Thảo luận So sánh gốc NBR, gốc EPDM và gốc PE của bảo ôn cách nhiệt

Lương Hải Long

Thành Viên [LV 0]
SO SÁNH GỐC NBR, GỐC EPDM VÀ GỐC PE CỦA BẢO ÔN CÁCH NHIỆT
Sự khác biệt cơ bản của gốc bảo ôn là ở các liên kết phân tử, liên kết phân tử của gốc bảo ôn càng chặt chẽ (liên kết không phân cực, không chứa liên kết đôi) thì gốc bảo ôn càng bền vững, điều này ảnh hưởng lớn đến độ bền của sản phẩm, hệ số dẫn nhiệt K-Value, hệ số kháng ẩm u-Value của bảo ôn trong các điều kiện khí hậu và nhiệt độ khác nhau. Đặc biệt, là khả năng tạo ra khí độc HCN Hydro Cyanua khi cháy.

Hiện nay trên thị trường phổ biến 3 loại gốc bảo ôn là:

- Bảo ôn gốc NBR

- Bảo ôn gốc EPDM

- Bảo ôn gốc PE

Dưới đây là bản so sánh giữa các gốc bảo ôn các tiêu chí mà gốc bảo ôn nắm vai trò quyết định:

I. VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ

1.1. BẢO ÔN GỐC EPDM
Bao_on_cach_nhiet_Aeroflex_goc_EPDM_an_toan.png

Gốc EPDM chứa các liên kết đơn đã bão hòa trên trục chính --> Không bị đứt cấu trúc khi chịu tác động của Nhiệt, hơi ẩm, tia UV, Ozone, Oxi,…

1.2. BẢO ÔN GỐC NBR

Bao_on_cach_nhiet_Armaflex_goc_NBR_Superlon_goc.png

Trong cấu trúc bảo ôn gốc NBR chứa các nguyên tố:

- Carbon (C) thuộc liên kết đôi chưa bão hòa, nằm trên trục chính.

- Nito (N) thuộc NHÓM CYANIDE, LÀ LIÊN KẾT PHÂN CỰC

--> Gốc NBR dễ dàng bị đứt cấu trúc khi chịu tác động của Nhiệt, hơi ẩm, tia UV, Ozone, Oxi,…

1.3. BẢO ÔN GỐC PE
Bao_on_cach_nhiet_goc_PE_de_chay_nho_giot.png

Gốc PE chứa các liên kết đơn đã bão hòa trên trục chính --> Không bị đứt cấu trúc khi chịu tác động của Nhiệt, hơi ẩm, tia UV, Ozone, Oxi,…

II. SO SÁNH 3 GỐC BẢO ÔN EPDM, NBR, PE DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT

2.1. BẢO ÔN GỐC EPDM

2.1.1. Khả năng cách nhiệt của gốc EPDM

- Gốc EPDMcó liên kết phân tử theo liên kết ngangtạo cấu trúc hạt kín với lớp phủ bề mặt bên trong và bên ngoài đều dày.

- Hạt phân tử có cấu trúc nhỏ, mịn --> tốc độ truyền nhiệt chậm hơn so với chuỗi hạt phân tử cấu trúc lớn (xét trên cùng 1 chiều dài vật liệu)

--> GỐC EPDM CÓ KHẢ NĂNG CÁCH NHIỆT TỐT HƠN GỐC NBR

2.1.2. Khả năng tạo khí độc HCN - Hydro Cyanua của gốc EPDM

Dưới tác động của nhiệt, BẢO ÔN GỐC EPDM không bị đứt cấu trúc -> không phản ứng nên KHÔNG TẠO RA KHÍ ĐỘC HCN

Trong cấu trúc EPDM chỉ bao gồm nguyên tố Cacbon (C) và nguyên tố Hidro (H) liên kết rất chặt chẽ

2.2. BẢO ÔN GỐC NBR

2.2.1. Khả năng cách nhiệt của gốc NBR

- Chứa nhiều liên kết đôi à không phải tất cả các phân tử được liên kết với nhau theo dạng liên kết ngang, kết quả là vật liệu này có lớp phủ bề mặt rất mỏng cả bên trong lẫn bên ngoài

- Cấu trúc hạt phân tử lớn, điều này sẽ làm tăng độ dẫn nhiệt.

