Cần giúp Phụ tải nhiệt máy biến áp

au_hvacr

Thành Viên [LV 1]
Chào các bác!

Tình hình là chủ đầu tư yêu cầu bên mình thiết kế máy điều hòa cho phòng máy biến áp. Nhưng tìm trong catalogue của một số công ty vẩn không tìm ra được phụ tải nhiệt của máy biến áp (từ 400kVA ~6300kva) :-??. Bác nào có tài liệu hay cách tính nào giúp mình với nha.

Chúc diễn dàn luôn đàon kết!
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

chủ đầu tư này giàu gớm !!!.
Mình đi nhiều công trình lớn rồi mà vẫn chưa thấy ai dùng điều hòa cho trạm biến áp bao giờ. cao lắm là trên trạm biến áp có dẩn hệ thống dầu ra những coil ống đồng cánh nhôm rồi dùng quạt gió thổi. =>có sách còn nói dùng tháp nước để làm mát dầu máy biến áp, chỉ là làm mát biến áp thôi, ai lại điều hòa cho phòng biến áp bao giờ, vừa tốn tiền vừa chẳng có lợi ích gì.

Thường thì trạm biến áp sẻ dẩn hệ thống dây cáp điện vào thêm một phòng riêng đặt tủ điện phân phối nữa (gồm hệ thống thanh cái, MCB, hệ ATS chuyển nguồn với máy phát, ups, máy tính) => phòng này mới cần điều hòa cho người vận hành (nhưng công suất máy lạnh nhỏ thôi, vì nhiệt tạo ra không nhiều do ít người vận hành, dây cáp to ít tỏa nhiệt, máy tính điều khiển BMS cũng ít tỏa nhiệt).

còn muốn tính nhiệt cho trạm theo mình nên theo công thức đi; Qt =RxtxIxI(vì bình phương). => vậy thì R hỏi nhà cung cấp máy đó (vd 1 mét dây thì R =? và sơ cấp thì bao nhiêu mét và Isơ cấp =?, thứ cấp bao nhiêu mét và Ithứ cấp = ?, => cộng nhiệt tỏa ra sơ cấp và thứ cấp =>nhiệt sinh ra trên trạm !!!.

=> nên bảo chủ đầu tư xây thêm phòng điện động lực tủ phân phối để điều hòa và điều khiển, mấy cái trạm nên đặt thêm phòng riêng không cần thiết phải điều hòa cho nó.
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Chào các bác!

Tình hình là chủ đầu tư yêu cầu bên mình thiết kế máy điều hòa cho phòng máy biến áp. Nhưng tìm trong catalogue của một số công ty vẩn không tìm ra được phụ tải nhiệt của máy biến áp (từ 400kVA ~6300kva) :-??. Bác nào có tài liệu hay cách tính nào giúp mình với nha.

Chúc diễn dàn luôn đàon kết!

Bạn đuà giỡn giỏi thật! Sáng kiến này của chủ đầu tư hay của bạn đó! Nếu là sáng kiến của bạn thì quên nó đi! Còn nếu của chủ đầu tư thì cũng nói họ quên ý tưởng điên rồ này đi! Noí chung thì chỉ đoàn kết khi có ý tưởng đúng thôi bạn nhé!!!!^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

neu tram bien ap dat ben ngoai thi ko can gi them.neu tram bien ap dat trong phong kin thi chi can thiet ke quat thong gio la ok roi ban oi.
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Hi chắc bạn nhầm lẫn gì rồi vì như mình thấy thì người ta thường để phòng máy biến áp ở trên mặt đất và cho thông gió tự nhiên luôn chứ đừng nói là thiết kế điều hòa. Điều hòa cho LV switch Room thì mình còn thấy chứ Transformer room thì chưa bao giờ.
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Chào các bác!

Tình hình là chủ đầu tư yêu cầu bên mình thiết kế máy điều hòa cho phòng máy biến áp. Nhưng tìm trong catalogue của một số công ty vẩn không tìm ra được phụ tải nhiệt của máy biến áp (từ 400kVA ~6300kva) :-??. Bác nào có tài liệu hay cách tính nào giúp mình với nha.

Chúc diễn dàn luôn đàon kết!

