thong so chong set

liemthanhnguyen

Thành Viên [LV 0]
Lam sao tinh duoc thong so gia tri dien tro chong set cho toan he thong
Em thay o cho em, ban ve de thong so dien tro chong set la 160KA
Lam sao chon duoc duong kin day dan noi dat bao ve,
Mong duoc giup do, cam on truoc nha
Em trai khong chuyen nghanh, muon hoc hoi
 
Trả lời: thong so chong set

liemthanhnguyen viết:
Lam sao tinh duoc thong so gia tri dien tro chong set cho toan he thong
Em thay o cho em, ban ve de thong so dien tro chong set la 160KA
Lam sao chon duoc duong kin day dan noi dat bao ve,
Mong duoc giup do, cam on truoc nha
Em trai khong chuyen nghanh, muon hoc hoi
Vấn đề bạn hỏi quá hay và nhiều khi để trả lời nó là cả vấn đề vô cùng to lớn. Vấn đề thứ nhất tính điện trở chống sét hệ thống là bao nhiêu. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các công trình và bản thân mình muốn tìm hiểu cũng cảm thấy rất khó. Mình làm ở công ty thiết kế nên tìm hiểu về khảo sát địa chất công trình. Ở phần khảo sát địa chất, bên địa chất không cho thông số điện trở suất của đất tại vùng khảo sát. Đáng lý đây là một phần trong khảo sát địa chất công trình. Tuy nhiên nếu xét theo chất đất của việc khảo sát địa chất thì có thể đoán ra thông số trở suất của đất là bao nhiêu. Từ đó có thể tính được cấu trúc của bãi cọc tiếp địa.
Thông số thiết bị dòng sét 160kA bạn cần hiểu là 160kA/1 micro giây. Ta có thể nó thế này:
I = k*S/sqrt(t)
Suy ra S = I*Sqrt(t)/k
Với cáp Cu/PVC thì k = 132, t = 1 micro giây thì S = 1.2 mm2.
Nói ra đây để nói rằng tiết diện sét không quan trọng. Bạn chỉ cần chú ý cầu chì hạn dòng là bao nhiêu và chọn dây theo cầu chì hạn dòng là đủ. Kết quã dây sét là 70mm2, 35mm2 đều đạt cả.
Mấy ý kiến đóng góp với bạn cho vui nhé! Nói chung là no problem!
 
Trả lời: thong so chong set

Chào các bạn, tôi có 1 thắc mắc về tiêu chuẩn chống sét, đó là khi sử dụng kim thu sét phóng tia tiên đạo (ESE Air terminal), tiêu chuẩn 46-2007 của VN thì ko nói đến, tiêu chuẩn NF C17-102 của Pháp thì chỉ đề cập đến công trình 60m trở xuống, vậy với những công trình 60m trở lên thì áp dụng tiêu chuẩn nào, tôi nghe nói sử dụng AS 1768 nhưng tui chỉ có phiên bàn AS1768-1991, trong đó cũng chỉ nói đến kim thu sét Franklin thôi, ko biết phiên bản AS1768-2007 có nói gì đến kim thu sét phóng tia tiên đạo không? ở VN được phép áp dụng tiêu chuẩn AS1768 này ko?
 
Trả lời: thong so chong set

nguyenledung viết:
Mình không nhìn thấy cái mà bạn nói trong NFC 17-102/1995 của Pháp. Xin gởi file tiêu chuẩn tiếng Pháp để các bạn tham khảo nhé! http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/NORME_NF_C_17_102.pdf

Chào bạn, bạn đọc phần Scope của tc NFC17-102 đó, viết rõ ràng là chỉ áp dụng cho chiều cao 60m trở xuống thôi, hoá ra các bác vn nhà mình lâu nay ko để ý đến điều đó à???
 