2.2.2. Khả năng tạo khí độc HCN - Hydro Cyanua của gốc NBR

Dưới tác động của nhiệt, BẢO ÔN GỐC NBR dễ dàng bị đứt cấu trúc và có thể phản ứng với nhau TẠO KHÍ ĐỘC HCN

HCN (Hydro Cyanua): LÀ KHÍ RẤT ĐỘC, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường

2.3. BẢO ÔN GỐC PE

2.3.1. Khả năng cách nhiệt của gốc PE

- DỄ BẮT LỬA, nóng chảy ở nhiệt độ thấp 120oC

- CHẢY NHỎ GIỌT và mang theo ngọn lửa khi cháy

Ngay cả khi được bảo vệ tốt bởi lớp bạc bên ngoài, nếu nhiệt độ đám cháy lên quá cao, bảo ôn gốc PE vẫn có thể tự nóng chảy và trở thành chất xúc tác làm lan rộng đám cháy

2.3.2. Khả năng tạo khí độc HCN - Hydro Cyanua của gốc PE

Cấu trúc gốc PE vẫn được duy trì dưới tác động của nhiệt

III. SO SÁNH 3 GỐC BẢO ÔN EPDM, NBR, PE DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HƠI ẨM, NƯỚC

3.1. BẢO ÔN GỐC EPDM

GỐC EPDM gồm liên kết KHÔNG PHÂN CỰC nên KHÔNG HẤP THỤ và tác động với phân tử NƯỚC

Nước là chất phân cực, nước sẽ làm phân hủy chất phân cực khác khi tiếp xúc với nhau

NÊN:

- Bề mặt không bị phá hủy

- Cấu trúc ô kín được duy trì

- Độ kháng ẩm u-value rất ổn định

- Hệ số dẫn nhiệt K-Value rất ổn định

3.2. BẢO ÔN GỐC NBR

GỐC NBR gồm liên kết PHÂN CỰC nên DỄ DÀNG HẤP THỤ và tác động với phân tử NƯỚC

Chất phân cực (H2O) sẽ dần phân hủy chất phân cực khác (NBR) khi tiếp xúc

- Bề mặt phồng rộp và hư hỏng

- Cấu trúc ô kín bị phá vỡ

- Độ kháng ẩm u-value giảm nhanh

- Hệ số dẫn nhiệt K-value bị tăng cao

3.3. BẢO ÔN GỐC PE

Tương tự gốc GỐC EPDM

IV. SO SÁNH 3 GỐC BẢO ÔN EPDM, NBR, PE DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TIA UV, OZONE, OXI

4.1. BẢO ÔN GỐC EPDM

Ít chịu tác động của Tia UV, Ozone, oxi,… do các cấu trúc phân tử là liên kết đơn, đã bão hòa và liên kết rất chặt chẽ

4.2. BẢO ÔN GỐC NBR

Chịu tác động tương đối của Tia UV, Ozone, oxi,…do liên kết phân cực dễ bị đứt cấu trúc phân tử à Gây ảnh hưởng tương tự phản ứng với nước

4.3. BẢO ÔN GỐC PE

Tương tự gốc GỐC EPDM

Ban_so_sanh_3_goc_bao_on_NBR_EPDM_PE.png

HÌNH ẢNH MINH HỌA
Bao_on_goc_NBR_EPDM_PE_Khi_chay.png


Bao_on_goc_NBR_EPDM_Khi_chay.jpg


Bao_on_goc_NBR_EPDM_ngoai_troi.png


Bao_on_goc_NBR_EPDM_ngoai_troi_2.png
 

Đính kèm

  • Ban so sanh 3 goc bao on NBR, EPDM, PE - JP.jpg
    Ban so sanh 3 goc bao on NBR, EPDM, PE - JP.jpg
    154.2 KB · Xem: 141
  • Ban so sanh 3 goc bao on NBR, EPDM, PE.pdf
    566.2 KB · Xem: 141
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên