Cần giúp Phân biệt và lựa chọn hệ số sử dụng Ku, hệ số đồng thời Ks, hệ số nhu cầu Kyc trong tính toán hệ thống điện

Tep_Pi

Thành Viên [LV 1]
Chào các anh chị. Em đang tìm hiểu và lập bảng tính hệ thống điện cho 1 tòa nhà chung cư nhưng đang vướng mắc về cách phân biệt và lựa chọn hệ số sử dụng Ku, hệ số đồng thời Ks, hệ số nhu cầu Kyc. Em có đọc một số thuyết minh thiết kế nhưng thấy rằng phần lựa chọn và cách thức tính toán các hệ số này của các TVTK không giống nhau nên khá hoang mang.
Anh chị có kinh nghiệm về mảng này xin chỉ giáo giúp em ạ.
TINH TOAN HT DIEN.PNG
 
Bạn nhìn vào công thức của TCVN 9206 sẽ hiểu ý nghĩa các hệ số:
+ Ku đặc trưng cho công suất hoạt động thực tế so với định mức (name plate). Ku dùng cho 1 thiết bị / hoặc 1 nhóm TB cụ thể.
+ Ks đặc trưng cho mức độ hoạt động cùng lúc. Ks dùng cho nhiều thiết bị/ nhiều nhóm thiết bị.
+ Kyc đặc trưng cho cả nhu cầu sử dụng và hệ số đồng thời. Kyc dùng cho 1 nhóm thiết bị (thường TB cùng loại, ví dụ thang máy).

Vì vậy Ku và Ks đi cùng nhau: Ptt = Ks * tổng (Ku * Pđm)i
Còn khi cho Kyc rồi thì đơn giản là Ptt = Kyc* tổng (Pđm)i
 
Bạn nhìn vào công thức của TCVN 9206 sẽ hiểu ý nghĩa các hệ số:
+ Ku đặc trưng cho công suất hoạt động thực tế so với định mức (name plate). Ku dùng cho 1 thiết bị / hoặc 1 nhóm TB cụ thể.
+ Ks đặc trưng cho mức độ hoạt động cùng lúc. Ks dùng cho nhiều thiết bị/ nhiều nhóm thiết bị.
+ Kyc đặc trưng cho cả nhu cầu sử dụng và hệ số đồng thời. Kyc dùng cho 1 nhóm thiết bị (thường TB cùng loại, ví dụ thang máy).

Vì vậy Ku và Ks đi cùng nhau: Ptt = Ks * tổng (Ku * Pđm)i
Còn khi cho Kyc rồi thì đơn giản là Ptt = Kyc* tổng (Pđm)i
Vâng. Đúng ra là sẽ tính toán như thế. Nhưng đa phần hồ sơ thiết kế em có đọc thì của 1 số dự án thì họ chỉ đưa ra chung 1 hệ số gọi là hệ số đồng thời, không thấy đề cập đến hệ số sử dụng Ku và hệ số yêu cầu Kyc.
Còn 1 thắc mắc nữa e muốn hỏi là hệ số đồng thời Ks thì trong TCVN 9206:2012 có rất nhiều bảng tra. Vậy khi nào thì nên tra theo số căn hộ, khi nào nên tra theo số mạch
 
Xét về tuần tự tính toán, cần tính từ các phụ tải (Final Load) tính lên trạm. Do đó bạn sử dụng từ bảng 9 ngược lên. Trong đó:
+ Bảng 9 - Kđt theo chức năng mạch để tính toán P của từng nhóm phụ tải, sau đó dùng tính toán Ptt tủ cấp điện cuối (Final DB).
+ Bảng 8 - Kđt theo số mạch, sau khi tính ở bảng 9 dựa theo số mạch để tính Kđt cho toàn bộ tủ Final DB.
+ Tiếp đến tính các tủ phân phối trung gian trong lưới thì chủ yếu dùng bảng 9.
+ Còn bảng 4 - Kđt cho theo số hộ chung cư, thì sau khi tính toán được Ptt của mỗi căn hộ như ở trên thì bạn tính các tủ tầng cấp tới các căn hộ mới dùng bảng này. Và tính tiếp các tủ khác (nếu có) cấp tiếp tới các tủ tầng.
Tiêu chuẩn thì không bao quát hết các tình huống thực tế nên việc sử dụng các hệ số cũng cần sự linh hoạt khi gặp trường hợp bất thường.
Ví dụ 1 tủ cấp nguồn tới nhiều mạch mà có số ít mạch có công suất rất lớn so với các mạch còn lại thì cần xem xét loại phụ tải để đưa ra Kđt hợp lý. Ví dụ: tủ có 4 mạch công suất (250 + 5 + 12 + 3)=270kW. Bạn không thể dùng Kđt = 0.8 với 4 mạch từ bảng 8. Vì khi đó Ptt = 0.8*270 = 216 kW lại nhỏ hơn nhánh 250kW. Khi gặp trường hợp này chủ động nâng Kđt lên do sự có mặt của mạch CS lớn (0.9 0.95 thậm chí 1.0).
Cuối cùng, áp dụng T/c vẫn cần kinh nghiệm và sự hiểu biết về hoặt động các loại phụ tải điện. Nên bạn làm từ dự án đơn giản nhất để nắm đc ý nghĩa tiêu chuẩn trước. Khi đó bạn sẽ sử dụng các hệ số 1 cách hợp lý.
Thân!
 
Back
Bên trên