thong so chong set

Trả lời: thong so chong set

Xin dẫn một trang web tranh luận để thấy được cách nhìn nhận của các nước về ESE. Việc viện dẫn để thấy tranh luận là nhiều và đôi khi ta không biết thế nào là đúng nữa.
http://www.hiendaihoa.com/forum/showthread.php?t=2023&page=2
Vì thế bạn có tìm hết các tiêu chuẩn thì cũng chỉ có ESE và Franklin là 2 phương án đã được lên tiêu chuẩn mà thôi!
Mà xem ra nagy tại Mỹ còn phản đối huống hồ tại Việt Nam ta. Vậy thì các bạn của tôi chỉ còn cách tìm ra các điểm hợp lý của các tiêu chuẩn mà áp dụng thôi. Chứ còn tranh cãi cái nào đúng và tại sao kẻ nói này, kẻ nói nọ, cái gì đúng, cái gì sai chắc là sẽ không đến một kết quả nào cả. Vì thế, quan điểm của tôi là biết cái gì áp dụng cái đó chứ không nên phản bác. Vì cơ sở luận cũng ở họ cả, thí nghiệm họ cũng đã thí nghiệm hợp chuẩn cả. Vậy thì ta có cơ sở nào để phản đối cả hai hệ thống này đây!
 
Trả lời: thong so chong set

Thực ra ở đây tôi không tranh luận, chỉ đưa ra các thông tin mà thôi, để mọi người có thêm thông tin mà xem xét và lựa chọn cho phù hợp.
tuy nhiên hiện nay Luânt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã có hiệu lực, các quy chuẩn kỹ thuật sẽ là bắt buộc đối với an toàn - sức khoẻ và môi trường. Khi đó nếu sử dụng các các giải pháp chống sét chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật sẽ là không đúng đâu (nếu có thể nói căng ra là bất hợp pháp) trong trường hợp này là TCXDVN 46:2007 đó.
Các tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng mà thôi, ngoại trừ khi được chỉ tới trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (tương tự như các directive của EU vậy).

Thông thường hiện nay việc vừa sáng tác, vừa hát vừa chấm điểm trong lĩnh vực này là phổ biến. Nhưng trong tương lai - việc kiểm tra, đánh giá và xem xét sẽ do bên thứ 3 có uy tín thực hiện thì sẽ khó hơn nhiều nếu không đưa ra được các chứng cứ khoa học, các đánh giá của các tổ chức, labs quốc tế có uy tín.

Tôi cũng đang quan tâm tìm các certificate, test report cho ESE nhưng chỉ toàn thấy negative thôi.

Trân trọng,
 
Trả lời: thong so chong set

nguyenledung viết:
lilama45_1 viết:
2. Trong phần scope của tc NFC 17-102 có ghi : this standard is applicable to the lightning protection using ESE lightning conductors of common structures of less than 60m high. Rõ ràng là áp dụng cho \"kết cấu có chiều cao 60m\", chứ không phải là 60m tính từ kim thu sét.
Nếu bạn băn khoan về việc này thì nên áp dụng chống sét cổ điển thôi! Đây là vấn đề lý luận thực tiễn rồi!
Thực ra nếu áp dụng phương pháp quả cầu lăn thì vùng bị sét đánh trong tòa nhà của bạn cũng chỉ từ vị trí 60 mét trở lên mà thôi! Nếu ngừa sét thì cũng chỉ tính toán cho chính vùng này. Thực tế thì NFC 17-102/1995 cho phương pháp tính rồi. Bạn cũng nên suy luận từ những tiêu chuẩn để hình thành phương án khả thi! Còn thực tế thì ESE chỉ có mỗi NFC 17-102 nói tới thôi!