Trả lời: thong so chong set

Nếu bạn đọc kỹ giữa NFC 17-102 và TCXD 46-2007 thì chúng hoàn toàn giống nhau về cấu trúc của hệ thống bảo vệ. Người Pháp họ chỉ cho phép dùng hệ thống này với cao độ là 60 mét. Vậy nếu cao hơn 60 mét thì sẽ như thế nào?
Nếu bạn đang làm công trình Việt nam thì TCXD 46-2007 là thỏa đáng để áp dụng rồi. Còn bạn áp dụng AS1768-2007 thì nó cũng như NFC 17-102 hay TCXD 46-2007 thôi. Ý tôi là TCXD 46-2007 áp dụng trước, cái gì không ổn thì tìm trong NFC 17-102 hay AS1768-2007.
Bạn cũng không nên nghĩ là người ta không để ý. Nếu bạn để ý đến sét nhiều thì tôi cũng xin hỏi ngược lại là tại sao NFC 17-102 chỉ cho áp dụng ở cao độ 60m. Nếu công trình cao hơn 60 mét người ta làm như thế nào? Điều gì xảy ra với công trình cao hơn 60m. Nếu bạn đặt vấn đề này ra và tìm cách giải quyết ổn thỏa cho nó thì hay hơn là ngồi tìm điều hay từ các tiêu chuẩn khác.
Tôi cũng xin hỏi bạn là TCXD 46-2007 không quyết định chọn cấp bảo vệ 1, 2, 3 đâu. Vậy lý do gì bạn chọn bán kính bảo vệ phải là như thế đối với công trình cụ thể. Áp dụng một tiêu chuẩn không dễ và cũng phải cẩn trọng. Đó mới là điều cần bàn mỗi khi mổ xẻ tiêu chuẩn vì cuối cùng thì người thực thi mới là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
 
Trả lời: thong so chong set

nguyenledung viết:
Nếu bạn đọc kỹ giữa NFC 17-102 và TCXD 46-2007 thì chúng hoàn toàn giống nhau về cấu trúc của hệ thống bảo vệ. Người Pháp họ chỉ cho phép dùng hệ thống này với cao độ là 60 mét. Vậy nếu cao hơn 60 mét thì sẽ như thế nào?
Nếu bạn đang làm công trình Việt nam thì TCXD 46-2007 là thỏa đáng để áp dụng rồi. Còn bạn áp dụng AS1768-2007 thì nó cũng như NFC 17-102 hay TCXD 46-2007 thôi. Ý tôi là TCXD 46-2007 áp dụng trước, cái gì không ổn thì tìm trong NFC 17-102 hay AS1768-2007.
Bạn cũng không nên nghĩ là người ta không để ý. Nếu bạn để ý đến sét nhiều thì tôi cũng xin hỏi ngược lại là tại sao NFC 17-102 chỉ cho áp dụng ở cao độ 60m. Nếu công trình cao hơn 60 mét người ta làm như thế nào? Điều gì xảy ra với công trình cao hơn 60m. Nếu bạn đặt vấn đề này ra và tìm cách giải quyết ổn thỏa cho nó thì hay hơn là ngồi tìm điều hay từ các tiêu chuẩn khác.
Tôi cũng xin hỏi bạn là TCXD 46-2007 không quyết định chọn cấp bảo vệ 1, 2, 3 đâu. Vậy lý do gì bạn chọn bán kính bảo vệ phải là như thế đối với công trình cụ thể. Áp dụng một tiêu chuẩn không dễ và cũng phải cẩn trọng. Đó mới là điều cần bàn mỗi khi mổ xẻ tiêu chuẩn vì cuối cùng thì người thực thi mới là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

Chào bạn. Câu hỏi của bạn rất hay, tôi chỉ biết cao độ 60m đó là do IEC qui định, còn tại sao là 60m thì tôi ko biết, nếu bạn biết xin chỉ giáo!!! Còn việc áp dụng tiêu chuẩn 46-2007, NFC 17-102 hay AS1768, như tôi đã nói, tôi đang sử dụng kim thu sét phóng tia tiên đạo, còn tc46-2007 chỉ nói đến kim thu sét franklin, vì vậy tôi phải tìm một tiêu chuẩn nào đó để áp dụng chứ. Ngoài ra, việc tính toán vùng bảo vệ đương nhiên khác nhau, thậm chí mỗi tiêu chuẩn mỗi khác, ví dụ như tc NFC17-102 có công thức tính toán rất chi tiết, tc AS1768 thì tính toán theo phương pháp Collection Volume, khi áp dụng tiêu chuẩn nào thì phải sử dụng cách tính toán của tiêu chuẩn đó chứ. Bạn nói tc46-2007 ko qui định chọn cấp bảo vệ, nhưng tc NFC lại có, phải xác định được cấp bảo vệ của tòa nhà thì mới áp dụng được công thức tính bán kính bảo vệ.
 
