Công Nghiệp Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Đường ống dài nhất đôi khi không phải là đường ống có tổn thất lớn nhất, nó là cơ sở để bạn nhận định ở trên đường ống đó tổn thất là lớn nhất, sau khi tinh toán có thể so sánh với đường ống khác, để đưa ra kết luận. đường ống dài nhất là đường ống từ miệng gió trong không gian điều hòa tới miệng gió bên ngoài. phương pháp ma sát đồng đều chỉ thích hợp với đường ống có áp suất thấp (vận tốc thấp) .
Bạn chưa hiểu ý mình hỏi, ý mình hỏi ở đây là tính tổn thất cho đoạn đó thế nào, tính tổn thất qua tất cả 10 miệng gió kèm obd hay chỉ cần tính cho miệng gió cuối cùng.
 
Nếu bạn dựa trên cách thiết kế, nếu xác định đường ống tới đoạn ống cuối có tổn thất áp suất là lớn nhất thì bạn chỉ tính với miệng ống gió cuối. nếu không bạn phải xác định tổn thất qua 10 miệng gió sau đó so sánh tổn thất với nhau bạn xe lấy tổn thất áp suất lớn nhất. Đó là tổn thất bạn cần tìm.
 
Nếu bạn dựa trên cách thiết kế, nếu xác định đường ống tới đoạn ống cuối có tổn thất áp suất là lớn nhất thì bạn chỉ tính với miệng ống gió cuối. nếu không bạn phải xác định tổn thất qua 10 miệng gió sau đó so sánh tổn thất với nhau bạn xe lấy tổn thất áp suất lớn nhất. Đó là tổn thất bạn cần tìm.
xác định tổn thất qua 10 miệng gió theo ý bạn nói là xác định tổn thất qua từng miệng rồi so sánh hay lấy tổng tổn thất của 10 miệng rồi so sánh ( ví dụ 1 miệng P.loss là 25Pa, thì ở đây bạn nói là lấy 25Pa hay 10x25=250Pa rồi so sánh với tổn thất qua nhánh dài nhất?)
 
Nếu bạn dựa trên cách thiết kế, nếu xác định đường ống tới đoạn ống cuối có tổn thất áp suất là lớn nhất thì bạn chỉ tính với miệng ống gió cuối. nếu không bạn phải xác định tổn thất qua 10 miệng gió sau đó so sánh tổn thất với nhau bạn xe lấy tổn thất áp suất lớn nhất. Đó là tổn thất bạhan cần tìm.
Bạn tính mẫu dùm mình cột áp của quạt trong bản vẽ mình đính kèm nhé, thanks nhiều! Ví dụ hộp gen bê tông dài 16.5m
 

Đính kèm

  • SD-M-R8A-AC-301-Model.pdf
    67.8 KB · Xem: 424
xác định tổn thất qua 10 miệng gió theo ý bạn nói là xác định tổn thất qua từng miệng rồi so sánh hay lấy tổng tổn thất của 10 miệng rồi so sánh ( ví dụ 1 miệng P.loss là 25Pa, thì ở đây bạn nói là lấy 25Pa hay 10x25=250Pa rồi so sánh với tổn thất qua nhánh dài nhất?)
Nếu 1 miêng là 25 Pa là lớn nhất thì bạn lấy giá trị là 25Pa nhé. không phai 25x10 = 250 Pa đâu.
 
Bạn tính mẫu dùm mình cột áp của quạt trong bản vẽ mình đính kèm nhé, thanks nhiều! Ví dụ hộp gen bê tông dài 16.5m
bạn tham khảo thử. về bê tông nhân thêm với hệ số. trong bài ví dụ dưới đối với bê tông tương tự như cách tính tổn thất giống ống mềm
 

