Thảo luận Hệ thống điều hoà VRV giải nhiệt nước

Bạn đã từng nghe tới hệ thống VRV giải nhiệt nước hay chưa?

Đây là một hệ thống ĐHKK đã được giới thiệu một vài năm gần đây. Nó có các ưu điểm của hệ thống điều hòa trung tâm chiller và cả hệ thống VRV như hiệu suất cao, diện tích lắp đặt gọn nhẹ, đơn giản trong vận hành.

Hệ thống này cực kỳ thích hợp cho các công trình tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn có quy mô trung bình.

Theo các bạn tại sao hệ thống này chưa phổ biến ở Việt Nam? Hãy để lại comment ở dưới bài viết này.

Video giới thiệu của Daikin về hệ thống này: https://youtu.be/0VbA64IwTaA
 
Bạn đã từng nghe tới hệ thống VRV giải nhiệt nước hay chưa?

Đây là một hệ thống ĐHKK đã được giới thiệu một vài năm gần đây. Nó có các ưu điểm của hệ thống điều hòa trung tâm chiller và cả hệ thống VRV như hiệu suất cao, diện tích lắp đặt gọn nhẹ, đơn giản trong vận hành.

Hệ thống này cực kỳ thích hợp cho các công trình tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn có quy mô trung bình.

Theo các bạn tại sao hệ thống này chưa phổ biến ở Việt Nam? Hãy để lại comment ở dưới bài viết này.

Video giới thiệu của Daikin về hệ thống này: https://youtu.be/0VbA64IwTaA
Mọi giải pháp Kỹ thuật đều có những Ưu và Nhược điểm riêng cố hữu của nó. HT VRV nước cũng vậy thôi. Theo mình lý do làm cản trở, hạn chế ứng dụng của HT này nằm ở chữ "nước", nghĩa là ở tại những nhược điểm của Nguyên lý Giải nhiệt bằng Chất tải lạnh nước. Có thể kể qua vài cái: - Làm tăng độ phức tạp, giảm độ tin cậy của HT do có thêm 1 mạch Lưu chất nước với những Thiết bị đòi hỏi hay phải Kiểm tra, chăm sóc như Bơm nước, Tháp nước giải nhiệt... - Tốn thêm Mặt bằng cho Thiết bị thuộc Phần nước như Bơm và Tháp giải nhiệt cũng như là Không gian bảo trì cho Bầu ngưng tụ. - Hiệu quả đầu tư và Sử dụng của loại hình Giải nhiệt bằng nước chỉ phát huy tốt đối với dải Công suất trung bình và cao. Trong khi đó, ở dải CS cao này thì mô hình Hệ ống gas Dàn trải trên Không gian rộng của VRV lại là không hợp lý về cả Chi phí lắp đặt, thi công cũng như là Độ tin cậy cũng như là cả Hạn chế, giới hạn về mặt Kỹ thuật. - Ngoài ra, việc ứng dụng Công nghệ Biến tần (là nền tảng của Máy VRV)vào Dải CS trung bình, và nhất là ở dải CS lớn, cho đến nay có vẻ vẫn chưa là phổ biến lắm do cả về Lý do Kỹ thuật (đỏi hỏi cả về Phối hợp Kỹ thuật (về cả Lạnh và Điện),lẫn Chi phí Đầu tư. Xin góp nhặt vài ý kiến Cá nhân, mong các Bạn đóng góp ạ.
 
Vì là mới nên chưa phổ biến là đúng rồi. Ngoài ra còn có các nguyên nhân:
- Giá thành.
- Độ tiện lợi quá trình vận hành.
- Tổn hao nước (tháp giải nhiệt)
 
Cám ơn các bạn đã có ý kiến bàn luận. Các ý kiến của các bạn ở trên là có cơ sở và có những ý rất đúng. Để đánh giá hiệu quả của một hệ thống thì cần nhiều yếu tố định lượng ( tính toán cụ thể các chi phí ) hơn là định tính. Mình sẽ tìm hiểu thêm về phần này cho 1 dự án cụ thể nào đó. Khi nào có kết quả so sánh với hệ thống VRV giải nhiệt gió thông thường mình sẽ chia sẻ.
 
Hệ thống VRV giải nhiệt nước thì đã có mặt từ rất lâu, theo mình biết thì từ 2010 Hitachi đã có dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của mình thì hệ thống này không phù hợp lắm với điều kiện ở nước ta vì các yêu cầu của nước giải nhiệt đòi hỏi 1 hệ thống xử lý nước giải nhiệt dẫn đến chi phí đầu tư và vận hành sẽ tăng đối với hệ thống điều hòa trung tâm (VRV) giải nhiệt gió thông thường.

Đây là bảng yêu cầu chất lượng nước của Hitachi mọi người có thể tham khảo:
EFT3Xuo6iYWb64da9
 

Đính kèm

  • water qua;ity.png
    water qua;ity.png
    583.2 KB · Xem: 406
Nó cũng giống như khi chúng ta so sánh hệ thống chiller giải nhiệt nước với hệ thống VRV vậy. Sẽ phát sinh thiết bị đó là nhược điểm, còn ưu điểm của nó thì chúng ta đều thấy rõ là hiệu suất COP lên tới 6.5. Gần gấp 2 lần hệ thống VRV gió.
 
Nó cũng giống như khi chúng ta so sánh hệ thống chiller giải nhiệt nước với hệ thống VRV vậy. Sẽ phát sinh thiết bị đó là nhược điểm, còn ưu điểm của nó thì chúng ta đều thấy rõ là hiệu suất COP lên tới 6.5. Gần gấp 2 lần hệ thống VRV gió.
Bạn có thể trích dẫn một tính toán so sánh nào có định lượng cụ thể (giữa 2 PÁ giải nhiệt nước và gió) để tham khảo không? So sánh về cả 2 Đại lượng: Chi phí đầu tư ban đầu và Chi phí vận hành cũng như, nếu có thể, cả Chi phi vòng đời (cả bảo trì sửa chữa kèm vào Tuổi thọ phục vụ vào đấy nữa) thì mới thêm sức thuyết phục! So sánh và lý giải xem giữa 2 Phương án giữa giá trị COP thấp (nhưng lại thêm Tiêu tốn Năng lượng cho Bơm Giải nhiệt) do Hiệu suất truyền nhiệt cao giữa Môi chất với nước và giá trị COP cao của Trao đổi nhiệt giữa Môi chất và Không khí (nhưng lại không phải chạy Bơm)thì nên chọn cái nào?!
 
Back
Bên trên