Cần giúp HT nước nóng trung tâm cho biệt thự

MinhD3

Thành Viên [LV 0]
Chào các bác.
Nhờ các bác tư vấn giúp mình một vài vấn đề về HT nước nóng trung tâm cho biệt thự với yêu cầu thời gian chờ nước nóng <10s.
1. Heatpump bố trí trên mái, có nhiều trục cấp nước xuống (vd trong sdnl đính kèm là 2 trục)
Vậy có cần lắp van cân bằng lưu lượng cho từng trục cấp xuống để cân bằng nước nóng cho từng trục không?
2. Bơm hồi nước nóng lắp đặt trên mái cạnh Heatpump có được không? Hay phải lắp đặt phía dưới (tầng 1).
Nếu lắp đặt trên dưới đều được thì thông số bơm hồi với từng vị trí lắp đặt (phía trên và phía dưới) có khác gì nhau không?
3. Nguyên tắc hoạt động của bơm hồi như thế nào? Bơm hồi chạy 24/24 hay chạy theo tín hiệu cảm biến nhiệt độ? Nếu chạy theo tín hiệu cảm biến nhiệt độ thì setup chạy như thế nào và vị trí lắp đặt cảm biến nhiệt độ ở đâu?
Cảm ơn ae, rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bác.
 

Đính kèm

  • Ban ve CTN.pdf
    8.7 MB · Xem: 400
Chào bạn:
- Thời gian chờ nước nóng 5-10s: cái này thì phải làm mạch hồi nước nóng. 1 mạch cấp nước nóng, 1 mạch hồi nước nóng bị nguội về Heat Pump để gia nhiệt lại (mục đích tiết kiệm nước và tăng mức độ tiện nghi).
- Đường ống hồi nước nóng mỗi tầng lắp ở điểm gần thiết bị sử dụng nước nóng xa nhất như bạn thiết kế thì ok.
- Ống cấp, hồi nước nóng nếu được bọc cách nhiệt thì càng tốt. Đỡ thất thoát nhiệt.
- Heatpump nên lắp song song, 1 đầu vào từ bơm tăng áp và 1 đầu ra chia làm 2 trục cấp chính.
1. Hệ thống đang thiết kế là hệ kín, có bơm tăng áp nên theo mình không cần van cân bằng nước.
2. Bơm hồi nên gom về 1 cụm bơm 2 cái song song, 1 chạy 1 dự phòng. Đường hút chỉ cần 1 ống từ 2 trục hồi gom lại, đường đẩy chia ra 2 heatpump. Vị trí đặt trên mái cùng heatpump
3. Nguyên tắc hoạt đông của bơm hồi: Cảm biến nhiệt độ T2 nên lắp ở điểm nào xa nhất nước nóng cấp tới (Ví dụ: điểm xa nhất là sink bếp tầng 1). Lắp thêm 1 cảm biến T1 ở đường nước ra heatpump (trước vị trí chia 2 trục chính). Thường heatpump chạy sẽ duy trì nhiệt độ khoảng 54 độ - 62 độ
Bơm hồi chạy khi chênh lệch nhiệt độ ở cảm biến T1>T2 từ 2 độ trở lên và T2 <35 độ
Bơm hồi dừng khi T2 > 40 độ
Thời gian chạy bơm nên giới hạn trong 10-30' bằng timer tránh việc bơm chạy liên tục.
Ý kiến của mình là vậy ae cao nhân góp ý thêm nhé
 
Chào bạn:
- Thời gian chờ nước nóng 5-10s: cái này thì phải làm mạch hồi nước nóng. 1 mạch cấp nước nóng, 1 mạch hồi nước nóng bị nguội về Heat Pump để gia nhiệt lại (mục đích tiết kiệm nước và tăng mức độ tiện nghi).
- Đường ống hồi nước nóng mỗi tầng lắp ở điểm gần thiết bị sử dụng nước nóng xa nhất như bạn thiết kế thì ok.
- Ống cấp, hồi nước nóng nếu được bọc cách nhiệt thì càng tốt. Đỡ thất thoát nhiệt.
- Heatpump nên lắp song song, 1 đầu vào từ bơm tăng áp và 1 đầu ra chia làm 2 trục cấp chính.
1. Hệ thống đang thiết kế là hệ kín, có bơm tăng áp nên theo mình không cần van cân bằng nước.
2. Bơm hồi nên gom về 1 cụm bơm 2 cái song song, 1 chạy 1 dự phòng. Đường hút chỉ cần 1 ống từ 2 trục hồi gom lại, đường đẩy chia ra 2 heatpump. Vị trí đặt trên mái cùng heatpump
3. Nguyên tắc hoạt đông của bơm hồi: Cảm biến nhiệt độ T2 nên lắp ở điểm nào xa nhất nước nóng cấp tới (Ví dụ: điểm xa nhất là sink bếp tầng 1). Lắp thêm 1 cảm biến T1 ở đường nước ra heatpump (trước vị trí chia 2 trục chính). Thường heatpump chạy sẽ duy trì nhiệt độ khoảng 54 độ - 62 độ
Bơm hồi chạy khi chênh lệch nhiệt độ ở cảm biến T1>T2 từ 2 độ trở lên và T2 <35 độ
Bơm hồi dừng khi T2 > 40 độ
Thời gian chạy bơm nên giới hạn trong 10-30' bằng timer tránh việc bơm chạy liên tục.
Ý kiến của mình là vậy ae cao nhân góp ý thêm nhé
Ý kiến của a hay quá. Đúng là mảng e đang tìm hiếu, a có thể cho e hỏi thêm về phần hồi nước nóng được k ạ?
 