Hôm trước tôi nói bạn từ bỏ ý tưởng điều hoà dùng cho trạm đi! Còn nếu bạn cần biết thông số nhiệt thì xin mách nước nhé! Ở các biến áp người ta luôn cho 2 thông số sau: Tổn hao không tải Po và tổn hao ngắn mạch Pk. Tổn hao không tải Po được hiểu là công suất tự dùng của máy biến áp tức là không dùng vẫn phát nhiệt với công suất như vậy. Còn tổn hao ngắn mạch Pk có thể hiểu là công suất tiêu hao khi ngắn mạch xảy ra. Thực tế thì khi biến áp chạy đầy tải, tổn hao nhiệt sẽ bằng Po+Pk. Bạn phải tính thông gió với thành phần nhiệt là Po+Pk.
Vào trang http://www.thibidi.com/index.php?page=2&id=16&product=2 để tra cứu nhé!
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Bạn đuà giỡn giỏi thật! Sáng kiến này của chủ đầu tư hay của bạn đó! Nếu là sáng kiến của bạn thì quên nó đi! Còn nếu của chủ đầu tư thì cũng nói họ quên ý tưởng điên rồ này đi! Noí chung thì chỉ đoàn kết khi có ý tưởng đúng thôi bạn nhé!!!!^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

Hôm trước tôi nói bạn từ bỏ ý tưởng điều hoà dùng cho trạm đi! Còn nếu bạn cần biết thông số nhiệt thì xin mách nước nhé! Ở các biến áp người ta luôn cho 2 thông số sau: Tổn hao không tải Po và tổn hao ngắn mạch Pk. Tổn hao không tải Po được hiểu là công suất tự dùng của máy biến áp tức là không dùng vẫn phát nhiệt với công suất như vậy. Còn tổn hao ngắn mạch Pk có thể hiểu là công suất tiêu hao khi ngắn mạch xảy ra. Thực tế thì khi biến áp chạy đầy tải, tổn hao nhiệt sẽ bằng Po+Pk. Bạn phải tính thông gió với thành phần nhiệt là Po+Pk.
Vào trang http://www.thibidi.com/index.php?page=2&id=16&product=2 để tra cứu nhé!

Cảm ơn sự giúp đở của các bác. Xin nói rõ thêm ở đây để các bác hiểu kẻo các bác hiểu nhầm mình đùa nửa. Máy biến áp, medium voltage switchgear, LV switchgear, LP panel đặt chung trong 1 container ( có cách nhiệt) và trạm này đặt trên tàu biển. Do mình không điều hòa cho phòng có máy biến áp bao giờ nên không biết phụ tải nhiệt của MBA. Sẵn đây bác nào có tiêu chuẩn nói vế airchange của substation gửi co mình nha. Thanks all.
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

cảm ơn sự giúp đở của các bác. Xin nói rõ thêm ở đây để các bác hiểu kẻo các bác hiểu nhầm mình đùa nửa. Máy biến áp, medium voltage switchgear, lv switchgear, lp panel đặt chung trong 1 container ( có cách nhiệt) và trạm này đặt trên tàu biển. Do mình không điều hòa cho phòng có máy biến áp bao giờ nên không biết phụ tải nhiệt của mba. Sẵn đây bác nào có tiêu chuẩn nói vế airchange của substation gửi co mình nha. Thanks all.

bạn nên thuê bên điện lực! Họ tính cái này nhanh lắm! Khỏi phải mất công tìm hiểu làm gì cho khổ thân vàng!
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Thực tế có nhiều công trình lắp điều hoà cho phòng MBA chứ. Điển hình, các bác cứ tới phòng máy của KS Metropole, Soffitel,...các bạn sẽ thấy tại đó họ có sử dụng.
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Thực tế có nhiều công trình lắp điều hoà cho phòng MBA chứ. Điển hình, các bác cứ tới phòng máy của KS Metropole, Soffitel,...các bạn sẽ thấy tại đó họ có sử dụng.

Bạn có xem kỹ hay không khi nhìn thấy ống gió lại tưởng lắp máy lạnh! Thông gió cho phòng máy là đương nhiên, ống gió cực lớn nhìn như máy lạnh thì phải????
 
Ðề: Phụ tải nhiệt máy biến áp

Cảm ơn sự giúp đở của các anh, cuối cùng cũng tính được phụ tải nhiệt của biến áp. Thank all
 
The international operations of Bich Hanh Electrical is forging connections with new geographies and markets and making a mark with a host of offerings to mega projects in a variety of industry verticals.
 