Đính kèm

  • TÍNH THÔNG GIÓ NHÀ VỆ SINH.xlsx
    1.3 MB · Xem: 813
Khi tính tổn thất áp suất trên đường ống gió, theo kinh nghiệm thì bao giờ cũng tính với đoạn dài nhất, nhiều fitting nhất vì dự là trở lực sẽ lớn nhất trên đoạn này.
Một số trường hợp cá biệt như mình từng gặp, sau khi tính cái đoạn dài nhất đấy xong quay lại kiểm tra 1 trở lực qua cái miệng gió đầu tiên trên đoạn ống, do nó trích luôn từ ống chính ra, do thay đổi tiết diện quá đột ngột nên trở lực qua nó lên đến 350Pa, tý khóc. Trong khi cả đoạn ống dài dằng dặc (kiểu xương cá thẳng tắp) chỉ có 250Pa. Thế là phải chọn cái ngắn hơn thôi, dù nó ngắn xịt.
Nói chung, tính trở lực ống gió rất là trúc trắc và khi tính ra rồi vẫn không dám khẳng định kết quả của mình đúng được 85% nên thường hệ số an toàn lên đến 1.25. Hehe.
Bác nào đã dùng ASHAREA Fitting để tính trở lực cục bộ thì biết đấy, cứ gọi là hoa mắt chóng mặt, ba thằng tính thì sẽ ra 4 kết quả khác nhau một trời một vực.
 
May quá các bác cũng đang thảo luận liên quan đến cái cột áp của quạt.
Em cũng đang bị bí chỗ này quá. cái vấn đề tính cột áp quạt nó cứ bí bí sao sao ý. chưa thấy tl nào hướng dẫn thật chi tiết.
Nhân đây em xin hỏi các pro. Em tính bằng Ashare fitting. thì được cột áp quạt 500 pa. lưu lượng của em là 5000 m3/h. Quạt hút mùi.
Tuy nhiên em tra catalog thì hơi khó tìm,. đáp ứng được thông số này thì thông số kia lại hụt hoặc quá thừa..
+ Ví dụ lấy theo cột áp 500 pa nhưng quạt ll nó lại lên đến cả 20000 hoặc 50000 m3/h. vậy các bác chọn quạt theo thông số nào??
+ Công suất điện của quạt từ trước giờ em quen tra theo catalog của nsx. Tuy nhiên trong một số TH như thế này, tức là chưa chọn quạt của nsx nào cả chỉ ghi các thông số và lấy công suất điện theo tính toán thông thường có được hay không??
Tuổi trẻ còn non kn mong đc các bác chỉ giáo. Em cảm ơn
 
Mấy anh cho em hỏi, em mới đi làm và đang tính tổn thất áp suất cho 1 hệ thống gió thải bằng tiêu chuẩn ASHRAE, em cũng làm theo như ví dụ nhưng mãi vẫn ko ra được kết quả (tính xong ra kết quả âm mới ghê).
Có anh chị nào đã từng tính qua chi giúp em với, chỗ Tee main, Tee branch ạ
 
- Tính tổn thất ống gió rất phức tạp, khó hơn nước. Nên 1 kỹ sư thông gió mà xác định chính xác được tổn thất là người am hiểu về hệ thống và nắm vững quy trình tính toán. Không nên đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân và đưa ra nhưng phán xét chung chung. Như thế anh em thắc mắc sẽ không biết đâu mà nghe! Cái gì thì cũng có quy trình, quy chuẩn chứ!
- Mình xin trình bày cách tính như sau:
Cách 1: các bạn nên tìm hiểu cho mình phần mềm tính toán tổn thất Ashare duct fitting.
+ Rất đơn giản, chỉ cần vẽ bằng tay hệ thống, ghi kích thước các nhánh và lưu lượng từng nhánh, việc còn lại phần mềm sẽ tính cho bạn! Xuất sang pdf va cộng lại như các em lớp 1.
Cách 2: Tham khảo sách thầy Trần Ngọc Chấn, Bùi Sỹ Lý, cách tính tổn thất áp suất theo phương pháp đường kính tương đương theo vận tốc! (có 4 phương pháp tính tổn thất), nhưng mình thấy phương pháp tính tổn thất trên là khá đơn giản, dễ áp dụng!
- Việc các bạn là lập bảng tính ra tương tự sau:
Rất vui nếu chưa hiểu hãy liên hệ mình [email protected] - kỹ sư ĐHKK - VCC
 

