Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Herot

HVACR Staff
(16-11-2007 9:0:29)

Nói năng lượng, là nói đến điện, than đá và đặc biệt là dầu và các sản phẩm từ mỏ dầu. Cho đến nay, phần lớn các nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ năng lượng hóa thạch, loại năng lượng dưới dạng tài nguyên, đào lên rồi sử dụng. Mọi chuyện có thể nào như thế mãi? Câu trả lời là không!

Năng lượng truyền thống, rẻ hay không rẻ?

Năng lượng tự nhiên, mà đại diện của nó là dầu mỏ, than đá… hiện nay được đánh giá là rẻ hơn các loại năng lượng tái tạo. Phần lớn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đều cho rằng suất đầu tư và và giá điện sản xuất từ gió và mặt trời khá cao, khó cạnh tranh với điện truyền thống (nhiệt điện và thủy điện) hiện nay. Suất đầu tư cho nhà máy điện từ than xấp xỉ 1 triệu USD/MW trong khi điện gió cao gấp 1,2-1,7 lần, điện nguyên tử cao gấp 3-3,5 lần so với nhiệt điện. Ngoài ra, giá thành của điện gió, điện mặt trời cũng đều cao hơn so với thủy điện, nhiệt điện…

aaaaa.jpg

Hàn Quốc đang xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới để sử dụng năng lượng mới.

Tuy nhiên, dưới cái nhìn của môi trường bền vững, một số nhà kinh tế cho rằng khi so sánh các loại năng lượng này, nhiều người đã “bỏ quên” nhiều yếu tố chi phí chưa được tính đủ như: sản xuất điện từ than gây ô nhiễm lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và mất nhiều kinh phí để khắc phục ô nhiễm (1 nhà máy điện từ than công suất 1.000 MW, mỗi năm phải thải 6 triệu tấn CO2, 44 ngàn tấn SO2, 22 ngàn tấn NOx và nửa triệu tấn thải rắn). Trong khi đó, khi sử dụng năng lượng sạch tái tạo được sẽ giảm khí nhà kính. Chúng ta có thể “bán môi trường sinh thái” thu về nhiều triệu USD, giảm bớt sự chênh lệch chi phí giữa hai loại năng lượng.

Tuy nhiên, cách tính này ít được áp dụng vào thực tế, vì nhiều quốc gia trên thế giới không tính các loại phí “môi trường” vào sản xuất năng lượng. Theo một số chuyên gia, thực tế giá thành sản xuất than và điện hiện nay cao hơn giá bán, nếu tính đủ các chi phí ngành điện không thể thu hồi được vốn để tái đầu tư nên vẫn cần Nhà nước bao cấp để bảo đảm điện năng cho tiêu dùng xã hội. Hiện nay, ngành năng lượng được ưu đãi lớn, chỉ phải nộp thuế môi trường, hạch toán môi trường vào giá thành. Một số chuyên gia cho rằng, nếu tính đủ thuế sử dụng tài nguyên, thuế môi trường, tính đủ các yếu tố chi phí hạch toán vào giá thành, cắt bỏ các ưu đãi bao cấp của Nhà nước trong hạch toán kinh doanh thì ngay cả các năng lượng truyền thống như nhiệt điện, thủy điện chưa chắc đã rẻ hơn việc phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Bài toán an ninh năng lượng

Một cái nhìn xa hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng năng lượng tái tạo đóng một vai trò quan trọng trong bài toán an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Theo một báo cáo của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), vào tháng 8 năm nay, nguồn năng lượng của Việt Nam hiện đang cạn kiệt dần. Than chỉ còn 3,88 tỷ tấn; dầu còn 2,3 tỷ tấn… Ước tính, nguồn năng lượng tự nhiên hiện nay của chúng ta sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, trong đó dự báo nguồn dầu mỏ thương mại trên thế giới còn dùng khoảng 60 năm, khí tự nhiên 80 năm, than 150-200 năm. Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này có thể còn hết trước thế giới một vài chục năm. An ninh năng lượng trở thành vấn đề cấp bách. Vấn đề dầu mỏ hiện nay là một ví dụ. Các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở các vùng mà tình hình chính trị luôn bất ổn và mỗi cơn khủng hoảng dầu mỏ diễn ra, tình hình kinh tế thế giới lại lung lay…

