCC của sở nói thế mà chưa có thời gian đọc, bạn nào đọc rồi chia sẻ cho mình nhé).
- Theo kinh nghiệm của mình thì hiện nay chúng ta cũng có thể bỏ bớt một số tầng không thiết kế đầu sprinkler quay lên, nếu khu vực trần của tầng đó không có nhiều hệ thống kỹ thuật (chỉ vài ống điện đi âm, ống gió nho nhỏ..), chỉ tập trung các khu vực có nhiều hệ thống kỹ thuật, tầng kỹ thuật trên khu thương mại .v..vv
- Tiếp theo về vấn đề quay lên quay xuống của đầu sprinkler theo 7336-2003, được nêu trong mục 5.3 mình xin chia sẻ ( theo mình) như sau :
Mình nghĩ không phải hệ thống khô hoặc luân phiên khô-ướt bắt buộc phải lắp đầu hướng lên vì nếu ở việt nam ta làm gì có thời điểm mùa mà nhiệt độ thấp đến mức đóng băng ? Vậy ta chỉ cần làm theo quy định lắp đầu hướng lên cho các khu vực đặc biệt : như nhà xưởng sản xuất thủy hải sản đông lạnh, các khu vực có nhiệt độ phòng hoặc công nghệ thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ đóng băng. (bạn nào có ý kiến hay hơn cho mình tham khảo nhé)
- Tiếp theo :bạn kiet_xu có chia sẻ về việc vượt quá số lượng đầu phun trên một chiều dài ống, cái này mình nghĩ không có vấn đề, vì khi tính toán cho một chiều dài ống cố định, bạn phải tính toán số lượng đầu phun quay lên và quay xuống như tính toán cho hệ thống 1 chiều. VD : hệ thống quay xuống là 20 đầu thì hệ thống quay lên quay xuống cũng 20 đầu ( 10 đầu quay lên và 10 đầu quay xuống), chỉ có vấn đề này cần lưu ý là : số lượng đầu phun tối đa trên một diện tích sàn chữa cháy với lưu lượng mỗi đầu phun cố định (nhiều bạn sẽ băn khoăn vấn đề này), tuy nhiên các bạn ạ, khi tính toán cho đầu quay lên quay xuống thì mình đang tính cho 2 diện tích sàn đấy và khi ấy, mình cần phải phân bố và lựa chọn bơm, đường ống cho thích hợp.
Một vài thông tin chia sẻ, có thể mình đang nói sai ? nhờ các bạn đọc và chấm điểm cũng như lời phê cho kiến thức của mình nhé. thanks các bạn
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Chính xác phần trên mình cũng đã đưa ra ý kiến như bạn nói chung đầu sprikle hướng lên hay hướng xuống tùy thuộc vào vị trí đám cháy.
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Cái đề tài này hay quá. Trước khi mình chia sẻ, mình xin nói một câu nhé. Chúng ta đều là những người đi làm đi học, và xin thưa có những người kinh nghiệm 20 -30 năm, nhưng tôi dám khẳng định, mỗi người có một cái hay riêng và đó chính là điều chúng ta cùng nhau học hỏi ở đây.
Về vấn đề đầu sprinkler quay lên hay quay xuống, mình có ý kiến như thế này :
- Trước đây (khoảng 4-5 năm): ít có ai thiết kế hệ thống ướt có đầu sprinkler quay lên để chữa cháy trên khu vực trần. vì như bạn kiet_xu đã nói, rất tốn kém và vân vân..., nhưng bạn kiet_xu có một ý kiến mình chưa đồng ý là lắp đầu báo khói để phát hiện sớm dấu hiệu cháy, vậy mình xin tham khảo ý kiến bạn ? nếu lắp đầu báo khói, phát hiện sớm dấu hiệu cháy rồi sẽ làm gì để chữa ? và thời gian khi bắt đầu có khói đến lúc phát lửa là bao lâu để bạn có biện pháp khác trên khu vực trần.
Thời gian gần đây, có khá nhiều vụ cháy phát sinh từ việc bảo trì kỹ thuật, sửa chữa kỹ thuật trên trần gây ra cháy, tổn thất rất nặng nề về người và của nên hiện nay bắt buộc phải có thiết kế đầu chữa cháy sprinkler quay lên cho trần và bỏ qua chi phí như bạn kiet_xu đã phân tích. (theo mình biết là Quy chuẩn 06-2010 hoặc 3890-2009, cái này mình không chắc chắn vì mình chỉ nghe đơn vị phê duyệt PCCC của sở nói thế mà chưa có thời gian đọc, bạn nào đọc rồi chia sẻ cho mình nhé).
- Theo kinh nghiệm của mình thì hiện nay chúng ta cũng có thể bỏ bớt một số tầng không thiết kế đầu sprinkler quay lên, nếu khu vực trần của tầng đó không có nhiều hệ thống kỹ thuật (chỉ vài ống điện đi âm, ống gió nho nhỏ..), chỉ tập trung các khu vực có nhiều hệ thống kỹ thuật, tầng kỹ thuật trên khu thương mại .v..vv
- Tiếp theo về vấn đề quay lên quay xuống của đầu sprinkler theo 7336-2003, được nêu trong mục 5.3 mình xin chia sẻ ( theo mình) như sau :
Mình nghĩ không phải hệ thống khô hoặc luân phiên khô-ướt bắt buộc phải lắp đầu hướng lên vì nếu ở việt nam ta làm gì có thời điểm mùa mà nhiệt độ thấp đến mức đóng băng ? Vậy ta chỉ cần làm theo quy định lắp đầu hướng lên cho các khu vực đặc biệt : như nhà xưởng sản xuất thủy hải sản đông lạnh, các khu vực có nhiệt độ phòng hoặc công nghệ thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ đóng băng. (bạn nào có ý kiến hay hơn cho mình tham khảo nhé)
- Tiếp theo :bạn kiet_xu có chia sẻ về việc vượt quá số lượng đầu phun trên một chiều dài ống, cái này mình nghĩ không có vấn đề, vì khi tính toán cho một chiều dài ống cố định, bạn phải tính toán số lượng đầu phun quay lên và quay xuống như tính toán cho hệ thống 1 chiều. VD : hệ thống quay xuống là 20 đầu thì hệ thống quay lên quay xuống cũng 20 đầu ( 10 đầu quay lên và 10 đầu quay xuống), chỉ có vấn đề này cần lưu ý là : số lượng đầu phun tối đa trên một diện tích sàn chữa cháy với lưu lượng mỗi đầu phun cố định (nhiều bạn sẽ băn khoăn vấn đề này), tuy nhiên các bạn ạ, khi tính toán cho đầu quay lên quay xuống thì mình đang tính cho 2 diện tích sàn đấy và khi ấy, mình cần phải phân bố và lựa chọn bơm, đường ống cho thích hợp.
Một vài thông tin chia sẻ, có thể mình đang nói sai ? nhờ các bạn đọc và chấm điểm cũng như lời phê cho kiến thức của mình nhé. thanks các bạn

