Công Nghiệp hút khói hành lang

Bác nào giải thích giúp em cái bảng này với. Không hiểu đơn vị của các dòng này là thế nào
 

Đính kèm

  • 12345.jpg
    12345.jpg
    62.5 KB · Xem: 170
Bác nào giải thích giúp em cái bảng này với. Không hiểu đơn vị của các dòng này là thế nào
Theo tôi hiểu thì là:
Đó chính là áp suất tĩnh dư (Pa) đối với dòng dầu tiên. Các cấp kín của ống gió BT, K (dòng 2,3) là lượng gió rò rỉ m3/h cho 1 m2 triển khai ống...
 
Theo tôi hiểu thì là:
Đó chính là áp suất tĩnh dư (Pa) đối với dòng dầu tiên. Các cấp kín của ống gió BT, K (dòng 2,3) là lượng gió rò rỉ m3/h cho 1 m2 triển khai ống...
Dòng đầu tiên 0,2 0,4 .... bác nói là áp suất tính dư (Pa) ah. Nhưng như thế thì nhỏ quá bác ơi.
 
Dòng đầu tiên 0,2 0,4 .... bác nói là áp suất tính dư (Pa) ah. Nhưng như thế thì nhỏ quá bác ơi.
Cái vụ này mình cũng ko hiểu nổi nên cũng chưa bao giờ dùng!
Theo cách nghĩ gần đúng nhất của mình: đơn vị phải là KPa = 1000Pa. khi đó 0,2KPa = 200 Pa, 0,4KPa = 400 Pa.... có vẻ hợp lý hơn
Chỉ có điều là không biết ai có thể khẳng định điều này
 
Ngoài ra mình xin có 1 ý kiến chung về việc "tính hút khói sự cố cho nhà cao tầng, thì tính cho bao nhiêu tầng"
- Trước tiên: chúng ta cần hiểu mục đích thông gió sự cố là để đảm bảo cho việc thoát hiểm của con người khi có cháy xẩy ra! Và hút khó cho 2 khu vực: 1 là khu vực có cháy, 2 khu vực bị ảnh hưởng bởi khói và nhiệt từ đám cháy
- 1 với khu vực vó cháy: MÌnh có câu hỏi tiếp theo là: Theo TCVN một tòa nhà chung cư cao tầng có bao nhiêu đám cháy cùng 1 lúc? QC06-phụ lục H cũng chỉ nói tới diện tích khoang cháy là bao nhiêu chứ cũng không nói là một nhà cao tầng sẽ có bao nhiêu tầng (hay đám cháy) sẽ cháy cùng 1 lúc (ví dụ: không thấy đề cập chung cư 20 tầng thì sẽ có bao nhiêu tầng (hay đám cháy) cháy cùng lúc). Nên thường thường cứ chọn là cả tòa nhà chỉ có 1 tầng (hay 1 đám cháy) để tính hút khói cũng như chữa cháy tự động
- 2 khu vực bị ảnh hưởng bởi khói và nhiệt từ đám cháy: Mình cũng không thấy VN qui định rõ ràng về điều này. Theo nước ngoài thì khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là 1 tầng liền trên và 1 tầng liền dưới.
- Nên tính hút khói sự cố cho 3 tầng là nhiều nhất
Các khu vực khác thì dùng Moto Damper linh với hệ thống báo cháy để điều khiển đóng lại
Mọi người tham khảo nhé
 
