Thảo luận Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

VuM&E

Thành Viên [LV 1]
Chào các ACE M&E,
Tôi tên Vũ, hiện nay tôi phụ trách tư vấn hệ thống thoại và mạng cho các dự án M&E thuộc gói điện nhẹ. Các ACE có gì thắt mắc thì post lên nhé, mình sẽ cùng thảo luận vấn đề này.

Nếu Anh em nào có dự án nào cần mình hỗ trợ lên dự toán hay làm bài thầu thì email cho mình nhé:làm miễn phí

[email protected]

B-)B-)B-)B-)B-)B-)B-)B-)
 
mình giới thiệu chút về các giải pháp 1:MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHO TOÀ NHÀ TỔNG QUA

1. Mô hình kết nối cáp:
a) Mô hình quản trị tập trung:
Tên gốc là Centralized Network Administration (CNA). Theo mô hình này, các máy chủ cùng tất cả các thiết bị kết nối và chuyển mạch đều được tập trung về một chỗ, thông thường là trong một phòng riêng gọi là phòng đặt thiết bị (Equipment Room). Các đường truyền nối giữa các thiết bị và các máy chủ chỉ đi nội bộ trong phòng này, hoặc chỉ trong một kệ treo thiết bị, còn tất cả các đường kết nối từ phòng này đi ra đều trực tiếp đến thẳng các máy tính.

Hình 2.1.1-1. 2.1.1-1.JPGMô Hình Quản Trị Tập Trung
Ưu điểm của mô hình này là rất dễ dàng cho nhân viên quản trị mạng sau này trong việc kiểm tra, bảo trì, hay xử lý sự cố cho hệ thống. Trong hầu hết các trường hợp hệ thống mạng chỉ gói gọn trong một tòa nhà, mô hình này là một lựa chọn tối ưu cho dù khuyết điểm của nó là tốn rất nhiều cáp. Nhưng theo các tiêu chuẩn hiện hành (trong đó có TIA/EIA-568), đường truyền cáp trục ngang (horizontal cabling - đường cáp nối đến các máy trạm) dài nhất là 100 m, cho dù môi trường truyền là gì, nên mô hình này chỉ áp dụng được cho các hệ thống có quy mô địa lý khá nhỏ, thông thường chỉ trong một tòa nhà.
b) Mô hình quản trị phân tán:
Tên gốc là Distributed Network Administration (DNA). Ở đây, ta không chỉ có một mà có nhiều nơi đặt thiết bị, mỗi nơi chịu trách nhiệm cho một khu vực nhất định (chẳng hạn như một tầng trong một tòa nhà, hoặc một tòa nhà trong khu trường sở…), và sẽ có đường kết nối trục chính (backbone cabling) kết nối các khu vực này lại với nhau.

Hình 2.1.2-1.2.1.2-1.JPG Mô Hình Quản Trị Phân Tán
Mô hình này gần như là giải pháp duy nhất cho các mạng nội bộ có diện tích khá rộng, chẳng hạn như trải đều trong hai tòa nhà khác nhau, hoặc trong một tòa nhà gồm nhiều tầng. Việc hiện thực mô hình này ít tốn cáp, do các đường kết nối các máy trạm ở một khu vực chỉ cần tập trung ở một điểm trong khu vực đó, và hai khu vực ở xa nhau chỉ cần nối với nhau qua một đường cáp. Tuy vậy, khuyết điểm lớn nhất của mô hình này vẫn là khó quản trị. Việc đặt thiết bị ở quá nhiều chỗ ngoài tầm kiểm soát của quản trị viên, nếu không có phòng riêng sẽ rất nguy hiểm nếu có ai đó “táy máy”, hoặc người sử dụng mạng có thể sẽ tự giải quyết sự cố ở trạm làm việc của mình bằng cách tự thay đổi cấu hình các thiết bị. Ngoài ra, khi cần bảo trì hoặc có sự cố xảy ra, người quản trị hoặc nhân viên bảo trì sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc di chuyển qua lại giữa các khu vực đặt thiết bị.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

2. Mô hình kết nối thiết bị chủ động:
a) Mô hình kết nối dạng chuỗi:
Đây là mô hình cơ bản và đơn giản dùng kết nối các thiết bị chuyển mạch. Tuần tự sẽ có từng đường kết nối từ thiết bị thứ nhất đến thiết bị thứ hai, từ thiết bị thứ hai đến thiết bị thứ ba…
Hình 2.2.1-12.2.1.1.JPG. Mô Hình Kết Nối Dạng Chuỗi
Ưu điểm của kiểu kết nối dạng daisy chain là rất tiết kiệm cáp trong trường hợp vị trí các thiết bị tương đối thẳng hàng, và không tốn thêm thiết bị trung tâm. Nhưng kiểu kết nối này chỉ có thể áp dụng với các hệ thống nhỏ, ít máy trạm và thiết bị, và rất dễ xảy ra tình trạng nghẽn mạch do hiệu ứng “thắt cổ chai”. Theo chuỗi kết nối, các máy trạm cắm vào thiết bị thứ n muốn truy cập vào các máy trạm cắm vào thiết bị thứ nhất phải lần lượt qua các đường truyền đến thiết bị thứ n-1, n-2, …, thiết bị thứ hai rồi mới đến thiết bị thứ nhất, do đó các đường kết nối đến và đi từ Phòng Vi tính Trung tâm sẽ có tải rất nặng so với các đường khác. Trường hợp thiết bị chuyển mạch của Phòng Vi tính Trung tâm nằm ở đầu mút chuỗi, rất có thể đường kết nối đi thiết bị khác sẽ bị quá tải thường xuyên, làm giảm hiệu suất của toàn hệ thống.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

