Cần giúp Kinh nghiệm tính tải nhiệt trong phần mềm trace 700

NguyenLuc2194

Thành Viên [LV 0]
Xin chào anh chị trong diễn đàn,
Anh chị trong diễn đàn cho em hỏi trong phần mềm trace 700, tải nhiệt heating có phải bằng tải lạnh trừ đi số tải nhiệt phần mềm tính toán không ạ, (trong phần mềm là -9.8kW), nhờ anh chị giúp đỡ nhé,
Theo kinh nghiệm anh chị thì kết quả tính toán này (file đính kèm) có phù hợp không nhỉ, địa phương em đang tính toán trong phần mềm là hà nội
Anh chị có kinh nghiệm gì về vấn đề này hỗ trợ giúp em nhé,
Em chuyên điện, gần đây cũng có làm hệ thống điều hòa nên một số kiến thức hơi hạn hẹp,
Chân thành cảm ơn!
 

Đính kèm

  • Hội trường lớn.pdf
    312.7 KB · Xem: 127
Xin chào anh chị trong diễn đàn,
Anh chị trong diễn đàn cho em hỏi trong phần mềm trace 700, tải nhiệt heating có phải bằng tải lạnh trừ đi số tải nhiệt phần mềm tính toán không ạ, (trong phần mềm là -9.8kW), nhờ anh chị giúp đỡ nhé,
Theo kinh nghiệm anh chị thì kết quả tính toán này (file đính kèm) có phù hợp không nhỉ, địa phương em đang tính toán trong phần mềm là hà nội
Anh chị có kinh nghiệm gì về vấn đề này hỗ trợ giúp em nhé,
Em chuyên điện, gần đây cũng có làm hệ thống điều hòa nên một số kiến thức hơi hạn hẹp,
Chân thành cảm ơn!
Hai Chế độ Tiêu chuẩn để Tính toán Phụ Tải (Nhiệt Ẩm): làm Lạnh (Cooling) và làm Nóng (Heating) là hoàn toàn khác nhau vì dựa trên những Điều kiện chuẩn về Trạng thái Thiết kế (về Khí hậu) Nhiệt độ và Độ ầm của Không khí (trong nhà IA và ngoài nhà OA) khác hẳn với nhau. Điều cần Lưu ý với Bạn (không phải học Chuyên ngành ĐHKK) là cần phải phân biệt 2 Khái niệm khác nhau cơ bản: đó là:
1) Chế độ hoạt động (Operation Mode) Cooling (cho Mùa hè) và Heating (cho Mùa đông) với
2) Phụ tải Nhiệt Ẩm (Nhiệt hiện Sensible và Nhiệt ẩn Latent Load) (có 2 loại: cho Không gian Phòng, và cho Thiết bị xử lý Không khí).
Trong khi đó, Khái niệm Phụ tải Nhiệt Ẩm cho ĐHKK là chỉ có 1 duy nhất (và sẽ có Gía trị khác nhau tùy theo từng Mùa (hè hay động)) chứ không phải là 2 loại Tải khác nhau, và Người ta gọi là Nóng hay Lạnh chẳng qua là để ám chỉ về chiều của Dòng Năng lượng nhiệt/ẩm đi ra khỏi hay đi vào Không gian cần xử lý mà thôi.
Do sự khác nhau về Điều kiện chuẩn để tính toán, cho nên sẽ không có sự liên hệ định lượng giữa 2 Phụ tải tính toán ở trong 2 Chế độ làm việc (Cooling và Heating) Bạn nhé.
Có lẽ Bạn nên tìm hiểu thêm Kiến thức về ngành ĐHKK để có được 1 cái nhìn rộng và bao quát về Lãnh vực này, nhất là hiểu đúng các Khái niệm ở trong Khâu Thiết kế. Bạn nhé. Chúc Bạn tinh tấn.
 