Đính kèm

  • Tính thủy lực ống gió hút rác - tòa nhà.pdf
    37.4 KB · Xem: 778
- Tính tổn thất ống gió rất phức tạp, khó hơn nước. Nên 1 kỹ sư thông gió mà xác định chính xác được tổn thất là người am hiểu về hệ thống và nắm vững quy trình tính toán. Không nên đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân và đưa ra nhưng phán xét chung chung. Như thế anh em thắc mắc sẽ không biết đâu mà nghe! Cái gì thì cũng có quy trình, quy chuẩn chứ!
- Mình xin trình bày cách tính như sau:
Cách 1: các bạn nên tìm hiểu cho mình phần mềm tính toán tổn thất Ashare duct fitting.
+ Rất đơn giản, chỉ cần vẽ bằng tay hệ thống, ghi kích thước các nhánh và lưu lượng từng nhánh, việc còn lại phần mềm sẽ tính cho bạn! Xuất sang pdf va cộng lại như các em lớp 1.
Cách 2: Tham khảo sách thầy Trần Ngọc Chấn, Bùi Sỹ Lý, cách tính tổn thất áp suất theo phương pháp đường kính tương đương theo vận tốc! (có 4 phương pháp tính tổn thất), nhưng mình thấy phương pháp tính tổn thất trên là khá đơn giản, dễ áp dụng!
- Việc các bạn là lập bảng tính ra tương tự sau:
Rất vui nếu chưa hiểu hãy liên hệ mình [email protected] - kỹ sư ĐHKK - VCC
anh vanthuxdct ơi cho em xin link download phần mềm duct fitting với ạ,
cảm ơn anh !
 
anh chị cho em hỏi chút với ạ, em đang tính tổn thất cục bộ tại chạc 3 thì tra hệ số áp suất bị âm, tính bằng phần mềm Ashrae duct fitting cũng bị âm, như thế là thế nào và tính toán tiếp như thế nào ạ? em cảm ơn ạ
em đọc trên voer thì người ta giải thích là các giá trị âm chứng tỏ một phần áp suất động biến thành áp suất tĩnh và vượt quá tổn thất.em không hiểu như thế là thế nào và tổn thất tính như thế nào.anh chị bớt chút thời gian trả lời giùm e với ạ, em cảm ơn!
 
anh chị cho em hỏi chút với ạ, em đang tính tổn thất cục bộ tại chạc 3 thì tra hệ số áp suất bị âm, tính bằng phần mềm Ashrae duct fitting cũng bị âm, như thế là thế nào và tính toán tiếp như thế nào ạ? em cảm ơn ạ
em đọc trên voer thì người ta giải thích là các giá trị âm chứng tỏ một phần áp suất động biến thành áp suất tĩnh và vượt quá tổn thất.em không hiểu như thế là thế nào và tổn thất tính như thế nào.anh chị bớt chút thời gian trả lời giùm e với ạ, em cảm ơn!

Mình không rõ bài tính của bạn thế nào nhưng có thể giải thích cho bạn trường hợp áp suất động Pd chuyển thành áp suất tĩnh Pt vượt quá tổn thất cục Bộ dP như sau:
Ống chính: P = Pd + Pt = 60 + 200 = 260 Pa, sau khi qua fitting giả sử tổn thất cục Bộ dP = 10Pa, tốc độ giảm còn 1/2 thì
Ống nhánh: P = Pd + Pt - dP = 30 + 230 - 10 = 250 Pa. Như vậy áp suất tĩnh trên ống nhánh tăng thêm 30 Pa do Pd chuyen qua, trong khi trở lực cục Bộ là 10 Pa nên Pt = 220 Pa trên ống nhánh.
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống
bạn có thể cho minh hỏi tại sao tổn thất tại đầu hút bạn chọn v = 4,4 đc không minh mới vào ngành này nên chưa biết mong bạn giúp đỡ


