Thảo luận Thông gió tầng hầm để xe

Quốc Bảo

Thành Viên [LV 1]
Qui chuẩn 08:2009/BXD mục 5.16 có ghi cụ thể như thế này :
"Khi cháy, thông gió trao đổi chung cần đảm bảo được ngắt.
Trình tự (thứ tự) mở hệ thống bảo vệ chống khói cần được thực hiện trước khi
mở hệ thống thông gió hút (trước khi cấp)". Vậy theo mọi người hiểu là sao vậy ? Có phải là khi có cháy thì quạt hút tốc độ thấp và quạt gió tươi phải được ngắt, và bắt đầu chạy quạt hút khói tốc độ cao không ? Mọi người cho ý kiến với nhé ! Thanks nhiều mọi nười
 
Thứ tự là :
1. Mở hệ thống tăng áp cho các khu vực cần chống khói như sảnh thang máy, cầu thang bộ thông với tầng hầm.
2. Mở hệ thống hút hầm.
3. Mở hệ thống cấp.

"thông gió trao đổi chung" có nghĩa là thông gió các phòng kĩ thuật, điều hòa, quạt cấp khí tươi cho các phòng.
 
Thứ tự là :
1. Mở hệ thống tăng áp cho các khu vực cần chống khói như sảnh thang máy, cầu thang bộ thông với tầng hầm.
2. Mở hệ thống hút hầm.
3. Mở hệ thống cấp.

"thông gió trao đổi chung" có nghĩa là thông gió các phòng kĩ thuật, điều hòa, quạt cấp khí tươi cho các phòng.

Có cần thiết mở hệ thống cấp gió tươi không bạn? Một số CđT yêu cầu ngắt luôn hệ thống gió tươi, không biết Sở PCCC có chap nhận việc này không bạn?
 
Tiêu chuẩn nước ngoài nó cũng bảo để mở bạn ạ. Ý bạn là không đưa quạt cấp tại hầm vào tủ điện sự cố phải không? Nói thật là tuy tiêu chuẩn yêu cầu vẫn mở hệ thống cấp nhưng mình làm thì có CĐT yêu cầu bật, CĐT yêu cầu ngắt nhưng cuối cùng vẫn thẩm tra PCCC ok. Có lẽ nó phụ thuộc vào yếu tố khác ;)
 
Tiêu chuẩn nước ngoài nó cũng bảo để mở bạn ạ. Ý bạn là không đưa quạt cấp tại hầm vào tủ điện sự cố phải không? Nói thật là tuy tiêu chuẩn yêu cầu vẫn mở hệ thống cấp nhưng mình làm thì có CĐT yêu cầu bật, CĐT yêu cầu ngắt nhưng cuối cùng vẫn thẩm tra PCCC ok. Có lẽ nó phụ thuộc vào yếu tố khác ;)
Uh, chuẩn đấy bạn, có CđT yêu cầu, có CDT lại ko, nhưng sở thì vẫn ký dù có hay không mở gió tươi khi gặp sự cố.
 
Có cái này mình bổ xung thêm
Thiết kế hút khói mà có thêm khí tươi thì cần tính đến việc cấp chỗ nào và cấp bao nhiêu % lưu lượng hút vì:
- Khi đang cháy mà đc cấp thêm gió tươi (tức là thêm oxi) khác nào đổi dầu vào lửa, cháy càng nhanh
- cấp gió tươi nhiều quá thì giảm khả năng hút khói của hệ thống vì nội tại phản ứng cháy là đã sinh ra một đống khí và bụi rồi
- bản thân hệ thống thông gió thông thường có hệ thống cấp gió tươi cưỡng bức hoặc tự nhiên rồi
- số lượng và diện tích cửa mở khi có cháy
...........

Chung kết lại nếu thực sự đi sâu vào thiết kế thoát khói sự cố thì cần cân nhắc các yêu tố trên để quyết định có cần cấp thêm gió tươi nữa hay không. Theo mình là không cần
 
Có cái này mình bổ xung thêm
Thiết kế hút khói mà có thêm khí tươi thì cần tính đến việc cấp chỗ nào và cấp bao nhiêu % lưu lượng hút vì:
- Khi đang cháy mà đc cấp thêm gió tươi (tức là thêm oxi) khác nào đổi dầu vào lửa, cháy càng nhanh
- cấp gió tươi nhiều quá thì giảm khả năng hút khói của hệ thống vì nội tại phản ứng cháy là đã sinh ra một đống khí và bụi rồi
- bản thân hệ thống thông gió thông thường có hệ thống cấp gió tươi cưỡng bức hoặc tự nhiên rồi
- số lượng và diện tích cửa mở khi có cháy
...........