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo đến trước năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 12%-20% năng lượng, đến năm 2050 lên đến 50%-60%, chưa kể điện hạt nhân. Tình hình năng lượng hiện nay của chúng ta, trong lĩnh vực điện năng chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện. Thủy điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết, nếu phát triển quá lớn chưa thể lường trước những biến đổi về dòng chảy tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Điện hạt nhân còn đang trong quá trình chuẩn bị phương án…

Về xăng dầu, hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu, dự tính khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa vào sử dụng năm 2009-2010, mới chỉ cung cấp được khoảng trên 5 triệu tấn xăng dầu cho giao thông vận tải trong tổng số nhu cầu 15-17 triệu tấn, vẫn phải nhập trên 10 triệu tấn. Đến năm 2020, khi đưa tiếp 2 nhà máy lọc dầu vào hoạt động chúng ta có chừng 15-16 triệu tấn xăng dầu trong tổng nhu cầu 30-35 triệu tấn. Vẫn phải nhập ít nhất 15 triệu tấn! Rõ ràng, hiện nay chúng ta chưa tự chủ được nhiều trong vấn đề năng lượng. Trong khi đó, những tác động của thiếu điện hay tăng giá xăng đều ảnh hưởng xấu lập tức đến nền kinh tế.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới và các nước ASEAN cũng đang hành động để tăng cường an ninh năng lượng. Và lời giải cho bài toán, đó cũng là các năng lượng tái tạo và tìm ra nguồn năng lượng mới. Điều đó có thể xóa đi hàng loạt cuộc chiến tranh dầu mỏ, hay những cuộc khủng hoảng dầu mỏ… Bên cạnh yếu tố giá thành năng lượng, đây lại là một đóng góp rất đáng quan tâm của những nguồn năng lượng mới.

(Nguồn: SGGP Online)
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

hiện tại người ra đang ứng dụng điện mặt trời và gió rất nhiều
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

chào Herot!
anh có đọc trên các bài nói về năng lượng gió khá hay, anh copy post lên để em cùng mọi người đọc tham khảo nhé.

Điện cho những vùng không bao giờ có điện lưới
06:34\' 16/02/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Theo tính toán, sau khi Việt Nam hoàn thành điện khí hoá thì trên cả nước vẫn có khoảng vài chục ngàn làng bản, cụm dân cư không có điện. Đây là những khu vực vùng sâu xa, vũng lõm, khu vực hải đảo ít người sinh sống... nơi mà việc kéo điện không khả thi, không hiệu quả về mặt kinh tế và thường được gọi là vùng \"trắng về điện\"

Tuy lưới điện không đến được với các làng bản như vậy nhưng Nhà nước không thể để người dân không có điện. Và để mọi người dân và tất cả khu vực dân cư đều có điện phục vụ cuộc sống và sản xuất ngoài điện lưới, có thể thay thế bằng nhiều nguồn điện năng khác như thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt trời... và điện sức gió tỏ ra phù hợp với rất nhiều vùng và thích nghi trong nhiều điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Đây chính là một hướng đi được các nhà khoa học Việt Nam theo đuổi và đã đạt được thành công bước đầu.

Động cơ điện gió đầu tiên do Việt Nam sản xuất

Điện gió và động cơ sản xuất điện gió đã được sản xuất nhiều trên thế giới và đã có những dự án đưa các động cơ này vào Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ cao thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn xây dựng một đề án nghiên cứu và sản xuất thiết bị phát điện sức gió \"made in Việt Nam\". Điều đặc biệt, đây không phải là một dự án tài trợ đơn thuần mà là một dự án chỉ được phê duyệt sau khi vượt qua một đợt đấu thầu với những đề xuất về giải pháp và kinh phí hợp lý.