b) Mô hình kết nối qua thiết bị trung tâm:
Trong mô hình này, tất cả các thiết bị chuyển mạch cho các máy trạm đều có đường truyền trực tiếp về thiết bị chuyển mạch trung tâm. Do đó, khi các máy trạm cắm vào một thiết bị nào đó muốn liên lạc với các máy trạm khác cắm vào một thiết bị khác bất kỳ, đều phải đi qua những bước bằng nhau và gần như tối thiểu thông qua thiết bị trung tâm, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạch.
Hình 2.2.2-12.2.1.2.JPG. Mô Hình Kết Nối Qua Thiết Bị Trung Tâm
Việc áp dụng mô hình này trên thực tế rất tốn cáp, vì ta phải tập trung tất cả các đầu cáp nối từ các thiết bị về một chỗ. Trường hợp xấu nhất là các thiết bị nằm tương đối thẳng hàng và thiết bị chuyển mạch trung tâm nằm ở đầu đường thẳng đó. Dù vậy, ta có thể dùng mô hình này để giải quyết hầu hết các khuyết điểm của mô hình kết nối chuỗi với điều kiện phải lựa chọn thiết bị chuyển mạch trung tâm (chỉ một thiết bị) có tốc độ khung khá lớn, tùy thuộc kích cỡ của hệ thống mạng. Ngoài ra, nếu các thiết bị chuyển mạch nằm rải rác đều trong một mặt bằng, và thiết bị chuyển mạch trung tâm nằm tương đối ở giữa mặt bằng đó, thì lượng cáp cần dùng để nối các thiết bị theo mô hình này cũng chỉ xấp xỉ bằng lượng cáp cần dùng để kết nối theo mô hình kết nối chuỗi.
Trong trường hợp áp dụng cho hệ thống mạng quá lớn, hoặc có phát sinh sau khi đã lắp đặt xong hệ thống, ta có thể phát triển tiếp mô hình kết nối qua thiết bị trung tâm thành mô hình kết nối dạng cây. Lúc đó, thiết bị chuyển mạch trung tâm sẽ là gốc kết nối các thiết bị trung tâm cấp dưới, và số lượng máy trên lý thuyết có thể tăng theo cấp số nhân.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

3. Các thành phần của hệ thống kết nối cáp:
Chuẩn cơ bản quy định cấu trúc liên kết cho hệ thống kết nối cáp viễn thông là cấu trúc liên kết hình sao (star topology)2.2.1.3.JPG

Main Cross connect (MC)/Campus Distributor (CD) là mức kết nối đầu tiên của trục chính giữa cáp ngoài vào và cáp đến các phòng thiết bị. Nó là mức cao nhất trong ba mức kết nối, nó được đặt ở vị trí trung tâm trong toà nhà.
Intermediate Cross connect (IC)/Building Distributor (BD) là mức kết nối giữa mức một và mức hai của kết nối trục. Nếu ít hơn ba mức thì kết nối trục có thể đi trực tiếp từ MC/CD đến thẳng HC/FD. IC/BD chỉ cần khi toà nhà đủ lớn hoặc khoảng cách kết nối cáp đủ lớn mà toà nhà không thể phục vụ đến vị trí đó.
Horizontal Cross connect (HC)/Floor Distributor (FD) là kết nối cáp ngang và cáp trục.
Hệ thống kết nối cáp chuẩn có 7 thành phần sau:
- Work Area (khu vực làm việc)
- Horizontal Cabling (cáp ngang)
- Telecommunication Room (phòng viễn thông)
- Backbone Cabling (cáp trục)
- Equipment Room (phòng thiết bị)
- Entrance Facility (phòng chuyển đổi cáp giữa bên ngoài và bên trong toà nhà)
- Administration (việc quản trị)2.2.1.4.JPG

Work Area là không gian trong trong toà nhà nơi mà người sở hữu làm việc với các thiết bị viễn thông.
Cáp ngang là sợi cáp kết nối HC/FD đến ổ cắm tại khu vực làm việc.
Chức năng chính của Telecommunications Closet là chứa HC/FD, ngoài ra nó còn chứa điểm truyền giữa kết nối cáp ngang và cáp trục, thiết bị viễn thông2.2.1.5.JPG.
Cáp trục gồm có cáp trục trong và cáp trục ngoài toà nhà.
Cáp trục ngoài toà nhà được kết nối giữa các MC/CD.
Cáp trục nằm bên trong các toà nhà kết nối giữa MC/CD với các HC/FD hoặc IC/BD.2.2.1.6.JPG
Phòng chứa thiết bị chứa các kết nối phân phối, kết nối phần cứng, các thiết bảo vệ, tiếp đất và liên kế …2.2.1.7.JPG
Entrance Facility bao gồm các dịch vụ viễn thông đi vào building xuyên qua tường vào trong phòng Entrance. Nó có thể chứa các đường dẫn liên kết với các toà nhà khác.
Administration không phải là một yếu tố vật lý của cơ sở hạ tầng viễn thông nhưng nó giữ các bản tin của tất cả các yếu tố khác và họ đã thực thi nó như thế nào trong hạ tầng đó. Nó cũng là phương thức quản trị bằng cách dán nhãn tất cả các yếu tố để nhận dạng.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

4. Phân phối không gian và vị trí:
a) Vị trí của ổ cắm viễn thông:
Vị trí của ổ cắm viễn thông được đặt trong toà nhà theo sơ đồ của khách hàng, theo ý của khách hàng hay theo ý của người thiết kế.
- Tối thiểu một vị trí cho một ổ cắm viễn thông sẽ cài đặt trên work area, sẽ khó khăn để thêm một ổ cắm viễn thông sau này khi đó người ta cho nó hai vị trí ổ cắm viễn thông trên work area.
- Ổ cắm viễn thông nên được đặt cách ổ điện khoảng 1m.2.2.1.8.JPG

Trong trường hợp nào thì cũng phải nghĩ đến khoảng cách tối đa 90m từ ổ cắm viễn thông đến HC/FD trong phòng viễn thông, khoảng cách này được cân nhắc theo đường thẳng và góc 90o.
b) Vị trí phòng viễn thông:
Theo tiêu chuẩn sẽ có tối thiểu 1 phòng viễn thông trên 1 tầng, 1 phòng viễn thông đơn sẽ phục vụ tối đa 1000m2.
Phòng viễn thông sẽ được đặt gần với vị trí trung tâm của khu vực được phục vụ, sự sắp xếp dựa trên sơ đồ và cấu trúc toàn bộ toà nhà, số lượng phòng mà khách hàng cho phép và vị trí của khu vực làm việc được phục vụ.2.2.1.9.JPG