Khổ một nỗi là chủ đầu tư yêu cầu sử dụng ESE air terminal cho công trình, thế mới bị vướng, tôi lách luật bằng cáh sử dụng tiêu chuẩn AS1768 thì lại không biết tính theo cái phương pháp Collection Volume quỉ quái đó, tìm đỏ mắt trên internet cũng không có tài liệu nào nói một cách chi tiết và hệ thống (trừ khi bỏ ra $31.5 để mua, mà chỉ mới được đọc cái mục lục của nó, chưa biết mua về có cái gì trong đó, có thể sử dụng được không nữa). Hỏi các nhà sản xuất của Úc đang thịnh hành ở thị trường VN như ERICO, LPI đều được trả lời họ dùng Collection Volume Method để tính toán phạm vi bảo vệ, thậm chí tôi có mail của họ khẳng định điều đó và họ còn khẳng định đừng lẫn lộn vì tính theo CVM và theo tc NFC 17-102 là 2 phương pháp hoàn toàn khác nhau.
À mà bạn thấy bán kính 60m theo tc 46-2007 là có quá lớn không nhỉ, nếu muốn kiểm tra xem tòa nhà có cần bảo vệ chống sét hay không (theo tc NFC 17-102 hay theo tc IEC62305) thì có thể xác định cấp bảo vệ của tòa nhà là cấp I, do đó bán kính quả cầu lăn chỉ nên 20m thôi. Thực tế tôi thấy nhiều công trình ở Vn chỉ cao 7-8 tầng (30-40m) mà cũng lắp chống sét đầy.
 
Trả lời: thong so chong set

Bạn lilama45_1 à!
TCXD 46-2007 quy định bán kính quả cầu lăn là từ 20 đến 60 mét. Khi đó bạn phải xem một tiêu chuẩn khác nói về cấp bảo vệ. Mình không nhớ Tiêu chuẩn nào quy định về cấp đó. Chỉ đại khái là chia làm 3 cấp. Nếu công trình cấp 3 bán kính áp dũng 60m, cấp 1 có nguy cơ cháy cao, bán kính áp dụng là 20 mét. Hơn nữa với chiều cao 20 mét thì góc bảo vệ là 45 độ nên việc quy định những vùng không cần bảo vệ phải dựa theo các tiêu chuẩn nhà nước. Nói chung, bạn có thể dựa theo các quy định nhà nước để xây dựng mô hình chống sét cho công trình cụ thể của mình. Từ đó, việc thiết kế, chọn lựa hệ thống chống sét thích hợp cho chính công trình của bạn.
Nói chung, bạn phải có cơ sở luận cũng như là lập trường vững vàng trong thiết kế cũng như thi công. Chống sét là hệ thống quan trong nhưng thực tế thì hiệu quả của các hệ thống chống sét Franklin cũng như là ESE thực sự chưa phải tuyệt đối. Người ta đã thống kê là hệ thống chống sét chỉ hạn chế được 80% lượng sét mà thôi. Việt nam nằm trong vùng có sét nhiều nhất thế giới (chỉ sau vùng xích đạo) nên hệ thống chống sét là rất quan trọng. Thực tế nữa là chống sét lan truyền còn quan trong hơn nhưng ít ai nắm bắt được chúng. Nguyên nhân hư hỏng thiết bị do sét lan truyền là cao hơn nhưng các thiết kế hầu như rất ít đưa vào vì giá thành rất cao. Phải chăng đây cũng chính là hạn chế của hệ thống chống sét. Mấy ý kiến góp ý thêm cho các bạn!
 