Nếu không sử dụng bơm hồi nước nóng thì bạn sẽ không giữ được nhiệt độ trong đường ống đạt nhiệt độ yêu cầu và thời gian chờ nước nóng sẽ lâu, dẫn tới không tiện nghi.

Nếu đặt bồn chứa ở vị trí thấp nhất và cho rằng nước sẽ hồi về khi bơm nước nóng lên thiết bị dùng nước không hết. Điều này đúng. Nhưng hãy xem xét khả năng bạn không dùng nước nóng trong vòng 10h đồng hồ (từ sáng tới chiều tối), khi đó không có bơm nào hoạt động, không có sự tuần hoàn nước nóng thì khi đó nước đã nguội đi.
 
Nếu không sử dụng bơm hồi nước nóng thì bạn sẽ không giữ được nhiệt độ trong đường ống đạt nhiệt độ yêu cầu và thời gian chờ nước nóng sẽ lâu, dẫn tới không tiện nghi.

Nếu đặt bồn chứa ở vị trí thấp nhất và cho rằng nước sẽ hồi về khi bơm nước nóng lên thiết bị dùng nước không hết. Điều này đúng. Nhưng hãy xem xét khả năng bạn không dùng nước nóng trong vòng 10h đồng hồ (từ sáng tới chiều tối), khi đó không có bơm nào hoạt động, không có sự tuần hoàn nước nóng thì khi đó nước đã nguội đi.
-Nếu e đặt bơm hồi trên mái thì những tầng ở gần mái sẽ hồi nước về trước những tầng ở dưới phải k a?
- Vấn đề e đang mắc nữa là nếu e không dùng van ventruri cho từng khu WC, thay vào đó e chỉ đặt van tuần hoàn nước nóng tự động tại mỗi điểm xa nhất của 1 khu WC( vd là Sen tắm). thì em có cần phải đặt thêm 1 trục hồi đứng nữa hay k? hiện tại e đang đấu trục hồi nhánh của từng tầng vào thẳng đường ống hút của bơm hồi??? A chỉ giúp e với ạ!
 
-Nếu e đặt bơm hồi trên mái thì những tầng ở gần mái sẽ hồi nước về trước những tầng ở dưới phải k a?
- Vấn đề e đang mắc nữa là nếu e không dùng van ventruri cho từng khu WC, thay vào đó e chỉ đặt van tuần hoàn nước nóng tự động tại mỗi điểm xa nhất của 1 khu WC( vd là Sen tắm). thì em có cần phải đặt thêm 1 trục hồi đứng nữa hay k? hiện tại e đang đấu trục hồi nhánh của từng tầng vào thẳng đường ống hút của bơm hồi??? A chỉ giúp e với ạ!

Anh trả lời các câu hỏi của em như sau nhé:
- Đúng vậy. Nếu như không có các giải pháp cân bằng thủy lực nước hồi thì vị trí gần bơm hồi nhất sẽ được đưa nước hồi về nhiều nhất.
- Em đưa hình vẽ theo phương án của em đang thiết kế để có thể bàn bạc nhé. Mô tả như vậy anh chưa rõ lắm về phương án của em đang lmf.
 
