Tính toán vận tốc dòng chảy

tukekt

Thành Viên [LV 2]
Chào các bác, mình có 1 bài toán cần giúp đỡ.
Khi mình tính dung tích bể nước ngầm, có phần nước bù bên ngoài ngoài của PCCC.
Đê tính được lưu lượng bù vào bể ngầm thì mình phải biết được vận tốc , đường kính ống dẫn vào bể.
ĐK thì mình tự chọn rồi, còn vận tốc thì mình muốn hỏi các bạn cách tính với.
Hiện có công thức V= căn bậc 2 của (2gH). Mình giả sử áp lực nước tại điểm đầu vào công trình là 10m (chữa cháy áp lực thấp) , g=9,81. --> v=14m/s . mình thấy vận tốc lớn quá. ?
Mời các cao nhân chỉ giáo giúp.
 
Chào các bác, mình có 1 bài toán cần giúp đỡ.
Khi mình tính dung tích bể nước ngầm, có phần nước bù bên ngoài ngoài của PCCC.
Đê tính được lưu lượng bù vào bể ngầm thì mình phải biết được vận tốc , đường kính ống dẫn vào bể.
ĐK thì mình tự chọn rồi, còn vận tốc thì mình muốn hỏi các bạn cách tính với.
Hiện có công thức V= căn bậc 2 của (2gH). Mình giả sử áp lực nước tại điểm đầu vào công trình là 10m (chữa cháy áp lực thấp) , g=9,81. --> v=14m/s . mình thấy vận tốc lớn quá. ?
Mời các cao nhân chỉ giáo giúp.
Việc tính thêm lượng nước bổ xung cho bể nước là hoàn toàn đúng giúp giảm dung lượng bể chữa cháy (giảm từ 10 ~20 % dung tích bể)
Các dự án mình cũng tính về cái này, nhưng đa phần là tra bảng chứ ít khi tính bằng công thức
Cái công thức đồng chí đưa mình chưa bao giờ dùng, công thức mình thấy đúng là Q = 4.87 x C x d^2.63 x R^0.54 x 10^3
Trong đó: Q: Lưu lượng (L/min)
C: độ nhám trong ống (ống đồng, ống thép & gang C=140. Ống PVC C=130, ống thép cũ C=100)
d: đường kính ống (m)
R: tổn thất áp lựng qua ống (kPa/m)
Mình gửi kèm bảng tra đồng chí tham khảo nhé
 

Đính kèm

  • Friction loss for steel pipe chart.pdf
    354.1 KB · Xem: 409
Việc tính thêm lượng nước bổ xung cho bể nước là hoàn toàn đúng giúp giảm dung lượng bể chữa cháy (giảm từ 10 ~20 % dung tích bể)
Các dự án mình cũng tính về cái này, nhưng đa phần là tra bảng chứ ít khi tính bằng công thức
Cái công thức đồng chí đưa mình chưa bao giờ dùng, công thức mình thấy đúng là Q = 4.87 x C x d^2.63 x R^0.54 x 10^3
Trong đó: Q: Lưu lượng (L/min)
C: độ nhám trong ống (ống đồng, ống thép & gang C=140. Ống PVC C=130, ống thép cũ C=100)
d: đường kính ống (m)
R: tổn thất áp lựng qua ống (kPa/m)
Mình gửi kèm bảng tra đồng chí tham khảo nhé
Chào bác Tưởng,
1 - Thế phần tổn thất áp lực qua ống bác chọn theo cái bảng kia đúng ko (dựa vào ĐK, vận tốc). Thế như vậy vận tốc phải giả sử đúng ko Bác?
2 - Ý của mình là: lưu lượng Q=SxV = pi D^2/4 x V . D mình chọn rồi như vậy mình cần xác định V (vận tốc). Thì vận tốc này mình xác định kiểu gì ?
Trước thì mình giả sử V rồi tính ra Q. Nhưng hiện nay áp lực dư tại điểm đầu vảo mình xác định được thì mình tính được ra vận tốc dòng chảy. Nhưng mình tính theo công thức trên của mình thì vận tốc lớn quá (thấy vô lý) ?
 
Chào bác Tưởng,
1 - Thế phần tổn thất áp lực qua ống bác chọn theo cái bảng kia đúng ko (dựa vào ĐK, vận tốc). Thế như vậy vận tốc phải giả sử đúng ko Bác?
2 - Ý của mình là: lưu lượng Q=SxV = pi D^2/4 x V . D mình chọn rồi như vậy mình cần xác định V (vận tốc). Thì vận tốc này mình xác định kiểu gì ?
Trước thì mình giả sử V rồi tính ra Q. Nhưng hiện nay áp lực dư tại điểm đầu vảo mình xác định được thì mình tính được ra vận tốc dòng chảy. Nhưng mình tính theo công thức trên của mình thì vận tốc lớn quá (thấy vô lý) ?
Từ công thức của mình là tính được lưu lượng, đường kính ống đã biết thì tính vận tốc đưa về công thức kinh điển: Q(m3/s) = V(m/s) x F(m2). Đấy là cách tính
Còn giờ có bảng tra thì cứ thế mà tra ra tính làm gì cho nhức đầu nữa!
 