Ngoài ra mình xin có 1 ý kiến chung về việc "tính hút khói sự cố cho nhà cao tầng, thì tính cho bao nhiêu tầng"
- Trước tiên: chúng ta cần hiểu mục đích thông gió sự cố là để đảm bảo cho việc thoát hiểm của con người khi có cháy xẩy ra! Và hút khó cho 2 khu vực: 1 là khu vực có cháy, 2 khu vực bị ảnh hưởng bởi khói và nhiệt từ đám cháy
- 1 với khu vực vó cháy: MÌnh có câu hỏi tiếp theo là: Theo TCVN một tòa nhà chung cư cao tầng có bao nhiêu đám cháy cùng 1 lúc? QC06-phụ lục H cũng chỉ nói tới diện tích khoang cháy là bao nhiêu chứ cũng không nói là một nhà cao tầng sẽ có bao nhiêu tầng (hay đám cháy) sẽ cháy cùng 1 lúc (ví dụ: không thấy đề cập chung cư 20 tầng thì sẽ có bao nhiêu tầng (hay đám cháy) cháy cùng lúc). Nên thường thường cứ chọn là cả tòa nhà chỉ có 1 tầng (hay 1 đám cháy) để tính hút khói cũng như chữa cháy tự động
- 2 khu vực bị ảnh hưởng bởi khói và nhiệt từ đám cháy: Mình cũng không thấy VN qui định rõ ràng về điều này. Theo nước ngoài thì khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là 1 tầng liền trên và 1 tầng liền dưới.
- Nên tính hút khói sự cố cho 3 tầng là nhiều nhất
Các khu vực khác thì dùng Moto Damper linh với hệ thống báo cháy để điều khiển đóng lại
Mọi người tham khảo nhé
nước ngoài là BS họ chỉ tính tầng có cháy thôi nhé
 
Vấn đề là tùy theo TCTK, người ta tính lưu lượng hút cho 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng cháy thôi, không phải là tính cho cả tòa nhà đâu, còn là là công việc của MD, bình thường thì MD sẽ đóng toàn bộ, khi có tín hiệu báo cháy thì chỉ MD ở 1, 2 hay 3 tầng cháy mở ra để hút thôi. Vậy nên ống gió hút khói cũng chỉ tính toán cho 1, 2 hay 3 tầng cháy mà thôi.
TÙY THEO NGƯỜI THIẾT KẾ DỰA THEO TIÊU CHUẨN NÀO: VN, SP, ANH, ....
Em nói tào lao mấy bác đừng trách nha.
 
Hi anh! trong G đơn vị ( kg/h ) trọng lượng riêng của khói (kg/m3)-> để ra được ll m3/h. Anh phải chia cho trọng lượng riêng của khói. Trong bảng của Anh. đang là nhân. Anh xem có phải sai xót phép tính không? Cảm ơn anh
Ðề: hút khói hành lang



Tiêu chuẩn mới nhất ban hành về tính toán thiết kế Thông gió - ĐHKK của Việt Nam là: TCVN 5687 - 2010.
Dựa theo tiêu chuẩn này, mình có lập riêng 1 đoạn phầm mềm tính toán lưu lượng khói HL cần hút, thải dưới đây, các pác tham khảo đồng thời bổ sung ý kiến giúp mình.:-@
 
nước ngoài là BS họ chỉ tính tầng có cháy thôi nhé
Xin chào bạn, mình cũng đang vướng vấn đề tính kích thước ống gió của Hút khói hành lang cho nhà cao tầng. CS quạt của mình tính ra 21000CMH theo TCVN 5687. Trục đứng mình chọn kích thước theo đúng CS 21000CMH. Thế trục ngang hút khói các tầng mình đang thấy tính 7000CMH. Như vậy là chia CS quạt 21000 cho 3 tầng khu xảy ra cháy. Như vậy có đúng ko bạn? Bạn giải thích giúp mình với.
 