Chung kết lại nếu thực sự đi sâu vào thiết kế thoát khói sự cố thì cần cân nhắc các yêu tố trên để quyết định có cần cấp thêm gió tươi nữa hay không. Theo mình là không cần

Đồng chí đọc ở đâu vậy?
Có cơ sở nào ko? Mình đọc trong mấy tài liệu vẫn cấp bình thường.
Lưu lượng make up air phải nhỏ hơn exhaust air tầm 80% trong trường hợp cháy mà.
 
Đồng chí đọc ở đâu vậy?
Có cơ sở nào ko? Mình đọc trong mấy tài liệu vẫn cấp bình thường.
Lưu lượng make up air phải nhỏ hơn exhaust air tầm 80% trong trường hợp cháy mà.
Trong tiêu chuẩn thì không thấy ghi chi tết thế này
Nhưng mà đây là các cơ sở tính toán cơ bản hoàn toàn không có gì cao siêu!
Ví dụ:! 1 xưởng sử dụng quạt hút gió thải và OA Louver trên tường cấp gió tươi cho thông gió thông thường. Khi tính hút khói sự cố thì khi mình tính gió tươi cái OA Louver trên sẽ đảm nhiệm luôn phần cấp gió tươi + gió qua các cửa thoát hiểm trong tình trạng thường mở, như thế thì lượng gió tươi cấp ko đủ thì cũng gần đủ rồi

Nhưng như trên đã nói, theo mình ko nên bố trí thêm hệ gió tươi vì trong trường hợp thiếu gió hút thì cột áp hút càng cao càng tốt để hút khói, và con quạt cũng không thể qua tải luôn mà cháy đc, theo thiết kế chữa cháy vách tường là 3h thì em quạt cũng chỉ cần chạy đc 3h thì không có gì sai tiêu chuẩn cả (mà theo minhg biết thì hầu hết quạt chống cháy đều có độ bền khủng cả).
 
Không thuyết phục lắm.
Tham khảo cái này nhé. NFPA 92.
Ngoài ra còn Singapore, ...
 

Đính kèm

  • NFPA 92.png
    NFPA 92.png
    70.7 KB · Xem: 130
  • NFPA 92, 2012 Edition.pdf
    2.7 MB · Xem: 232
Nếu bạn không chứng minh được tiêu chuẩn sai thì chẳng có gì để bàn nữa, tiêu chuẩn sinh ra là để làm theo. Giờ đi bảo vệ với CĐT bạn lấy gì để bảo vệ? Bảo là "tôi nghĩ thế là đúng" à?
 
Nếu bạn không chứng minh được tiêu chuẩn sai thì chẳng có gì để bàn nữa, tiêu chuẩn sinh ra là để làm theo. Giờ đi bảo vệ với CĐT bạn lấy gì để bảo vệ? Bảo là "tôi nghĩ thế là đúng" à?
Bạn @light_90 này! chúng ta đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng là chính! 1 bài toán thường có nhiều đề giải! Không biết bạn đã làm với CA Pccc chưa! 1 dự án có rất nhiều cách thiết kế hệ thống pccc khác nhau! 1 hệ thống pccc cũng có nhiều cách bố trí khác nhau!... Mình nên vận dụng các TC, QC... một cách sáng tạo, chứ cứ làm máy móc quá thì còn gì tính sáng tạo, mà cũng còn gì để đăng đàn nữa
 
Bạn @light_90 này! chúng ta đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng là chính! 1 bài toán thường có nhiều đề giải! Không biết bạn đã làm với CA Pccc chưa! 1 dự án có rất nhiều cách thiết kế hệ thống pccc khác nhau! 1 hệ thống pccc cũng có nhiều cách bố trí khác nhau!... Mình nên vận dụng các TC, QC... một cách sáng tạo, chứ cứ làm máy móc quá thì còn gì tính sáng tạo, mà cũng còn gì để đăng đàn nữa
mình nghĩ bạn light 90 làm ko ít hơn 10 công trình , và có cả con tân cảng nữa
 
Back
Bên trên