Hai Chế độ Tiêu chuẩn để Tính toán Phụ Tải (Nhiệt Ẩm): làm Lạnh (Cooling) và làm Nóng (Heating) là hoàn toàn khác nhau vì dựa trên những Điều kiện chuẩn về Trạng thái Thiết kế (về Khí hậu) Nhiệt độ và Độ ầm của Không khí (trong nhà IA và ngoài nhà OA) khác hẳn với nhau. Điều cần Lưu ý với Bạn (không phải học Chuyên ngành ĐHKK) là cần phải phân biệt 2 Khái niệm khác nhau cơ bản: đó là:
1) Chế độ hoạt động (Operation Mode) Cooling (cho Mùa hè) và Heating (cho Mùa đông) với
2) Phụ tải Nhiệt Ẩm (Nhiệt hiện Sensible và Nhiệt ẩn Latent Load) (có 2 loại: cho Không gian Phòng, và cho Thiết bị xử lý Không khí).
Trong khi đó, Khái niệm Phụ tải Nhiệt Ẩm cho ĐHKK là chỉ có 1 duy nhất (và sẽ có Gía trị khác nhau tùy theo từng Mùa (hè hay động)) chứ không phải là 2 loại Tải khác nhau, và Người ta gọi là Nóng hay Lạnh chẳng qua là để ám chỉ về chiều của Dòng Năng lượng nhiệt/ẩm đi ra khỏi hay đi vào Không gian cần xử lý mà thôi.
Do sự khác nhau về Điều kiện chuẩn để tính toán, cho nên sẽ không có sự liên hệ định lượng giữa 2 Phụ tải tính toán ở trong 2 Chế độ làm việc (Cooling và Heating) Bạn nhé.
Có lẽ Bạn nên tìm hiểu thêm Kiến thức về ngành ĐHKK để có được 1 cái nhìn rộng và bao quát về Lãnh vực này, nhất là hiểu đúng các Khái niệm ở trong Khâu Thiết kế. Bạn nhé. Chúc Bạn tinh tấn.
Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh, theo như em hiểu thì:
Phần mềm Trace 700 đã tính toán cả hai loại tải lạnh và tả làm nóng (Anh xem file em đính kèm nhé)
Về phần trạng thái khí hậu (nhiệt độ/ độ ẩm ngoài trời) thì khi đưa file thời tiết vào trane đã có sẵn trạng thái ngoài trời mùa đông và mùa hè (nếu có sự sai khác, thì hoàn toàn có thể tinh chỉnh phù hợp)
Về phần phụ tải nhiệt sensible và latent load bên trong phần mềm đã có công cụ nhập liệu, tính toán (Tải chiếu sáng, tải điện, tải do tiếp xúc tường,sàn,không gian đệm)...
Từ những công cụ trace 700 đưa ra, em nghĩ phần mềm hoàn toàn có tính toán được tải làm nóng và làm lạnh trong cùng 1 lần nhập thông số
Mong có sự đóng góp ý kiến thêm của anh
 
Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh, theo như em hiểu thì:
Phần mềm Trace 700 đã tính toán cả hai loại tải lạnh và tả làm nóng (Anh xem file em đính kèm nhé)
Về phần trạng thái khí hậu (nhiệt độ/ độ ẩm ngoài trời) thì khi đưa file thời tiết vào trane đã có sẵn trạng thái ngoài trời mùa đông và mùa hè (nếu có sự sai khác, thì hoàn toàn có thể tinh chỉnh phù hợp)
Về phần phụ tải nhiệt sensible và latent load bên trong phần mềm đã có công cụ nhập liệu, tính toán (Tải chiếu sáng, tải điện, tải do tiếp xúc tường,sàn,không gian đệm)...
Từ những công cụ trace 700 đưa ra, em nghĩ phần mềm hoàn toàn có tính toán được tải làm nóng và làm lạnh trong cùng 1 lần nhập thông số
Mong có sự đóng góp ý kiến thêm của anh
Đúng như vậy Bạn. Đương nhiên là Phần mềm TRACE 700 có thể Tính ra cho Bạn Phụ tải làm lạnh (Cooling Load) cho Chế độ làm lạnh (Cooling Mode) ở trong Mùa hè, và Phụ tải làm nóng (Heating Load) cho Chế độ làm nóng (Heating Mode) ở trong Mùa đông, và giúp ta tính ra Phụ tải để chọn Thiết bị (Equipment) làm lạnh và làm nóng có CS thích hợp cho từng Chế độ hoạt động này.
Đấy là với những Khu vực có 2 mùa rõ rệt trong năm, để đáp ứng yêu cầu thì sẽ phải có 2 Thiết bị làm lạnh và làm nóng riêng, hay tùy theo tính toán có thể dùng Thiết bị 2 chiều nóng/lạnh kết hợp. Còn với những nơi Khí hậu ổn định chỉ có 1 mùa, như là ở miền nam nước ta chẳng hạn (chỉ có mùa nóng là chủ đạo) thì cũng không cần thiết lắm phải tính toán Chế độ làm nóng (sưởi ấm) cho nhiêu khê ra.
Tuy nhiên, để cho đỡ phức tạp, người ta căn cứ vào Số liệu Khí hậu của Địa phương để lấy chọn Số liệu Khí hậu tính toán ngoàii trời theo Số liệu [ngày đại diện ứng với xác suất đa số trong năm] (tùy Đặc điểm khí hậu Địa phương), cũng như căn cứ vào cấp độ Chất lượng Công trình (mà chọn cấp độ Thiết kế Điều hòa là cấp 1,2 hay 3) để chọn ra 1 Chế độ tính toán (và Thiết bị xử lý) là Cooling hay Heating mà thôi, cho đơn giản.
Phần mềm chỉ là Công cụ Máy móc làm theo Lệnh nhập vào của Con người. Vấn đề là Con người (sử dụng nó) phải thấu hiểu rõ và bao quát để biết mà sử dụng, ra lệnh cho Phần mềm như thế nào cho hiệu quả thì mới mang lại lợi ích tối đa cho Công việc của mình được. Xin có vài ý trao đổi thêm với Bạn nhé.
 
Đúng như vậy Bạn. Đương nhiên là Phần mềm TRACE 700 có thể Tính ra cho Bạn Phụ tải làm lạnh (Cooling Load) cho Chế độ làm lạnh (Cooling Mode) ở trong Mùa hè, và Phụ tải làm nóng (Heating Load) cho Chế độ làm nóng (Heating Mode) ở trong Mùa đông, và giúp ta tính ra Phụ tải để chọn Thiết bị (Equipment) làm lạnh và làm nóng có CS thích hợp cho từng Chế độ hoạt động này.
Đấy là với những Khu vực có 2 mùa rõ rệt trong năm, để đáp ứng yêu cầu thì sẽ phải có 2 Thiết bị làm lạnh và làm nóng riêng, hay tùy theo tính toán có thể dùng Thiết bị 2 chiều nóng/lạnh kết hợp. Còn với những nơi Khí hậu ổn định chỉ có 1 mùa, như là ở miền nam nước ta chẳng hạn (chỉ có mùa nóng là chủ đạo) thì cũng không cần thiết lắm phải tính toán Chế độ làm nóng (sưởi ấm) cho nhiêu khê ra.
Tuy nhiên, để cho đỡ phức tạp, người ta căn cứ vào Số liệu Khí hậu của Địa phương để lấy chọn Số liệu Khí hậu tính toán ngoàii trời theo Số liệu [ngày đại diện ứng với xác suất đa số trong năm] (tùy Đặc điểm khí hậu Địa phương), cũng như căn cứ vào cấp độ Chất lượng Công trình (mà chọn cấp độ Thiết kế Điều hòa là cấp 1,2 hay 3) để chọn ra 1 Chế độ tính toán (và Thiết bị xử lý) là Cooling hay Heating mà thôi, cho đơn giản.
Phần mềm chỉ là Công cụ Máy móc làm theo Lệnh nhập vào của Con người. Vấn đề là Con người (sử dụng nó) phải thấu hiểu rõ và bao quát để biết mà sử dụng, ra lệnh cho Phần mềm như thế nào cho hiệu quả thì mới mang lại lợi ích tối đa cho Công việc của mình được. Xin có vài ý trao đổi thêm với Bạn nhé.
Vâng anh ạ,
Có lẽ vì khả năng viết của em chưa ổn nên em chưa diễn đạt đúng ý mình muốn hỏi,
Mục đích của câu hỏi của em đơn giản là: Công suất làm nóng ở trên đã phù hợp hay chưa, theo kinh nghiệm của anh chị hay tính điều hòa hai chiều một số công trình ở khu vực miền bắc, trung (khi hậu phức tạp), vì em chưa có nhiều kinh nghiệm cho tính toán cho công trình có thêm công suất làm nóng (mùa đông), nên em muốn nhờ anh chị trên diễn đàn xem giúp ạ,
 
Xin chào anh chị trong diễn đàn,
Anh chị trong diễn đàn cho em hỏi trong phần mềm trace 700, tải nhiệt heating có phải bằng tải lạnh trừ đi số tải nhiệt phần mềm tính toán không ạ, (trong phần mềm là -9.8kW), nhờ anh chị giúp đỡ nhé,
Theo kinh nghiệm anh chị thì kết quả tính toán này (file đính kèm) có phù hợp không nhỉ, địa phương em đang tính toán trong phần mềm là hà nội
Anh chị có kinh nghiệm gì về vấn đề này hỗ trợ giúp em nhé,
Em chuyên điện, gần đây cũng có làm hệ thống điều hòa nên một số kiến thức hơi hạn hẹp,
Chân thành cảm
Theo mình thấy bạn tính tải đang có 1 số vấn đề
 
Vâng chào anh,
Anh có thể nêu một số vấn đề trong bảng tính của em được không ạ
Mình chỉ đang nhìn vào các tải của bạn:
+ Parttion/Door, Floor: đang ko có
+ Misc: 56.06 kW ( đang bị lớn, trông hội trường gồm có các thiết bị điện, các thiết bị sinh nhiệt nào,... ).
Nhìn tổng thể 635.55W/m2( quá lớn).
Đây chỉ là một số quan điểm cá nhân của mình nhìn vào chưa thể đánh giá chính xác được do chưa nắm được cách bạn khai báo dữ liệu như thế nào. Có gì sai sót mong bạn thông cảm
 
Mình chỉ đang nhìn vào các tải của bạn:
+ Parttion/Door, Floor: đang ko có
+ Misc: 56.06 kW ( đang bị lớn, trông hội trường gồm có các thiết bị điện, các thiết bị sinh nhiệt nào,... ).
Nhìn tổng thể 635.55W/m2( quá lớn).
Đây chỉ là một số quan điểm cá nhân của mình nhìn vào chưa thể đánh giá chính xác được do chưa nắm được cách bạn khai báo dữ liệu như thế nào. Có gì sai sót mong bạn thông cảm
Cảm ơn anh đã đóng góp ý kiến
Về mục Parttion/Door, Floor: Tất cả các mục này đang tiếp xúc với không gian có điều hòa
Misc: 56.06 kW mục này em đánh nhầm thông số, đang tính 25W/m2 (nhập nhầm 250W/m2)
Tải lạnh tính quá lớn có thể tính chất hội trường đông người (Theo Ashrae mật độ là 2 m2/người), ở đây thông số CĐT cho trực tiếp là 160 người
Em đang phân vân tải nhiệt Heating Load mùa đông chỉ có 9.8 kW liệu có quá thấp, theo kinh nghiệm của anh có thể tư vấn giúp em về vấn đề này giúp em với ạ (khu vực Hà Nội)
 
Cảm ơn anh đã đóng góp ý kiến
Về mục Parttion/Door, Floor: Tất cả các mục này đang tiếp xúc với không gian có điều hòa
Misc: 56.06 kW mục này em đánh nhầm thông số, đang tính 25W/m2 (nhập nhầm 250W/m2)
Tải lạnh tính quá lớn có thể tính chất hội trường đông người (Theo Ashrae mật độ là 2 m2/người), ở đây thông số CĐT cho trực tiếp là 160 người
Em đang phân vân tải nhiệt Heating Load mùa đông chỉ có 9.8 kW liệu có quá thấp, theo kinh nghiệm của anh có thể tư vấn giúp em về vấn đề này giúp em với ạ (khu vực Hà Nội)
Trong Công việc thường ngày, Mình không trực tiếp sử dụng và tính toán Kết quả với Phần mềm TRACE. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng Kết quả tổng Check Sums của Bạn - là Kết quả của việc Nhập Dữ liệu mà ra, có 1 số điểm về Định lượng, thấy có vẻ hơi bất thường, theo nhận định của mình. Đó là nói về mối Quan hệ định lượng giữa 2 Đại lượng Phụ tải (ĐỈNH) tính toán: 1) Cooling Coil Peak Qcoil và 2) Cooling Space Peak Qspace. Nói chung thì các Thành phần của tải có xuất hiện trong Qspace đều sẽ xuất hiện trong Qcoil, tất nhiên là Gía trị có khác nhau đôi chút (vì được lấy ở tại những Thời điểm tính toán ĐỈNH khác nhau). Tuy nhiên chúng cũng không khác nhau nhiều quá. Cái khác giữa chúng chủ yếu là do các Thành phần Phụ tải Thông gió (Ventilation Load= 33.26kW) chỉ xuất hiện, có mặt trong Qcoil chứ không có trong Qspace. Ngoài ra, 1 số Thành phần Phụ tải mang tính độc lập (như các Internal Loads) mình lại thấy xuất hiện với Gía trị khác nhau nhiều khi có mặt trong Thành phần của Qcoil và Qspace. Ví dụ như Qlights= 18.78/4.29 kW chẳng hạn?!
Cũng có 1 vài điều cũng bất thường trong Kết quả tính các Thành phần Phụ tải Bao che Envelope Loads. Chưa đề cập đến Thành phần Nhiệt ẩn, mới nói về phần Nhiệt hiện, mình thấy có vài điểm chưa giải thích được. Nó liên quan đến Điều kiện tính toán về Nhiệt độ khô Ngoài trời OADBcalculate. Với Qcoil thì OADB= 34oC còn với Qspace thì OADB= 29oC. Như vậy thì theo Lý ra thì các Thành phần Phụ tải bao che cho Qcoil sẽ phải cao hơn là cho Qspace chứ! Vậy mà Kết quả trong Bảng tính này lại cho thấy ngược lại! Ví dụ Kết quả cho Thành phần Glass Solar cho Qcoil và Qspace như sau: Qglass-solar (Coil/Space)= 0.62/6.43 kW?! Tương tự như vậy, Qwall-conduction= 4.15 << 9.67 kW, Qinfiltration= 5.26 >> 0.55 kW?!
Trên đây là 1 số Nhận xét Cá nhân mình về Kết quả Tính toán Định lượng được Phần mềm xuất ra, mà chỉ có Người nhập liệu mới có thể Lý giải được.
Ngoài ra, có phần này mình chưa rõ, chắc là dốt. Đó là về Kết quả xuất của Thành phần Phụ tải Trần Ceiling Load lại có Kết quả (chiều hướng) Dương và Âm khác nhau cho 2 Không gian Space và Plenum, để cho Tổng hợp ra Qceiling-load= 0! Và Kết quả này Qceiling-load này cho Qcoil cũng khác với cho Qspace (= 0/2.83 kW)!
Xin có 1 vài cảm nhận Cá nhân để Bạn chủ thớt và các Bạn cho ý kiến.
Trân trọng
 