Cám ơn bạn đã chia sẻ. Thực ra ở đây, chủ topic có hỏi là TCVN nào nêu rõ việc lắp đặt đầu sprinkler hướng lên hoặc xuống nên mình chỉ trích dẫn điều ở trong TCVN 7336-2003 có quy định việc đấy để chủ topic tham khảo chứ mình hoàn toàn không nói gì đến việc thiết kế hệ thống. Mình cũng có nói ở VN thì đa phần lắp lên hay xuống đều được.
Theo mình khi đám cháy đã phát triển lớn, tác động nhiệt của đám cháy làm nổ thủy ngân của sprinkler, khi đấy sprinkler mới hoạt động (đối với hệ thống chỉ thiết kế sprinkler nhé, còn các hệ thống thiết kế sprinkler khởi động bằng báo cháy tự động thì khác). Như vậy thiệt hại do đám cháy+với việc nước làm ướt trần giả có thể làm bạn phải khắc phục hậu quả khá tốn kém. Nếu bạn lắp đặt đầu báo khói trên trần giả, đặt làm 1 zone của hệ thống, khi có khói (tức là chưa xuất hiện đám cháy nhé), khu vực cháy sẽ được hiển thị, bạn có thể xác định được vị trí nguy hiểm, dễ dàng tháo trần giả ra và xử lý. Để đầu báo khói có thể xác định được sớm hơn, bạn có thể tăng độ nhạy của đầu báo khói lên. Ở 1 số văn phòng, người ta để độ nhạy của đầu báo cao quá, nên đôi khi chỉ cần hút thuốc thì trung tâm kêu inh ỏi.
Vấn đề còn lại thì mình không có phản biện gì cả. Trên đây chỉ là quan điểm riêng của mình, rất vui được bạn góp ý
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