Về phương diện môi trường, ví trí lý tưởng cho phòng viễn thông là nơi thông suốt nhưng tách xa nơi ẩm ướt, bụi bặm và những hoá chất khác có thể làm hư hại đến phần cứng của mạng.
Những nhu cầu cần cho một phòng viễn thông là: kích thước phòng, khoảng cách, sức tải của tầng, đường dẫn vào phòng viễn thông, bảo mật, chống cháy, môi trường điều khiển, ánh sáng, nguồn điện, cấu trúc vật lý, chống ô nhiễm, tiếp đất.
c) Vị trí phòng thiết bị:
Sự sắp đặt phòng thiết bị là rất quan trọng trong sơ đồ của hạ tầng viễn thông.2.2.2.0.JPG
Phòng thiết bị nên đặt gần đường dẫn trục và ở trung tâm của của toà nhà, tránh những vị trí giới hạn mở rộng như: vách tường, cầu thang máy,…
Những nhu cầu cần cho một phòng thiết bị là: kích thước phòng, khoảng cách, sức tải của tầng, đường dẫn vào phòng thiết bị, bảo mật, chống cháy, môi trường điều khiển, ánh sáng, nguồn điện, cấu trúc vật lý, chống ô nhiễm, tiếp đất, thấm nước, nhiễu điện từ, tiếng ồn.
5. Hệ thống cáp ngang và đường dẫn:
Hệ thống cáp ngang chạy từ ổ cắm viễn thông đến HC/FD trong phòng viễn thông. Nó bao gồm các thành phần như: cáp ngang, HC/FD, ổ cắm viễn thông và dây nhảy trong phòng viễn thông.
Điểm kết nối phải đặt trong patch panel hoặc cross-connect block.2.2.2.1.JPG

HC đặc thù chứa số lượng lớn nhất của những sợi cáp riêng lẻ trong toà nhà. Thời gian, sự nỗ lực, kỹ năng và chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi có thể vô cùng cao. Vì vậy, những nhân tố này phải được cân nhắc trong suốt thời kì thiết kế chúng.
HC được mô phỏng theo cấu trúc hình sao, nó chỉ chứa một điểm truyền (transition point)
Mỗi work area tối thiểu phải có hai ổ cắm viễn thông: 1 ổ cắm thoại và 1 ổ cắm mạng.
Một ổ cắm viễn thông được hỗ trợ tối thiểu một trong những môi trường truyền dưới đây:
- 4 pair 100Ω/120Ω UTP hoặc ScTP
- 2 pair 150 Ω STP-A
- 2 fiber 62.5/125µm/50/125µm
Môi trường truyền được chọn theo nhu cầu băng thông cho ứng dụng mà nó sẽ được tải:
- Category 3, 24 AWG, 100Ω (120Ω ISO) UTP – up to 16MHz
- Category 5, 24 AWG, 100Ω (120Ω ISO) UTP – up to 100MHz
- Category 6, 23 AWG, 100Ω (120Ω ISO) UTP – up to 250MHz
- 150Ω STP, kiểu 1A – up to 300MHz
- 62.5/125µm multi-mode fiber (50/125µmISO) – up to 500MHz
Vài thông số cho các kiểu môi trường truyền:

Kiểu Media Cấu trúc sợi Băng thông Kiểu connector
100Ω/120Ω
CAT 3 UTP 24 AWG Solid
(patch – stranded) Up to
16 MHz 8-Position
IDC
100Ω/120Ω
CAT 5 UTP 24 AWG Solid
(patch – stranded) Up to
100 MHz 8-Position
IDC
150 STP-A 22 AWG Solid
(patch – 26 AWG stranded) Up to
300 MHz 4-Position
Data
OPTICAL
FIBER 62.5/125
Multi-mode Up to
500 MHz-km Duplex
568SC
50/125
Multi-mode SC-D

Kiểu network Tín hiệu băng thông Số lượng cặp cáp Media tối thiểu
10 BASE-T 10 MHz 2 CAT 3
Token Ring 4 MHz/16 MHz 2 CAT 3
100 BASE-TX 31.25 MHz 2 CAT 5
155 Mbps ATM 77.5 MHz 2 CAT 5
1000 BASE-T 62.5 MHz 4 CAT 5?
1.2 Gbps ATM ? ? ?


2.2.2.2.JPG
Khoảng cách tối đa của cáp ngang giữa HC/FD với ổ cắm viễn thông là 90m (không phụ thuộc vào kiểu cáp).
Chiều dài tối đa cho dây nhảy trong phòng viễn thông là 6m.
Chiều dài tối đa cho dây nhảy ở khu vực làm việc là 3m.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

6. Hệ thống cáp trục và đường dẫn:
Hệ thống cáp trục cung cấp những kết nối giữa các phòng viễn thông, IC/BD và MC/CD, phòng thiết bị, và giữa các toà nhà. Nó gồm có cáp, IC, MC, …
Cáp trục có thể là intrabuilding/building backbone (dùng trong một toà nhà) hay interbuilding/campus backbone (giữa các toà nhà với nhau)


2.2.2.3.JPG
Kết nối cáp trục phải là cấu trúc hình sao có thứ bậc, có 3 thiết kế quan trọng sau đây:
- Có không quá 2 mức đấu nối chéo trong kết nối cáp trục.
- Có không quá 1 mức đấu nối chéo có thể đi qua từ HC đến MC.
- Kết nối trong giữa 2 HC bất kì sẽ không xuyên qua hơn 3 đấu nối chéo.
Môi trường truyền cho cáp trục cũng giống như cáp ngang. Ngoài cáp đồng cho những khoảng cách dưới 100m còn có cáp quang cho những khoảng cách lớn hơn.
Cáp quang cung cấp sự chọn lựa đa dạng, nhưng phổ biến nhất là cáp quang multimode.
Lựa chọn môi trường truyền và kết nối trục:

Kiểu Media Cấu trúc sợi Băng thông Kiểu connector
100Ω/120Ω
CAT 3 UTP 24 AWG Solid
(patch – stranded) Up to
16 MHz 8-Position
IDC
100Ω/120Ω
CAT 5 UTP 24 AWG Solid
(patch – stranded) Up to
100 MHz 8-Position
IDC
150 STP-A 22 AWG Solid
(patch – 26 AWG stranded) Up to
300 MHz 4-Position
Data
OPTICAL
FIBER 62.5/125
Multi-mode Up to
500 MHz-km Duplex
568SC
Singlemode Up to
500 MHz-km+ Duplex
568SC
50/125
Multi-mode SC-D

Khoảng cách cáp trục:2.2.2.4.JPG


MEDIA A B C
UTP voice 800m/2624ft 500m/1640ft 300m/984ft
UTP data 90m/295ft
STP-A 90m/295ft
Multimode Fiber 2000m/6560ft 500m/1640ft 1500m/4920ft
Singlemode Fiber 3000m/9840ft 500m/1640ft 2500m/8200ft
Không có một tính toán chính xác nào cho số cáp trục, nhưng có một quy tắc bất thành văn là: 2 fiber, thêm 2 dự phòng, trên 50 người sử dụng trong 1 mạng đơn đơn giản.
Số lượng cáp trục có thể thay đổi theo nhu cầu hiện tại, tương lai, mức độ dư thừa, kiểu của thiết bị hay ứng dụng đang chạy.
Chiều dài cáp quang và băng thông:

Kiểu Fiber Network Platform Băng Thông-Km
(850nm/1300nm) Chiều dài tối đa
(850nm/1300nm)
62.5/125m 10/100 BASE-T/155 Mbps ATM 160/500 2000m/2000m
622 Mbps ATM 160/500 300m/500m
1000 BASE-T/1.2 Gbps ATM 160/500 220m/550m
2.5 Gbps ATM 160/500 100m/300m
50/125m 10/100 BASE-T/155 Mbps ATM 500/500 2000m/2000m
622 Mbps ATM 500/500 500m/2000m
1000 BASE-T/1.2 Gbps ATM 500/500 550m/550m
2.5 Gbps ATM 500/500 300m/300m
Kiểu Fiber Network Platform Băng Thông-Km
(1310nm/1550nm) Chiều dài tối đa
(1310nm/1550nm)
Singlemode All Platforms Virtually Unlimited 3000m/3000m

Đường đi của các cáp trục phải tách biệt nhau để giảm nhiễu.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

7. Hệ thống quản trị:
Lợi ích của việc dùng hệ thống quản trị này là làm tăng tuổi thọ của hệ thống được cài và giảm chi phí bảo trì hệ thống.
Hệ thống quản trị bao gồm những yếu tố được cung cấp:
- Các đường dẫn và kết nối cáp ngang.
- Các đường dẫn và kết nối cáp trục.
- Tiếp đất và liên kế.
- Không gian (vị trí).
- Vị trí dập lửa.
2.2.2.5.JPG
Hệ thống quản trị đặc trưng gồm những bản tin, báo cáo, bản vẽ và trình tự công việc.
Dựa vào kích thước của hệ thống mà ta có bốn lớp quản trị:
- Lớp 1 (small) một hệ thống được cung cấp bởi một phòng viễn thông đơn.
- Lớp 2 (medium) một hệ thống được cung cấp bởi nhiều phòng viễn thông trong một toà nhà đơn.
- Lớp 3 (large) một hệ thống chứa nhiều toà nhà trong một khu vực đơn.
- Lớp 4 (very large) một hệ thống chứa nhiều khu vực.
Identifier là một thông tin liên kết một yếu tố chỉ định trong cơ sở hạ tầng viễn thông với một bản tin tương ứng.
Mỗi một yếu tố trong cơ sở hạ tầng kết nối cần đến một identifier duy nhất.
Một số được mã hoá đơn giản để cung cấp thêm thông tin.
Bảng minh hoạ identifiers được nhóm bởi lớp:

Identifier Mô tả Identifier Lớp quản lý
1 2 3 4
fs Telecommunications space (TS) x x x x
fs-an Horizontal link x x x x
fs-TMBG Telecom main grounding busbar x x x x
fs-TGB Telecom grounding busbar x x x x
fs1/fs2-n Building backbone cable x x x
fs1/fs2-n.d Building backbone pair/optical fiber x x x
f-FSLn(h) Firestop location x x x
[b1-fs1]/[b2-fs2]-n Campus backbone cable x x
[b1-fs1]/[b2-fs2]-n.d Campus backbone pair/optical fiber x x
b Building x x
c Campus/Site x
Trong đó:
f = một con số xác định số tầng của một building
s = một kí tự xác định phòng viễn thông của tầng đó
a = một hoặc hai kí tự xác định vị trí một patch panel đơn hoặc một punch-down block
n = một con số xác định một sợi cáp đơn, một port trên patch panel hoặc 4-pair block
d = một con số xác nhận một cặp cáp đồng hoặc một sợi quang
h = một con số xác nhận thời gian (giờ) cháy của firestop
Record là sự thu thập thông tin gắn liền với một yếu của của cơ sở hạ tầng viễn thông và chứa dữ liệu tổng quát về yếu tố đã xác định.
Telecommunication records là nhu cầu tối thiểu về những thông tin của mỗi sợi cáp, không gian, đường dẫn, tiếp đất, phần cứng đầu cuối và vị trí được duy trì. Những record này được liên kết với tất cả các record có liên quan.
Để thực hiện được việc quản trị hệ thống thì cần phải có sự liên kết giữa các identifier với các record.
8. Kiểm tra và in kết quả:
Toàn bộ hệ thống sau khi thi công để được bảo hành hiệu suất thì cần phải được kiểm chứng thông qua máy đo đã đạt các tiêu chuẩn và thông số của Tổ chức tiêu chuẩn và các nhà sản xuất cáp hàng đầu đã chứng nhận.
Máy sẽ kiểm tra: loại cáp, kiểu đấu nối, các thông số NEXT, ACR, PSNEXT, ELFEXT, PSELFEXT, Return Loss, Insertion Loss, Wire Map, Resistance, Propagation Delay, Delay Skew, Impedance, chiều dài, … có đủ với tiêu chuẩn hay không.
9. Công nghệ truyền tải dữ liệu:
Để xây dựng hệ thống thống mới hoàn chỉnh, các lựa chọn dưới đây là các công nghệ đang có hiện nay:
- Fast Ethernet 100Base-TX (IEEE 802.3u): Hệ thống băng cơ sở tốc độ 100 Mbps trên cáp đồng đôi xoắn.
Điều kiện lắp đặt: Trong nhà.
Khoảng cách tối đa: 100m.
- Fast Ethernet 100Base-FX (IEEE 802.3u): Hệ thống băng cơ sở tốc độ 100 Mbps trên cáp sợi quang đa mốt.
Điều kiện lắp đặt: Trong nhà hoặc ngoài trời.
Khoảng cách tối đa: 2000m.
- Gigabit Ethernet 1000Base-T (IEEE 802.3ab): Hệ thống băng cơ sở tốc độ 1 Gbps trên cáp đồng đôi xoắn.
Điều kiện lắp đặt: Trong nhà.
Khoảng cách tối đa: 100m.
- Gigabit Ethernet 1000Base-SX (IEEE 802.3z): Hệ thống băng cơ sở tốc độ 1 Gbps trên cáp sợi quang mutilmode.
Điều kiện lắp đặt: Trong nhà hoặc ngoài trời.
Khoảng cách tối đa: 550m.
- Gigabit Ethernet 1000Base-LX (IEEE 802.3z): Hệ thống băng cơ sở tốc độ 1 Gbps trên cáp sợi quang singlemode.
Điều kiện lắp đặt: Trong nhà hoặc ngoài trời.
Khoảng cách tối đa: lên đến vài chục km.


