Tích cực nâng cao công tác phòng cháy và chữa cháy

boysunflower

Thành Viên [LV 1]
QPTĐ-Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) là một trong những công tác quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Qua PCCC nhằm nâng cao ý thức, huy động đông đảo người dân tham gia vào các hoạt động thiết thực về phòng cháy, chữa cháy. Bởi công tác phòng ngừa và đối phó với hỏa hoạn là trách nhiệm của toàn dân, chứ không phải của riêng một đơn vị, tổ chức nào.

images.,;11111(2).JPG-DNP2801019830


Dân quân huyện Thanh Trì phối hợp tham gia chữa cháy trên địa bàn.

Cách đây 58 năm, ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; đánh dấu sự ra đời chính thức của lực lượng Cảnh sát PCCC. Có thể nói đây là sự kiện quan trọng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCCC và ngày này kể từ đó cũng được xác định là Ngày truyền thống của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
1592472459_tu-cuu-hoa.gif_crop257x180.jpg

tủ cứu hỏa tại hà nội tốt nhất


Tiếp đó, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 4/10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”, huy động toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra cháy nổ.

Có thể thấy, trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và phát triển, lực lượng Cảnh sát PCCC luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, giải pháp, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức chỉ đạo có hiệu quả công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Phong trào Toàn dân tham gia PCCC và cứu nạn, cứu hộ ngày càng phát triển sâu rộng; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được tăng cường, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống cháy, nổ. Các biện pháp phòng ngừa, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phát sinh cháy, nổ, tai nạn, sự cố được tích cực triển khai; hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn PCCC được đẩy mạnh. Số vụ cháy, nổ được kiềm chế; giảm số vụ cháy, nổ lớn; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong PCCC được chú trọng...
Bước vào thời kỳ đổi mới, tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát PCCC tiếp tục được kiện toàn, củng cố, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, đã thành lập mới 20 Cảnh sát PCCC địa phương; Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được nâng cấp từ Cục trực thuộc Tổng cục lên trực thuộc Bộ. Ghi nhận những chiến công, thành tích xuất sắc của lực lượng Cảnh sát PCCC trong 58 năm qua, Đảng, Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý; 2 lần được Bác Hồ gửi lời chúc, lời dạy…

Gần 20 năm qua, phong trào toàn dân PCCC đã có bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng địa bàn, lĩnh vực. Phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến gương người tốt, việc tốt, lực lượng PCCC cơ sở ngày càng được tăng cường, trở thành chỗ dựa vững chắc giúp lực lượng Cảnh sát PCCC hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là thành tựu to lớn, nền tảng để xây dựng thế trận toàn dân PCCC, góp phần xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân trên cơ sở thế trận lòng dân vững chắc.

Thời gian tới, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu, hạn hán, hanh khô kéo dài ở nhiều nơi còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn... Điều đó sẽ tác động lớn đến tình hình cháy, nổ, cho nên nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng Cảnh sát PCCC rất nặng nề. Do đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã và đang chủ động điều tra cơ bản, nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình cháy, nổ, làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời, tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC.
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, phát triển phong trào Toàn dân tham gia PCCC và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành.

Cùng với đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong phòng, chống cháy, nổ; xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản tại các cụm dân cư, cụm doanh nghiệp an toàn PCCC; cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn; xây dựng các phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu công nghiệp, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao... Đặc biệt, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCCC và CNCH; đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất trong nước các phương tiện, thiết bị phòng, chống cháy, nổ; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng vệ dân sự.
Tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vượt lên khó khăn, thách thức, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lực lượng Cảnh sát PCCC luôn ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn...
nguồn: quocphongthudo
 
Back
Bên trên