Mình xin có 1 số ý kiến như thế này: khi phân tích lại 2 TH bạn đưa ra thì đều không phù hợp:
- Thứ 1: mình phân tích về lưu lượng,tiết diện,vận tốc và cột áp.
+ TH1 và TH2:Với lưu lượng bạn cho 100 l/s ,200l/s mà kích thước ống có 100x100=>trở lực đường ống quá lớn =>đường ống sẽ rất ồn =>phải bọc tiêu âm cho ống và lắp silencer cho quạt =>tốn kinh phí. Với lại bạn chọn vận tốc trên đưòng ống quá lớn.
Sau khi tính lại mình chọn như sau:
- TH1: Q=100l/s ,f=200x200 ,v=2.5m/s,total dP = 0.8Pa/m => tổn thất trên đoạn ống 10m=0,8*10=8 Pa + tổn thất tại đầu hút của quạt chọn v=4.4m/s =>f=150x150 =>fitting loss coefficien = 0.53 Pa/m =>velocity Pressure = 11.9 Pa => total pressure loss=0.53*11.9=6.3Pa (chọn 7Pa) + tổn thất tại louver lấy kinh nghiệm 30Pa
Như vậy H tính toán cho quạt = 8+7+30=45Pa
=>H thực tế chọn quạt cộng thêm 30%Htính toán
Như vậy cột áp thực tế là :
H thực tế =45+45*30%=58.5Pa .Vậy quạt được chọn với Q=100 l/s ,H=~59Pa (theo như bạn chọn H = 300Pa thì cao quá => CĐtư sẽ[-(^:)^
- TH2 : 200l/s bạn có thể tính chọn tương tự với f=300x250 ta được: Hthực tế =~ 60Pa
Ở trên mình chỉ tính khi quạt gắn sát tường nên chỉ có phần hút thôi,còn nếu quạt xa tường bạn phải công thêm phần đẩy nữa.
- thứ 2 : mình xin trả lời câu hỏi bạn như sau:
+Khi bạn thiết kế 1 đoạn ống gió thải,cấp,hồi... điều đầu tiên bạn phải nhớ kỹ là đảm bảo cho vận tốc tại thiết bị thổi hay hút đến các miệng gió thổi hay hút có vận tốc tương đối gần bằng nhau ,nếu chênh lệch nhưng đừng lớn quá (nếu lớn quá sau này khi lắp đặt lên cân bằng gió sẽ rất khó cho dù các nhánh hay ở miệng gió bạn có gắn VCD đi chăng nữa.
+ Hơn nữa yếu tố độ ồn cũng rất quan trọng, nếu ở các khu siêu thị ,nhà xưởng thì không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với bệnh viện ,văn phòng làm việc thì ảnh hưởng đến con người sẽ rất lớn.
Bạn nói " tại sao cùng một kích thước đường ống vậy mà trường hợp quạt có lưu lượng 200l/s lại không hút được khí thải ra ngoài (vì tổn thất đường ống 600Pa > cột áp quạt 300Pa) " ,theo mình thì vẫn lắp đặt được nhưng vận tốc tại điểm xa nhất là rất thấp sai tiêu chuẩn thiết kế với đường ống cấp thì không phân phối đủ 200l/s cho khu vực,nếu đường gió thải thì lượng khí thải ra không đủ 200l/s vì trở lực quá lớn.
Mình có thể VD đơn giản cho bạn dễ hiểu : 1 tòa nhà có 5 tầng ta phải bơm lưu lượng nước là 200l/s với cột áp là 400Pa lên tầng 4 ,nhưng mình lại chọn lưu lượng 200l/s mà cột áp có 200 thì tới tầng 3 thì không đủ áp lực cung cấp cho các phòng ở tầng 3.
Bạn có nói " Đáng lẽ ra thì lưu lượng càng lớn, kích thước đường ống không đổi, vận tốc gió càng lớn sẽ hút khí thải ra càng nhanh) không sai ,nhưng bạn nên nhớ rằng trên đường ống chính còn có các miệng gió thì khi lưu lượng và vận tốc qua các vị trí này sẽ giảm rất nhanh do kích thước đường ống không đổi và đến điểm xa nhất thì không đủ vận tốc và lưu lượng .Vì thế nên người thiết kế phải tính toán tiết diện đường ống thật chình xác để đảm bảo vận tốc ở điểm bắt đầu ngay tại quạt xấp xỉ vận tốc tại điểm cuối đoạn ống.
Đây là những suy nghĩ của riêng mình bạn có thể tham khảo.
Chúc bạn luôn vui vẻ.
Thân chào!;)
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?