Trong Công việc thường ngày, Mình không trực tiếp sử dụng và tính toán Kết quả với Phần mềm TRACE. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng Kết quả tổng Check Sums của Bạn - là Kết quả của việc Nhập Dữ liệu mà ra, có 1 số điểm về Định lượng, thấy có vẻ hơi bất thường, theo nhận định của mình. Đó là nói về mối Quan hệ định lượng giữa 2 Đại lượng Phụ tải (ĐỈNH) tính toán: 1) Cooling Coil Peak Qcoil và 2) Cooling Space Peak Qspace. Nói chung thì các Thành phần của tải có xuất hiện trong Qspace đều sẽ xuất hiện trong Qcoil, tất nhiên là Gía trị có khác nhau đôi chút (vì được lấy ở tại những Thời điểm tính toán ĐỈNH khác nhau). Tuy nhiên chúng cũng không khác nhau nhiều quá. Cái khác giữa chúng chủ yếu là do các Thành phần Phụ tải Thông gió (Ventilation Load= 33.26kW) chỉ xuất hiện, có mặt trong Qcoil chứ không có trong Qspace. Ngoài ra, 1 số Thành phần Phụ tải mang tính độc lập (như các Internal Loads) mình lại thấy xuất hiện với Gía trị khác nhau nhiều khi có mặt trong Thành phần của Qcoil và Qspace. Ví dụ như Qlights= 18.78/4.29 kW chẳng hạn?!
Cũng có 1 vài điều cũng bất thường trong Kết quả tính các Thành phần Phụ tải Bao che Envelope Loads. Chưa đề cập đến Thành phần Nhiệt ẩn, mới nói về phần Nhiệt hiện, mình thấy có vài điểm chưa giải thích được. Nó liên quan đến Điều kiện tính toán về Nhiệt độ khô Ngoài trời OADBcalculate. Với Qcoil thì OADB= 34oC còn với Qspace thì OADB= 29oC. Như vậy thì theo Lý ra thì các Thành phần Phụ tải bao che cho Qcoil sẽ phải cao hơn là cho Qspace chứ! Vậy mà Kết quả trong Bảng tính này lại cho thấy ngược lại! Ví dụ Kết quả cho Thành phần Glass Solar cho Qcoil và Qspace như sau: Qglass-solar (Coil/Space)= 0.62/6.43 kW?! Tương tự như vậy, Qwall-conduction= 4.15 << 9.67 kW, Qinfiltration= 5.26 >> 0.55 kW?!
Trên đây là 1 số Nhận xét Cá nhân mình về Kết quả Tính toán Định lượng được Phần mềm xuất ra, mà chỉ có Người nhập liệu mới có thể Lý giải được.
Ngoài ra, có phần này mình chưa rõ, chắc là dốt. Đó là về Kết quả xuất của Thành phần Phụ tải Trần Ceiling Load lại có Kết quả (chiều hướng) Dương và Âm khác nhau cho 2 Không gian Space và Plenum, để cho Tổng hợp ra Qceiling-load= 0! Và Kết quả này Qceiling-load này cho Qcoil cũng khác với cho Qspace (= 0/2.83 kW)!
Xin có 1 vài cảm nhận Cá nhân để Bạn chủ thớt và các Bạn cho ý kiến.
Trân trọng
 
Back
Bên trên