Trả lời: thong so chong set

Theo TCN 46-84 cũ có phân cấp bảo vệ cho công trình nhưng TCXDVN 46-2007 lại không áp dụng mà đưa ra các hệ số để thông qua đó tính toán xác xuất sét; TCXDVN 46-2007 viết theo BS 6651 (nay BSI khuyến cáo sử dụng BS EN 62305 để thay thế) dưới dạng hướng dẫn thực hiện. Việc thiết kế phạm vi bảo vệ của kim theo tôi là không khó, cái khó ở đây là thoát sét, nối đất, liên kết với các thành phần khác của công trình. Ngay cả việc đo điện trở tiếp đất tưởng chừng là đơn giản nhưng cũng không có mấy nơi đo một cách phù hợp đâu nhất là các công trình trong thành phố nơi có rất ít khoảng không để có thể cắm cọc phụ một cách phù hợp.
Đúng như bạn nguyenledung nói - không có cái gì là tuyệt đối cả nên tôi lại thấy càng phải áp dung IEC 62305 - vì mọi thứ đều dựa trên Quản trị Rủi ro mà ra, qua đó mới xây dựng yêu cầu bảo vệ và thiết kế và chi phí một cách phù hợp.

Hiện nay đối với khách hàng khoái ESE, tôi vẫn đề nghị sử dụng như kim thông thường (chất lượng cao mà :laugh: ).

Bảo vệ chống sét lan chuyền/cảm ứng rất quan trọng, nhưng rất tốn kém nên DN ngại, tôi đã xem một số hệ bảo vệ các phòng server dữ liệu, nói chung các công ty thiết kế nặng là bán các thiết bị bảo vệ mà thôi, thi công ẹ lắm - đánh giá theo các TCN68 hiện có thì đều có vấn đề. Hơn thế nữa, các đơn vị sử dụng lại thường xuyên thay đổi lắp đặt khiến nhiều khi việc bảo vệ trước thì tốt nhưng qua thời gian sử dụng có nhiều thay đổi mà hệ chống sét lan chuyền lại không thay đổi theo một cách phù hợp thì hệ bảo vệ mất hết ý nghĩ vì đã tạo thêm các điểm không được bảo vệ qua đó có thể bị lòn.

Trân trọng,
 
Trả lời: thong so chong set

nhnam viết:
Theo TCN 46-84 cũ có phân cấp bảo vệ cho công trình nhưng TCXDVN 46-2007 lại không áp dụng mà đưa ra các hệ số để thông qua đó tính toán xác xuất sét; TCXDVN 46-2007 viết theo BS 6651 (nay BSI khuyến cáo sử dụng BS EN 62305 để thay thế) dưới dạng hướng dẫn thực hiện. Việc thiết kế phạm vi bảo vệ của kim theo tôi là không khó, cái khó ở đây là thoát sét, nối đất, liên kết với các thành phần khác của công trình. Ngay cả việc đo điện trở tiếp đất tưởng chừng là đơn giản nhưng cũng không có mấy nơi đo một cách phù hợp đâu nhất là các công trình trong thành phố nơi có rất ít khoảng không để có thể cắm cọc phụ một cách phù hợp.
Đúng như bạn nguyenledung nói - không có cái gì là tuyệt đối cả nên tôi lại thấy càng phải áp dung IEC 62305 - vì mọi thứ đều dựa trên Quản trị Rủi ro mà ra, qua đó mới xây dựng yêu cầu bảo vệ và thiết kế và chi phí một cách phù hợp.

Hiện nay đối với khách hàng khoái ESE, tôi vẫn đề nghị sử dụng như kim thông thường (chất lượng cao mà :laugh: ).

Bảo vệ chống sét lan chuyền/cảm ứng rất quan trọng, nhưng rất tốn kém nên DN ngại, tôi đã xem một số hệ bảo vệ các phòng server dữ liệu, nói chung các công ty thiết kế nặng là bán các thiết bị bảo vệ mà thôi, thi công ẹ lắm - đánh giá theo các TCN68 hiện có thì đều có vấn đề. Hơn thế nữa, các đơn vị sử dụng lại thường xuyên thay đổi lắp đặt khiến nhiều khi việc bảo vệ trước thì tốt nhưng qua thời gian sử dụng có nhiều thay đổi mà hệ chống sét lan chuyền lại không thay đổi theo một cách phù hợp thì hệ bảo vệ mất hết ý nghĩ vì đã tạo thêm các điểm không được bảo vệ qua đó có thể bị lòn.