Mình xin có 1 số ý kiến như thế này: khi phân tích lại 2 TH bạn đưa ra thì đều không phù hợp:
- Thứ 1: mình phân tích về lưu lượng,tiết diện,vận tốc và cột áp.
+ TH1 và TH2:Với lưu lượng bạn cho 100 l/s ,200l/s mà kích thước ống có 100x100=>trở lực đường ống quá lớn =>đường ống sẽ rất ồn =>phải bọc tiêu âm cho ống và lắp silencer cho quạt =>tốn kinh phí. Với lại bạn chọn vận tốc trên đưòng ống quá lớn.
Sau khi tính lại mình chọn như sau:
- TH1: Q=100l/s ,f=200x200 ,v=2.5m/s,total dP = 0.8Pa/m => tổn thất trên đoạn ống 10m=0,8*10=8 Pa + tổn thất tại đầu hút của quạt chọn v=4.4m/s =>f=150x150 =>fitting loss coefficien = 0.53 Pa/m =>velocity Pressure = 11.9 Pa => total pressure loss=0.53*11.9=6.3Pa (chọn 7Pa) + tổn thất tại louver lấy kinh nghiệm 30Pa
Như vậy H tính toán cho quạt = 8+7+30=45Pa
=>H thực tế chọn quạt cộng thêm 30%Htính toán
Như vậy cột áp thực tế là :
H thực tế =45+45*30%=58.5Pa .Vậy quạt được chọn với Q=100 l/s ,H=~59Pa (theo như bạn chọn H = 300Pa thì cao quá => CĐtư sẽ[-(^:)^
- TH2 : 200l/s bạn có thể tính chọn tương tự với f=300x250 ta được: Hthực tế =~ 60Pa
Ở trên mình chỉ tính khi quạt gắn sát tường nên chỉ có phần hút thôi,còn nếu quạt xa tường bạn phải công thêm phần đẩy nữa.
- thứ 2 : mình xin trả lời câu hỏi bạn như sau:
+Khi bạn thiết kế 1 đoạn ống gió thải,cấp,hồi... điều đầu tiên bạn phải nhớ kỹ là đảm bảo cho vận tốc tại thiết bị thổi hay hút đến các miệng gió thổi hay hút có vận tốc tương đối gần bằng nhau ,nếu chênh lệch nhưng đừng lớn quá (nếu lớn quá sau này khi lắp đặt lên cân bằng gió sẽ rất khó cho dù các nhánh hay ở miệng gió bạn có gắn VCD đi chăng nữa.
+ Hơn nữa yếu tố độ ồn cũng rất quan trọng, nếu ở các khu siêu thị ,nhà xưởng thì không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với bệnh viện ,văn phòng làm việc thì ảnh hưởng đến con người sẽ rất lớn.
Bạn nói " tại sao cùng một kích thước đường ống vậy mà trường hợp quạt có lưu lượng 200l/s lại không hút được khí thải ra ngoài (vì tổn thất đường ống 600Pa > cột áp quạt 300Pa) " ,theo mình thì vẫn lắp đặt được nhưng vận tốc tại điểm xa nhất là rất thấp sai tiêu chuẩn thiết kế với đường ống cấp thì không phân phối đủ 200l/s cho khu vực,nếu đường gió thải thì lượng khí thải ra không đủ 200l/s vì trở lực quá lớn.
Mình có thể VD đơn giản cho bạn dễ hiểu : 1 tòa nhà có 5 tầng ta phải bơm lưu lượng nước là 200l/s với cột áp là 400Pa lên tầng 4 ,nhưng mình lại chọn lưu lượng 200l/s mà cột áp có 200 thì tới tầng 3 thì không đủ áp lực cung cấp cho các phòng ở tầng 3.
Bạn có nói " Đáng lẽ ra thì lưu lượng càng lớn, kích thước đường ống không đổi, vận tốc gió càng lớn sẽ hút khí thải ra càng nhanh) không sai ,nhưng bạn nên nhớ rằng trên đường ống chính còn có các miệng gió thì khi lưu lượng và vận tốc qua các vị trí này sẽ giảm rất nhanh do kích thước đường ống không đổi và đến điểm xa nhất thì không đủ vận tốc và lưu lượng .Vì thế nên người thiết kế phải tính toán tiết diện đường ống thật chình xác để đảm bảo vận tốc ở điểm bắt đầu ngay tại quạt xấp xỉ vận tốc tại điểm cuối đoạn ống.
Đây là những suy nghĩ của riêng mình bạn có thể tham khảo.
Chúc bạn luôn vui vẻ.
Thân chào!;)
a khong minh cho e xin địa chỉ gmail có gì thắc mắc em hỏi đáp đc k ạ
 