Trả lời: thong so chong set

TCXDVN 46-2007 thực tế là chỉ đến các kim thu sét tia tiên đạo rồi chứ không phải kim thu thụ động kiểu Franklin như bạn hiểu đâu! Khi đưa vào tiêu chuẩn và không nói về cao độ vật thể thì đó là do có những thí nghiệm rất nghiêm ngặt rồi. Thực tế về sét tại Việt Nam cao gấp 3 lần tại Pháp và cao gấp đôi tại Úc (con số này dựa trên bản đồ phân bố sét của 3 nước để so sánh) nên việc chống sét tại Việt Nam là quan trong hơn so với Pháp và Úc rất nhiều. Do đó, nếu bạn làm hệ thống chống sét cho việt nam thì dù bạn dùng NFC 17-102/1995 hay AS1768-2007 thì bạn đều phải chọn mức cao nhất áp dụng cho các công trình tại Việt Nam. Nói ra điều này để cho thấy TCXDVN 46-2007 cho cách tính toán bảo vệ chống sét rất khắc nghiệt và do đó đối với các kim thu sét theo kiểu NFC 17-102/1995 hay AS1768-2007 thì đều phải dùng bán kính bảo vệ cấp 1 và đều thiết kế theo cấp 1 của các tiêu chuẩn kia cho các công trình ở Việt Nam. Nhiều công trình lớn, bán kính 105 mét mới phủ hết nhưng bạn không thể dùng cấp 3 để tính toán. Do đó, với công trình như thế, thay vì dùng 1 kim thì bạn phải dùng 3 (thậm trí 4) kim có bán kính bảo vệ 65 mét cấp 1 để bảo vệ cho công trình của mình.
Mấy ý kiến trên chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, xong tôi nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn thực tế đối với các công trình hiện tại và đối với một điều kiện cụ thể. Rất mong có được sự tranh luận thêm về vấn đề này!
 
Trả lời: thong so chong set

nguyenledung viết:
TCXDVN 46-2007 thực tế là chỉ đến các kim thu sét tia tiên đạo rồi chứ không phải kim thu thụ động kiểu Franklin như bạn hiểu đâu! Khi đưa vào tiêu chuẩn và không nói về cao độ vật thể thì đó là do có những thí nghiệm rất nghiêm ngặt rồi. Thực tế về sét tại Việt Nam cao gấp 3 lần tại Pháp và cao gấp đôi tại Úc (con số này dựa trên bản đồ phân bố sét của 3 nước để so sánh) nên việc chống sét tại Việt Nam là quan trong hơn so với Pháp và Úc rất nhiều. Do đó, nếu bạn làm hệ thống chống sét cho việt nam thì dù bạn dùng NFC 17-102/1995 hay AS1768-2007 thì bạn đều phải chọn mức cao nhất áp dụng cho các công trình tại Việt Nam. Nói ra điều này để cho thấy TCXDVN 46-2007 cho cách tính toán bảo vệ chống sét rất khắc nghiệt và do đó đối với các kim thu sét theo kiểu NFC 17-102/1995 hay AS1768-2007 thì đều phải dùng bán kính bảo vệ cấp 1 và đều thiết kế theo cấp 1 của các tiêu chuẩn kia cho các công trình ở Việt Nam. Nhiều công trình lớn, bán kính 105 mét mới phủ hết nhưng bạn không thể dùng cấp 3 để tính toán. Do đó, với công trình như thế, thay vì dùng 1 kim thì bạn phải dùng 3 (thậm trí 4) kim có bán kính bảo vệ 65 mét cấp 1 để bảo vệ cho công trình của mình.
Mấy ý kiến trên chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, xong tôi nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn thực tế đối với các công trình hiện tại và đối với một điều kiện cụ thể. Rất mong có được sự tranh luận thêm về vấn đề này!

Tôi vẫn chưa hiểu ý bạn, tc46-2007 sử dụng phương pháp rolling sphere để tính, còn đối với một số sản phẩm kim thu sét ở VN như ERICO, LPI họ đều tuân theo tc 1768:1991, trong đó phần tính toán bảo vệ sử dụng phương pháp Collection Volume Method, đây là hai cách tính khác nhau.
 