Động cơ điện gió do Việt Nam sản xuất vươn cao trên bầu trời miền Trung. (Ảnh: Phùng Quang)

Giải thích vì sao cần phải có một dự án sản xuất động cơ điện gió Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Phùng Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ cao nói, trên thực tế, việc đưa một động cơ điện gió do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam không có gì là không phù hợp về mặt kỹ thuật cũng như thích nghi với điều kiện tự nhiên Việt Nam. Tuy nhiên, cái khó là giá các động cơ nước ngoài rất đắt không phù hợp với đa số các khu dân cư nghèo, việc chuyển giao sản xuất, lắp đặt có những phức tạp do gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ... và nhất là nếu chấp nhận nhập khẩu chúng ta mãi mãi không làm chủ được kỹ thuật động cơ điện gió.

Bắt đầu được triển khai từ năm 2004, đến cuối năm 2006 đã cho kết quả đầu tiên. Một động cơ điện gió với công suất 20Kw đã ra đời và được đưa áp dụng thử nghiệm trên thực tế và đã chứng minh được những kết quả rất khả quan. Thành công của đề án động cơ phát điện sức gió đầu tiên của Việt Nam đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị và cá nhân.

Ông Quang cho biết, đây là lần đầu tiên một động cơ điện gió do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo đã thành công trên thực tế. Trong thiết bị đầu tiên được chế tạo, chúng ta có ứng dụng một số chi tiết như cánh, máy phát bên trong phải nhập ngoại... Tuy nhiên, sau thành công của thiết bị thí ngiệm đầu tiên, chúng ta đã có kinh nghiệm để sản xuất thay thế tất cả những chi tiết nhập ngoại với giá rẻ hơn hàng chục lần. Đây chính là yếu tố khả năng làm chủ công nghệ khi quyết tâm thực hiện dự án này.

Với mức đầu tư nghiên cứu đề án để ra đời sản phẩm đầu tiên là 2,2 tỷ đồng đã rẻ hơn so với một động cơ nhập ngoại. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất về kinh tế được thể hiện khi chúng ta sản xuất hàng loạt. Nếu sản xuất 2-3 chiếc thì giá đã giảm xuống còn 2/3 so với son số 2,2 tỷ đầu tư nghiên cứu. Nếu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn giá sẽ còn giảm mạnh. Đây chính là mục tiêu lớn nhất mà đề án nghiên cứu muốn đạt đến.

Sẵn sàng chia sẻ, đưa thành tựu khoa học vào thực tiễn

Tháng 12/2006, động cơ điện gió công suất 20kw đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã được dựng chạy thử nghiệm tại khu nhà nghỉ Tam Tiến - Núi Thành - Quảng Nam. Cơ sở nhà nghỉ được chọn thí điểm là hoàn toàn phù hợp vì theo tính toán, một động cơ điện gió độc lập công suất 20kw hoàn toàn có thể đáp ứng cho mọt nông trại hoặc một chục hộ gia đình. Bên cạnh đó, thiết bị có thể bổ sung thêm thiết bị năng lượng mặt trời để biến thành một thiết bị hỗn hợp, thích ứng với tất cả các vùng trên đất nước và phát huy tốt trong điều kiện thời tiết.


Thiết bị được Việt hoá, dễ điều khiển và sửa chữa. (Ảnh: Phùng Quang)

Do đã được Việt hoá trong thiết kế và sản xuất, thiết bị không chỉ rẻ mà còn dễ sử dụng. Thực tế, sau khi dựng thiết bị và chạy ổn định trong hai tuần đầu tiên mà không cần sự can thiệp của các kỹ sư. Trung tâm nghiên cứu đã cho rút dần các chuyên gia về và giao lại quyền điều khiển cho chính người sử dụng. Như những thiết kế đơn giản và ổn định, phần lớn đều được tự động hoá nên những người sử dụng đã nhanh chóng làm chủ được thiết bị, điều khiển hoạt động theo ý muốn của mình.

