Thảo luận Hồi trần hay không hồi trần...?

hitboynoluv

Thành Viên [LV 3]
Trong quá trình thiết kế dàn lạnh âm trần nối ống gió, mình nhận thấy rằng. 2 việc thiết kế hồi trần và không hồi trần đều có những ưu điểm và nhược điểm của riêng nó.

+ Hệ thống hồi trần: tiết kiệm được vật tư lắp đặt như hộp gió, hồi góp gió hồi, ống mềm, cửa gió tươi. Dễ dàng lắp đặt. Nhưng dễ bẩn dàn nếu trần không sạch, năng suất lạnh bị kém

+ Hệ thống không hồi trần thì đảm bảo năng suất lạnh tốt, không bị bẩn bụi. Nhưng tốn chi phí vật tư lắp đắt hơn.

=> Vậy theo ý kiến các bạn. Như nào mới là tối ưu:
 
Cả 2 dạng này mình cũng đã từng đụng phải
Về cái vụ tối ưu thì theo mình thấy phụ thuộc vào 2 yêu tố chính là không gian điều hòa+ trần và thời gian chạy/ngày
+ Với Building: đặc điểm trần không cao (<3m), khoảng không trên trần cũng khoảng dưới 1m, thời gian chạy 8h/ngày th, hầu hết trần không tiếp xúc với ngoài trời. Nên hiệu suất sử dụng năng lượng của 2 loại trên gần như tương đương, nên lắp kiểu hồi trần sẽ tiết kiệm chi phí hơn, dễ lắp hơ => tối ưu
Trường hợp khác m sẽ tra đổi tiếp, đang bận chút
 
Theo mình thì cân đối giữa yếu tố kinh tế & kỹ thuật
Hồi trần đỡ chi phí ban đầu, nếu không gian trần không quá lớn, máy đặt ở vị trí dễ bảo dưỡng, vệ sinh, đặc biệt là chủ đầu tư ok thì mình làm.
 
Mình xin bổ sung một ý cực kỳ quan trọng.
Hệ thống hồi trần:
1.Do đầu hút của FCU là trần nên buộc phải tốn thêm công suất lạnh để làm lạnh trần.
2.Do trần rất khó đạt được độ lạnh như ở trong không gian phòng, do đó không khí hút sẽ là không khí nóng(nóng hơn không gian phòng) chính vì zậy nên sẽ tạo nên sự chênh áp lớn giữa đầu hút và đẫy FCU dễ gây hiện tượng đọng sương tại miệng gió và không có khả năng làm lạnh thâm sâu như hồi box gió.
=> Lời khuyên là không nên vì tiết kiệm chi phí ban đầu mà sử dụng hồi trần. Tiền hao tốn cho HVAC không chỉ là tiền đầu tư mà là còn là tiền chi phí sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, điện.
 
Thiết kế hồi trần mà mấy ô vách ô đi làm vách đến trần cubgx chết. Chắc khó mà đảm bảo CSL
 
Cả 2 dạng này mình cũng đã từng đụng phải
Về cái vụ tối ưu thì theo mình thấy phụ thuộc vào 2 yêu tố chính là không gian điều hòa+ trần và thời gian chạy/ngày
+ Với Building: đặc điểm trần không cao (<3m), khoảng không trên trần cũng khoảng dưới 1m, thời gian chạy 8h/ngày th, hầu hết trần không tiếp xúc với ngoài trời. Nên hiệu suất sử dụng năng lượng của 2 loại trên gần như tương đương, nên lắp kiểu hồi trần sẽ tiết kiệm chi phí hơn, dễ lắp hơ => tối ưu
Trường hợp khác m sẽ tra đổi tiếp, đang bận chút
Em thấy ý kiến của anh này hay và chính xác nè !:-)
 
Nói chung nếu có thể thì nên dùng phương pháp hồi trần thì sẽ tối ưu hơn!
Ngay cả một số phòng sạch class 100,000 cũng dùng không gian trên trần để phân phối gió đến các FFU chứ không nhất thiết phải đấu trực tiếp bằng ống gió bạn ah!
 
Nói chung nếu có thể thì nên dùng phương pháp hồi trần thì sẽ tối ưu hơn!
Ngay cả một số phòng sạch class 100,000 cũng dùng không gian trên trần để phân phối gió đến các FFU chứ không nhất thiết phải đấu trực tiếp bằng ống gió bạn ah!
Trước đây bên mình có thiết kế 1 công trình hồi trần mà phải tháo hết về đó bạn. Vì không mát, do cột áp dàn lạnh thấp gió hầu như ko hồi về được. Từ đó chẳng bao giờ thiết kế hồi trần nữa. Mình thấy ko tối ưu lắm khi mà phải làm lạnh thêm cả 1 khoảng không gian trên trần nữa/.
 