Đính kèm

  • bannerpy1_Fotor.jpg
    bannerpy1_Fotor.jpg
    58.2 KB · Xem: 171
Hi cả nhà

- Vụ lắp điều hòa cho phòng Substation (P Điện + Máy biến áp), mình đã làm bao gồm trực tiếp thiết kế và lắp đặt. Phần tính toán mình cũng phụ trách luôn, thú thực bảo cách tính này chuẩn 100% thi ko dám nhận, nhưng mà là một cách tính có cơ sở để mọi người tham khảo.
- Tính cho phòng này ngoài những tổn thất nhiệt cơ bản cho 1 phòng điều hòa thì còn có nhiệt tỏa do máy, đặc biết là Máy biến áp và điều này là quan trọng nhất. Chi tiết các bạn xem file đính kèm. Cái " Demand Factor" có thể hiểu là hiệu suất chuyển điện năng thành nhiệt của các thiết bị điện.
- Còn một lưu ý là: Đây vẫn là phòng máy nên yêu cầu nhiệt độ không cần cao như phòng làm việc (25oC). Tùy theo yêu cầu của chủ mà tính điều hòa, nếu họ không yêu cầu thì mình có thể chọn nhiệt độ phòng là 30oC, khi đó công suất và thời gian chạy điều hòa sẽ giảm rất nhiều => giảm chi phí
 

Đính kèm

  • 121222 (dt=10deg)Fan&AC Calculation for Sub-station (Rev 1.1).pdf
    52 KB · Xem: 395
Hi cả nhà

- Vụ lắp điều hòa cho phòng Substation (P Điện + Máy biến áp), mình đã làm bao gồm trực tiếp thiết kế và lắp đặt. Phần tính toán mình cũng phụ trách luôn, thú thực bảo cách tính này chuẩn 100% thi ko dám nhận, nhưng mà là một cách tính có cơ sở để mọi người tham khảo.
- Tính cho phòng này ngoài những tổn thất nhiệt cơ bản cho 1 phòng điều hòa thì còn có nhiệt tỏa do máy, đặc biết là Máy biến áp và điều này là quan trọng nhất. Chi tiết các bạn xem file đính kèm. Cái " Demand Factor" có thể hiểu là hiệu suất chuyển điện năng thành nhiệt của các thiết bị điện.
- Còn một lưu ý là: Đây vẫn là phòng máy nên yêu cầu nhiệt độ không cần cao như phòng làm việc (25oC). Tùy theo yêu cầu của chủ mà tính điều hòa, nếu họ không yêu cầu thì mình có thể chọn nhiệt độ phòng là 30oC, khi đó công suất và thời gian chạy điều hòa sẽ giảm rất nhiều => giảm chi phí
Cách bạn làm cũng khá thú vị! Tuy nhiên, mình cũng góp ý với bạn về tải nhiệt của biến áp. Muốn biết tải nhiệt biến áp thế nào, bạn nên đọc thông số kỹ thuật của trạm biến áp. Bất kỳ trạm biến áp nào cũng đều có hai thông số nhiệt mà danh từ kỹ thuật gọi là tổn hao không tải và tổn hao ngắn mạch. Nôm na của hai từ này có nghĩa đen như sau:
- Tổn hao không tải: Khi không có dòng tiêu thụ ở thứ cấp hay hạ thế, biến áp vẫn tiêu thụ một lượng nhiệt nhất định. Lượng nhiệt này do dòng tải ở cuộn sơ cấp hay cuộn cao áp gây ra. Tổn hao này thường có giá trị rất nhỏ và bằng khoảng 0.1~0.15 công suất của trạm với biến áp dầu và khoảng 0.2~0.4% với biến áp khô. Ví dụ bạn chọn trạm khô 2000kVA, tổn hao không tải tra được là 3990W. Tổn hao không tải có thể coi như là tổn hao sơ cấp.
- Tổn hao ngắn mạch: Cuộn thứ và cuộn sơ của trạm luôn có trở thuần. Khi dòng đạt định mức, trở thuần của cuộn sơ và cuộn thứ sẽ phát nhiệt. Tổng của hai nhiệt này thường được gọi là tổn hao ngắn mạch. Tại sao gọi như thế, lý thuyết điện này khá sâu nên bạn tự tìm hiểu. Ví dụ bạn chọn trạm khô 2000kVA, tổn hao ngắn mạch sẽ là 15000W.
Trong tính toán nhiệt máy biến áp, bạn cần tính tổng tại định mức và tổng đó bằng tổn hao không tải cộng tổn hao ngắn mạch. Từ có công suất nhiệt phát của trạm là 18990W và con số này nên tính ở 100% bạn ạ!
Trạm biến áp là thiết bị cấp điện chính cho cả công trình nên khi tính giải nhiệt, cần tính ở 100% nhiệt tại định mức. Vấn đề nữa cũng lưu ý với bạn là biến áp 2000kVA sẽ phát dòng khoảng 3030A và thường chỉ chạy có 50% tải là 1500A. Khi dòng tải ở 1500A, công suất nhiệt kiểu có tải sẽ bằng 1/4 tổn hao ngắn mạch và khi đó nhiệt tải thực tế chỉ có 7740W.
Về các thiết bị điện như ACB, MCCB,... công suất nhiệt bạn để từ vài tram đến vài ngàn là quá cao so với thực tế. Mức thực tế nhất của các ACB và MCCB chỉ vài chục W là cùng bạn ạ! Nếu một ACB 3200A phát nhiệt khoảng 2000W, nó sẽ thành cái bếp điện và chắc chắn vỏ của ACB sẽ chảy ngay lập tức dù bạn có thông gió hay làm mát tốt đến đâu. Cần thiết bạn có để tham khảo thông số kỹ thuật ACB, MCCB là sẽ tìm ra con số nhiệt mong muốn.
Thực tế, các ACB, MCCB tải nhiệt rất thấp nên bạn có thể không cần đưa và công thức tính nhiệt. Về biến dòng, thực tế các biến dòng đều có công suất rất chuẩn như sau: Các biến dòng đo lường MCT có công suất các mức là 5VA và 10VA nên mức phát nhiệt cao lắm chỉ khoảng 0.5 - 1W. Biến dòng bảo vệ PCT có mức công suất khoảng 15VA nên mức nhiệt cũng chỉ khoảng 1.5W thôi bạn ạ.
Như thế, tổng nhiệt các máy cắt, biến dòng thậm chí là các relay chức năng, công suất rất thấp nên nếu đặt trong trạm biến áp, bạn không nên tính nhiệt này làm gì. Về trạm biến áp, như tôi đưa ra con số và cũng đề cập là nên tính tổn hao nhiệt tại dòng định mức. Và với phân tích trên, bạn sẽ thấy là tổng nhiệt của ba trạm tại định mức cũng là rất lớn. Vậy thì phải tính nhiệt lấy đi từ trạm biến áp là đủ rồi.
Vài góp ý cùng bạn về nhiệt của trạm biến áp cũng như các thiết bị điện khác!
 
Cách bạn làm cũng khá thú vị! Tuy nhiên, mình cũng góp ý với bạn về tải nhiệt của biến áp. Muốn biết tải nhiệt biến áp thế nào, bạn nên đọc thông số kỹ thuật của trạm biến áp. Bất kỳ trạm biến áp nào cũng đều có hai thông số nhiệt mà danh từ kỹ thuật gọi là tổn hao không tải và tổn hao ngắn mạch. Nôm na của hai từ này có nghĩa đen như sau:
- Tổn hao không tải: Khi không có dòng tiêu thụ ở thứ cấp hay hạ thế, biến áp vẫn tiêu thụ một lượng nhiệt nhất định. Lượng nhiệt này do dòng tải ở cuộn sơ cấp hay cuộn cao áp gây ra. Tổn hao này thường có giá trị rất nhỏ và bằng khoảng 0.1~0.15 công suất của trạm với biến áp dầu và khoảng 0.2~0.4% với biến áp khô. Ví dụ bạn chọn trạm khô 2000kVA, tổn hao không tải tra được là 3990W. Tổn hao không tải có thể coi như là tổn hao sơ cấp.
- Tổn hao ngắn mạch: Cuộn thứ và cuộn sơ của trạm luôn có trở thuần. Khi dòng đạt định mức, trở thuần của cuộn sơ và cuộn thứ sẽ phát nhiệt. Tổng của hai nhiệt này thường được gọi là tổn hao ngắn mạch. Tại sao gọi như thế, lý thuyết điện này khá sâu nên bạn tự tìm hiểu. Ví dụ bạn chọn trạm khô 2000kVA, tổn hao ngắn mạch sẽ là 15000W.
Trong tính toán nhiệt máy biến áp, bạn cần tính tổng tại định mức và tổng đó bằng tổn hao không tải cộng tổn hao ngắn mạch. Từ có công suất nhiệt phát của trạm là 18990W và con số này nên tính ở 100% bạn ạ!
Trạm biến áp là thiết bị cấp điện chính cho cả công trình nên khi tính giải nhiệt, cần tính ở 100% nhiệt tại định mức. Vấn đề nữa cũng lưu ý với bạn là biến áp 2000kVA sẽ phát dòng khoảng 3030A và thường chỉ chạy có 50% tải là 1500A. Khi dòng tải ở 1500A, công suất nhiệt kiểu có tải sẽ bằng 1/4 tổn hao ngắn mạch và khi đó nhiệt tải thực tế chỉ có 7740W.
Về các thiết bị điện như ACB, MCCB,... công suất nhiệt bạn để từ vài tram đến vài ngàn là quá cao so với thực tế. Mức thực tế nhất của các ACB và MCCB chỉ vài chục W là cùng bạn ạ! Nếu một ACB 3200A phát nhiệt khoảng 2000W, nó sẽ thành cái bếp điện và chắc chắn vỏ của ACB sẽ chảy ngay lập tức dù bạn có thông gió hay làm mát tốt đến đâu. Cần thiết bạn có để tham khảo thông số kỹ thuật ACB, MCCB là sẽ tìm ra con số nhiệt mong muốn.
Thực tế, các ACB, MCCB tải nhiệt rất thấp nên bạn có thể không cần đưa và công thức tính nhiệt. Về biến dòng, thực tế các biến dòng đều có công suất rất chuẩn như sau: Các biến dòng đo lường MCT có công suất các mức là 5VA và 10VA nên mức phát nhiệt cao lắm chỉ khoảng 0.5 - 1W. Biến dòng bảo vệ PCT có mức công suất khoảng 15VA nên mức nhiệt cũng chỉ khoảng 1.5W thôi bạn ạ.
Như thế, tổng nhiệt các máy cắt, biến dòng thậm chí là các relay chức năng, công suất rất thấp nên nếu đặt trong trạm biến áp, bạn không nên tính nhiệt này làm gì. Về trạm biến áp, như tôi đưa ra con số và cũng đề cập là nên tính tổn hao nhiệt tại dòng định mức. Và với phân tích trên, bạn sẽ thấy là tổng nhiệt của ba trạm tại định mức cũng là rất lớn. Vậy thì phải tính nhiệt lấy đi từ trạm biến áp là đủ rồi.
Vài góp ý cùng bạn về nhiệt của trạm biến áp cũng như các thiết bị điện khác!
Hi bác Dũng
Về khoản chuyên sâu và phần chi tiết này chắc em cần phải nghiên cứu thêm!
Nhưng trên thực tế thì con điều hòa em lắp theo bảng tính này đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ phòng (25oC cho mùa hè từ 2012 đến nay).
Cho nên tuy thấy không giống trong sách vở nhưng lại đúng khi làm thực tế bác ah.
Hi vọng có pro nào có bảng tính chi tiết và chuẩn hơn thi share cho ae tham khảo thì tốt quá
 
Hi cả nhà

- Vụ lắp điều hòa cho phòng Substation (P Điện + Máy biến áp), mình đã làm bao gồm trực tiếp thiết kế và lắp đặt. Phần tính toán mình cũng phụ trách luôn, thú thực bảo cách tính này chuẩn 100% thi ko dám nhận, nhưng mà là một cách tính có cơ sở để mọi người tham khảo.
- Tính cho phòng này ngoài những tổn thất nhiệt cơ bản cho 1 phòng điều hòa thì còn có nhiệt tỏa do máy, đặc biết là Máy biến áp và điều này là quan trọng nhất. Chi tiết các bạn xem file đính kèm. Cái " Demand Factor" có thể hiểu là hiệu suất chuyển điện năng thành nhiệt của các thiết bị điện.
- Còn một lưu ý là: Đây vẫn là phòng máy nên yêu cầu nhiệt độ không cần cao như phòng làm việc (25oC). Tùy theo yêu cầu của chủ mà tính điều hòa, nếu họ không yêu cầu thì mình có thể chọn nhiệt độ phòng là 30oC, khi đó công suất và thời gian chạy điều hòa sẽ giảm rất nhiều => giảm chi phí
cho mình xin bản excel với mail mình [email protected]
 
Back
Bên trên