Thảo luận sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

hoang01c1a

Thành Viên [LV 0]
Xin chào các pro!
mình có động cơ 3 phare với các thông số như trong hình đính kèm, theo mình biết thì áp của mạch 3 pha thường dùng là 380v, khi mình nối tam giác thì Ud=Up=380v; còn khi mình nối sao thì Ud=Up*căn3=380*1.73=657.4V; tức là động cơ này thường chạy ở mạch hình tam giác, con lúc khởi động động cơ phải dùng mạch đấu nối hình sao đúng không? mong các pro chỉ giáo.

thanks
 

Đính kèm

  • DSC07942.jpg
    DSC07942.jpg
    42.1 KB · Xem: 336
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

hình mờ quá đọc ko rõ...loáng thoáng hình như công suất động cơ là 3.6kw ,với công suất này đấu DOL (direct online) luôn,ko cấn đến khởi động sao-3giác đâu
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

hình mờ quá đọc ko rõ...loáng thoáng hình như công suất động cơ là 3.6kw ,với công suất này đấu DOL (direct online) luôn,ko cấn đến khởi động sao-3giác đâu

hi thanks bac nhiều!
mình up lại ảnh khác rồi, pác cho ý kiến nhé(ảnh trước up nhằm).
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

trên 7hp (5.5kw) là yêu cầu sử dụng bộ khởi động rồi, ko DOL được

đơn giản, rẻ tiền mà vẫn ok là sao-3giac
sang thì dùng solid state soft starter
sang hơn nữa thì dùng inverter mà khởi động

tùy nhu cầu mà bác chọn >:D<
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Hình như bạn nhầm thì pải.
Khi chạy Tam Giác thì điện áp là 380v.
Khi chạy Sao thì điện áp là 220v.
Chính vì chạy Sao điện áp nhỏ -> dòng nhỏ, mô men khởi động lớn -> thường khởi động Sao cho động cơ >7.5 kW.
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Hình như bạn dochanh_bk nhầm rồi thì phải (chắc không phải là dân điện).
quan trọng nhất điện áp đường dây cấp vào là 380 v.
máy động cơ lớn thường đấu tam giác và dùng điện áp là 380 v hợp với nguồn cấp 380v.
khi khởi động ở sao thì áp cấp vào là 380v (khởi động bằng phương pháp giảm áp) (trong quá trình học ta thường có học về mô hình khởi động bằng giảm áp cho động cơ bằng 3 cuộn dây hoặc điện trở đó, thì cái này dùng dạng giảm áp như thế thông qua điện áp nguồn khỏi qua cuộn dây phụ) vì nếu đúng hoạt động ở sao thì nó phải được cấp là 657,4 v. Sau 3-5 giây hoạt động ở sao 380 v ( đáng lẻ phải 657,4v) thì đã có đủ một lượng moment làm giảm dòng khởi động lại khi chuyển qua tam giác chạy định mức lâu dài.

đính chính lại:
chạy sao điện áp lớn và dòng nhỏ lại và ngược lại chạy tam giác thì điện áp nhỏ và dòng điện lớn.
trên đây chỉ là nói về cách khởi động cho động cơ 3 pha thôi, chứ không liên quan gì đến cụm từ sao/tam giác 657,4/380 v.
với cụm từ sao/tam giác 657,4/380 v thì nếu điện cấp ở việt nam là 657,4 v thì ta đấu sao cho động cơ chạy định mức lâu dài. Và vì điện áp việt nam là 380v nên ta đấu tam giác cho động cơ chạy định mức lâu dài. => đương nhiên sẻ có thêm phần khởi động trước khi động cơ hoạt động định mức từ 3-5 giây.
không biết đúng hông, nghe giang hồ đồn đại ấy mà !!!.:-@
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Xin chào các pro!
mình có động cơ 3 phare với các thông số như trong hình đính kèm, theo mình biết thì áp của mạch 3 pha thường dùng là 380v, khi mình nối tam giác thì Ud=Up=380v; còn khi mình nối sao thì Ud=Up*căn3=380*1.73=657.4V; tức là động cơ này thường chạy ở mạch hình tam giác, con lúc khởi động động cơ phải dùng mạch đấu nối hình sao đúng không? mong các pro chỉ giáo.

thanks

Động cơ của bạn là 18.5kW, mắc 3 cuộn dây theo tam giác ở điện áp 380-415V thì công suất đạt định mức. Nếu mắc theo kiểu Y thì ở điện áp 657.4V nó sẽ đạt định mức.
Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Động cơ của bạn là 18.5kW, mắc 3 cuộn dây theo tam giác ở điện áp 380-415V thì công suất đạt định mức. Nếu mắc theo kiểu Y thì ở điện áp 657.4V nó sẽ đạt định mức.
Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!