thanks bạn!!! bài viết của mình bao gồm tất cả các ý kiến của nhiều bạn, nhưng mình chỉ nêu ý kiến của bạn làm điển hình để phản biện. Mình vẫn còn rất nhiều ý kiến, và một tí xíu kiến thức về việc thiết kế các hệ thống cấp thoát nước và PCCC cho các loại công trình, từ hiện đại đến đơn giản, nhà văn phòng, cao ốc phức hợp, trung tâm thương mại, nhà xưởng sản xuất từ thực phẩm chức năng, dược phẩm đông y, tây y, bệnh viện, ... chung cư....từ thủ công đến BMS-hệ thống thông minh cho tòa nhà. ...... nhưng không biết phải chia sẻ từ đâu và thật sự không biết mình sai hay đúng chỗ nào nữa ??? vì thật lòng mà nói. Mình có mối quan hệ khá tốt nên việc hồ sơ xin phép đều chưa gặp khó khăn nào ? Nếu các bạn có nhiều ý kiến xin vui lòng nêu ra đây. chúng ta cùng nhau thảo luận nhé.
- Theo việc chia zone, lắp đặt đầu báo như thế nào cho hợp lý : bạn nói rất đúng, không chỉ cho nhà văn phòng hoặc chung cư là khắc phục hậu quả tốn kém như bạn nói đâu, Ví dụ điển hình cho nhà xưởng sản xuất dược phẩm cấp độ A-B, thì hậu quả đó còn cực kỳ thiệt hại. Nếu bạn không chia zone hợp lý, bố trí lắp đặt các đầu báo và hệ thống kiểm soát hợp lý thì hậu quả khôn lường. Tuy nhiên ông bà ta có nói : " không có lửa làm sao có khói", Mình không đồng ý vói bạn về việc nhận được tín hiệu báo khói từ trung tâm, xác định khu vực nguy hiểm ( có khói mà chưa có lửa như bạn nói) - điều động nhân viên đến vị trí - mang theo dụng cụ để tháo trần ( nếu trần thạch cao trong các cao ốc khoảng 3-4 người khiêng 1 tấm thì sao nhỉ, ...) hoặc chui vào cửa thao tác của trần rồi mang dụng cụ chữa cháy lên khu vực trần ( chiều cao thông thủy thông thường từ 500-700cm) - vừa bò vừa xách bình chữa cháy hay làm sao nhỉ ? có ai có ý kiến gì hay hơn không ?
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Xin lổi các bạn theo mình thực sự khi chúng ta đăng ký vào diển đàn là mục đích cùng chia sẻ trau dồi và học hỏi thêm những kiến thức về PCCC.
Còn ý kiến của bạn Kiet_Xu thì mình thấy có vẻ ko hợp lý cho lắm vì thực sự khi lắp đặt một hệ thống CC và BC cho các công trình Báo cháy theo địa chỉ mình có thể nhanh chóng biết đc khu vực cháy để chửa cháy nhưng với những cao óc khi chờ nhân viên đến đc địa chỉ cháy để dập lửa thì liệu có kip thời gian ko, còn chưa kể đến ban đêm khi ko có đầy đủ người để kịp chửa cháy thì việc tốn kém đầu tư vào hệ thống như vậy có tốn kém hơn so với việc nếu xảy ra cháy lớn. Nói chung là phòng bệnh hơn chửa bệnh.
Nếu ý kiến của mình có gì chưa đúng anh em bổ sung nha.