Trả lời: thong so chong set

Theo tôi bạn nên đọc kỹ 2 tiêu chuẩn TCXD 46-2007 và NFC 17-102/1995. Khi tìm hiểu kỹ 2 tiêu chuẩn này bạn sẽ biết được cách thiết kế cho những công trình có cao độ cao hơn 60 mét. Về tiêu chuẩn chông sét thì hiện Việt Nam chưa công nhận NFC 17-102/1995 tuy nhiên chúng ta vẫn có thể ứng dụng nhưng bạn phải đọc thật kỹ từng điều khoản trong TCXD 46-2007 cũng như NFC 17-102/1995 và lý luận để ra một hệ thống chống sét tôi ưu và phù hợp cả hai tiêu chuẩn nói trên! Chúc bạn thành công nhé!
 
Trả lời: thong so chong set

http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/ACEM_Journal_Q1_2007.pdf http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/ACEM_Journal_Q1_2007.pdf http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/ACEM_Journal_Q1_2007.pdf http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/ACEM_Journal_Q1_2007.pdf nguyenledung viết:
Theo tôi bạn nên đọc kỹ 2 tiêu chuẩn TCXD 46-2007 và NFC 17-102/1995. Khi tìm hiểu kỹ 2 tiêu chuẩn này bạn sẽ biết được cách thiết kế cho những công trình có cao độ cao hơn 60 mét. Về tiêu chuẩn chông sét thì hiện Việt Nam chưa công nhận NFC 17-102/1995 tuy nhiên chúng ta vẫn có thể ứng dụng nhưng bạn phải đọc thật kỹ từng điều khoản trong TCXD 46-2007 cũng như NFC 17-102/1995 và lý luận để ra một hệ thống chống sét tôi ưu và phù hợp cả hai tiêu chuẩn nói trên! Chúc bạn thành công nhé!

Xin lỗi nhưng tôi đọc tới đọc lui 2 tiêu chuẩn nhưng vẫn không tìm ra được ý bạn nói.
Vấn đề tôi muốn nói rất đơn giản, giả sử thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho một tòa nhà có kích thước 35m(L)x35m(W)x125m(H), sử dụng kim thu sét phóng tia tiên đạo (ESE Air Terminal), xin lưu ý là kim thu sét phóng tia tiên đạo (Non-Conventional) chứ không phải kim thu sét cổ điển (Conventional), nếu bỏ qua cái chuyện chiều cao của công trình thì bài toán được tính toán như sau :

1. Trường hợp đơn giản : lắp đặt kim thu sét trên mái của công trình, chiều cao từ kim thu sét đến mái là 5m, tra catalogue của một số nhà sản xuất để kim tra bán kính bảo vệ, ví dụ :
Kim thu sét Stormmaster ESE 15 có Rbv = 32m (ứng với h = 5m), Rbv max = 35m.
Kim thu sét Pulsar 18 có Rbv = 35m (ứng với h = 5m), Rbv max = 38m.
Như vậy chỉ cần lắp 1 kim thu sét ngay giữa tòa nhà là tòa nhà được bảo vệ.

2. Trường hợp tính theo công thức (tc NFC 17-102) :
- Xác định Nd = Ngmax x Ae x C1 x 10-6
Giả sử công trình ở Q9, TPHCM, có Ngmax = 13,7lần/km2/năm
Ae = 495.287,5m2
C1 = 0,25
Suy ra Nd = 1,7
- Xác định Nc = 5,5 x 10-3 / C
C = C2 x C3 x C4 x C5
C2 = 1
C3 = 1
C4 = 1
C5 = 5
Suy ra Nc = 0,0011
- Tính toán hiệu suất E = 1 - Nc/Nd = 1
Suy ra cấp bảo vệ của công trình là cấp I.
- Kiểm tra bán kính bảo vệ của kim thu sét theo công thức :
Rp = SQRT[h(2D-h)+ deltaL(2D + deltaT)]
với E = 1, không xác định được D (theo bảng B10), giả sử D = 20m (tương ứng với bv cấp I)
DeltaT = 30 micro giay
v = 1 (m/micro giay)
deltaL = v x deltaT = 33m

Bây giờ cho h biến thiên để kiểm tra Rp

h(m) Rp(m)
5 49,85
10 51,09
15 51,82
20 52,06
25 51,82
30 51,09
35 49,85
40 48,06
45 45,66
50 42,54
55 38,54
60 33,32
65 26,17
70 14,49
75 hết tính được do số trong dấu căn là số âm
Như vậy theo tôi áp dụng tiêu chuẩn NFC17-102 không tính được.