Từ công thức của mình là tính được lưu lượng, đường kính ống đã biết thì tính vận tốc đưa về công thức kinh điển: Q(m3/s) = V(m/s) x F(m2). Đấy là cách tính
Còn giờ có bảng tra thì cứ thế mà tra ra tính làm gì cho nhức đầu nữa!
Theo công thức của bác thì bác cần phải tính R. Mà tính R thì bác phải giả sử vận tốc V thì mới tính dc R.
Ý mình là ko giả sử vận tốc mà phải đi tính vận tốc V khi biết áp lực dư tại điểm cấp vào nhà. Giả sử H=10m (chữa cháy áp lực thấp).
 
Chào các bác, mình có 1 bài toán cần giúp đỡ.
Khi mình tính dung tích bể nước ngầm, có phần nước bù bên ngoài ngoài của PCCC.
Đê tính được lưu lượng bù vào bể ngầm thì mình phải biết được vận tốc , đường kính ống dẫn vào bể.
ĐK thì mình tự chọn rồi, còn vận tốc thì mình muốn hỏi các bạn cách tính với.
Hiện có công thức V= căn bậc 2 của (2gH). Mình giả sử áp lực nước tại điểm đầu vào công trình là 10m (chữa cháy áp lực thấp) , g=9,81. --> v=14m/s . mình thấy vận tốc lớn quá. ?
Mời các cao nhân chỉ giáo giúp.

Theo ký kiến của mình :
Về công thức của bạn : Mình nghĩ công thức bạn đưa ra áp dụng cho dòng chảy tự do qua lỗ / vòi trên vách bồn. Nhưng mình thấy hệ thống cấp nước thủy cục đâu phải là dòng chảy tự do; nó đều do bơm từ trạm bơm tăng áp / trạm xử lý nước cấp đến. Ngoài ra công thức trên bạn lại chưa đưa vào thêm hệ số lưu tốc (+hệ số lưu lượng). ==> Mình nghĩ cách tính này không ổn.

Về cách tính vận tốc dòng chảy : Thông thường mình hay dùng vận tốc ở tầm 1 ~ 2m/s. Vì đây là vận tốc kinh tế mà đa số sách / tiêu chuẩn khuyên dùng. Từ đó tính ra lưu lượng nhanh chóng, cũng dễ diễn giải.
 
Theo công thức của bác thì bác cần phải tính R. Mà tính R thì bác phải giả sử vận tốc V thì mới tính dc R.
Ý mình là ko giả sử vận tốc mà phải đi tính vận tốc V khi biết áp lực dư tại điểm cấp vào nhà. Giả sử H=10m (chữa cháy áp lực thấp).
Thế nên mình mới ít khi tính công thức! Đều là phải giả sử cả thì tra bảng có phải nhanh ko!
Thực tế muốn tính toán chuẩn thì cần đề cập đến hệ số Reynolds nữa! ko hề đơn giản chút nào!
 
Theo ký kiến của mình :
Về công thức của bạn : Mình nghĩ công thức bạn đưa ra áp dụng cho dòng chảy tự do qua lỗ / vòi trên vách bồn. Nhưng mình thấy hệ thống cấp nước thủy cục đâu phải là dòng chảy tự do; nó đều do bơm từ trạm bơm tăng áp / trạm xử lý nước cấp đến. Ngoài ra công thức trên bạn lại chưa đưa vào thêm hệ số lưu tốc (+hệ số lưu lượng). ==> Mình nghĩ cách tính này không ổn.

Về cách tính vận tốc dòng chảy : Thông thường mình hay dùng vận tốc ở tầm 1 ~ 2m/s. Vì đây là vận tốc kinh tế mà đa số sách / tiêu chuẩn khuyên dùng. Từ đó tính ra lưu lượng nhanh chóng, cũng dễ diễn giải.
Chào bạn, từ trước tới giờ mình tính như bạn.
Nhưng có vấn đề là phải giả sử vận tốc 1-2m/2. Thế nên mình muốn đưa ra bài toán tính ra hẳn vận tốc rồi tính được lưu lượng nước. Áp lực mình có thể giả thiết có cơ sở 10m cột nước (áp chữa cháy áp lực thấp).
 
Thế nên mình mới ít khi tính công thức! Đều là phải giả sử cả thì tra bảng có phải nhanh ko!
Thực tế muốn tính toán chuẩn thì cần đề cập đến hệ số Reynolds nữa! ko hề đơn giản chút nào!
Khi giả sử vận tốc V thì lưu lượng nước thay đổi dẫn đến dung tích bể nước thay đổi cũng khá đáng kể.
Nên nếu có ai bắt bẻ thì ko biết giả trình sao. Thế nên nếu có cách tính vận tốc khi biết áp lực dư tại công trình 10m (chữa cháy áp lực thấp) thì mình rất muốn biết có cách nào ko ?
 