Trân trọng,

Đúng là thiết kế chống sét không khó, vấn đề ở đây chỉ là vướng về tiêu chuẩn áp dụng mà thôi, nếu tiêu chuẩn bạn đưa ra không phù hợp sẽ rất khó khăn trong quá trình đấu thầu, cung cáp thiết bị, nghiệm thu... nếu xảy ra trường hợp đó thì lỗi chính là ở Tư vấn.
Vấn đề tôi nêu ra chỉ là chống sét trực tiếp mà thôi, vấn đề chống sét lan truyền lại là vấn đề khác.
BS 62305 đã chính thức thay thế BS 6551 từ tháng 12/2008, theo tính pháp lý thì BS 6651 không còn tồn tại, tc46-2007 thì sao? chắc vẫn sử dụng tiếp thôi.
Để bữa nào tôi gửi cho bạn cái link của Bộ xây dựng coi chơi.
 
Trả lời: thong so chong set

Gửi các bác đường linh để đọc TC EN 62305 cho đỡ nghiền
Đây là bản song ngữ tiếng Ý - Anh, Không download được trừ part 1
Part 1
http://www.scribd.com/doc/6757425/C...tezione-Contro-Fulmini-Principi-Generali-2006
Part 2
http://www.scribd.com/doc/12592804/...e-Contro-Fulmini-Valutazione-Del-Rischio-2006
Part 3
http://www.scribd.com/doc/12592992/...lle-Strutture-e-Protezione-Delle-Persone-2006
Part 4
http://www.scribd.com/doc/12592798/...Elettrici-Ed-Elettronici-Nelle-Strutture-2006

Bác có khả năng in ra từ iPaper hay download được thì share cho mọi người sử dụng.
 
Trả lời: thong so chong set

Theo như thông tin vừa nêu thì rõ ràng chỉ cần TCXD 46-2007 và NFC 17-102 được áp dụng, ta có thể chọn loại chống sét hỗn hợp giữa 2 tiêu chuẩn này. Vấn đề này rõ ràng không có gì phải bàn nữa đúng không? Vậy cần phải hợp lý hóa hệ thống chống sét đối với công trình thôi. NFC 17-102 không bảo vệ phần đuôi thì ta phải thêm phần đuôi tức là tầm cao độ lớn hơn 60 mét theo quả cầu lắn và phần chiếu cao mà kim thu ESE không với tới được!
 
Trả lời: thong so chong set

Tôi đã đọc bài này trước đây rồi, bài này nói lên thực trạng công tác chống sét và một số đề xuất thôi, không nói lên được điều gì và cũng cũ rồi,
Tôi gửi cho các bạn đường link đến công văn 168/BXD-KHCN này 20/10/2008 của bộ xây dựng trả lời Nhà máy Hoá chất 95 về xin áp dụng NF C17-102 và ESE.

http://www.baoxaydung.vn/Main.aspx?MNU=1221&Style=1&ChiTiet=11476

Hãy nghiên cứu quyết định 09/2005/QĐ-BXD kèm theo trước đi quyết định áp dụng TC nước ngoài.

Trân trọng, http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/QD09XD05.doc
 