PS : xin gửi bạn một số tài liệu để tham khảo hệ thống conventional và Non-Conventional air terminal.









 
Trả lời: thong so chong set

Bây giờ ta sẽ phân tích từng điều khoản nhé. Xem phần B.5 phụ lục B của TCXD 46-2007. Khi đó bạn sẽ thấy những phần có cao độ nhỏ hơn 60 mét của toà nhà là không cần chống sét nữa vì nó nằm dưới vùng quả cầu lăn mà phụ lục yêu cầu. Với vùng cao hơn 60 mét thì cần phải lắp thiết bị bảo vệ chống sét. Khi bạn lắp kim trên đỉnh toà nhà, rõ ràng theo chuẩn NFC 17-102 thì nó bảo vệ cho toà nhà có cao độ 60 mét. Vì thế vùng cao độ từ 125m xuống 65m đã được bản vệ theo đúng nguyên tắc của NFC 17-102. Chỉ còn phần từ cao độ 60 - 65 mét cần bảo vệ mà thôi. Khi đó bạn dùng phuơng pháp lưới dây. Lưới dây sẽ có khoảng cách là 5m/1 sợi dây trần. Lưới dây sẽ liên kết vào bê tông cột theo đúng những gì mà TCXD 46-2007 qui định. Như vậy ta đã có hệ thống chống sét kết hợp giữa NFC 17-102 và TCXD 46-2007. Điều đó nói lên rằng nếu 2 Tiêu chuẩn này kết hợp, quả cầu sẽ bảo vệ phần đỉnh, lưới thép sẽ bảo vệ phần giữa toà nhà, phần cao độ nhỏ hơn 60 mét không cần bảo vệ nữa! Mấy ý kiến góp ý cùng bạn.
 
Trả lời: thong so chong set

Tôi đọc một số bài nghiên cứu - cả của HV lab và các thực nghiệm đều nói ESE và các loại kim thu sét không truyền thống không hiệu quả như quảng cáo cũng như không được chứng minh một cách phù hợp do vậy đã bị bác bỏ ở hầu hết các nước.
Các bác nên xem lại việc thiết kế hệ thống chống sét.
Các TC chính thống của Mỹ, Anh, IEC, VN ... đều không nói tới hệ thống chống sét sử dụng ESE đâu.
Nếu tôi được yêu cầu đánh giá hệ thống chống sét có ESE Air Terminal thì tôi chỉ xem xét như kim Franklin thường thôi - vì không có một xác nhận một cách phù hợp về bán kính bảo vệ như công bố đâu.
Tôi không áp dụng NF C 17 102 1995, TC này đang bị phản đối ngay tại AFNOR đấy.
Trân trọng,

Tôi gửi bài nghiên cứu rất điển hình và bổ ích của một ông Hartono người Malaysia - viện MIEEE chuyên nghiên cứu về vấn đề này để các bác suy ngẫm. http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/acem_air_terminals.pdf
 
Trả lời: thong so chong set

nguyenledung viết:
Bây giờ ta sẽ phân tích từng điều khoản nhé. Xem phần B.5 phụ lục B của TCXD 46-2007. Khi đó bạn sẽ thấy những phần có cao độ nhỏ hơn 60 mét của toà nhà là không cần chống sét nữa vì nó nằm dưới vùng quả cầu lăn mà phụ lục yêu cầu. Với vùng cao hơn 60 mét thì cần phải lắp thiết bị bảo vệ chống sét. Khi bạn lắp kim trên đỉnh toà nhà, rõ ràng theo chuẩn NFC 17-102 thì nó bảo vệ cho toà nhà có cao độ 60 mét. Vì thế vùng cao độ từ 125m xuống 65m đã được bản vệ theo đúng nguyên tắc của NFC 17-102. Chỉ còn phần từ cao độ 60 - 65 mét cần bảo vệ mà thôi. Khi đó bạn dùng phuơng pháp lưới dây. Lưới dây sẽ có khoảng cách là 5m/1 sợi dây trần. Lưới dây sẽ liên kết vào bê tông cột theo đúng những gì mà TCXD 46-2007 qui định. Như vậy ta đã có hệ thống chống sét kết hợp giữa NFC 17-102 và TCXD 46-2007. Điều đó nói lên rằng nếu 2 Tiêu chuẩn này kết hợp, quả cầu sẽ bảo vệ phần đỉnh, lưới thép sẽ bảo vệ phần giữa toà nhà, phần cao độ nhỏ hơn 60 mét không cần bảo vệ nữa! Mấy ý kiến góp ý cùng bạn.