Nếu đặt bồn chứa ở vị trí thấp nhất và cho rằng nước sẽ hồi về khi bơm nước nóng lên thiết bị dùng nước không hết. Điều này đúng. Nhưng hãy xem xét khả năng bạn không dùng nước nóng trong vòng 10h đồng hồ (từ sáng tới chiều tối), khi đó không có bơm nào hoạt động, không có sự tuần hoàn nước nóng thì khi đó nước đã nguội đi.
nước trong đườn ống sẽ luôn dc làm nóng theo nguyên tắc nước nóng sẽ đi lên trên còn nước lạnh sẽ đi xuống dưới. trường hợp này em thấy bồn ở dưới thì không cần bơm tuần hoàn.(nước nóng ở tầng cao nhất sẽ nóng nhất)
 
Anh trả lời các câu hỏi của em như sau nhé:
- Đúng vậy. Nếu như không có các giải pháp cân bằng thủy lực nước hồi thì vị trí gần bơm hồi nhất sẽ được đưa nước hồi về nhiều nhất.
- Em đưa hình vẽ theo phương án của em đang thiết kế để có thể bàn bạc nhé. Mô tả như vậy anh chưa rõ lắm về phương án của em đang lmf.
a add Zalo của e được k ạ? 0353366109. Em cám ơn nhiều ạ, vì e mới tìm hiểu mảng nước nóng trung tâm này nên có rất nhiều vướng mắc mong được mọi người chỉ giáo :)
 
tham khảo
upload_2020-8-7_11-41-12.png
 
nước trong đườn ống sẽ luôn dc làm nóng theo nguyên tắc nước nóng sẽ đi lên trên còn nước lạnh sẽ đi xuống dưới. trường hợp này em thấy bồn ở dưới thì không cần bơm tuần hoàn.(nước nóng ở tầng cao nhất sẽ nóng nhất)
Nước nóng ở trên cứ ở trên, nước lạnh ở dưới cứ ở dưới thôi. Không có chuyện tự động cân bằng nhiệt cho cả trục đứng như b nghĩ đâu. Video này là một vd minh họa ở phạm vi nhỏ:
. B tự liên hệ ra với trường hợp trục đứng lớn và cao hơn.

Với mọi sơ đồ nguyên lý: Heatpump và bồn chứa ở trên hay ở dưới đều cần bơm hồi nước nóng và bơm hồi nước nóng phải đặt ở phía dưới trục đứng vì nước nóng đi qua van cân bằng có tổn thất áp lực.
 
lắp thế nào để đảm bảo an toàn nhất nhỉ
An toàn theo ý b là an toàn về việc cấp đủ nước nóng cho tất cả các đối tượng dùng nước hay an toàn về thể chất cho các đối tượng dùng nước. Nếu muốn an toàn về thể chất thì sử dụng van trộn ổn định nhiệt độ (40 độ C) ở trước TBVS. Nếu muốn an toàn về việc cấp đủ nước nóng thì xem phần dưới:

Có thể phân chia hệ thống nước nóng trung tâm gồm 3 phần:
1. Phần sản xuất: Heatpump, Boiler...
2. Phần phân phối.
3. Phần tiêu thụ: TBVS (van trộn ổn định nhiệt).

Phần 1, phần 3 k nói.
Nói chi tiết về phần 2 - phân phối:
- Để đảm bảo nhiệt độ ra ở đầu vòi ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh (khi hệ thống ko có van trộn ổn định nhiệt), phần phân phối nước nóng và nước lạnh thường tương đồng về áp lực. (Vd: dự án dùng cấp nước tăng áp nước lạnh thì cấp nước tăng áp nước nóng, dự án cấp nước tự chảy nước lạnh thì cấp nước tự chảy nước nóng).
- Để đảm bảo hệ thống nước nóng trung tâm thỏa mãn yêu cầu thời gian chờ nước nóng nhỏ (tùy yêu cầu dự án): cần có bơm hồi để tuần hoàn nước nóng liên tục và khoảng cách vị trí hồi nước nóng không quá xa vị trí đầu ra thiết bị dùng nước nóng.
- Để đảm bảo nhiệt độ nước nóng "đều" ở tất cả các trục thì hệ thống phân phối phải có giải pháp cân bằng nước nóng hồi giữa các trục:
P.A 1: Cân bằng thủy lực bằng cách thiết kế hệ thống ống cấp, ống hồi sao cho tổng tổn thất tại các nhánh tương đồng nhau.
(Tốn $ ống và kgian lắp đặt ống, giảm $ các thiết bị van)
P.A 2: Cân bằng nhiệt độ bằng cách sử dụng van cân bằng nhiệt (Tốn $ thiết bị, giảm $ ống và kgian lắp đặt ống)
Về $ thì ở thời điểm này P.A 2 > P.A 1 nhiều.
 
Có bác nào cần trợ giúp về hệ thống nước nóng trung tâm, hệ thống hồi nước nguội, hệ thống điện điều khiển, các lưu ý khi sử dụng hay phương pháp đi đường ống cho hệ thống nước nóng trung tâm các bác lưu số kết bạn zalo hoặc nhắn em sẽ trợ giúp. 0916732022. Em bên đơn vị cung cấp và thi công hệ thống heat pump
 
Back
Bên trên