Hi thanks bác LeDung nhiều...
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Xin chào các pro!
mình có động cơ 3 phare với các thông số như trong hình đính kèm, theo mình biết thì áp của mạch 3 pha thường dùng là 380v, khi mình nối tam giác thì Ud=Up=380v; còn khi mình nối sao thì Ud=Up*căn3=380*1.73=657.4V; tức là động cơ này thường chạy ở mạch hình tam giác, con lúc khởi động động cơ phải dùng mạch đấu nối hình sao đúng không? mong các pro chỉ giáo.

thanks

Với nguồn điện thông dụng ở Việt Nam là 380v thì động cơ hoạt động bình thường ở chế độ nối tam giác. Còn điện áp 670v có thể sử dụng để khởi động động cơ(Đổi nối sao-tam giác) hay giảm tốc độ của động cơ.
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!

=> bó tay cha này luôn: đã bảo điện áp nguồn là 380 v lấy đâu ra điện áp 230v để đấu sao, cho dù đấu sao hay tam giác thì áp cấp vào là 380v (xem như khởi động bằng phương pháp giảm áp ở sao, sau đó cho chạy định mức lâu dài ở tam giác 380v).

còn thêm bác manhncc lại lôi cái điện áp 670v để đổi nối sao tam giác nữa (lấy áp 670v đâu ra vậy bạn). Còn nữa héng, điện áp cho dù là 380v hay 670v thì tốc độ nó cũng chỉ vậy thôi, làm gì có thay đổi áp dẩn tới thay đổi tốc độ với động cơ xoay chiều 3 pha đâu. Tốc độ động cơ 3 pha xoay chiều chỉ căn cứ vào tần số và số cặp cực thôi bạn.
n (v/f)= 60f/p

1.căn cứ vào số cực:
=> động cơ nhỏ thì đa số đấu 2p=4 (1500 v/f), động cơ lớn hơn chút thì đấu 2p = 6 (1000v/f).v.v. càng lớn thì số cập cực càng lớn dẩn tới tốc độ càng nhỏ.
2. căn cứ vào biến tần để thay đổi tốc độ của nó mà .
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!

=> bó tay cha này luôn: đã bảo điện áp nguồn là 380 v lấy đâu ra điện áp 230v để đấu sao, cho dù đấu sao hay tam giác thì áp cấp vào là 380v (xem như khởi động bằng phương pháp giảm áp ở sao, sau đó cho chạy định mức lâu dài ở tam giác 380v).

còn thêm bác manhncc lại lôi cái điện áp 670v để đổi nối sao tam giác nữa (lấy áp 670v đâu ra vậy bạn). Còn nữa héng, điện áp cho dù là 380v hay 670v thì tốc độ nó cũng chỉ vậy thôi, làm gì có thay đổi áp dẩn tới thay đổi tốc độ với động cơ xoay chiều 3 pha đâu. Tốc độ động cơ 3 pha xoay chiều chỉ căn cứ vào tần số và số cặp cực thôi bạn.
n (v/f)= 60f/p

1.căn cứ vào số cực:
=> động cơ nhỏ thì đa số đấu 2p=4 (1500 v/f), động cơ lớn hơn chút thì đấu 2p = 6 (1000v/f).v.v. càng lớn thì số cập cực càng lớn dẩn tới tốc độ càng nhỏ.
2. căn cứ vào biến tần để thay đổi tốc độ của nó mà .
Bác nói đúng rồi . thay đổi tốc độ đ/c bằng thay đổi hz và 2p . còn thay đổi V chỉ làm tăng và giảm I của đ/c đồng nghĩa vơi việc ta chuẩn bị tài chính để quấn lại đ/c đó
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Xin chào các pro!
mình có động cơ 3 phare với các thông số như trong hình đính kèm, theo mình biết thì áp của mạch 3 pha thường dùng là 380v, khi mình nối tam giác thì Ud=Up=380v; còn khi mình nối sao thì Ud=Up*căn3=380*1.73=657.4V; tức là động cơ này thường chạy ở mạch hình tam giác, con lúc khởi động động cơ phải dùng mạch đấu nối hình sao đúng không? mong các pro chỉ giáo.

thanks

theo như nhan đ/c ghi thi đ/c này của bác khi dùng ở vn thi chạy ở chế độ tam giác thôi V = 380v / tam giác ( kiểu nối ), I = 41.5 A , hz= 50 , n = 2900v/p
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!