Có mấy vấn đề tôi không đồng ý với bạn :
1. Tôi nghĩ khoảng cách 60m mà bạn vận dụng theo tc NFC 17-102 là phải tính từ mặt đất, chứ không phải tính từ kim thu sét tính xuống, bản thân hình 2.2.3.1 đã thể hiện điều đó.
2. Trong phần scope của tc NFC 17-102 có ghi : this standard is applicable to the lightning protection using ESE lightning conductors of common structures of less than 60m high. Rõ ràng là áp dụng cho \"kết cấu có chiều cao 60m\", chứ không phải là 60m tính từ kim thu sét.
3. Theo hình 2.2.3.1, bán kính bảo vệ sẽ tăng dần khi h tăng và sẽ không tăng nữa khi h đạt giá trị nào đó. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng công thức theo tc NFC 17-102 (như ví dụ tôi tính ở trên), ta sẽ không có được bán kính bảo vệ theo hình parabol, có vấn đề gì trong công thức này?
 
Trả lời: thong so chong set

nhnam viết:
Tôi đọc một số bài nghiên cứu - cả của HV lab và các thực nghiệm đều nói ESE và các loại kim thu sét không truyền thống không hiệu quả như quảng cáo cũng như không được chứng minh một cách phù hợp do vậy đã bị bác bỏ ở hầu hết các nước.
Các bác nên xem lại việc thiết kế hệ thống chống sét.
Các TC chính thống của Mỹ, Anh, IEC, VN ... đều không nói tới hệ thống chống sét sử dụng ESE đâu.
Nếu tôi được yêu cầu đánh giá hệ thống chống sét có ESE Air Terminal thì tôi chỉ xem xét như kim Franklin thường thôi - vì không có một xác nhận một cách phù hợp về bán kính bảo vệ như công bố đâu.
Tôi không áp dụng NF C 17 102 1995, TC này đang bị phản đối ngay tại AFNOR đấy.
Trân trọng,

Tôi gửi bài nghiên cứu rất điển hình và bổ ích của một ông Hartono người Malaysia - viện MIEEE chuyên nghiên cứu về vấn đề này để các bác suy ngẫm. http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/acem_air_terminals.pdf

Vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi, chưa biết ai đúng ai sai, nhưng rõ ràng là rất nhiều hệ thống kim thu sét ESE đã và đang được lắp đặt.
 
Trả lời: thong so chong set

Cám ơn bạn nhnam đã gởi bài báo này! Tất nhiên điều này chính là sự kỳ lạ của hệ thống chống sét trên thế giới!
NFC 17-102/1995 chỉ được công nhận ở Pháp mà thôi, tuy nhiên có rất nhiều hãng sản xuất kim ESE theo NFC 17-102/1995. Erico, Pulsa, Alltec,... Như thế rõ ràng không phải ESE là không hiệu quả. Tôi thấy bài báo không phản bác nguyên tắc ESE mà họ chỉ nói rằng dùng ESE là quá nguy hiểm cho chính chúng ta. ESE dựa trên nguyên tắc kéo sét đánh về phía mình. Cường độ sét lúc đó nhỏ do mức tập trung năng lượng chưa cao. Xét cho cùng đó cũng là ý tưởng rất hay và đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia rồi!
Tôi đã đọc BS6651, TCXD 46-2007, AS1768-1991 và tất cả đều là chống sét cổ điện thụ động chờ sét đánh trong đó TCXD 46-2007 chính là bản dịch của BS6651-1999. Nói chung chống sét kiểu Franklin đã được chấp thuận từ lâu và luôn là một phương pháp được lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên nếu sét về giá thành thì Chống sét cổ điển có giá thành khá cao, thi công rất phức tạp, bạn phải tính toán rất kỹ lưỡng.
Nhìn vào hai phương pháp, 1 phương pháp chỉ mới có 1 quy chuẩn quốc gia, còn phương pháp kia là phần còn lại của thế giới, dễ hiểu phương án ESE là phiêu lưu như thế nào. Tuy nhiên với ưu điểm của mình, thực sự ESE cũng đã giúp rất nhiều cách nhìn về hệ thống chống sét kiểu mới. Chúng ta có thể vận dụng ESE kết hợp với cổ điển để làm cho hệ thống vẫn đảm bảo và giá thành rẻ hơn. Đó mới là cái chính. Còn về ESE tất nhiên bạn sẽ gặp nhiều cuộc phiêu lưu hơn!
 