- Tính tổn thất ống gió rất phức tạp, khó hơn nước. Nên 1 kỹ sư thông gió mà xác định chính xác được tổn thất là người am hiểu về hệ thống và nắm vững quy trình tính toán. Không nên đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân và đưa ra nhưng phán xét chung chung. Như thế anh em thắc mắc sẽ không biết đâu mà nghe! Cái gì thì cũng có quy trình, quy chuẩn chứ!
- Mình xin trình bày cách tính như sau:
Cách 1: các bạn nên tìm hiểu cho mình phần mềm tính toán tổn thất Ashare duct fitting.
+ Rất đơn giản, chỉ cần vẽ bằng tay hệ thống, ghi kích thước các nhánh và lưu lượng từng nhánh, việc còn lại phần mềm sẽ tính cho bạn! Xuất sang pdf va cộng lại như các em lớp 1.
Cách 2: Tham khảo sách thầy Trần Ngọc Chấn, Bùi Sỹ Lý, cách tính tổn thất áp suất theo phương pháp đường kính tương đương theo vận tốc! (có 4 phương pháp tính tổn thất), nhưng mình thấy phương pháp tính tổn thất trên là khá đơn giản, dễ áp dụng!
- Việc các bạn là lập bảng tính ra tương tự sau:
Rất vui nếu chưa hiểu hãy liên hệ mình [email protected] - kỹ sư ĐHKK - VCC
em vẫn chưa hiểu công thức tính cột áp
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Bạn ơi, mình tư vấn cho bạn như thế này.
Để tính tổn thất trên đường ống gió, bạn cần phải xác định tuyến ống dài nhất trong toàn tuyến. Tính chiều dài ống gió, co, tê, cút qui ra chiều dài tương đương, nhớ tính cả tổn thất cho ống gió mềm & miệng gió nữa (ống gió mềm 3pa/m, 10pa/1grill), sau đó dựa vào qui tắc ma sát đồng đều 1Pa/ 1m tính được tổng tổn thất. Khi chọn cột áp quạt hay AHU, FCU nhớ nhân hệ số an toàn k=1.2 nữa đấy.
Thân chào
Dạ cho em hỏi hệ số an toàn 1.2 này mình tra ở tiêu chuẩn nào ạ, em đang làm nhưng k tìm ra được ạ, em cám ơn
 
