Công Nghiệp Tại sao ?? mong các bác giải thích

canon

HVACR Staff
Hệ thống của em gồm FCU và quạt tăng áp. Không hiểu sao khi cho quạt của FCU chạy cùng lúc với quạt tăng áp thì cả 2 quạt đều tăng Ampere ( tốc độ quạt tăng áp cao hơn quạt FCU ). Tăng lên khoảng 20%, nên không dám cho chạy cả 2, phải tắt quạt của FCU thì mới ổn. Các bác giải thích dùm em tai sao lại có hiện tượng đó. Và khi cần cột áp cao hơn thì tính toán, sử dụng quạt tăng áp thế nào cho tối ưu.
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Bạn cho hỏi là quạt tăng áp của bạn là loại li tâm hay hướng trục .Nếu là li tâm thì li tâm loại nào ( forwarded hay backward )?
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Quạt tăng áp của mình là loại ly tâm gián tiếp (motor rời ). Không biết nó là loại hút hay loại đẩy nữa. Mình bỏ nó vào cái buồng kín đặt trước FCU. Chú yếu tăng cột áp để cho qua lọc Hepa.
Một trưong hợp tương tự như thế. Lúc trước mình có gắn 1 cái quạt ly tâm loại trực tiếp, trên đường ống găn thêm cái hướng trục. Kết quả là cái quạt hướng trục gắn thêm quá công suất săp cháy luôn.

Mình là dân điện nên không rõ mấy từ chuyên môn bên cơ khí này lắm. Mấy vụ tính toán chọn quạt này thì mù tịt. Chỉ biết điều khiển cho nó chạy thôi.
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Chào bạn, mình cũng đoán là quạt li tâm và chắc chắn là loại nghiêng về phía trước.Quạt trong FCU cũng dùng loại này.

Theo như bạn mô tả thì hệ thống bạn dùng là loại lắp nối tiếp nhiều quạt. Đặc điểm hệ thống này là lưu lượng thay đổi nhỏ , cột áp tăng lên bằng tổng cột áp 2 quạt.

Nguyên nhân tăng dòng theo mình :
- Giả sử cột áp 1 quạt FCU của bạn khi hoạt động riêng ( chưa lắp quạt tăng áp) là P1 ( Như hình vẽ) . Khi lắp thêm quạt tăng áp , cột áp quạt FCU của bạn trong trường hợp này là giảm xuống P1\'.Giảm là do có quạt tăng áp chia bớt áp suất.
untitled_1209818443.JPG

-Theo như hình vẽ bạn thấy do đặc điểm của đường công suất hướng lên khi giảm tải ( P1 giảm) => Công suất tăng lên khi P1 giảm xuống P1\'
=> Cường độ quạt tăng lên
-Quạt 2 cũng tương tư bị quá tải do tải giảm.

Trường hợp bạn dùng quạt li tâm cánh nghiêng về phía sau , do đặc tính đường công suất ( như hình vẽ ), nên sẽ không xảy ra quá tải.Đây là một sự khác biệt giữa 2 loại quạt này.
2_1209815417.JPG


Thực tế bạn không nên sử dụng hệ thống này ( nhất là trong ĐHKK cột áp thường không lớn) vì việc thiết kế phải chặt chẽ: tính chính xác tổn thất áp suất tổng của hệ thống , cách lắp đặt ,..

Trường hợp như bạn nói , nếu muốn lắp thêm quạt tăng áp , ban phải biết được đường đặc tính của quạt trong FCU , loại quạt , công suất ,..từ đó xác định model quạt phù hợp để kết hợp với quạt đó nhằm tăng áp. Tốt nhất nên tham vấn nhà sản xuất trước.

Mọi người góp ý thêm nhé!
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Cảm ơn Datnguyen rất nhiều, mặc dù tớ vẫn còn mù mờ lắm. Dân điện mà mấy kiến thức này không có hệ thống.

Quạt li tâm cánh nghiêng về phía trước ( sau ) là sao hả bác ?
Cái đường cong cong như chữ S là gì ? Q1,Q2 ?
Mong bác Datnguyen giải thích thêm.
Thank.
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

@canon: pác kiếm sách \"bơm quạt máy nén khí\" của thầy Nguyễn Văn May đọc là ok
:laugh: :laugh: :laugh:
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Nguyên nhân chính là do bạn chọn quạt tăng áp có lưu lượng lớn hơn lưu lượng tới hạn ( lưu lượng tại điểm kinh tế nhất trên đường đặc tính quạt )của quạt FCU.
Khi lưu lượng qua quạt FCU lớn hơn lưu lượng tới hạn thì cột áp và hiệu suất quạt FCU
giảm. Độ giảm hiệu suất lớn hơn độ giảm cột áp dẫn đến Công suất quạt tăng. Kết quả dòng tăng.
Mình góp ý nhỏ có gì ko phải Pm.
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Chào các bạn,
Điều này cũng dề hiểu thôi.
Nếu bạn nào đang vận hành AHU thì cũng có thể dễ dàng thử như sau: Cho AHU chạy, kẹp đồng hồ amp và mở cửa kiểm tra của AHU, thì dòng tăng ngay lập tức. Đôi khi có thể gây TRIP rơ le nhiệt hoặc inverter. Đặc tính của bơm, quạt cũng giống nhau, không phụ thuộc nhiều quá vào loại cánh quạt.
Thông thường, khi lưu lượng gió qua quạt tăng thì dòng tăng lên. Khi tăng cột áp, lưu lượng giảm thì I giảm.

Thân
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Mình cũng nghĩ loại cánh của quạt không không ảnh hưởng nhiều ở đây.
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Cánh quạt ly tâm ảnh hưởng rất nhiều đấy giá cả, hiệu suất, cống suất, áp suất. Sách điều hòa không khí của thầy Lê Chí Hiệp cũng có đề cập vài cái, bác mở ra xem lại hen
 
Trả lời: Tại sao ?? mong các bác giải thích

Chào các bạn ,
Như đường công suất mình vẽ thì loại cánh rất quan trọng .

Tức nhiên khi lưu lượng tăng thì công suất tăng, nhưng tỉ lệ tăng như thế nào là do loại cánh quyết định.Ở cánh forward , công suất tăng lên rất nhanh như bạn mô tả và có thể dẫn đến trip động cơ.Ngược lại ở loại backward , công suất tăng lên nhỏ và hầu như sẽ không xảy ra hiện tượng quá tải.Thậm chí khi cho quạt backward chạy không tải , công suất còn giảm xuống.

Đây là khác biệt điển hình khi so sánh 2 loại cánh này.Có nghĩa là nếu thay quạt trong AHU từ cánh forward sang backward và làm như bạn NSE nói thì cũng không phải lo quạt bị cháy .Dòng sẽ tăng nhưng không quá được khoảng an toàn của động cơ.

Trong bơm thì không dùng cánh forward vì cấu trúc cánh loại này yếu và hiệu suất rất thấp ở điều kiện lưu lượng nhỏ và cột áp lớn như bơm.
 
Back
Bên trên