Thảo luận Thảo Luận về hút khói

Minh Tu121095

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh chị em trong nhóm,
Em đang thiết kế 1 hệ thống hút khói, sau khi có tham khảo qua TCVN 5687 thì có 2 cách tính đối với phòng , tính theo chu vi vùng cháy và tính theo điều kiện bảo vệ cửa,

1: Em không biết đối với từng trường hợp cụ thể nào thì tính theo từng công thức tương ứng với TCVN 5687.
2: Là theo QC 06 chia mỗi vùng cháy ko lớn hơn 3000m2 còn theo TCVN 5687 thì chia mỗi cùng cháy ko được vượt quá 1600m2, thì mình sẽ ưu tiên theo QC hay TC và cái nào có lợi về chi phí khi thi công hơn.
3: Trong QC 06 có nhắc tới thải khói tự nhiên, theo em hiểu là chỉ công trình 1 tầng và có chiều rộng không quá 40m và có lổ mở đáy ko thấp lơn 2,2m mà tiết diện lở mở ko thấp hơn 2.5% diện tích sàn là gọi là thải khói tự nhiên ko biết có đúng ko. Hay áp dụng công thức TCVN 5687 là tính lưu lượng khói cần thải ra cho cả thải khói cững bức hoặc thải khói tự nhiên.
Rất mong các anh chị chia sẽ thêm kinh nghiệm, em cám ơn !
 
Hi bạn.

1. Theo hướng dẫn của bên PCCC, tính Dưới 1600m2, tính theo L.2 TCVN 5687; Trên 1600 m2, tính theo L.3 TCVN 5687.
Note thực tế: Công thức L.3 bị sai, và tính toán theo L.3 hơi rắc rối, nên một số địa phương không đồng ý tính theo L.3 mà tính theo Air Change Rate (9 times/hour).

2. Ưu tiên QCVN vì cái này mới hơn.
Note thực tế: Vì QC mới ra đã cập nhật lên 3000m2, nhưng TCVN vẫn chỉ có 1600m2 và các công thức ở TCVN đang áp dụng cho tầm 1600m2 dẫn đến tình trạng bị rối khi áp dụng. Đặc biệt đối với các dự án có không gian rộng (nhà kho, nhà xưởng...) nên phần chia khoang khói vẫn hay phụ thuộc vào cơ quan pccc địa phương.

3. Phần thải khói tự nhiên thì làm theo QCVN 06. TCVN 5687 để tính toán thoát khói bằng quạt.

Bạn nào có ý kiến khác thì góp ý thêm nhé.
 
Hi bạn.

1. Theo hướng dẫn của bên PCCC, tính Dưới 1600m2, tính theo L.2 TCVN 5687; Trên 1600 m2, tính theo L.3 TCVN 5687.
Note thực tế: Công thức L.3 bị sai, và tính toán theo L.3 hơi rắc rối, nên một số địa phương không đồng ý tính theo L.3 mà tính theo Air Change Rate (9 times/hour).

2. Ưu tiên QCVN vì cái này mới hơn.
Note thực tế: Vì QC mới ra đã cập nhật lên 3000m2, nhưng TCVN vẫn chỉ có 1600m2 và các công thức ở TCVN đang áp dụng cho tầm 1600m2 dẫn đến tình trạng bị rối khi áp dụng. Đặc biệt đối với các dự án có không gian rộng (nhà kho, nhà xưởng...) nên phần chia khoang khói vẫn hay phụ thuộc vào cơ quan pccc địa phương.

3. Phần thải khói tự nhiên thì làm theo QCVN 06. TCVN 5687 để tính toán thoát khói bằng quạt.

Bạn nào có ý kiến khác thì góp ý thêm nhé.
Cám ơn bác,
Bác cho mình hỏi thêm, công thức L3 có phải bị sai chổ y khói khi thể tích phòng lớn hơn 10.000m3 hay ko , nếu công thức đúng chổ đó như nào, em đang vướng ngay khúc đó,
Nếu tính theo thể tích x 9 lần trao đổi thì bác có tiêu chuẩn hay Qc để dựa vào không cho em xin thêm thông tin cách tính đó với ạ .
 
Cám ơn bác,
Bác cho mình hỏi thêm, công thức L3 có phải bị sai chổ y khói khi thể tích phòng lớn hơn 10.000m3 hay ko , nếu công thức đúng chổ đó như nào, em đang vướng ngay khúc đó,
Nếu tính theo thể tích x 9 lần trao đổi thì bác có tiêu chuẩn hay Qc để dựa vào không cho em xin thêm thông tin cách tính đó với ạ .
Sai đơn vị ở công thức (4). Đúng ra Vp có đơn vị là (ngàn mét khối 1000m3) chứ không phải là mét khối (m3).

Tham khảo tiêu chuẩn gốc của nga ở trang này:


Cái 9 ACH thì có lẽ tham khảo theo cái hút khói hầm, và cũng không gọi là official lắm. Chủ yếu là ca nào khó quá, cơ quan pccc (hay bên tư vấn xin phép pccc) hay đề nghị như vậy.
 
Sai đơn vị ở công thức (4). Đúng ra Vp có đơn vị là (ngàn mét khối 1000m3) chứ không phải là mét khối (m3).

Tham khảo tiêu chuẩn gốc của nga ở trang này:



Cái 9 ACH thì có lẽ tham khảo theo cái hút khói hầm, và cũng không gọi là official lắm. Chủ yếu là ca nào khó quá, cơ quan pccc (hay bên tư vấn xin phép pccc) hay đề nghị như vậy.
Cám ơn bác rất nhiều, tài liệu rất hay bác.
 
Sai đơn vị ở công thức (4). Đúng ra Vp có đơn vị là (ngàn mét khối 1000m3) chứ không phải là mét khối (m3).

Tham khảo tiêu chuẩn gốc của nga ở trang này:


Cái 9 ACH thì có lẽ tham khảo theo cái hút khói hầm, và cũng không gọi là official lắm. Chủ yếu là ca nào khó quá, cơ quan pccc (hay bên tư vấn xin phép pccc) hay đề nghị như vậy.
em thấy công thức L3 cũng khác công thức gốc mà anh.
Anh giúp em giải thích thêm về chỗ sai đơn vị ?
 
em thấy công thức L3 cũng khác công thức gốc mà anh.
Anh giúp em giải thích thêm về chỗ sai đơn vị ?
Về sai đơn vị thì bạn cứ thử tính toán cho nhà kho 10,000m3 với công thức (4) ở mục 6.10 thì sẽ hiểu.
Còn về công thức L.3 thì bản thân nó có sai 1 chút. Bạn tham khảo file gốc mình gửi so với TCVN là sẽ ra thôi.
 
Về sai đơn vị thì bạn cứ thử tính toán cho nhà kho 10,000m3 với công thức (4) ở mục 6.10 thì sẽ hiểu.
Còn về công thức L.3 thì bản thân nó có sai 1 chút. Bạn tham khảo file gốc mình gửi so với TCVN là sẽ ra thôi.
anh cho em hỏi thêm về quạt hút khói: chọn giới hạn chịu lửa như thế nào? QC06 viết cái này chung chung. Quạt hút khói có bắt buộc là quạt ly tâm không? Có được dùng quạt hướng trục, quạt gắn tường, gắn mái cùng cấp độ chịu lửa?
 
anh cho em hỏi thêm về quạt hút khói: chọn giới hạn chịu lửa như thế nào? QC06 viết cái này chung chung. Quạt hút khói có bắt buộc là quạt ly tâm không? Có được dùng quạt hướng trục, quạt gắn tường, gắn mái cùng cấp độ chịu lửa?
Cơ sở lựa chọn GHCL của quạt thì tuân theo D.9 của QC 06. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các mục 6.4 của TCVN 5687. Thường chọn mức 300oC trong 120 phút.

Về loại quạt, cơ sở lý thuyết là QC 06 ko đề cập đến nhưng 6.12 TCVN 5687 có đề cập đến là phải dùng quạt ly tâm.
Note thực tế: Trong hướng dẫn thẩm duyệt pccc của cơ quan pccc không đề cập đến loại quạt mà chỉ đề cập đến GHCL của quạt. Cho nên một số dự án vẫn được duyệt với quạt hướng trục (hoặc loại quạt khác). Tuy nhiên, một số tỉnh thành lại bắt khá sát theo TCVN 5687, cho nên bắt phải xài ly tâm
==> Tùy dự án vậy.
 
Quạt ly tâm hay quạt hướng trục tùy thuộc vào lưu lượng và cột áp nên trong quy định họ ko ghi chi tiết là đúng rồi, ngoài ra giới hạn chịu lửa thì chỉ cần ghi giới hạn chịu lửa của moto quạt chứ ko phải cả quạt, và trong các bản chứng nhận kiểm định đối với quạt cũng vậy mà
 
Hi bạn.

1. Theo hướng dẫn của bên PCCC, tính Dưới 1600m2, tính theo L.2 TCVN 5687; Trên 1600 m2, tính theo L.3 TCVN 5687.
Note thực tế: Công thức L.3 bị sai, và tính toán theo L.3 hơi rắc rối, nên một số địa phương không đồng ý tính theo L.3 mà tính theo Air Change Rate (9 times/hour).

2. Ưu tiên QCVN vì cái này mới hơn.
Note thực tế: Vì QC mới ra đã cập nhật lên 3000m2, nhưng TCVN vẫn chỉ có 1600m2 và các công thức ở TCVN đang áp dụng cho tầm 1600m2 dẫn đến tình trạng bị rối khi áp dụng. Đặc biệt đối với các dự án có không gian rộng (nhà kho, nhà xưởng...) nên phần chia khoang khói vẫn hay phụ thuộc vào cơ quan pccc địa phương.

3. Phần thải khói tự nhiên thì làm theo QCVN 06. TCVN 5687 để tính toán thoát khói bằng quạt.

Bạn nào có ý kiến khác thì góp ý thêm nhé.
Mình có thể dùng công thức tính theo mục 6.8 công thức 3(TCVN 5687-2010) tính thời gian khói ngập tràn không gian phòng để kiểm tra cách tính nào là hợp lý.
 
Mình có thể dùng công thức tính theo mục 6.8 công thức 3(TCVN 5687-2010) tính thời gian khói ngập tràn không gian phòng để kiểm tra cách tính nào là hợp lý.
Công thức trong mục 6.8 công thức 3(TCVN 5687-2010) tính thời gian khói ngập tràn không gian phòng cũng chưa được chính xác lắm nên không tính ra được, dùng công thức gốc của Nga thì tính ra được kết quả
 
Back
Bên trên