Ông Quang tiết lộ, điểm đặc biệt của động cơ này là khả năng có thể giám sát và vận hành từ xa. Thông qua đường dây diện thoại các chuyên gia có thể đọc các số liệu, giúp người sử dụng có thể điều chỉnh và sửa chữa khi có sự cố mà không cần đến kỹ sư. Sự đơn giản và thuận tiện này là rất phù hợp cho tất cả nhưng người sử dụng bình thường, ở vùng sâu vùng xa.

Mục tiêu thị trường của sản phẩm này là hàng hàng làng bản, khu dân cư vùng \"trắng về điện\" do lưới điện quốc gia không thể vươn tới. Đây là những vùng nghèo, dân trí thấp nhưng người dân rất cần điện để sản xuất, nâng cao đời sống. Nếu được áp dụng rộng rãi, ý nghĩa xã hội của thiết bị này là rất lớn.

Ông Quang khẳng định, đề án nghiên cứu đã thành công, Trung tâm đã sẵn sàng cho việc cung ứng và hợp tác sản xuất với các đối tác trong nước. Nếu từng khu dân cư mua đơn lẻ, Trung tâm sẵn sàng bán với giá thiết bị mà không tính tiền bản quyền, các DN trong nước nếu sản xuất hàng loạt thì chúng tôi luôn đặt vấn đề hợp tác đưa thành quả nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống trước khi nghĩ đến tiền bản quyền.

Tuy nhiên, theo ông Quang, điện gió phù hợp với rất nhiều vùng ở Việt Nam, đặc biệt phù hợp với những vùng sâu, xa và hải đảo nhờ tính độc lập của mình. Trong trường hợp của hàng ngàn bản làng và khu dân cư thuộc vùng \"trắng về điện\" thì ý nghĩa xã hội của nó là rất lớn. Tuy nhiên, điện gió so với thuỷ điện hay nhiệt điện cung cấp trên lưới điện luôn có giá thành cao hơn, sự đầu tư thiết bị ban đầu chi phí khá lớn... trong khi những vùng \"trắng điện\" lại hầu hết là khu vực nghèo vì thế về lâu dài Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển chương trình điện gió vì mục tiêu xã hội và an ninh.

Phước Hà
http://vasc.com.vn/kinhte/2007/02/664931/

Đây nữa nè!
http://vasc.com.vn/xahoi/doisong/2006/09/614475/
http://nangluonggio.blogspot.com/
http://72.14.235.104/search?q=cache.../Lap-du-an-dien-gio-cho-Con-Dao/20713839/188/
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Thầy An ( BKHH) còn giới thiệu về địa nhiệt, năng lượng sóng
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Em cũng có đọc về năng lượng địa nhiệt và năng lượng thuỷ triều như anh Hiếu nói :laugh: . Thực tế hiện nay có nhiều loại năng lượng thay thế, trong đó có một số loại chủ yếu:

2.1 Năng lượng hạt nhân
2.2 Năng lượng nước ( Thuỷ năng )
2.3 Năng lượng gió ( Phong năng )
2.4 Năng lượng mặt trời ( Quang năng )
2.5 Năng lượng địa nhiệt
2.6 Năng lượng thuỷ triều và Nhiệt năng biển
2.7 Năng lượng sinh khối
2.8 Những nguồn năng lượng thay thế khác

http://hvacr.vn/home/content/view/153/2/
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Không biết có ai đi sâu nghiên cứu cái này không
Mình mới đc biết tại Khu CN cao Láng Hoà Lạc chuẩn bị có khu nghiên cứu và sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời.Chắc khoảng 2 năm nữa sẽ có sản phẩm chạy thử.
Theo mình đc biết Thì Thầy Quang có 1 cột gió cũ đc tặng
Nhưng xin cấp phép cho xây dựng thi chưa được
Bởi vì khi xây dựng cánh đồng gió sẽ ảnh hưởng tới môi trương sinh thái rất nhiều.
Vấn đề này còn nhiều bàn cãi giưa các nhà khoa học việt nam
nhưng hình như chung quy vẫn là tiền thì phải.
 