Thanks and Regard
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

thanks bạn!!! bài viết của mình bao gồm tất cả các ý kiến của nhiều bạn, nhưng mình chỉ nêu ý kiến của bạn làm điển hình để phản biện. Mình vẫn còn rất nhiều ý kiến, và một tí xíu kiến thức về việc thiết kế các hệ thống cấp thoát nước và PCCC cho các loại công trình, từ hiện đại đến đơn giản, nhà văn phòng, cao ốc phức hợp, trung tâm thương mại, nhà xưởng sản xuất từ thực phẩm chức năng, dược phẩm đông y, tây y, bệnh viện, ... chung cư....từ thủ công đến BMS-hệ thống thông minh cho tòa nhà. ...... nhưng không biết phải chia sẻ từ đâu và thật sự không biết mình sai hay đúng chỗ nào nữa ??? vì thật lòng mà nói. Mình có mối quan hệ khá tốt nên việc hồ sơ xin phép đều chưa gặp khó khăn nào ? Nếu các bạn có nhiều ý kiến xin vui lòng nêu ra đây. chúng ta cùng nhau thảo luận nhé.
- Theo việc chia zone, lắp đặt đầu báo như thế nào cho hợp lý : bạn nói rất đúng, không chỉ cho nhà văn phòng hoặc chung cư là khắc phục hậu quả tốn kém như bạn nói đâu, Ví dụ điển hình cho nhà xưởng sản xuất dược phẩm cấp độ A-B, thì hậu quả đó còn cực kỳ thiệt hại. Nếu bạn không chia zone hợp lý, bố trí lắp đặt các đầu báo và hệ thống kiểm soát hợp lý thì hậu quả khôn lường. Tuy nhiên ông bà ta có nói : " không có lửa làm sao có khói", Mình không đồng ý vói bạn về việc nhận được tín hiệu báo khói từ trung tâm, xác định khu vực nguy hiểm ( có khói mà chưa có lửa như bạn nói) - điều động nhân viên đến vị trí - mang theo dụng cụ để tháo trần ( nếu trần thạch cao trong các cao ốc khoảng 3-4 người khiêng 1 tấm thì sao nhỉ, ...) hoặc chui vào cửa thao tác của trần rồi mang dụng cụ chữa cháy lên khu vực trần ( chiều cao thông thủy thông thường từ 500-700cm) - vừa bò vừa xách bình chữa cháy hay làm sao nhỉ ? có ai có ý kiến gì hay hơn không ?

Quả thật trần giả là nơi rất khó nói! Cái ổ dễ cháy trần giả, nơi mà rất nhiêu hệ thống kỹ thuật đi qua. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này chính là tạo một tầng kỹ thuật riêng. Điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí đầu tư! Tuy vậy không phải là không có công trình làm điều này! Còn với công trình dùng trần giả thì nói chung rất khó! Nói chung là cái gì đã khó thì giải quyết cũng cực kỳ khó! Bạn thấy như vụ cháy ở sân bay Tân Sơn Nhất, xuất phát từ chập điện trên trần giả mà ra đó!
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Mong rằng đã đóng góp cho mọi người 1 câu hỏi hay. Nhưng e vẫn chưa tìm thấy được câu trả lời cho câu hỏi của e. VD như là trần giả cao bao nhiêu thì bắt buộc phải thiết kế hệ thống có đầu quay lên trên (Hệ quay xuống thì nghiễm nhiên là phải có rồi). Ý e là có cơ sở nào cho việc thiết kế việc quay đầu lên ấy!!!
Thank!!
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Mong rằng đã đóng góp cho mọi người 1 câu hỏi hay. Nhưng e vẫn chưa tìm thấy được câu trả lời cho câu hỏi của e. VD như là trần giả cao bao nhiêu thì bắt buộc phải thiết kế hệ thống có đầu quay lên trên (Hệ quay xuống thì nghiễm nhiên là phải có rồi). Ý e là có cơ sở nào cho việc thiết kế việc quay đầu lên ấy!!!
Thank!!