Theo ký kiến của mình :
Về công thức của bạn : Mình nghĩ công thức bạn đưa ra áp dụng cho dòng chảy tự do qua lỗ / vòi trên vách bồn. Nhưng mình thấy hệ thống cấp nước thủy cục đâu phải là dòng chảy tự do; nó đều do bơm từ trạm bơm tăng áp / trạm xử lý nước cấp đến. Ngoài ra công thức trên bạn lại chưa đưa vào thêm hệ số lưu tốc (+hệ số lưu lượng). ==> Mình nghĩ cách tính này không ổn.

Về cách tính vận tốc dòng chảy : Thông thường mình hay dùng vận tốc ở tầm 1 ~ 2m/s. Vì đây là vận tốc kinh tế mà đa số sách / tiêu chuẩn khuyên dùng. Từ đó tính ra lưu lượng nhanh chóng, cũng dễ diễn giải.
Thêm ý nữa với bác. trên mạng lưới vận tốc bơm thường 1,2-1,7m/s. Có thể như bạn 1-2m/s --> Ok.
Nhưng khi công trình của mình ở xa thì vận tốc sẽ nhỏ hơn dưới 1m/s. Như vậy ko có cơ sở để chọn cho chính xác được vận tốc.
Bác xem có cách nào khác để tính ko ?
Đúng như bác nói đó là công thức tính vận tốc qua lỗ, mình cũng thấy có vấn đề nếu dùng công thức đó. thấy có j đó sai sai. Hiii
 
Thêm ý nữa với bác. trên mạng lưới vận tốc bơm thường 1,2-1,7m/s. Có thể như bạn 1-2m/s --> Ok.
Nhưng khi công trình của mình ở xa thì vận tốc sẽ nhỏ hơn dưới 1m/s. Như vậy ko có cơ sở để chọn cho chính xác được vận tốc.
Bác xem có cách nào khác để tính ko ?
Đúng như bác nói đó là công thức tính vận tốc qua lỗ, mình cũng thấy có vấn đề nếu dùng công thức đó. thấy có j đó sai sai. Hiii

Đúng như bạn nói, đối với hệ thống nước thủy cục cấp vào bể chứa ngầm, vốn dĩ là phải "giả sử". Vì hệ thống này do bên Khu CN hoặc cấp nước thành phố họ làm thì làm sao mình biết chính xác vận tốc, áp lực của họ được. Có chăng thì trong các tiêu chuẩn cấp nước cho Khu CN hoặc thành phố thì đôi lúc có ghi là áp lực tối thiểu, vận tốc này nọ [mình nghĩ vậy] nhưng có lẽ để tham khảo. Còn nếu muốn biết chính xác thì phải đo.

Còn theo bạn muốn tính vận tốc thì vẫn là "giả sử áp lực nước là 10mH2O". Hơi mâu thuẫn đúng không.
 
Khi giả sử vận tốc V thì lưu lượng nước thay đổi dẫn đến dung tích bể nước thay đổi cũng khá đáng kể.
Nên nếu có ai bắt bẻ thì ko biết giả trình sao. Thế nên nếu có cách tính vận tốc khi biết áp lực dư tại công trình 10m (chữa cháy áp lực thấp) thì mình rất muốn biết có cách nào ko ?
Đây là cách giải trình nhé!
 

Đính kèm

  • HAZEN-WILLIAMS FORMULA FOR WATER FLOW.PPT
    2 MB · Xem: 405
Thông thường người ta chọn vận tốc theo tiêu chuẩn để xác định lưu lượng hoặc đường kính ống. Sau đó tính trở lực đường ống phù hợp thì ok, ko thì chọn lại. Cách khác nữa dùng đồ thị thì sẽ dễ xác định hơn.
 
Thông thường người ta chọn vận tốc theo tiêu chuẩn để xác định lưu lượng hoặc đường kính ống. Sau đó tính trở lực đường ống phù hợp thì ok, ko thì chọn lại. Cách khác nữa dùng đồ thị thì sẽ dễ xác định hơn.
Nếu nước lấy từ ống thủy cục thành phố thì sẽ ko tính chính xác theo công thức.
Đối với trường hợp này sẽ có tính trung bình theo đường kính ống vì lưu lượng nước thay đổi theo nhu cầu, sáng có thể mạnh tối có thể yếu:
Ví dụ : ống cấp chính DN100 trung bình khoảng ~350m3/ ngày. đêm.
(Mr Hùng : tổ chức họp lớp 08n1 Hùng ơi!)
 
Để giải quyết vấn đề này, cách đơn giản nhất là dùng phần mềm Pipe flow Wizard. Bạn chỉ cần chọn đường kính ống, vật liệu, đưa ra cao độ, chiều dài ống, số lượng van, phụ kiện nếu có và cuối cùng là áp suất điểm đầu của ống (giả sử áp suất này là không đổi) thì bạn sẽ có được lưu lượng tại điểm ra.
 
Back
Bên trên