Trả lời: thong so chong set

Thực sự nếu như bạn nhnam nói thì cũng không thể bác bỏ việc áp dụng NFC 17-102/1995 được. Do đó, cái ý không nên áp dụng NFC 17-102/1995 của bạn nhnam chưa có cơ sở luận nào từ các văn bản nhà nước. Thực tế thì kim thu ESE được áp dụng vào nhiều công trình vì nó làm hệ thống chống sét rất đơn giản và giá thành hạ. Đó mới là ưu điểm của hệ ESE. Vì ưu điểm ấy mà nhiều công ty thiết kế, thi công cũng như chủ đầu tư áp dụng phương pháp chống sét vào công trình của mình.
Về văn bản không áp dụng ESE cho các công trình thì hiện các nước vẫn theo nước đôi. Họ không hẳn đã cấm ESE và cũng không có khuyến cáo cụ thể nào. Nói điều này không mang tính chất khuyến khích áp dụng hoàn toàn ESE, cần phải bàn ESE ở những công trình cụ thể. Dạng công trình nào nên áp dụng ESE và dạng công trình nào không nên. Như thế mới là kỹ thuật. Trên thực tế thì cả ESE lẫn Franklin đều không thể bảo vệ sét đánh 100% nên không nên nói theo kiểu đừng dùng nó. Cần xem xét vấn đề ở góc độ công trình. Rõ ràng phương pháp quả cầu Franklin cũng đã cho thấy tính không toàn diện của phương án Franklin rồi. Nói mấy ý kiến này ra để mọi người cùng trao đổi kinh nghiệm áp dụng thiết bị vào công trình và qua đó có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị mà chúng ta sử dụng. Quá trình tranh luận này sẽ tạo ra những ý tưởng để xây dụng một mô hình thiết kế hoàn thiện hệ thống chống sét cho công trình. Đó là điều cần thiết cho diễn dàn trao đổi này!
 
Trả lời: thong so chong set

Tôi không nói là cấm nhưng nếu bạn muốn sử dụng ESE air terminal thì bạn thử cung cấp một mẫu kim ESE với bán kính bảo vệ đã được bên thứ 3 thử nghiệm và chứng nhận đi, chắc là hiếm lắm, tôi mới chỉ tra được hình một test report do BSI chứng nhận cho một mẫu nhưng hình như cũng có vấn đề và cụ thể nội dung như thế nào thì cũng chưa được thấy. Các nhà sx ESE Ai cũng bảo sp của mình là phù hợp với TC nhưng cụ thể thì không đưa ra được. Rất nhiều đơn vị được tư vấn sử dụng cũng băn khoăn về vấn đề này và chưa đựa giải quyết một cách thấu đáo.
Đối với hầu hết các vật tư ngành điện, khi sử dụng cần phải có thử nghiệm điển hình, thử nghiệm thường xuyên và thử nghiệm nghiệm thu mới hợp lệ đó.
Ở Mỹ có một số bang - chỉ việc tuyên truyền sử dụng ESE là bất hợp pháp rồi đấy - bạn có thể tra cứu được mà.
Ở Mỹ - UL là một đơn vị thử nghiệm nổi tiếng về an toàn điện/cháy/nổ nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn hay thử nghiệm nào liên quan ESE đâu; tiêu chuẩn về cọc tiếp địa, dây thoát sét thì có và đang được chứng nhận nhiều.