Mình không rõ bài tính của bạn thế nào nhưng có thể giải thích cho bạn trường hợp áp suất động Pd chuyển thành áp suất tĩnh Pt vượt quá tổn thất cục Bộ dP như sau:
Ống chính: P = Pd + Pt = 60 + 200 = 260 Pa, sau khi qua fitting giả sử tổn thất cục Bộ dP = 10Pa, tốc độ giảm còn 1/2 thì
Ống nhánh: P = Pd + Pt - dP = 30 + 230 - 10 = 250 Pa. Như vậy áp suất tĩnh trên ống nhánh tăng thêm 30 Pa do Pd chuyen qua, trong khi trở lực cục Bộ là 10 Pa nên Pt = 220 Pa trên ống nhánh.
Hôm nay mình lôi đề tài này lên 1 chút. Trong quá trình tính toán trở lực đường ống cho hệ thống hút bụi. mình có dùng Ashrae duct fitting và kết quả khiến mình hoang mang. Nhờ anh em tham vấn.
Hệ thống của mình là hút bụi nên vận tốc dòng khá cao (tầm 20m/s tại mọi vị trí trong hệ thống), sau khi dựng xong hệ thống ống ngồi tính lại thì tại các đoạn ống, côn cút tổng tổn áp nó lên đến gần + 2000pa (theo mình là bình thường). tuy nhiên khi tính thêm tổn áp tại các chạc 3 thì toàn giá trị âm (đặc biệt lớn tại các vị trí ổng nhỏ đâm vào ống chính có đường kính lớn) mà oái oăm nó lại xấp xỉ -2000pa. Dẫn đến tổn áp toàn hệ thống gần như băng 0 .Mình nghĩ là tuyến ống mình chọn chưa là tuyến chính, tính mấy tuyến khác nó còn bị âm nhiều hơn. Mình thấy vô lý quá. chả lẽ quạt chạy với áp suất có vài chục pa cho cả hệ ống dài tới 100m. nhờ anh em chỉ giáo thêm với!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tính toán tổn thất ống gió xem ra là bài toán nhiều người quan tâm và là câu chuyện không dễ dàng gì để mà vừa làm nhanh vừa làm đúng trong thời buổi sáng gửi kiến trúc, chiều nộp HVAC
Thay vì chúng ta cứ mải mê bàn luận tính thế nào cho đúng, xong rồi quay ra đọc Ashare 2017 thấy các cụ tra tùm lum, oải quá và chán, nghĩ rằng chỉ có 3 ngày thiết kế mà đến 7 ngày tính cột áp quạt thì chết
Tôi mạo muội xin hiến kế cho anh em tính toán yên tâm; [Câu chuyện đề cập đến dân Design & Built; miễn bàn ông chỉ Design)
Thứ nhất: Công việc thiết kế
1- Hãy sử dụng pp ma sát đồng đều, tức là tính toán x pa/m dài ống (sử dụng phần mềm Ductchecker: phần mềm ai cũng biết)
2- Xác định chiều từng tuyến ống nhân với hệ số này để ta có Tổng tổn thất ma sát
3- Về tổn thất cục bộ - thôi thì cũng đọc nhiều làm nhiều, nhắm mắt học mấy anh hàn, các anh làm Kengnam, Lanmark nhiều, các anh nhân 50% thì mình cũng nhân 50% - đến đây đã ok chưa
4- Sau khi có 2 ông tổn thất rồi, về cơ bản cần thêm tổn thất đặc biệt; tức là xđ tổn thất qua cửa gió, van gió, Louver, phin lọc, lưới chắn côn trùng, ... tức là các vị trí tổn thất đặc biệt cho tuyến ống xa nhất của hệ thống
5- Hệ số: nếu là cấp thì nhân cho nó 10%, Thải thì bổ sung thêm 1 chút 15~20%
6- Cộng cả đống hỗn độn trên lại và đc 1 con số, làm tròn đến 2 số để được kết quả mong muốn
7- Sau khi đã có quạt ví dụ: 25.000 m3/h; 450 Pa chẳng hạn (kết thúc bước thiết kế)
Thứ hai: Công việc người mua vật tư
1-Khi mua vật tư, ông vật tư sẽ phang quạt này ra cho hãng, nào thì Tomeco, Kruger, Vinasun, Fantech, ... họ sẽ chọn mã đáp ưng quạt này, và xin thưa các cụ là nó có dải ví dụ: 20.000~30.000 m3/h; cột áp 400~500Pa đến đây các cụ đã yên tâm chưa ạ
(kết thúc quá trình mua bán vận chuyển về công trường lắp đặt)
Thứ ba: Công việc nghiệm thu, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng thiết bị quạt
1- Nếu hệ thống sau khi lắp đặt xong, đấu điện và chạy thử quạt oke thì coi như là xong, ko bàn đến, sau này các ông cứ thế mà triển cho các công trình tương tự
2- Nếu quạt ko hút đc, hay cửa cấp không có gió, gió lờ đờ, .... ko đạt yêu cầu vận tốc cửa ra, cửa hút. TVGS éo nghiệm thu, CĐT chửi chết cụ mày đi, ... sếp mắng, mẹ có mỗi ăn mới làm mà làm như cẹc, mai viết tờ A4 anh ký, ... Xong, giờ bạn tính sao? Chửi ai, lỗi ai, ... Xin bạn hãy yên tâm, éo sao cả đâu
2.1. Nếu quạt bạn chọn là Hướng trục, xin thưa bạn chết thật rồi đấy, cột áp muốn tăng xin thưa thay cánh quạt, độ cong cánh không hiệu chỉnh quá nhiều đc, do phụ thuộc đường kính quạt KN của tôi nó chỉ tăng 5~10% cột áp ---> Tốt nhất bạn tháo quạt, mang về lắp cho công trình sau, mua con mới thay thế vào (chú ý liên hệ với Tomeco, Vinasun để có giá tốt, quạt rẻ nếu CĐT ko yêu cầu xuất sứ)
2.2 Nếu quạt bạn lắp là ly tâm, a ngon rồi, xin thưa bạn cột áp tỷ lệ thuận với công suất động cơ ạ. Mua tính toán bổ sung cột áp, mua cho minh 1 con Motor thay thế công suất lơn hơn, mang con kia về kho sau bán vụng sếp. Đảm bảo bạn đc như ý muốn
-----------------------------------------------
Chúc các bạn tìm đc hướng đi phù hợp,
Kiến thức quan trọng, nhưng không phải vận dụng 1 cách máy móc sẽ đạt được hiệu quả
Thành công là tìm cho mình những lời khuyên chính xác và kịp thời

 
Back
Bên trên