Thảo luận Tính toán chọn dây dẫn điện trong nhà

Cơ điện CN

Thành Viên [LV 1]
Tính toán chọn dây dẫn điện trong nhà
1. Tại sao nên chọn dây dẫn điện phù hợp?
  • Đất nước ta đang phát triển rất nhanh theo xu hướng thời đại, nhu cầu về nhà ở tăng ngày càng cao cùng với sự phát triển và đô thị hóa.
  • Hiện nay, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhà ở ngày càng tăng cao.
  • Việc phát triển và cải tạo nâng cấp hệ thống điện trong các tòa nhà, hệ thống lớn, dân dụng là việc cần thiết tăng theo nhu cầu thực tiễn.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn cho sử dụng điện và tiết kiệm chi phí đầu tư lại là vấn đề nhiều người quan tâm.
  • Trong hệ thống điện, việc chọn tiết diện dây dẫn là rất quan trọng. Việc tính toán được rất nhiều người quan tâm, không chỉ tính an toàn, tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn giảm tổn hao điện năng truyền dẫn, tiết kiệm điện năng cho người sử dụng cũng như ngành điện.
  • “Tính toán tiết diện dây dẫn” là yêu cầu tất yếu, nếu dùng dây dẫn tiết diện nhỏ hơn cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng dây dẫn luôn trong tình trạng quá tải, dây nóng, dùng kéo dài sẽ dẫn đến dây giòn, cách điện nóng chảy gây đứt, chập cháy hệ thống dây dẫn, tổn thất trên đường dây lớn.
  • Nếu tiết diện dây dẫn lớn quá sẽ gây lãng phí tiền đầu tư, quá trình thi công sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến kỹ mỹ thuật ngôi nhà.
2. Tính toán lựa chọn dây dẫn điện trong nhà

Theo Quyết định số 34 /2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định Về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn ở Phụ lục V có HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN VÀ CHỌN TIẾT DIỆN DÂY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH theo các bước sau:
  • Bước 1: Tính toán tổng công suất sử dụng đồng thời của tất cả các thiết bị trong nhà.
  • Bước 2: Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U.
Trong đó:
– P: Tổng công suất (kW),
– U: hiệu điện thế: 220V.​
  • Bước 3: Áp dụng công thức tính tiết điện: S=I/J.
Trong đó:
– J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
– Đối với dây đồng : Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2
– Đối với dây nhôm : Mật độ dòng điện cho phép Jn = 4,5 A/mm2
  • Bước 4: Sau đó ta chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp để dự phòng và nâng cấp phụ tải sau này.
3. Ví dụ
3.1. Chọn dây dẫn chính

  • Bước 1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình P = 5 kW.
  • Bước 2. Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I= 5*1000/220 = 22.72 A.
  • Bước 3: Áp dụng công thức tính tiết điện: S=I/J -> S=22.72/6 = 3.78 mm2.
  • Bước 4. Trên thị trường có các loại dây cỡ 4mm2 và 6mm2. Ta chọn lớn hơn 1 cấp là 6mm2.
3.2. Chọn dây dẫn nhánh
  • Dây nhánh trong gia đình (dây di động) từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khác có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm2.
  • Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm2 để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.
  • Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.
4. Link bài viết
http://thaucodien.com/tinh-toan-chon-day-dan-dien-trong-nha
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh cho em hỏi cách tính tiết diện dây 4 lõi trọng mạng điện sinh hoạt, dòng điện CB tương ứng với tiết diện của dây.
Thank a
 
Bài viết trên có 2 vấn đề:
- Thiết kế điện theo mật độ dòng điện cho phép bây giờ không mấy người dùng, bây giờ thiết kế dây là phải theo chuẩn IEC hết căn cứ vào đặc tính tải, thiết bị bảo vệ, cách lắp đặt dây dẫn. Cùng 1 loại dây ứng với đi trên thang, đi trong trunking, đi trong ống sẽ có dòng điện khác nhau. Tùy loại bảo vệ bằng cầu chì hay aptomat hay relay nhiệt mà có thể tăng hoặc giảm kích cỡ dây chứ không tăng bừa lên 1 cấp rất tốn chi phí.
- Dây cấp cho các thiết bị đều phải có tiếp địa để đảm bảo an toàn, vì vậy người ta thường dùng dây 3C hoặc 2C+E
 
Bài viết trên có 2 vấn đề:
- Thiết kế điện theo mật độ dòng điện cho phép bây giờ không mấy người dùng, bây giờ thiết kế dây là phải theo chuẩn IEC hết căn cứ vào đặc tính tải, thiết bị bảo vệ, cách lắp đặt dây dẫn. Cùng 1 loại dây ứng với đi trên thang, đi trong trunking, đi trong ống sẽ có dòng điện khác nhau. Tùy loại bảo vệ bằng cầu chì hay aptomat hay relay nhiệt mà có thể tăng hoặc giảm kích cỡ dây chứ không tăng bừa lên 1 cấp rất tốn chi phí.
- Dây cấp cho các thiết bị đều phải có tiếp địa để đảm bảo an toàn, vì vậy người ta thường dùng dây 3C hoặc 2C+E
Thế nào là phải theo tc IEC CÓ TIỀN SÀI NGON,KHÔNG TIỀN SÀI HÀNG DÕM.
 
Back
Bên trên