A, hôm nay mình bận quá nên post chỉ được bấy nhiêu.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Hic lại thêm cái cần phải học, thanks bác nhiều. Nếu bác có thêm bản vẽ về mãng này thì tốt quá.
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

ái chà, hình như mình post bài thể loại này mà ít người quan tâm nhỉ.

các pác ủng hộ mình nhiều hơn đi, mình post thêm một số chủ đề hay hơn và thực tế hơn nữa. phần đầu chỉ là nền tảng thôi~X(~X(~X(~X(~X(~X(
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Tui ủng hộ bác nhiệt liệt luôn nè. Nhân tiện cho hỏi, làm sao mình có thể dự tính nhu cầu sử dụng của hệ tel/data trong tòa nhà được nhỉ (giống như tính toán tải bên hệ điện vậy)? ví dụ như 01 văn phòng cho thuê thì cần bảo nhiêu pair cho điện thoại là đủ?
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Tui ủng hộ bác nhiệt liệt luôn nè. Nhân tiện cho hỏi, làm sao mình có thể dự tính nhu cầu sử dụng của hệ tel/data trong tòa nhà được nhỉ (giống như tính toán tải bên hệ điện vậy)? ví dụ như 01 văn phòng cho thuê thì cần bảo nhiêu pair cho điện thoại là đủ?


để tính nhu cầu sử dụng tel và data trong 1 văn phòng cho thuê người ta sẽ căn cứ vào nhu cầu ở việt nam
ví dụ : chuẩn Iso/IEC hay TIA khuyến nghị thì 1 người sử dụng cần 1 diện tích là 10 m2 (1 thoại + 1 mạng và có thể có bạckup). nhưng ở Việt Nam thông thường người ta tính trên diện tích là 4/6/8 m2 / per ( không tính hành lan, thang máy...)

tuy nhiên cách tính đó là dùng cho công ty sử dụng vào thuê. còn đối với toà nhà thì tính như sau:
( vì người thuê sẽ tự đầu tư hệ thống thông tin của họ)

mình ví dụ cho dễ hình dung nhé

1 toà nhà có chiều dài 30m và chiều rộng là 20 m

có chiều cao 10 tầng và 1 tầng hầm. ( chiều cao mỗi tầng là 4 m)

vậy diện tích sàn là 600 m2/ 1 tầng


và thông thường 1 toà nhà được xây phải có tuổi thọ là 20 năm trở lên. do vậy hệ thống đi trong đó phải đáp ứng nhu cầu trong tương lai.( tránh tình trạng tái đầu tư-> sẽ tăng chi phí nhân công, thời gian, ....->$$$$$$)

tầng hầm làm chổ để xe : người sử dụng ở tầng Hầm là bảo vệ và các camera

giả sử có 2 bảo vệ-> cần 2 thoai-> cần 4 đôi dây ( 1 thoại dùng cáp 2 đôi)
giả sử có 2 camera sử dụng IP-> 2 mạng-> 2 sợi cáp mạng ( ví dụ cáp cat 6 AMP)

tầng trệt là:
- sãnh của toà nhà : 1 wireless-> 1 mạng
- văn phòng làm việc của toà nhà: ví dụ là 10 người là 10 mạng+ 10 thoại
- phòng kỹ thuật: bao gồm hệ thống quảng lý:
+ 1 tổng đài 4 CO ( trung kế và 20 ext) dùng cho bang quản lý toà nhà
+ MDF( main distribution frame) cross connect (cái này mình sẽ nói bên dưới)
+ hệ thống mạng cho bang quản lý toà nhà ( văn phòng làm viec cua toà nhà+ wireless cộng camera IP cho tầng hàm và 10 tầng còn lại(mỗi tầng 2 cái )
a) vậy hệ thống mạng gồm 23 node:voi cac thiet bi sau : 1 router , 1 switch 24 port, 1 pacth panel, 23 sợi dây nhảy 1 server cho data, 1server cho camera , 1 tủ rack 42 U chứa các thiết bị đó và những thứ cần thiết khác.

+ và các hệ thống khác.....

tầng 1 đến tầng 9 bao gồm:
+ camera 2 cái
+ do diện tích sàn là 600 m2, trừ đi các diện tích khác, giả sử diện tích cho thuê là 500 m2 sàn. và ở đây có 1 vấn đề.
khách hàng vào thuê có thể từ 50m2 đến 500 m2. do vậy tủ phân phối tầng phải đáp ứng tối đa 10 công ty thuê ( 50m2/1 cty)
khách thuê có thể sử dụng các dịch vụ khác nhau như FPT, VNPT, Viettel, SPT.... và có thể sữ dụng đường ADSL bằng cáp đồng hay FTTB là cáp quang (fiber to the building)
vậy tủ phân phối tầng phải đáp ứng vấn đề đó.
đồng :bình quân cho mỗi công ty sẽ sử dụng 4 line thoại + 1 or 2 ADSL + 1 fax-> sẽ cần 6 đôi, tránh tình trạng trong tương lai có khả năng sử dụng thêm các dịch vụ khác, vậy sẽ backup là 10 đôi.
về quang: dùng cáp quang SM(single mode vì từ nhà cung cấp kéo đến sẽ là cáp SM và có thể truyền tín hiệu đến 60 km). giả sử mỗi 1 công ty dùng 1 đường quang là 2 core vậy 10 công ty sẽ là 20 core quang ( có công ty sử dụng > 1 đường quang và có công ty không sử dụng). và trong tương lai người ta có thể sẽ sử dụng quang toàn bộ là quang vì hiện tại kim loại đồng đang trở nên khang hiếm và có giá thành đắt hơn sử dụng sợi quang.

vì vậy tủ phân phối tầng phải có 100 đôi cáp đồng và 2 sợi quang 12 core ( không có cáp quan 20 core, chỉ có 4,8,12,24,36,72,144). thiết bị cụ thể thì email cho mình nhé, mình lên dự toán dùm cho .

vậy cáp trục ( backbone) là cáp 100 đôi 1 sợi và cáp quang 12 core 2 sợi / mỗi tầng.

vậy 9 tầng sẽ là 900 đôi cáp đồng và 180 core quang đổ về MDF.

MDF sẽ là :
- Đồng: 1800 đôi: 900p coss 900p ( 900 cho toà nhà + 900 từ nhà cung cấp kéo đến. sau đó khách hàng thuê dịch vụ của nhà cung cấp nào sẽ đấu nhảy từ 900 này sang 900 kia, và không can thiệp vào hệ thống của toà nhà).
- Quang tương tự :
và đó là cách của mình thường tư vấn. Anh Chị em nào có ý kiến xin đóng góp vào nhé.

**** ở đây mình chưa thể miêu tả chi tiết vì khá nhiều giải pháp cho từng loại hình sử dụng khác nhau. và có nhiều thiết bị khác nhau. các bạn thấy sai sót thì command nhé.


vậy là xong 1 toà nhà. tuy nhiên trong thực tế chủ đầu tư của toà nhà thường lờ đi phần quang. nhưng trong tương lai họ sẽ phải đầu tư thêm.

Hiện nay các nhà cung cấp DV thường triển khai đầu tư miễn phí. Nhưng các bạn cũng biết mà. tiền nào của nấy.


có gì góp ý giúp mình. Vu
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Theo mình thì tính cáp đồng như thế là quá thừa. Bạn nên hiểu là nếu dự trù quá nhiều cáp thì phí đầu tư cũng khá cao và lãng phí. Đồng ý là mỗi công ty dự trù 10 đôi cáp đồng: 4 cho tel, 1 cho ADSL, 1 cho fax. Kết quả 1 công ty là 6 đôi cáp đồng, dự phòng thành 10 đôi.
Tuy nhiên 1 tầng lên thành 100 đôi là đã dư rồi. Không hẳn dự trù 10x10 = 100 đâu. Xét kỹ ra thì nhu cầu là 6x10=60, dự phòng 20% đôi nối nên số đôi cần là 6x10x1,2 = 72 đôi. Do đó ta phải chọn cáp tần là 100 đôi.
Khi về tủ MDF, số đôi cần cao nhất là 60x9 = 540 đôi. Ở đây chỉ cần dự phòng 10% phát triển thì số đôi dây nối tại MDF là: 540x1.1 = 594 đôi. Rõ ràng tại MDF ta chỉ nên chọn theo chẵn 100 nên bạn có thể chọn MDF có dung lượng 600 đôi là đủ rồi. Cáp nối vào tòa nhà là cáp 600 đôi là đủ rồi.
Tuy nhiên nếu với tòa nhà 20x30 m mà dự phòng 100 đôi cho 1 tầng cũng là khủng khiếp rồi. Cần lưu ý là 1 tòa nhà phải có hành lang và vệ sinh chiếm tới 20% diện tích nên diện tích văn phòng chỉ là 480m2. Ngoài ra, mỗi văn phòng nếu sắp sếp ổn định thì phải 10m2/1 người nên 1 tầng chỉ tối đa là 48 người thôi. Do đó nếu tính theo công ty thì chỉ có khoảng 4 công ty với số người lên đến 12 người. 1 công ty 12 người thì số đôi điện thoại cần dùng chỉ đến 3 là cao rồi. Thêm đôi ADSL và Fax thì 1 công ty là 5 đôi. Do đó 1 tầng chỉ cần 5x4 = 20 đôi. Dự phòng thì có thể dùng dây 30 đôi.
1 tầng 20 đôi nên 9 tầng chỉ cần 180 đôi và do đó ta có thể chọn 200 đôi dây cho tòa nhà này. Từ đây bạn sẽ thấy MDF chỉ cần 200 đôi là đủ rồi.
Nói chung bạn không nên tính toán điện thoại theo kiểu dự phòng cấp số nhân như thế, rất lãng phí đó!
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Theo mình thì tính cáp đồng như thế là quá thừa. Bạn nên hiểu là nếu dự trù quá nhiều cáp thì phí đầu tư cũng khá cao và lãng phí. Đồng ý là mỗi công ty dự trù 10 đôi cáp đồng: 4 cho tel, 1 cho ADSL, 1 cho fax. Kết quả 1 công ty là 6 đôi cáp đồng, dự phòng thành 10 đôi.
Tuy nhiên 1 tầng lên thành 100 đôi là đã dư rồi. Không hẳn dự trù 10x10 = 100 đâu. Xét kỹ ra thì nhu cầu là 6x10=60, dự phòng 20% đôi nối nên số đôi cần là 6x10x1,2 = 72 đôi. Do đó ta phải chọn cáp tần là 100 đôi.
Khi về tủ MDF, số đôi cần cao nhất là 60x9 = 540 đôi. Ở đây chỉ cần dự phòng 10% phát triển thì số đôi dây nối tại MDF là: 540x1.1 = 594 đôi. Rõ ràng tại MDF ta chỉ nên chọn theo chẵn 100 nên bạn có thể chọn MDF có dung lượng 600 đôi là đủ rồi. Cáp nối vào tòa nhà là cáp 600 đôi là đủ rồi.
Tuy nhiên nếu với tòa nhà 20x30 m mà dự phòng 100 đôi cho 1 tầng cũng là khủng khiếp rồi. Cần lưu ý là 1 tòa nhà phải có hành lang và vệ sinh chiếm tới 20% diện tích nên diện tích văn phòng chỉ là 480m2. Ngoài ra, mỗi văn phòng nếu sắp sếp ổn định thì phải 10m2/1 người nên 1 tầng chỉ tối đa là 48 người thôi. Do đó nếu tính theo công ty thì chỉ có khoảng 4 công ty với số người lên đến 12 người. 1 công ty 12 người thì số đôi điện thoại cần dùng chỉ đến 3 là cao rồi. Thêm đôi ADSL và Fax thì 1 công ty là 5 đôi. Do đó 1 tầng chỉ cần 5x4 = 20 đôi. Dự phòng thì có thể dùng dây 30 đôi.
1 tầng 20 đôi nên 9 tầng chỉ cần 180 đôi và do đó ta có thể chọn 200 đôi dây cho tòa nhà này. Từ đây bạn sẽ thấy MDF chỉ cần 200 đôi là đủ rồi.
Nói chung bạn không nên tính toán điện thoại theo kiểu dự phòng cấp số nhân như thế, rất lãng phí đó!


