Thảo luận Hướng dẫn tính toán chọn Role Nhiệt

Huy Mong

Thành Viên [LV 0]
Hướng dẫn tính toán chọn Role Nhiệt

Khi thiết kế tủ điện động cơ, thì rơ le (relay) nhiệt bảo vệ quá tải nhiệt là không thể thiếu được. Tuy nhiên, khi chọn mọi người vẫn hay băn khoăn làm sao chọn cho phù hợp để bảo đảm tốt nhất khi động cơ làm việc và cắt tải khi quá tải nhiệt.

Hôm nay Beeteco xin chia sẻ đến mọi người kiến thức bổ ích: “ Hướng dẫn tính toán chọn Role Nhiệt

Đối với rơ le nhiệt cũng như contactor, ta phải tính toán được dòng làm việc định mức của động cơ.
Khi chọn rơ le nhiệt, quan tâm chính là các thông số sau:
+ Dòng làm việc
+ Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm).

Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:

- Idm = Itt x 2
- Iccb = Idm x 2
- Ict = (1,2-1,5) Idm
Ta tính trong ví dụ cụ thể như sau:

Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:
Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85. ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A. Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là: Idm = 1,4xItt = 1,4x5,4=7,6A.

Như vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.

Hy vọng qua bài chia sẻ này, Beeteco đã một phần nào hổ trợ mọi người.

TR-(72)-500x515.jpg
 
Hướng dẫn tính toán chọn Role Nhiệt

Khi thiết kế tủ điện động cơ, thì rơ le (relay) nhiệt bảo vệ quá tải nhiệt là không thể thiếu được. Tuy nhiên, khi chọn mọi người vẫn hay băn khoăn làm sao chọn cho phù hợp để bảo đảm tốt nhất khi động cơ làm việc và cắt tải khi quá tải nhiệt.

Hôm nay Beeteco xin chia sẻ đến mọi người kiến thức bổ ích: “ Hướng dẫn tính toán chọn Role Nhiệt

Đối với rơ le nhiệt cũng như contactor, ta phải tính toán được dòng làm việc định mức của động cơ.
Khi chọn rơ le nhiệt, quan tâm chính là các thông số sau:
+ Dòng làm việc
+ Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm).


Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:

- Idm = Itt x 2
- Iccb = Idm x 2
- Ict = (1,2-1,5) Idm
Ta tính trong ví dụ cụ thể như sau:
Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:
Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85. ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A. Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là:
Idm = 1,4xItt = 1,4x5,4=7,6A.

Như vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.

Hy vọng qua bài chia sẻ này, Beeteco đã một phần nào hổ trợ mọi người.

TR-(72)-500x515.jpg
Cách chọn kiểu này không ổn chút nào cả! Overload Relay là loại bảo vệ hoạt động theo cơ chế co giãn không đều nhau của 2 lò xo kim loại. Hai lò xo đó đặt tại 2 cực số 1 và số 3 của Overload. Cực giữa của Overload không có lò xo nào cả. Khi có dòng điện qua cực Overload, nhiệt lượng sẽ sinh ra tại các thanh cực và 2 lò xo nhạy nhiệt này sẽ hấp thu nhiệt và co giãn. Việc co giãn này nếu còn nằm trong vùng cân bằng thì Overload sẽ không tác động nhiệt.
Người ta tính toán sự co giãn vì nhiệt của hai lò xo này rất kỹ với độ vượt dòng khoảng 15% thì 30 phút sau relay nhiệt sẽ nhảy liền! Vì thế, cách chọn kiểu của bạn thì không bao giờ bảo vệ động cơ được.
Cách chọn relay nhiệt đúng là bạn lấy dòng tính toán, nhân 1.2 và chia 1.2 để ra thành hai điểm cận trên và cận dưới của Overload được chọn. Ví dụ dòng tải là 5.4A như bạn thì cận dưới là 4.5 và cận trên sẽ là 6.36A. Như thế, Overload được chọn phải là loại 4.5-6.3A.
Còn cách chọn Overload của bạn, tôi bảo đảm động cơ sẽ khét trước khi Overload của bạn tác động!
 
Nhất trí với Bác nguyenledung, bạn nên chọn càng sát thì động cơ bạn càng được bảo vệ tốt hơn. Trong thực tế, mình vd với 01 bơm giếng khoan 4kW 380V dòng làm việc định mức 7,0 A. Tuy nhiên khi làm việc thực tế tùy mực nước động và mực nước tĩnh mà dòng làm việc có thể cao hơn nhiều, khi bạn kẹp dòng có thể 7,5 - 8.0A. Vì thế bạn cần chọn aptomat kèm rơ le nhiệt thường dùng là MS325 - 9A hoặc MS132 - 9A (Rơ le nhiệt 6,3 - 9A có thể tùy chỉnh).
 
Back
Bên trên