Trân trọng,
 
Trả lời: thong so chong set

Vấn đề tôi cũng nói là ESE được thử bởi bên thứ 3 là không khó, vì trên thực tế nó là một loại thí nghiệm phóng điện cao áp thôi bạn ạ! Các thử nghiệm của kim ESE đều thế cả. Tuy nhiên như bạn nói một số bang ở Mỹ cấm thì tôi xin nói là Mỹ hầu như không được phép dùng ESE chứ không phải là cấm. Franklin là người Mỹ nên người Mỹ bảo vệ quan điểm cũng như phương pháp của họ là bình thường. ngoài ra, thực sự ESE chưa thật sự hiệu quả hơn phương pháp cổ điển Franklin nên họ vẫn bảo lưu ý kiến của họ. Trên thế giới ESE chỉ có 1 chuẩn duy nhất quy định là NFC 17-102/1995 nên cũng dễ hiểu là tại sao người ta nghi ngờ hiệu quả của ESE. Ở Việt Nam dù TCXD 46-2007 ra đời nhung chính là bản dịch của BS 6651/1999 mà thôi. Chuẩn IEC 62305-2006 với các phần 1, 2, 3, 4 thực chất cũng là BS 6651 thôi. Nói ra để thấy rằng các tiêu chuẩn của các nước ngoài Pháp ra chưa hề công nhận ESE. Tuy nhiên với việc thí nghiệm phóng điện cao áp một cách chính xác, người ta đã tin rằng quan điểm ESE là có thật và việc nhiều công trình ứng dụng nó và hiệu quả cũng không khác so với chuẩn Franklin cũng đã cho phép kết luậm rằng ESE cũng tốt đấy bạn ạ! Do vậy, tôi chỉ nói rằng bạn có thể ứng dụng ESE vào điều kiện cụ thể chứ không phản bác nó! Sau này, khi có thiết bị khác tốt hơn thì sẽ có tiêu chuẩn khác viết về chống sét. Bạn cũng cần lưu ý là các chuẩn mà IEC công bố đều có tính chất khuyến cáo thôi, không hẳn áp dụng nó một cách triệt để đâu!
 
Trả lời: thong so chong set

Việc bảo vệ là xác xuất cho nên rất khó nói, như tôi đã nói khi trước, chỉ khi sự có sảy ra lúc đó mới biết đích xác được. Toà nhà không có chống sét - chưa chắc đã bị sét đánh như vây khi lắp thêm hệ thống chống sét mà không bị đánh thì có thể nói là hệ thống hoạt động tốt không hay là chỉ may mắn chưa bị sét đánh.
Tôi không nói là không sử dụng ESE Air terminal - mà tôi chỉ thấy có thể sử dụng như kim frankilin mà thôi.
Cũng không nên chê người Mỹ bảo thủ - bởi hai nhóm Truyền thống và KHông truyền thống đấu nhau ghê lắm, ở Mỹ lại thêm món lobby nữa, ESE đưa lại rất nhiều lợi nhuận nên tôi nghĩ họ không chấp nhận bảo thủ đâu, chỉ có điều cho đến giờ họ không chứng minh được thôi (20 năm chưa chứng minh đươc kể cả thực nghiệm ở New mexico và trong các HV LAB) - họ đã chuẩn bị cả TC NFPA 781 rồi kia mà (trước đây chỉ có NFPA 78 đối với chống sét sau đó định tách ra làm 2 NPFA 780 cho loại truyền thống và NPFA 781 cho loại không truyền thống)

Để minh hoạ thêm về thử nghiệm trong HV lab tôi gửi kèm thêm một bài báo đăng trên tạp chí Vật lý ứng dụng số 41 năm 2008 đối với ESE. http://hvacr.vn/diendan_old_attache...he_action_of_ESE_terminals____d8_8_085204.pdf
 
Trả lời: thong so chong set

Bạn nhnam ơi!
Bản thân trong báo cáo thí nghiệm về ESE là họ đồng ý là ESE tồn tại trong điều kiện thí nghiệm.Tuy nhiên họ khuyến cáo là ESE không thể dùng làm kim thu sét vì điều kiện trong phòng thí nghiệm và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Như vậy, phòng thí nghiệm cũng đã nêu lên sự chưa toàn diện của ESE đấy đúng không bạn. Thực tế thì ESE không có lỗi gì cả, nó chỉ là một phương pháp mới thôi, 20 năm chưa chứng minh rằng nó không hơn gì so với phương pháp cổ điển nhưng rõ ràng có một cái nó hơn hẳn hệ thống cổ điển là chi phí tiết kiệm hơn, thi công đơn giản hơn và tất nhiên bao nhiêu đó cũng cho ta thấy được lợi ích của ESE rồi dù rằng nó cũng không bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi sét. Rõ ràng giá trị hay không giá trị chính là bản thân của nó đúng không bạn! Rất cám ơn bạn vì tài liệu công bố này. Qua đó chúng ta hiểu được rằng hiện chưa có phương pháp chống sét nào toàn vẹn cả, chờ tương lai thôi. Và cũng qua tài liệu này có thể thấy là ESE là một phương pháp chống sét thực sự và khác hẳn với phương pháp Franklin. Về hiệu quả thì nói chung cả hai phương án là không hơn gì nhau. Do đó, chúng ta vẫn có thể dùng cả 2 phương pháp này một cách linh hoạt cho công trình mà thôi!
 
Trả lời: thong so chong set

Bạn nguyenledung ạ,
Ở đây tôi không nói là cái nào hơn cái nào vì tôi không đánh giá tại forum,
tuy nhiên bạn không nên đánh đồng là ESE hoạt động tốt như đã nói, qua phần conclution - họ đã chỉ ra là hệ Kim ESE không hơn kim cổ điển cả - như vậy phạm vị bảo vệ cũng chỉ như kim cổ điển mà thôi, làm sao mà tiết kiệm được, chưa nói là phải trả tiền cây kim mắc tiền mà nó cũng chỉ hoạt động như cây kim bình thường thôi tất nhiên là hầm hố hơn và chắc là bền hơn vì chủ yếu làm bằng thép không gỉ mà.
Tôi cũng có một tài liệu thử nghiệm trong HV lab và nó cho thấy là H hiệu dụng của ESE chỉ cao hơn kim cổ điển khoảng -- 10 cm -- mà thôi - như vậy phải xem lại bán kính bảo vệ. Và nếu thiết kế như vậy thì làm sao mà tiết kiệm cho được.
Tôi sẽ post sau.

Bạn có thể cung cấp một test report nào xác định bán kính bảo vệ của kim ESE.

Bạn có thấy có rất nhiều loại ESE AT với hình dánh khác nhau nhưng cùng chung một nguyên lý và với các bán kính bảo vệ cũng khác nhau mà NXS không thấy đưa ra một giải thích/minh chứng hợp lý nào cả.

Hiện nay, một số công ty bảo hiểm đang yêu cầu đánh giá đối với hệ thống chống sét bảo vệ toà nhà và họ cũng đang quan tâm đến vấn đề này, quản trị rủi ro mà.


Trân trọng,
 
Trả lời: thong so chong set

Bạn nhnam ạ!
Nếu bạn so sánh giá cả của hệ cố điển và hệ ESE thì phải so sánh từ bãi tiếp địa và các yêu cầu khác của hệ thống nữa. Thực tế giá thành hệ cổ điển là khá đắt nếu theo đúng các chi tiết của tiêu chuẩn đó! Ngoài ra, trong nhiều địa thế, thi công hệ cổ điển theo đúng kỹ thuật rất khó đấy. Bạn nếu đã làm thi công rồi thì sẽ hiểu vấn đề tôi nói thôi! Còn nếu bạn so sánh chỉ cây kim thôi thì đúng là ESE sẽ mắc hơn. Tuy nhiên bạn phải nhìn vấn đề rộng hơn bạn ạ! Đôi khi những điều mà ta nghĩ không còn hợp lý mà ta không biết đó! Tranh luận với bạn, tôi cũng rút ra nhiều cái hay đó, tuy nhiên nếu giữ thực tế áp dụng và lý thuyết là thống nhất thì mọi chuyện đã ổn định rồi! Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công!
 
Trả lời: thong so chong set

Bạ nguyenledung à,
Tôi đưa các thông tin lên đây và hơi có tính phản biện một chút để các nhà thiết kế lưu tâm tránh tiền mấy tật mang mà thôi.
Nêu như AT ESE chỉ như kim thường thôi thì việc thiết kế thoát sét và tiếp đất cũng như thông thường thôi làm sao mà tiết kiệm được.
Tổ chức của tôi đã thực hiện đánh giá các hệ thống trong TP này mấy năm nay rồi, nói chung DN đều chánh né việc đánh giá toàn bộ hệ thống mà chỉ chăm chăm đo điện trở tiếp đất mà thôi mà không đánh giá hệ thống vì yêu cầu của CQ phòng cháy chữa cháy chỉ như vây.
Nhưng tương lai, việc kiểm định an toàn sẽ do các đơn vị kỹ thuật làm và cơ quan quản lý chỉ thực hiện quản lý thôi, tình hình sẽ khác.