Trả lời: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

chào các bác!
các bác cho em hỏi nhà ta có ai có chuyên đề về năng lượng mới ( có thể là nl mặt trời , gió, hay một loại gì đó hay và mới hơn thì càng tốt ) thì cho em xin một ít để làm báo cáo được không ạ! hiện giờ em đang rất cần.
em cảm ơn các bác nhiều!
 
Ðề: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

bác có bảng thông kê hay tài liệu nào nói về tình hình sử dụng năng lượng tại việt nam và thê giới không
 
Ðề: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Các bác lo xa quá. Có ai biết đích xác dầu mỏ hay than đá hình thành từ đâu không, ngoại trừ lý thuyết hoá thạch (do trầm tích tích trữ lâu ngày dưới lòng đất tạo nên).

Không phải đâu nhé. các bác biết trong lòng trái đất có một nguồn năng luợng khổng lồ đến mức nào không? xin thưa lớn hơn 90% vật liệu cấu tạo nên trái đất là nhung nham nóng bỏng đấy. (>5000oC đấy nhé)

Vậy năng lượng của khối nhung nham khổng lồ này chạy đi đâu nhể? nêu không biến thành than hay dầu thì nó sẽ phụt lên thành núi lửa đấy.

vậy thì đừng tin vào việc cạn nguồn năng luợng hoá thạch nhé. chỉ khi nào trái đất ngủm thì chuyện đó mới có thể xảy ra...
 
Ðề: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

chao moi nguoi. co ai tim duoc thống kê ve su dung nang lượng tren the gioi cung nhu o viet nam chi em voi. em dang rat can. cam on nhieu
 
Ðề: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

Thay vì ngồi nói thì chúng ta hãy tập trung nhau lại để tự tay làm gì đó cho vấn đề đang được nhiều người quan tâm này không?Có ai quan tâm thật sự tới an ninh năng lượng,các vấn đề liên quan đến môi trường từ năng lượng không?Nếu có thì chúng ta có thể lập một nhóm để cùng bắt tay vào nghiên cứu tìm tòi làm ra những nguồn năng lượng như trên không?Càng làm ra được nhiều năng lượng càng tốt mà.Có ai có chung mục tiêu thì xin lên tiếng nhé!
 
Ðề: Thế giới sắp cạn năng lượng hóa thạch : Thời của năng lượng mới?

đúng thế bạn ạ, thế giới đang bước vào giai đoạn cạn kiệt năng lượng. vì loài người đang tiêu dùng quá lãng phí và tàn phá, hủy diệt thiên nhiên nhanh quá. nhưng mà viết tới đây mình lại giật mình, vì cái định luật bảo toàn năng lượng không biết còn đúng không. vật chất không bị mất đi, mà chỉ biến từ dạng này sang dạng khác. chắc là bién từ dạng năng lượng sang dạng không phải năng lượng. vậy thì những dạng có thể làm năng lượng thế nào nhỉ, sự tái tạo rất thấp so sự tiêu phí. những thứ không mất đi như sóng, ánh sáng ... hiện chưa được dùng hiệu quả. rõ ràng còn những bí mật chưa được khám phá để ứng dụng vào công nghệ năng lượng sạch, trước hết là công nghệ tạo ra những ắc quy dung lượng lớn, tuổi thọ dài mà giá thành rẻ. đây như là ngưỡng cản chính của việc sử dụng các nguồn năng lượng vô hạn (ánh sáng, sóng biển ...).
con người vẫn còn phải vất vả, và gánh chịu số phận mà thượng đế ban cho như vậy thôi.
 
Back
Bên trên