Không có quy định nào bắt buộc cả: Việc thiết kế hệ thống quay lên hay quay xuống đó là do quan điểm thiết kế.
Theo quan điểm của tôi thiết kế thì nếu chỉ thiết kế cho hệ thống hướng xuống thì không gian ở trên trần sẽ chữa cháy ra sao? trong khi chúng ta vẫn xác định nguy cơ cháy, không gian bố trí đầu phun mà không để ý rằng khi có trần thì xác định nguy các đám cháy ở trên trần hay dưới trần ra sao? xin thưa là nguy cơ cháy như nhau.
Vì việc phân chia 2 không gian bởi trần giả không thể bố trí hết khả năng chữa cháy chung cho 2 không gian vì vậy ta phải thiết kế 2 loại đầu Upright và pendent. Đảm bảo mức độ chữa cháy được bao phủ toàn bộ trong không gian của phòng.
Về đặc tính kỹ thuật thì 2 loại đầu phun này khi hoạt động thì có mô hình phun nước giống nhau. Nhưng về cấu tạo là hoàn toàn khác nhau. không thể dùng chung 1 loại cho cả 2 hệ đâu nhé.
Về tính toán thủy lực thì chung một hệ thống cần lựa chọn đám cháy số lượng đầu phun theo nguy cơ cháy và kiểm tra chế độ thủy lực tình thường.
Mình có mấy ý kiến đóng góp vậy thôi. Có điều gì mới xin được học hỏi từ các bác. thanks
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

hehe,xom tụ quá,e cũng ham hố tí.
công trình e đang làm ở nha trang(40 tầng),thì chỉ có tầng hầm,k có trần giả thì sp quay lên(cái nì chắc ở đâu cũng zị),còn lại khu ksan và căn hộ thì bố trí quay xúng và quay ngang(âm tường),em thì chưa làm cái sp nào quay lên mà trên trần giả cả nên k dám bàn,pác nào làm ùi thì cse ae cùng bàn luận(vd: cách lắp đặt,ktra,bảo dưỡng,không gian bao nhiu thì lắp dc..).Theo e nghĩ thì hệ thống sp quay ngang nó cũng đã 1 phần CC trên trần ùi.Theo như chỗ e,1 phòng có 2 sp,1 quay xúng,1 quay ngang,phòng có cc liên tường,cộng với hệ thống CC hành lang,tủ chống cháy cộng thêm 4 cái bình C02 to đùng e nghĩ chắc khi cháy nước nó ngập tràn lang lun quá;;)
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Chào mọi người,
Khi lắp đầu sprinkler phải đảm bảo khoảng cách từ đầu đến trần trong một khoảng nhất định, không được quá xa (thông thường là không được >300mm). Nếu quá xa thì thời gian đáp ứng của đầu sprinkler se không còn đúng như thiết kế (phần này các bạn nên xem kỹ trong NFPA 13, bản thân mình lâu không sử dụng nên kiến thức bi rơi rụng hết rồi, hi hi ). Ở những nơi không có trần giả (la phông) thì lắp đầu quay xuống đảm bảo được khoảng cách trên là rất khó vì vướng đà, kèo tùm lum hết, ống đi dưới đà kèo thì không đảm bảo khoảng cách, mà ống lượn lên lượn xuống nhiều quá cũng không tốt, vì vậy lắp đầu quay lên tốt hơn nhiều, he he. Còn những nơi có trần giả thì không thành vần đề, hi hi.

Việc thiết kế bao nhiêu lớp sprinkler theo kiến trúc (lớp trên trần giả, dưới trần giả, dưới sàn giả) thì ngoài quy định của tiêu chuẩn thì người kỹ sư còn suy tính đến nguy cơ, các mối nguy hiểm tiềm ẩn... cái này thì cần được họp hành cân nhắc kỹ cùng tất cả các bộ phận, ví dụ dụ như điện, HVAC, IT, ... để xác định nguyên nhân tiềm ẩn rồi quyết định nên thiết kế như thế nào.
 
Back
Bên trên