Trước đây bên mình có thiết kế 1 công trình hồi trần mà phải tháo hết về đó bạn. Vì không mát, do cột áp dàn lạnh thấp gió hầu như ko hồi về được. Từ đó chẳng bao giờ thiết kế hồi trần nữa. Mình thấy ko tối ưu lắm khi mà phải làm lạnh thêm cả 1 khoảng không gian trên trần nữa/.
Cả 2 dạng này mình cũng đã từng đụng phải
Về cái vụ tối ưu thì theo mình thấy phụ thuộc vào 2 yêu tố chính là không gian điều hòa+ trần và thời gian chạy/ngày
+ Với Building: đặc điểm trần không cao (<3m), khoảng không trên trần cũng khoảng dưới 1m, thời gian chạy 8h/ngày th, hầu hết trần không tiếp xúc với ngoài trời. Nên hiệu suất sử dụng năng lượng của 2 loại trên gần như tương đương, nên lắp kiểu hồi trần sẽ tiết kiệm chi phí hơn, dễ lắp hơ => tối ưu
Trường hợp khác m sẽ tra đổi tiếp, đang bận chút
Để hồi trần tối ưu đc thì cần phải có thêm một số yếu tố nữa như trên mình đã viết! Việc bên bạn thiết kế hồi trần mà cột áp dàn lạnh ko đủ => do cột áp quạt thiếu => lỗi thiết kế không tính đủ cột áp quạt hoặc không xem kỹ thông số máy. Ko nên lấy việc lỗi thiết để đánh đồng cho phương pháp không tối ưu đc! Việc bên bạn không dùng pp này cũng là bình thường, bên mình cũng thế nhưng mình thấy không thể phủ nhận các ưu điểm của phương pháp này
Đương nhiên mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng
Với PP hồi trần thì cần phải:
- Vệ sinh trần càng sạch càng tốt
- Trần kín (không có lỗ mở thông các khu vực khác)
- Khoảng không trên trần không nên quá rộng
- Điều hòa cần chạy liên tục (khoảng 8h/ngày trở lên)
- Phía trên trần không tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời: Vì khi đó nhiệt độ trên trần sẽ chênh lệch nhiều với nhiệt độ phòng dẫn đền tổn thất nhiều nhiệt hơn
- Trên trần không có thiết bị phát sinh nhiều nhiệt (không tính đèn)
- Cửa gió hồi không cách quá xa đầu hút của indoor
Đáp ứng những điều trên thì mình thấy là ok rồi, Ngay cả lãnh sự quán mình cũng thấy dùng phương pháp hồi trần mà bạn
 
Mình xin bổ sung một ý cực kỳ quan trọng.
Hệ thống hồi trần:
1.Do đầu hút của FCU là trần nên buộc phải tốn thêm công suất lạnh để làm lạnh trần.
2.Do trần rất khó đạt được độ lạnh như ở trong không gian phòng, do đó không khí hút sẽ là không khí nóng(nóng hơn không gian phòng) chính vì zậy nên sẽ tạo nên sự chênh áp lớn giữa đầu hút và đẫy FCU dễ gây hiện tượng đọng sương tại miệng gió và không có khả năng làm lạnh thâm sâu như hồi box gió.
=> Lời khuyên là không nên vì tiết kiệm chi phí ban đầu mà sử dụng hồi trần. Tiền hao tốn cho HVAC không chỉ là tiền đầu tư mà là còn là tiền chi phí sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, điện.
Khi nào bạn đặt vị trí bạn vào chủ đầu tư sẽ thấy hiệu quả đầu tư như thế nào, chúng ta là kỹ sư đương nhiên phải ưu tiên về mặt kỹ thuật, khi vấn đề đưa ra 50-50 thì chắc chắn nên chọn phương án chi phí bạn ah!
 
Em xin được góp í một chút về vấn đề này như thế này: cả 2 phương pháp đếu có ưu và nhược, kiểu như đối lập nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Diện tích không gian cần làm lạnh, không gian trên trần, nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, công suất máy lạnh được chọn....)
1. Phương án hồi ống gió: Công suất lạnh sẽ được giảm xuống do không phải làm lạnh 1 phần không gian cục bộ phía trên trần. nhược điểm phát sinh thêm lỗ thăm trần, xấu + chi phí cao hơn
2. Phương án hồi trần: sử dụng chủ yếu ở những phòng ngủ khách sạn, đặt máy ngay tại hành lang, máy thường có công suất không lớn nên việc bọc bảo ôn cho đường gió tươi là không cần thiết vì (thay vào đó ta có thể bố trí hệ gió tươi vào phòng vừa ra sát khỏi vách tường là ổn), vì máy lạnh nó các dải công suất khác nhau, phụ thuộc vào diện tích không gian cần làm lạnh mà anh em chọn, Ví dụ như đa phần phòng khách sạn hiện này có diện tích 20 đến 22 m2 sử dụng phương pháp này là tối ưu vì lúc này nếu chọn máy 3.6kW thì có khả năng lại thiếu công suất vào những giờ nắng to buổi chiều và phòng lại nằm ở hướng tây (kể cả hồi ống gió) nhưng chọn máy 4.5Kw thì lại chênh so vs công suất cần làm lạnh cho không gian, do đó nếu chọn máy 4.5kW + hồi trần vẫn có thể đáp ứng công suất lạnh, lại giảm chi phí cho chủ đầu tư, và mang lại thẩm mỹ cho không gian phòng khi tận dụng luôn cái miệng hồi để làm nắp thăm bảo trì dàn lạnh!
 
Back
Bên trên