=> bó tay cha này luôn: đã bảo điện áp nguồn là 380 v lấy đâu ra điện áp 230v để đấu sao, cho dù đấu sao hay tam giác thì áp cấp vào là 380v (xem như khởi động bằng phương pháp giảm áp ở sao, sau đó cho chạy định mức lâu dài ở tam giác 380v).

còn thêm bác manhncc lại lôi cái điện áp 670v để đổi nối sao tam giác nữa (lấy áp 670v đâu ra vậy bạn). Còn nữa héng, điện áp cho dù là 380v hay 670v thì tốc độ nó cũng chỉ vậy thôi, làm gì có thay đổi áp dẩn tới thay đổi tốc độ với động cơ xoay chiều 3 pha đâu. Tốc độ động cơ 3 pha xoay chiều chỉ căn cứ vào tần số và số cặp cực thôi bạn.
n (v/f)= 60f/p

1.căn cứ vào số cực:
=> động cơ nhỏ thì đa số đấu 2p=4 (1500 v/f), động cơ lớn hơn chút thì đấu 2p = 6 (1000v/f).v.v. càng lớn thì số cập cực càng lớn dẩn tới tốc độ càng nhỏ.
2. căn cứ vào biến tần để thay đổi tốc độ của nó mà .

Thanks bác nhiều!
mình có một số thắc mắc này nhé:
@ vậy động cơ có thông số D/Y=380/670v thì ý nghĩa cái 670v là gì vậy bác.
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

uh, khi nào điện áp ở việt nam là 670v thì mình đấu Y
 
Em cũng đang có 2 con bơm nước PCCC với P2 30HP( 22KW), P1 28,1KW,với V(Δ): 380-415v/V(Y):660-720v. Một con được cấp nguồn bởi bộ KĐT( công tắc tơ+ rơ le nhiêt), còn 1 con cấp nguồn bằng Aptomat 60A. Vẫn vận hành tốt bằng nguồn điện lưới 380v. Nhưng khi cấp nguồn bằng nguồn máy phát 100KVA thi con có bộ KĐT thì ok, còn con cấp nguồn qua aptomat thì khi bật lên là máy phát bị stop ngay. Em đã đổi qua lại thì khi cấp nguồn bằng bộ KĐT thì đều hoạt động tốt, còn khi cấp nguồn bằng aptomat thì máy phát bị tụt áp và stop luôn. Em đang đinh khắc phuc bằng cách dùng thêm bộ KĐT cho con đó hoặc sử dụng đấu nói khởi động bằng Y-Δ. Các bác góp ý thêm cho nhé
 

Đính kèm

  • DSCN2826.JPG
    DSCN2826.JPG
    141.6 KB · Xem: 190
Em cũng đang có 2 con bơm nước PCCC với P2 30HP( 22KW), P1 28,1KW,với V(Δ): 380-415v/V(Y):660-720v. Một con được cấp nguồn bởi bộ KĐT( công tắc tơ+ rơ le nhiêt), còn 1 con cấp nguồn bằng Aptomat 60A. Vẫn vận hành tốt bằng nguồn điện lưới 380v. Nhưng khi cấp nguồn bằng nguồn máy phát 100KVA thi con có bộ KĐT thì ok, còn con cấp nguồn qua aptomat thì khi bật lên là máy phát bị stop ngay. Em đã đổi qua lại thì khi cấp nguồn bằng bộ KĐT thì đều hoạt động tốt, còn khi cấp nguồn bằng aptomat thì máy phát bị tụt áp và stop luôn. Em đang đinh khắc phuc bằng cách dùng thêm bộ KĐT cho con đó hoặc sử dụng đấu nói khởi động bằng Y-Δ. Các bác góp ý thêm cho nhé
Động cơ công suất lớn mà bạn gạt aptomat kiểu rừng thế này à! Chưa cháy máy phát của bạn là may mắn rồi đó! Bạn cần lưu ý động cơ của bạn là 22kW thì khi khởi động trực tiếp, nó sẽ hút công suất biểu kiến khoảng gấp 25 lần. Bạn nhân thử sẽ thấy công suất khoảng 550 kVA, máy phát của bạn quá tải ngay lập tức và dừng lại là chắc chắn.
Nếu dùng khởi động từ Y/D, công suất biểu kiến sẽ là 4 lần công suất thực tức khoảng 88kVA, máy phát sẽ rồ ga tối đa một chút (khoảng 5 giây) rồi mới trở lại bình thường. Bạn nên kiếm tài liệu về động cơ lồng sóc để hiểu cơ chế hoạt động của nó. Chứ mò mẫm như thế, vài cái máy phát điện bốc khói ra đi là chuyện thường ngày ở huyện đó!
 
Cảm ơn bác nguyenledung nhiều. Đó là hệ thống bơm nước PCCC của cty em. Nó đã được ICC cho phép nhà thầu thi công và bàn giao lâu rồi. Giờ em mới tiếp quản , kiểm tra thì phát hiện sự cố như vậy.
 
Back
Bên trên