CHào bạn Dũng,
cảm ơn bạn đã góp ý.
Mình xin nêu một số ý kiến sau từ góp ý của bạn.

1
Bạn đã đồng ý bình quân mỗi 1 công ty nhỏ thường dùng khoản 5->6 đôi dây.

Nhưng trong tương lai thì sao, có thể họ sẽ dùng nhiều hơn. hay sẽ có dịch vụ mới chẳn hạng sẽ dùng những đôi dây dự phòng đó.ở đây mình có nhấn mạnh tuổi thọ của 1 toà nhà được xây lên là tối thiểu 20 năm. với công nghệ phát triển như hiện nay. bạn có nghĩ sẽ có những dịch vụ tương tự như Fax hay Tel.

2
10 đôi dây cho 1 công ty vừa và nhỏ đối với hiện tại có thể dư như bạn nói. nhưng đứng trên vai trò đầu tư. bạn phải dự phòng phát triển cho tương tai.
tránh tình trạng tái đầu tư.
Nếu như hôm nay bạn dùng đủ, 2-->5 năm sau có thể sẽ thiếu. vậy điều gì sảy ra khi đáp ứng của bạn không thể thoả mãng khách hàng.
bạn tái đầu tư:
- nhân công
- thời gian ( thay gì thời gian đó bạn cho thuê)
- tiền bạc ( cho vật liệu mới và trang trí lại)
.....

Hiện nay 1 toà nhà cho thuê được xây lên cạnh tranh rất nhiều:
- vi tri dia ly
- dịch vu trong toa nha và độ linh động của dịch vụ này.
- giá cả cho thuê

đất tại nội thành không nở ra. với bấy nhiêu đất chỉ có giới hạn cho 1 lượng toà nhà cụ thể.

chắc hẳng bạn cũng thấy có những toà nhà cho thuê với giá từ 15 usd -> 45 usd/m2. vậy bạn sẽ đầu tư loại toà nhà nào.


3.
Theo như mình biết hiện nay tại HCM. tiêu chuẩn mà bạn nói 10m2 /per có thể có nhưng sẽ rất ít người sử dụng.

thử tính. 10m2/per x 30 usd/m2/ tháng -> vậy chi phí cho 1 người ngồi làm việc trong 1 tháng là 300 usd / tháng. vậy 1 công ty 12 người là 3600 usd. chưa tính nhung chi phí khác: điên, nước, lạnh, bảo vệ, văn phòng phẩm, lương.........
vay chi phí sẽ là bao nhieu.

và là nhân viên như thế nào để có thể đầu tư như vậy. theo như mình biết. trung bình là 5->6 m2/per. một số noi còn là 4 m2.per.

đó là 1 số ý kiến của mình. bạn góp ý giúp
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Bạn VuM&E ạ!
Hình như bạn còn rất trẻ thì phải! Bạn cần phải nhìn nhận nhiều hơn về bài toán kinh tế! Chúng ta khi tư vấn cho người khác cũng vì bài toán kinh tế này thôi bạn ạ! Hãy nhìn vấn đề thoáng và thực tế hơn bạn ạ! Nếu không như thế thì mọi người sẽ không nhờ chúng ta tư vấn!
Chúc bạn nhiều may mắn!
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Đề tài này tôi thấy cũng khá hay và cũng muốn các bạn tranh luận nhiều hơn. Tuy nhiên bây giờ thì không ai post bài cả! Theo mình nó nên nằm ở mục "điện và điều khiển" để các bạn bên điện tham gia nhiều hơn!
Nối tiếp ý kiến với bạn VuM&E, tôi xin gởi một tham luận về PABX. Các bạn có thể hiểu tại sao chúng ta cần có thiết bị PABX không? Một công ty kinh doanh có tất cả 30 nhân viên và đều có thể gọi điện thoại ra ngoài bất cứ lúc nào. Vậy thì cấu hình tổng đài sẽ như thế nào? Đầu tiên, tổng đài phải có 30 máy nhánh. Vấn đề là số đường dây nối với bưu điện là bao nhiêu? Trong 1 công ty bất kỳ, cùng một lúc cứ 10 người thì sẽ có khoảng 3-4 người gọi ra ngoài. Như thế xác suất gọi ra ngoài sẽ đạt 30-40%. Tham khảo một số tiêu chuẩn như Mỹ thì gọi là hệ số erlang tức là xác suất gọi ra ngoài của 1 PABX. Hệ số erlang là 22%. Ở Việt nam, con số này mang tính kinh nghiệm hơn: từ 10-15%. Lý do của những con số này phần nhiều do tiết kiệm cước điện thoại mà ra. Tuy nhiên về lâu dài, cước thoại giảm xuống thì việc nới lỏng các hệ số erlang này là thực tế. Vì thế khi thiết kế, hệ số erlang phải đạt từ 30-40% là hợp lý. Vậy ta có thể chọn từ 9-12 số đường nối từ PABX với bưu điện cho 30 người của một công ty kinh doanh.
Kết quả là PABX có 10 CO lines, 30 External lines. MDF tại PABX phải nối được 10 CO lines và 30 External lines nên chọn lại có 50 đôi nối.
Với tòa nhà cho thuê văn phòng, các bạn có ý kiến về thiết kế thế nào? Rất mong nhận sự góp ý và trao đổi thêm. Diễn đàn là nơi trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp nên sự tranh luận là cần thiết và qua đó, kinh nghiệm sẽ tăng thêm!
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Chào bạn VuM&E, bạn có thể nói sâu hơn về mạng điện nhẹ (tel,data, truyền hình cáp) trong 1 chung cư được ko? Cám ơn
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Nhờ các bạn tư vấn về thiết kế hệ thống điện nhẹ (điện thoại ,internet,truyền hình cáp)cho tòa nhà
Diện tích là 1800 m2,
Số tầng là : 26 tầng
Từ tầng 1 tới tầng 3 thì làm siêu thị và văn phòng ,từ tầng 4 đến tầng 26 là khu dân cư mỗi tầng có 16 căn hộ .
bạn nào có bản vẽ về hệ thống điện nhẹ thì cho mình 1 bản để tham khảo .
Thank !
 