Tôi không có quyền lợi trong việc áp dụng ESE hay cổ điển - việc áp dụng nào khi đánh giá cũng như nhau chỉ có căn cứ đánh giá là khác nhau thôi, nếu căn cứ phù hợp thì mới có kết quả, không phù hợp thì xin mời đi tìm nơi đánh giá khác (cơ chế thị trường mà nhưng thương hiệu cơ quan đánh giá sẽ rất quan trọng).

Tôi \"xới\" vấn đề này lên nhưng ở topic này có ít người quan tâm nên không thật sôi động,

Trân trọng,
 
Trả lời: thong so chong set

Tôi nghĩ nên khép lại chuyện dùng hay không dùng ESE, sử dụng tiêu chuẩn nào tại đây đi.
Chuyển qua đề tài tính toán bán kính bảo vệ đi các bác. Bác nào có kiến thức về cách tính toán bán kính bảo vệ theo phương pháp Collection Volume chia sẻ cho anh em học hỏi với, chẳng lẽ chỉ tra catalogue của nhà sx thôi à? Từ lúc lấn cấn cái vụ tiêu chuẩn, tôi quan tâm đến cách tính toán này lắm. Tôi có gửi mail hỏi nhà sx và được trả lời như thế này (xin chỉ trích dẫn nội dung nhà sx trả lời thôi) :

The Guardian System adopts the “Collection Volume Method” (known as CVM). This method of placement of air terminals is gathering momentum in the internationally.

Q. What standard or formular which LPI based on to give the protection radius (Rp) of Guardian CAT series terminals:
A. CVM was briefly mentioned in the Australian Standards AS 1768-1991. See attached for your reference. The calculations are very complicated and based on many factors as this method of calculations are based on leader and streamer velocity based. Trust the attached technical paper will assist you.

Q. This protection radius are calculated in comparison with the ground or on roofs?
A. The protection radius is calculated from the air terminal. Please note the LPI Stormaster ESE air terminal follows the French Standard NF C17-102 and the calculation basis is very different. Hence, please don’t confuse the two.

1> The CVM is very different compared to NF C17-102. CVM is based on electric filed and based on velocity of the leader and streamer propagation. Where else the NF C17-102, the national French Standard is based on time advantage (∆t) which is formulated as a result of lab test.

2> It should be noted the NF C17-102 is not recommended for heights above 60m. Please refer to the clause 1 of the standard.
 
Trả lời: thong so chong set

Bạn lilama45_1 ạ!
Thực ra thì tôi cũng chẳng biết nói với bạn là nên thế nào cho đúng. Nếu có một cách tính nào thực sự cho việc chống sét thì đó cũng chỉ là xác xuất thôi. Trong NFC 17-102/1995 thì bán kính cấp 1 của kim ESE được xem là xác suất chống sét là 98%, cấp 2 được xem là 93%, cấp 3 được xem là xác suất 80%. Như thế bản thân chuẩn đã nói lên xác suất chống sét của ESE rồi.
Erico cũng có ESE và họ viết phần mềm benji cho việc xem kim của họ hiệu quả thế nào.
Xin gởi bạn cũng như mọi người phần mềm benji mà tôi lấy từ www.bkeps.com. Cách dùng phần mếm này cũng tựa như cách dùng tiêu chuẩn NFC 17-102 vậy. Bạn thử dùng và nghiệm lại các vấn đề xem sao nhé! http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/Benji.zip
 
Back
Bên trên