Trả lời: thong so chong set

lilama45_1 viết:
2. Trong phần scope của tc NFC 17-102 có ghi : this standard is applicable to the lightning protection using ESE lightning conductors of common structures of less than 60m high. Rõ ràng là áp dụng cho \"kết cấu có chiều cao 60m\", chứ không phải là 60m tính từ kim thu sét.
Nếu bạn băn khoan về việc này thì nên áp dụng chống sét cổ điển thôi! Đây là vấn đề lý luận thực tiễn rồi!
Thực ra nếu áp dụng phương pháp quả cầu lăn thì vùng bị sét đánh trong tòa nhà của bạn cũng chỉ từ vị trí 60 mét trở lên mà thôi! Nếu ngừa sét thì cũng chỉ tính toán cho chính vùng này. Thực tế thì NFC 17-102/1995 cho phương pháp tính rồi. Bạn cũng nên suy luận từ những tiêu chuẩn để hình thành phương án khả thi! Còn thực tế thì ESE chỉ có mỗi NFC 17-102 nói tới thôi!
 
Trả lời: thong so chong set

Hiện nay đã có bộ TC IEC 62305:2006 \'Protection against lightning\" về chống sét rất hay và đầy đủ và theo tôi biết thì BSI và sắp tới là CENELEC sẽ công nhận và sử dụng TC này,
TC này hiện có 4 part
Part 1: General principles
Part 2: Risk management
Part 3: Physical damage to structures and life hazard
Part 4: Electrical and electronic systems within structures
Do chưa có TC này nên chưa biết thế nào nhưng thông qua các part thì thấy rất toàn diện.
Mới hỏi thử giá bộ tiêu chuẩn này tại Trung tâm thông tin của Tông cục TC ĐL CL giá tới trên 4 triệu lận nên chưa có tiền mua.
Bác nào có bộ TC này thì chia sẻ lay giới thiệu cho mội người đi.

Việc ESE được lắp đặt nhiều là do R bảo vveej được quảng cáo quá nhiều - thiết kế đơn giản - các chủ đầu tư không biết nên được áp dụng nhiều.
Chỉ khi nào bị sét đánh thì mới xem xét thôi - và sẽ có rất nhiều lý do để nêu :blink:

Thực tế Bộ Thông tin và truyền thông đang soát xét để TCN 68 141 trở thành Quy chuẩn quốc gia - đã lập một TC để nghiên cứu. Các bác nào quan tâm đến công trình cao, có thể tham khảo. Nếu công trình cao trên 20 m (cột an ten) thì buộc phải bảo vệ bên hông đấy.

Nếu báo nào có tài liệu hay hay thì đưa lên cho bà còn mở rộng tầm hiểu biết nhé.

Cám ơn nhiều
 
Trả lời: thong so chong set

Mình mới upload tài liệu này lên! Bạn nhnam đọc và tìm hiểu xem nhé! Như mình nói đây là 2 quan điểm hoàn toàn khác nhau về chống sét. Việc tranh cãi cũng nhiều rồi! Vấn đề kỹ thuật cũng chưa biết thế nào là đúng sai. Chỉ xin nói thế này, dùng ESE là sét luôn luôn đánh vào chính bạn. Còn kiểu cổ điển thì chờ cho trời đánh. Cái thú vị là thế thôi!
http://upload.hvacr.vn/IMG_INFO_2005-m4g[/img] http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/A_Guide_to_BS_EN_62305_2006.pdf
 
Trả lời: thong so chong set

Cám ơn bạn nguyenledung đã cung cấp file.

Theo tôi đây không phải là 2 quan điểm khác nhau đâu, ESE cũng sử dụng mô hình kim cổ điển (đây là vấn đề đang gây tranh cãi) để chứng mính - qua đó tăng chiều cao hiệu dụng để mở rộng phạm vi bảo vệ.

Hiện tôi được biết - giải pháp sử dụng tia laser năng lượng cao để tạo một tunnel iôn hoá - thoát sét đang được nghiên cứu và cơ sở khao học của nó hình như đã được chứng minh, chỉ có hiện thực hoá còn đang gặp khó khăn

Trân trọng.
 
Back
Bên trên