Xin chào bạn, mình cũng đang vướng vấn đề tính kích thước ống gió của Hút khói hành lang cho nhà cao tầng. CS quạt của mình tính ra 21000CMH theo TCVN 5687. Trục đứng mình chọn kích thước theo đúng CS 21000CMH. Thế trục ngang hút khói các tầng mình đang thấy tính 7000CMH. Như vậy là chia CS quạt 21000 cho 3 tầng khu xảy ra cháy. Như vậy có đúng ko bạn? Bạn giải thích giúp mình với.
Dear bạn tukekt:
Người ta chỉ tính có 1 đám cháy xảy ra nên lưu lượng tính chỉ cho 1 hành lang khi cháy thôi ?
bạn đang tính chia CS quạt 21000 CMH cho 3 tầng khu cháy ? về cơ bản là sai ^^. Nếu TH tính 3 đám cháy thì lưu lượng phải nhân 3 ấy ( Vì LL 21000CMH là lưu lượng tính toán cho 1 hành lang )
 
Dear bạn tukekt:
Người ta chỉ tính có 1 đám cháy xảy ra nên lưu lượng tính chỉ cho 1 hành lang khi cháy thôi ?
bạn đang tính chia CS quạt 21000 CMH cho 3 tầng khu cháy ? về cơ bản là sai ^^. Nếu TH tính 3 đám cháy thì lưu lượng phải nhân 3 ấy ( Vì LL 21000CMH là lưu lượng tính toán cho 1 hành lang )
Mình tính ra 21000CMH, mình cũng nghĩ là tính cho 1 đám cháy và hút cho 1 tầng, nhưng như vậy kích thước ống gió rất lớn. Mình có tham khảo vài công trình thì thấy tính ra CS 21000 rồi nhưng khi hoạt động sẽ cho hút tầng cháy và tầng lân cận cho nên sẽ giảm 3 lần lưu lượng thành 7000CMH ? Anh em cho xin thêm ý kiến.
 
Mình tính ra 21000CMH, mình cũng nghĩ là tính cho 1 đám cháy và hút cho 1 tầng, nhưng như vậy kích thước ống gió rất lớn. Mình có tham khảo vài công trình thì thấy tính ra CS 21000 rồi nhưng khi hoạt động sẽ cho hút tầng cháy và tầng lân cận cho nên sẽ giảm 3 lần lưu lượng thành 7000CMH ? Anh em cho xin thêm ý kiến.
Đấy là làm sai chứ sao:))) cái bạn nói : "khi hoạt động sẽ cho hút tầng cháy và tầng lân cận cho nên sẽ giảm 3 lần lưu lượng thành 7000CMH " có phải là khi bên phòng cháy họ đo phải không :))) Tính theo công thức ra ll hút 1 hành lang là 21000 CMH mà khi cháy thực tế chỉ hút 7000 CMH thì bạn tính toán làm gì ??? vs lưu lượng 21000 CMH thì ống khoảng 4.4m2 là đủ
 
Đấy là làm sai chứ sao:))) cái bạn nói : "khi hoạt động sẽ cho hút tầng cháy và tầng lân cận cho nên sẽ giảm 3 lần lưu lượng thành 7000CMH " có phải là khi bên phòng cháy họ đo phải không :))) Tính theo công thức ra ll hút 1 hành lang là 21000 CMH mà khi cháy thực tế chỉ hút 7000 CMH thì bạn tính toán làm gì ??? vs lưu lượng 21000 CMH thì ống khoảng 4.4m2 là đủ
Như vậy mình phải thiết kế hút khói cho hành lang của 1 tầng với công suất quạt 21000CMH. Chứ ko được hút cho cả 3 tầng đúng ko bạn.
 
Chào mọi người, lại tiếp tục 1 vấn đề này. Mọi người tư vấn cho mình thêm với:
Công trình có mặt bằng như này: hành lang dài 82m, chia đôi hành lang. ở đây sử dụng có 1 quạt hút khói cho 2 hành lang. Hiện đang thiết kế 1 Quạt 30.000m3/h. Mình thì đang nghĩ phải làm 2 con cho 2 bên hành lang mà ở đây chỉ làm có 1 con quạt. Mình mông lung ko biết thế nào là đúng, sai ?
Các bạn giúp mình cái.
 

Đính kèm

  • quạt hút khói.JPG
    quạt hút khói.JPG
    29.9 KB · Xem: 186
Back
Bên trên