Ðề: Điện nhẹ-- hệ thống hạ tầng thông tin ( mạng/data+ Thoại/tel)

Nhờ các bạn tư vấn về thiết kế hệ thống điện nhẹ (điện thoại ,internet,truyền hình cáp)cho tòa nhà
Diện tích là 1800 m2,
Số tầng là : 26 tầng
Từ tầng 1 tới tầng 3 thì làm siêu thị và văn phòng ,từ tầng 4 đến tầng 26 là khu dân cư mỗi tầng có 16 căn hộ .
bạn nào có bản vẽ về hệ thống điện nhẹ thì cho mình 1 bản để tham khảo .
Thank !

Vấn đề của bạn thực ra là phân tích các dữ kiện và suy nghĩ xem phải dùng các thiết bị gì cho hệ thống của bạn mà thôi. Với hệ thống điện thoại, mạng cáp phải có tính phát triển được nhưng không được quá lãng phí, tăng giá đầu tư. Trong mục này tôi có nói về một số quan điểm để xây dựng phương pháp tính một mạng cáp viễn thông.
- với căn hộ, họ cần 1 đôi tel, 1 đôi ADSL, ngoài ra cũng cần dự phòng 2 đôi nữa phòng hờ, Vậy cáp kéo đến căn hộ là loại 4 đôi dây (thị trường có sẵn loại cáp này rồi nên có thể thiết kế cáp 4 đôi dây kéo đến căn hộ)
- 16 hộ 1 tầng, mỗi căn dùng 2 đôi dây nên dàn nối ở tầng phải nối được 32 đôi dây. Thực tế các phiến dấu dây chia làm 10 đôi 1 nên bạn có thể chọn hộp nối đến 5 phiến nhưng chỉ dùng 4 phiến nối thôi. Dây nối đến tủ này hiện có loại 50 đôi là phổ biến nên bạn cứ chọn loại dây 50 đôi nối cho từng tầng căn hộ (tất nhiên là chỉ nối 32 đôi dây thôi). về việc vì sao phải là dây 50 đôi thì cái này do tiêu chuẩn của cáp viễn thông. Với các loại cáp có nhiều đôi dây thì người ta sản xuất theo bó 10 đôi hay là bó 25 đôi tức số đôi dây trong một sợi cáp có thể là 10*n (loại này thường có là 10 đôi, 20 đôi, 30 đôi, 50 đôi, 100 đôi) hay 25*n (loại này thường bối n là số chẵn và thường là 50 đôi, 100 đôi, 200 đôi, 300 đôi, 600 đôi, 1200 đôi, 2400 đôi). Bạn có thể xem tiêu chuẩn về cáp sau TCN 68-132:1998 để hiểu thêm về cáp viễn thông.
- Về văn phòng tôi cũng có bài trình bày trong mục này rồi.
- Về siêu thị thì nhu cầu dùng điện thoại là thấp vì họ chỉ cần một vài số liên lạc ra ngoài thôi. Còn thì sẽ dùng tổng đài nội bộ để liên lạc cho tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nếu là từng gian hàng nhỏ thì cách tính sẽ tương tự như căn hộ tức là phải 1 đôi điện thoại và 1 đôi ADSL.
- Sau quá trình phân tích và tính toán như trên, bạn sẽ ra được tổng số đôi dây chính xác, như công trình của bạn mình đoán dùng khoảng 550 đôi dây. Dự phòng phát triển theo quy định của ngành viễn thôi là 20% tối đa, bạn sẽ phải cung cấp cho tòa nhà 660 đôi, như thế bạn phải dùng cáp kéo đến cho tòa nhà là 700 đôi hay 800 đôi.
Rõ ràng bạn sẽ thấy là nếu kéo sợi cáp 800 đôi to bằng cổ tay của bạn là bất tiện thì có thể dùng 1 luồng truyền dẫn nối trực tiếp đế tòa nhà của bạn, Sợi cáp luồng này chỉ lớn bằng đôi đũa ăn cơm thôi (cáp quang đó) nhưng đi kèm theo nó là các tín hiện chuyển đổi và 1 tổng đài mở rộng khoảng 1000 số phục vụ cho toàn tòa nhà (giải pháp này thường là Viettel hay VNPT hay SPT mới đủ chức năng thiết kế)
Hệ điện nhẹ nói thì tưởng đơn giản nhưng rất phức tạp vì nó là một ngành riêng, không phải là điện đâu bạn ạ! Vì thế khi thiết kế nó, bạn nên tham khảo ý kiến của các đơn vị cung cấp hay các đơn vị dịch vụ thì mới có một giải pháp tổng thể tương đối tốt.
 
Back
Bên trên